Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.58 KB, 11 trang )

Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

MỞ ĐẦU:
Thời gian qua có nhiều tình huống nảy sinh trên thực tế gây bức xúc cho người dân,
tạo dư luận không tốt liên quan đến việc bảo vệ các quyền nhân thân của cá nhân, liên
quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, tình trạng tiết lộ thông tin của người
khác khi không được người khác đồng ý, tiết lộ thông tin liên quan đến cá nhân khi mình
là người có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin xảy ra một cách khá phổ biến.Bàn về quyền bí
mật đời tư chúng ta không thể không nhắc đến quyền được tự do thông tin báo chí, hai
quyền nhân thân này có những nội dung xung đột nhau nhưng cũng có những mối quan hệ
mật thiết với nhau. Vậy mối quan hệ giữa hai quyền này như thế nào? Qua bài tập này em
xin được làm rõ câu hỏi trên : “ Mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được
thông tin của báo chí”.
NỘI DUNG :
I. Quyền bí mật đời tư:
1.
Khái niệm quyền đối với bí mật đời tư:
Để tìm hiểu về khái niệm “ bí mật đời tư” chúng ta phải hiểu hai cụm từ sau:
Thứ nhất, “ bí mật” là thông tin được dấu kín, không được để lộ ra, hoặc có người biết
nhưng cũng không được tiết lộ nếu không được sự đồng ý của cá nhân có bí mật đời tư đó.
Thứ hai, “ đời tư” là tất cả các thông tin tài liệu (ảnh, nhật kí, thư từ) gắn với nhân thân,
đời sống tình cảm, tinh thần vật chất, tình trạng sức khỏe, bệnh tật của con người.
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một định nghĩa nào về “ bí mật đời tư”, do đó phạm
vi của bí mật đời tư còn chưa rõ ràng, nhưng theo Điều 38 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy
định về quyền bí mật đời tư như sau:
1.Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2.Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng
ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì
phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc đại diện của người đó đồng ý, trừ


trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền.

Lớp N05 – Nhóm số 07

1


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

3.Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo
đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, ta có thể hiểu bí mật đời tư là tất cả các thông tin, tư liệu về đời sống tình
cảm, tinh thần, vật chất, nghề nghiệp, các mối quan hệ của cá nhân trong quá khứ cũng
như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và được chủ thể khác bảo mật bằng các biện
pháp mà pháp luật thừa nhận.
Nếu các thông tin, tư liệu cá nhân đã được công khai, lộ ra thì không còn là bí mật đời tư
nữa. Do đó, cần hiểu bí mật đời tư của cá nhân là những thông tin, tư liệu mà chỉ mỗi cá
nhân đó biết và quyết giữ bí mật. Còn nếu đó là chuyện diễn ra nơi công cộng, là chuyện
mà cá nhân đó đã để lộ ra cho người khác biết thì không còn là bí mật đời tư nữa. Thế nên
bất cứ ai thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân người khác (không cần phân
biệt những thông tin, tư liệu ấy đang được cá nhân đó giữ bí mật hay đã được cá nhân đó
để lộ ra) mà không được sự đồng ý của cá nhân đó đều là xâm phạm bí mật đời tư.
2.Nội dung của quyền đối với bí mật đời tư
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều người biết rằng quyền đối với bí mật đời tư là quyền

nhân thân gắn với con người, và nó rất quan trọng, nhưng dường như pháp luật có quy
định chưa rõ ràng thế nào là bí mật đời tư nên còn rất nhiều trường hợp người có hành vi
xâm phạm đến bí mật đời tư của người khác mà không hề biết đó là hành vi vi phạm pháp
luật. Vậy nội dung của quyền đối với bí mật đời tư được ghi nhận như thế nào?
Thứ nhất, các cá nhân có quyền đối với các thông tin, tư liệu liên quan đến đời tư của
mình. Đó là các quyền: quyền công bố hoặc không công bố, áp dụng các biện pháp bảo
mật đối với các thông tin, quyền bảo vệ bí mật đời tư. Theo pháp luật nước ta thì các
quyền này của cá nhân được bảo hộ một cách tuyệt đối, theo đó việc thu thập, công bố
thông tin về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý. Tuy nhiên pháp luật cũng cho
phép việc thu thập, công bố thông tin khi có quyết định của cơ quan tổ chức có thẩm
quyền nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền của cá nhân không xâm phạm lợi ích công cộng.
Lớp N05 – Nhóm số 07

