Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tình hình thất nghiệp của việt nam hiện nay thực trạng, nguyên nhân, giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.89 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

“Trong bối cảnh Hội nhập kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới bị khủng hoảng thì
Việt nam cũng bị ảnh hưởng. Theo thống kê mới nhất, gần 100 ngàn doanh nghiệp bị
phá sản, đóng cửa, kéo theo là gần 1 triệu người lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp chung của lực lượng lao động Việt nam là 2,17% (tương đương 984000 người)
và tỷ lệ thiếu việc làm là 2,98% ( tương đương 1,36 triệu người). Riêng đối với Việt
nam, ngoài thất nghiệp chính thức (gần 1 triệu, như đã nêu), còn rất nhiều người bị thất
nghiệp trá hình do không làm hết thời gian làm việc hoặc làm việc cầm chừng cho hết
ngày, nhất là ở khu vực nông thôn (không sử dụng hết thời gian lao động). Cũng theo
số liệu thống kê nêu trên, trong số những người thất nghiệp, số người từ 15-24 tuổi
chiếm tới 46,8%. Điều này lại cho thấy những quy luật kinh tế (tăng trưởng kinh tế- thất
nghiệp) của thế giới và Việt nam đều có những nét tương đồng và càng khẳng định Việt
Nam không thể đứng ngoài ảnh hưởng của khủng hoảng chung của kinh tế thế giới”.(
Thất nghiệp và vấn đề An sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
toàn cầu- PGS.TS. Mạc Văn Tiến). Để hiểu về tình trạng thất nghiệp hiện nay nhất là
đối với sinh viên vấn đề việc làm( đầu ra) sao khi học là mối quan tâm hang đầu nên em
chọn đề tài “tình hình thất nghiệp của Việt Nam hiện nay: thực trạng, nguyên nhân, giải
pháp”.

1


NỘI DUNG
I.
THẤT NGHIỆP
1.Khái niệm, thước đo và tác động
Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp.Để có cơ sở thống kê về thất nghiệp và
tỷ lệ thất nghiệp, thì cần phải nghiên cứu, phân biệt một số khái niệm dưới đây.
*Người trong độ tuổi lao động: Những người trong độ tuổi lao động là những
người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định được ghi trong hiến


pháp của mỗi nước. Ở Việt Nam được ghi trong hiến pháp năm 1992
*Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động
đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm
Người có việc làm: Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm
việc trong các doanh nghiệp, trong các tổ chức xã hội và thu nhập
*Người thất nghiệp: Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động đang tìm
kiếm việc làm những chưa tìm kiếm được
*Người ngoài lực lượng lao động: Người ngoài lực lượng lao động là những
người trong độ tuổi lao động bao gồm người đi học, người nội trợ, ốm đau không đủ sức
khoẻ để lao động, người bị tước quyền lao động, những người không muốn tìm kiếm
việc làm với những lý do khác nhau
*Người ngoài độ tuổi lao động: Là trẻ em chưa đến tuổi lao động, người già đã
nghỉ hưu. Hiến Pháp Việt Nam quy định trẻ em dưới 16 tuổi không được tham gia lao
động, người Nam lớn hơn 60 tuổi, nữ lớn hơn 55 tuổi là hết tuổi lao động. Trừ một số
nghề nghiệp và điều kiện nhất định tuổi nghỉ hưu có thể được kéo dài.
Những khái niệm trên có tính quy ước, thống kê, có khác đôi chút giữa các quốc gia.
*Tỷ lệ thất nghiệp là (%) số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực
lượng lao động.
*Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của
mỗi một quốc gia. Cũng vì thế mà có những quan điểm khác nhau về nội dung và
phương pháp tính toán để tỷ lệ thất nghiệp có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ các
đặc điểm của tình trạng thất nghiệp thực tế.
*Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên: là tỷ lệ mà tại đó thị trường lao động cân bằng.
Những khái niệm trên đều ít nhiều phản ánh tình trạng thất nghiệp và lao động
trong một quốc gia.Tuy vậy thước đo về tình trạng thất nghiệp cũng còn có những thiếu
sót.
II. Phân loại thất nghiệp
 Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động
đang trong thời gian tìm kiếm công việc, hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với nhu