2


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

Thứ hai, tất cả các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật đời tư mà không được chủ sở
hữu thông tin cho phép đều vi phạm pháp luật trừ các trường hợp để thực hiện theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lợi ích công cộng. Các hành vi xâm
phạm có thể là các hành vi sau đây: tiết lộ bí mật đời tư, theo dõi thu thập thông tin hoặc
thuê người khác theo dõi, thu thập, điều tra thông tin như nghe trộm điện thoại, mở hộp
thư điện tử mà không được chủ hộp thư đồng ý….
II .Quyền được thông tin của báo chí:
1.Khái niệm quyền được thông tin của báo chí:
Quyền được thông tin là quyền cơ bản của con người, được hiến pháp ghi nhận tại Điều
69: “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có

quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” và được pháp luật bảo vệ.
Có thể hiểu quyền được thông tin của báo chí cũng nằm trong quyền được thông tin của
công dân tuy nhiên quyền được thông tin của báo chí khác với quyền được thông tin của
công dân ở chỗ sau khi nhận được thông tin báo chí có nhiệm vụ đưa thông tin đến rộng
rãi cho mọi người.
2.Nội dung quyền được thông tin của báo chí:
Quyền được thông tin của báo chí bao gồm 2 nội dung: Quyền được nhận thông tin và
quyền được cung cấp thông tin cho công chúng. Quyền được thông tin của báo chí bao
hàm các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, tự do tìm kiếm thông tin: Báo chí hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm
kiếm các thông tin với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và các biện pháp khác. Hiện nay
với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ hỗ trợ, việc tự do tìm kiếm thông tin của cá
nhân có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên sự tự do tìm kiếm thông tin của báo
chí cũng phải chịu sự giới hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
-Thứ hai, tự do tiếp nhận thông tin: Như ta đã biết chức năng chính của báo chí là chức
năng thông tin do đó sau khi đã tìm kiếm được thông tin qua các nguồn khác nhau, báo chí
có quyền tiếp nhận thông tin để phục vụ cho mục đích của mình. Cơ quan nhà nước và các
cá nhân trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tạo điều kiện để báo chí tiếp
nhận thông tin.
Lớp N05 – Nhóm số 07

3


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

-Thứ ba, tự do phổ biến thông tin: Sau khi tiếp nhận thông tin, báo chí có quyền và nghĩa
vụ truyền đạt những thông tin đã thu thập được, đây chính là thực hiện quyền và chức

năng của báo chí. Báo chí có quyền đưa ra các bình luận, đánh giá về các thông tin mà
mình thu thập được.
III. Mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí:
Như đã phân tích ở trên về nội dung của quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của
báo chí, xét về nội hàm của khái niệm quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của
báo chí thì khái niệm quyền được thông tin có nội hàm “mở” còn nội hàm quyền bí mật
đời tư có nội hàm “đóng”.
Hai quyền này đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân con người nhưng nó
lại có mối quan hệ mật thiết với nhau:
Theo quy định tại Nghị Định 51/2002/NĐ – CP hướng dẫn và bổ sung một số điều của
Luật Báo Chí, trong đó có khoản 4 điều 5 quy định rất cụ thể về một số việc mà báo chí
không được thực hiện : “Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công
bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận
thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá
nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện
theo quy định tại khoản 6 Điều này.”
Trong đó, khoản 6 điều 5 quy định: “Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và
Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ
bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.”
Từ đó có thể hiểu mối quan hệ giữa hai quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của
báo chí như sau:
Thứ nhất, báo chí được đưa thông tin về bí mật đời tư nếu thông tin đó không ảnh hưởng
xấu đến cá nhân đó. Như vậy có thể thấy liên quan đến bí mật đời tư là những vấn đề vô
cùng phức tạp, hiện nay thì pháp luật chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về bí mật đời tư là gì?
Nhưng không có nghĩa là báo chí không được đăng, tải thông tin gì về bí mật đời tư của cá
nhân đó cả, trường hợp thông tin không ảnh hưởng xấu đến cá nhân đó thì báo chí vẫn
được phép đưa thông tin đó lên.
Lớp N05 – Nhóm số 07

4



Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

Thứ hai, báo chí được công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân trong trường hợp được sự
đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó.
Cũng gọi là thông tin liên quan đến bí mật đời tư nhưng cá nhân có thông tin đó nếu đồng
ý cho báo chí đưa thông tin thì hoàn toàn là hợp pháp và không hề xâm phạm đến quyền
bí mật đời tư của cá nhân.
Thứ ba, việc đưa thông tin đó nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của cơ quan điều
tra, phản ánh những vụ việc tiêu cực. Quyền được thông tin của báo chí góp phần đầy đủ
cho quyền tự do thông tin của cá nhân, qua báo chí cá nhân thực hiện việc tham gia và góp
phần trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt
động của các cơ quan công quyền, vừa nâng cao tính minh bạch, tính trách nhiệm trong
hoạt động của cơ quan nhà nước, ngăn ngừa tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch đồng thời
góp phần chống tham nhũng. Đối với cá nhân, thông qua việc hưởng thông tin từ báo chí
cá nhân sẽ được hưởng nhiều lợi ích cụ thể. Ngoài việc thoả mãn nhu cầu hiểu biết của cá
nhân còn giúp cá nhân nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội từ đó có các lựa chọn
đúng đắn trong hoạt động kinh doanh đầu tư.
Quyền bí mật đời tư cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một cá nhân.
Đối với nhiều người thì việc bảo vệ bí mật đời tư là rất cần thiết, đó là các thông tin tư liệu
được xác định là rất quan trọng, nếu việc công bố các thông tin tư liệu này sẽ gây ra
những ảnh hưởng bất lợi đối với cuộc sống, công việc… của cá nhân. Do đó quyền bí mật
đời tư có vai trò rất lớn trong cuộc sống của cá nhân.
Như đã nói ở trên 2 khái niệm quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí có
nội hàm khác nhau, vậy liên quan đến quyền bí mật đời tư của cá nhân thì quyền được
thông tin của báo chí phải chịu những hạn chế, giới hạn nào, hai quyền này có sự xung
đột với nhau như thế nào?