cầu, mong muốn của người lao động hoặc những người mới bước vào thị trường lao
động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,... mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm
nào đều tồn tại loại thất nghiệp này.
Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xẩy ra khi có sự mất cân đối cung, cầu
giữa các loại lao động giữa các ngành nghề, khu vực,... Loại này gắn liền với cơ cấu
kinh tế và khả năng điều chỉnh cung cầu của thị trường lao động. Khi sự biến động này
mạnh, kéo dài thì nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn.
2


Thất nghiệp do thiếu cầu: loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao
động giảm xuống. Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là
thất nghiệp chu kỳ vì các nền kinh tế thị trường luôn gắn với tính chu kỳ kinh doanh.
Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở
khắp mọi nơi và mọi ngành nghề trong nền kinh tế.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất
nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền công tiền lương được ấn định không
bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động.
Vì tiền công không chỉ có quan hệ tới sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động
và gắn với mức sống tối thiểu của dân cư, nên Chính phủ của nhiều quốc gia có quy
định cứng nhắc về mức tiền công tiền lương tối thiểu. Sự không linh hoạt của tiền công
tiền lương dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm hoặc khó tìm kiếm được việc
làm.
Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phân riêng biệt
của thị trường lao động. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đang đi xuống,
toàn bộ thị trường lao động trong xã hội bị ảnh hưởng mất cân bằng. Còn thất nghiệp
theo lý thuyết cổ điển đó các yếu tố chính trị xã hội tác động.
Cách phân tích hiện đại về thất nghiệp đưa ra một khái niệm mới là thất nghiệp tự
nhiên.


Dựa trên cơ sở xem xét sự cân bằng của thị trường lao động và nhấn mạnh
mộtphân loại thất nghiệp là thất nghiệp tự nguyện và không tư nguyện.
Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người tự nguyện không muốn làm việc do việc
làm và mức lương tương ứng chư phù hợp với mong muốn của mình. Giả thiết này là cơ
sở để xây dựng hai đường cung lao động. Một là đường cung lao động nói chung chỉ ra
quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao
động. một đường cung chỉ ra bộ phân lao động chấp nhận việc làm với các mức lương
tương ứng của thị trường lao động. khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số
thất nghiệp tự nguyện.(xem hình 7.1)

Thất nghiệp không tự nguyện :chỉ những người không có việc làm mặt dù đã
chấp nhận làm việc mức lương hiện hành.
3. Quy mô thất nghiệp
3


Quy mô của thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình.
Thời gian thất nghiệp trung bình là độ dài thời gian thất nghiệp của toàn bộ số người
thất nghiệp trong cùng mộtthời kỳ.
Trong đó: t : Là thời gian thất nghiệp trung bình N: Số người thất nghiệp trong
mỗi loại t: Thời gian thất nghiệp của mỗi loại
Khi dòng vào cân bằng với dòng ra, thì tỷ lệ thất nghiệp không đổi, nhưng nếu
khoảng thời gian thất nghiệp trung bình t ngắn lại thì cường độ, quy mô của dòng thất
nghiệp sẽ tăng. Khi đó thị trường lao động sẽ có biến động mạnh, việc tìm kiếm sắp xếp
việc làm trở nền khó khăn và phức tạp hơn. Nếu hoạt động của thị trường lao động yếu
kém thì thất nghiệp sẽ tăng và tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ tăng.
Khi dòng vào lớn hơn ròng ra, thì số người thất nghiệp và thời gian thất nghiệp
cũng sẽ tăng, xã hội sẽ có đội quân thất nghiệp sẽ đông đảo với thời gian thất nghiệp
cũng sẽ dài hơn. Thất nghiệp cao và dài hạn xẩy ra trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng.
Tuy nhiên thất nghiệp dài hạn cũng có thể xẩy ra ngay cả khi xã hội có nhiều công ăn

việc làm. Trong trường hợp đó lý do chủ yếu thường nằm trong việc thiếu hoàn hảo của
việc tổ chức thị trường lao động (đào tạo, môi giới, chính sách tuyển dụng, tuyển chọn,
tiền lương,...)
4. Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
Đối với loại thất nghiệp tự nguyện: Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức
tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn ; Tăng cường
hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.
Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm
gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó
thu hút được nhiều lao động.
Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát
triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà những người
công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực
đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào
tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có
những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục
lan rộng
II.TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1.. Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam hiện nay
Kinh tế suy giảm đã dẫn đến tình trạng thấp nghiệp gia tăng. Từ đầu 2012 đến
nay, số lao động thất nghiệp tăng vọt so với các năm trước đây. Năm 2010, cả nước có
gần 190.000 người đăng ký thất nghiệp. Năm 2011, số người đăng ký thất nghiệp đã
tăng lên hơn 330.000 người. Và chỉ trong quý 1 năm nay, có đến 116.000 người đăng ký
thất nghiệp, tăng hơn 70% so cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố hôm nay (24/12), năm 2012, tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% năm 2011. Trong
đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là 3,25%, khu vực
nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%).
4



Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực
thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là:
2,96%; 1,58%; 3,56%). Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ
lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010
tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
Như vậy, có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm
cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ.
Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên
thuộc lực lượng lao động. Trong đó, có 52,1 triệu người có việc làm, gần 70% lực lượng
lao động thuộc khu vực nông thôn.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn (3,3% so với 1,4% trong
3 quý đầu năm 2012).
Trên cả nước, TP. Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp với mức 3,9%,
tiếp theo đến Đồng bằng Sông Cửu Long (không tính TP.HCM) và Hà Nội. Trong khi tỷ
lệ thất nghiệp ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc ở mức thấp nhất, gần 0,8%.
Trong khi đó, lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực
Nhà nước có xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2012 (giảm 3% từ quý I đến quý
III). Ngược lại, khu vực ngoài Nhà nước, bao gồm những người tự tạo việc làm, hộ kinh
doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã lại tăng lên.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề lao động việc
làm. Có tới 2,5% phụ nữ không có việc làm trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1,7%.Tìm
việc đồng thời cũng là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm
này chiếm tới 47% tổng số người thất nghiệp.
Báo cáo chỉ ra thực tế, tuy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không cao trong tình hình
kinh tế khó khăn nhưng nhiều người lao động hầu như không có sự lựa chọn nào khác
ngoài việc chấp nhận những công việc trong nền kinh tế phi chính thức với mức thu
nhập thấp và bất ổn định vì cuộc sống của bản thân và gia đình.
Theo Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki, cần thêm nhiều nguồn lực để

giải quyết vấn đề nền kinh tế phi chính thức - một bộ phận gắn liền với năng suất thấp,
thiếu sự bảo trợ xã hội và thu nhập nghèo nàn. “Sản xuất số liệu lao động kịp thời với
chất lượng cao giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp hoạch định chính sách dựa trên bằng
chứng nhằm phát triển kinh tế bền vững.” .Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ
Thức cho biết, kể từ năm 2013, cơ quan này sẽ thực hiện và công bố Báo cáo Điều tra
Lao động theo từng quý với sự giúp đỡ của ILO. Các phiếu điều tra và báo cáo sẽ được
thực hiện theo các phương pháp và cách tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
2.. Nguyên nhân của thất nghiệp ở Việt Nam
* Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến người
lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh
nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm
làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ
phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Trong năm
2008. mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà
người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều.
5


Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng
trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại
quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu). Danh sách các doanh nghiệp
phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất
nghiệp sẽ tăng cao.
* Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để “làm thầy”
mặc dù nếu bản thân học “làm thợ” sẽ tốt hơn hay “thích làm Nhà nước, không thích
làm cho tư nhân”; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và
nhu cầu xã hội. Một bộ phận lao động trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một
bộ phận lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo “nếp
nghĩ” sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều lao động trẻ “nhảy việc” để tìm kiếm thu nhập
cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.

* Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới,
tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kĩ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp
giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường lao động và quan niệm lạc hậu
về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng
26%. Lao động của chúng ta đúng là dôi dao thật nhưng vẫn không tìm được việc làm,
hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu
cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không
ổn định. Theo thống kê, cả nước hiện có 1915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có 1218
CSDN công lập (chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường ĐH, CĐ,
TCCN và 803 cơ sở khác có dạy nghề.
Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. Trong những
năm qua, bình quân mỗi năm các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng
90.000 đến 100.000 học sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy
nhiên, thực tế hiệu quả của công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng
chứng là, hầu hết các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vòa Việt Nam đều gặp khó khăn
trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hay nhe các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động luôn phải “loay hoay” với các đơn hàng tuyển dụng lao động có tay
nghề.
3. Phương hướng và giải pháp khắc phục
“Để đảm bảo chính sách an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định
853/QĐ-TTg ngày 3/6/2011 hỗ trợ học phí với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng cho học
sinh, sinh viên nghèo tiếp tục được triển khai tại các địa phương nhằm góp phần giảm
bớt khó khăn cho nhiều hộ gia đình. Đối với người làm công ăn lương, mức lương tối
thiểu tăng từ 830 nghìn đồng/tháng lên 1,05 triệu đồng/tháng từ 1/5/2012 áp dụng cho
cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao
động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước cũng phần nào cải thiện đời
sống cho người lao động”.
Bên cạnh biện pháp phát triển kinh tế, việc hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho
người lao động thông qua dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm được đẩy mạnh.
Với tổng nguồn Quỹ đến thời điểm hiện nay khoảng 5.743 tỷ đồng (trong đó, nguồn do

Trung ương quản lý là 4.286 tỷ đồng, nguồn địa phương thành lập là 1.457 tỷ đồng),
hàng năm cho vay trên 100 ngàn dự án, với doanh số cho vay khoảng 2000 tỷ
6


đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động mỗi năm. Năm
2012, thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho khoảng 160.000 lao
động, trong đó tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế như lao động là người tàn
tật, lao động là người dân tộc, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và
cộng đồng.
Song song với đẩy mạnh tạo việc làm trong nước, Việt Nam cũng tích cực đưa lao
động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Năm 2012, hoạt động xuất
khẩu lao động gặp khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều doanh nghiệp
ngoài nước phá sản, tạm ngưng hoạt động nên không nhận thêm lao động. Lao động
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng lao động của các
quốc gia khác trên cùng một thị trường. Những thị trường trọng điểm hiện nay của
ngành xuất khẩu lao động nước ta vẫn là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
cũng đang gặp những khó khăn.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ bù đắp một phần thu nhập trong thời gian ngươi lao động
bị thất nghiệp và giúp họ sớm quay trở lại thị trường lao động, ngày 1/1/2009, chính
sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực, sau gần 4 năm triển khai thực hiện,
chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào cuộc sống được người lao động và xã hội đón
nhận. Đến nay, cả nước có khoảng 8,1 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong
năm 2012, đã có 432.356 người thất nghiệp có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
hàng tháng, trong đó, có 342.145 người được tư vấn giới thiệu việc làm, 70.656 người
được giới thiệu việc làm, 4.776 người được hỗ trợ học nghề để duy trì hoặc chyển đổi
việc làm.
Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố, năm 2012, cả nước giải quyết việc
làm cho khoảng 1,54 triệu lượt lao động (đạt khoảng 96,7% kế hoạch năm), trong đó, có

khoảng 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy không đạt kế
hoạch đề ra nhưng đây cũng là một trong những thành công trong công tác giải quyết
việc làm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Để thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống nhân
dân, hướng tới mục tiêu việc làm bền vững cho người lao động, phương hướng giải
quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung:
Đầu tiên ta cần nhìn vào kinh tế vĩ mô để : Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý
thuyết. Tiếp theo là những biện pháp sau
Thứ nhất , bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách kinh tế, tái cơ cấu
nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại để tận dụng lợi thế cạnh
tranh của đất nước giải quyết việc làm cho người lao động ngay trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành cơ khí
chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ô tô và công nghệ cao đồng thời nâng cao chất lượng
các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động thông qua việc cung cấp công nghệ, các
gói dịch vụ mở rộng và các chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp; định hướng chính
sách công nghiệp theo mục tiêu tăng trưởng và việc làm.
Thứ hai , thực hiện các chính sách ổn định việc làm để bảo đảm việc làm, việc
làm bền vững cho người lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các tổ
7


chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tạo thêm việc làm có
năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Thứ ba, phát triển hài hoà, bền vững các vùng, thúc đẩy phát triển các vùng kinh
tế trọng điểm, đẩy mạnh thu hút và giải quyết việc làm cho lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao. Cải thiện điều kiện làm việc trong khu vực phi chính thức tại địa
phương; cung cấp các hỗ trợ tài chính, đào tạo và thông tin thị trường lao động nhằm hỗ
trợ quá trình chuyển tiếp từ việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức, tăng
cường bảo vệ người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Phát triển cơ sở hạ
tầng, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng thời đẩy mạnh cung cấp

các dịch vụ phát triển kinh doanh và hỗ trợ nâng cấp công nghệ, góp phần phát triển
nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh tạo việc làm cho các lao động phổ thông trình độ
thấp.
Thứ tư, đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao
động, tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu về ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp
hành pháp luật, tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng; nâng cao chất lượng
hệ thống cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài…
Thứ năm, nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm, hình thành hệ
thống dịch vụ việc làm công, tập trung vào các hoạt động thông tin thị trường lao động
và tư vấn, giới thiệu việc làm. Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin thị trường lao động,
đặc biệt tập trung hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên, sinh viên
các trường đại học, cao đẳng, cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương,… Tăng cường
phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thu thập các thông tin thị trường lao động,
ở rộng hợp tác, kết nối trong phạm vi hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm công với các
đối tác bao gồm cả địa phương, trong nước và quốc tế trong việc triển khai các chương
trình và cung cấp các dịch vụ.
KẾT LUẬN
Thất nghiệp, đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù
nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề
không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi. Kinh tế
Việt Nam vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Trong xu thế kém phát triển của nền kinh
tế, hàng loạt các công ty, doanh nghiệp đã tự gạch tên mình ra khỏi cuộc chơi, điều này
đồng nghĩa với việc tỷ lệ người thất nghiệp tại Việt Nam cũng tăng lên một cách nhanh
chóng.Chính vì vậy chính phủ và các doanh nghiệp cần có biện pháp bảo đảm việc làm
cho người dân lao động.

8



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại Học luật Hà Nội, giáo trình “Kinh tế học đại cương”. Nhà xuất bản công
an nhân dân, Hà Nội 2002, tr.269-276.
2.Nguyễn Đại Đồng-Cục trưởng Cục Việc làm: “Kết quả giải quyết việc làm năm 2012
và phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới.”
3.Nguyễn Tiệp, Lê Xuân Cử “Một số vấn đề nâng cao chất lượng lao động cách mạng
kĩ thuật trình độ cao đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH.” Số 11(414) 11-2012 TẠP CHÍ
NGIÊN CỨ KINH TẾ.
4.DỮ LIỆU, DỮ LIỆU KINH TẾ, NGÂN HÀNG, NGÀNH, TÀI CHÍNH-CHỨNG
KHOÁN Thất nghiệp ở Việt Nam: “Trong vùng ảnh hưởng của bão”
5.Thất nghiệp: Nỗi ám ảnh toàn cầu 2013 - Vũ Điệp
Các website:
/> /> /> /> /> />
9


PHỤ LỤC

Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011. Nguồn: GSO

10


11


12


QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THẤT NGHIỆP VÀ NỘP HỒ SƠ HƯỞNG BẢO HIỂM

THẤT NGHIỆP

13


14


15


16



×