Về nguyên tắc, khi báo chí thực hiện quyền được thông tin của mình thì không được làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, Bộ luật dân sự quy định về các
quyền nhân thân nhằm đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện một cách triệt để. Nói
như vậy có nghĩa là báo chí có quyền được tự do thu thập thông tin, tự do tiếp nhận thông
tin và tự do phổ biến thông tin, tuy nhiên không phải đối với tất cả các thông tin, mà chỉ
Lớp N05 – Nhóm số 07

5


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

đối với các thông tin “không phải” là thông tin của bí mật đời tư và không có ảnh hưởng
bất lợi cho người có thông tin. Như vậy ở đây có sự mâu thuẫn giữa 2 quyền này, một mặt
BLDS bảo đảm tuyệt đối cho quyền bí mật đời tư, không ai có quyền xâm phạm bí mật
đời tư của cá nhân khác( trừ trường hợp được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà
nước và vì lợi ích công cộng), thì Luật báo chí và một số luật khác quy định về quyền
được thông tin của cá nhân lại cho báo chí quyền được tự do thông tin.
Hai quyền này có sự mâu thuẫn xung đột với nhau, một loại quyền có nội dung tự do
tiếp cận, một loại quyền có nội dung hạn chế sự tiếp cận từ chủ thể khác. Sự mâu thuẫn
của 2 quyền này được thể hiện rõ hơn qua các nội dung sau:
Thứ nhất, về hình ảnh của cá nhân, hình ảnh của cá nhân được xem là một trong những
thông tin, tư liệu của bí mật đời tư, do đó việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự
đồng ý của cá nhân đó, quyền này được BLDS quy định tại Điều 31 và bảo hộ tuyệt đối,
tuy nhiên, khoản 3 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi
hành Luật báo chí, luật sửa đổi bố sung một số Điều của Luật báo chí lại quy định: “
không được đăng phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh
hưởng đến uy tín danh dự của cá nhân đó”, như vậy báo chí được cho phép sử dụng hình

ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của cá nhân có hình ảnh miễn là có chú thích rõ
ràng và không làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của người có hình ảnh.
Thứ hai, về thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân cũng được pháp luật bảo hộ là một trong những thông tin về bí mật đời tư được bảo
đảm an toàn và bí mật, tuy nhiên khoản 6 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP có quy định:
“ Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân đang liên quan đến
các vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo
nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin
đó”. Như vậy, một mặt pháp luật dân sự bảo đảm tuyệt đối quyền được giữ bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín… của tất cả các cá nhân, một mặt, pháp luật báo chí và một số luật liên
quan lại cho phép báo chí được quyền khai thác thư tín, điện thoại… của các cá nhân liên
quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa được xét xử. Phải chăng có sự chồng
chéo, mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau giữa các quyền này.
Lớp N05 – Nhóm số 07

6


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

Như vậy, trong mối liên quan đối với quyền được thông tin của báo chí, quyền bí mật
đời tư là một trong những hạn chế, thậm chí có thể gọi là xung đột, mâu thuẫn với quyền
được thông tin của báo chí. Tuy nhiên sự xung đột này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối,
cả 2 quyền này đều được pháp luật bảo hộ, quyền bí mật đời tư được thừa nhận và bảo hộ
ở mức độ tuyệt đối, còn quyền được thông tin của báo chí có phần hạn chế hơn. Tuy nhiên
quyền bí mật đời tư lại luôn có nguy cơ bị xâm phạm, bị dòm ngó bởi quyền được thông
tin của báo chí cũng nằm trong phạm vi quyền tự do thông tin cũng là một quyền cơ bản
của con người. Làm rõ mối quan hệ giữa hai quyền này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác

định các quyền cũng như giới hạn quyền được thông tin của báo chí, nhất là trong giai
đoạn hiện nay khi chúng ta đang xúc tiến cho việc xây dựng luật về tiếp cận thông tin.
VI.Thực tiễn các vụ việc liên quan đến quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin
của báo chí và một số giải pháp hoàn thiện :
1. Thực tiễn
Bởi vì có sự xung đột giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí
thêm vào đó hai quyền này lại gắn liền với cuộc sống cá nhân của tất cả mọi người do đó
trên thực tế còn xảy ra rất nhiều vụ việc liên quan đến quyền bí mật đời tư và quyền được
thông tin của báo chí gây nhiều tranh cãi.
Vụ việc thứ 1:
Năm 2010, Báo pháp luật và cuộc sống đăng bài viết của nhà báo, thượng tá công an Gia
Bảo viết về đám cưới đầu tiên của ca sĩ Hồ Ngọc Hà khi cô tròn 16 tuổi tổ chức tại khách
sạn Deawoo, Hà Nội, mùa hè năm 2001. Bài báo viết rõ về thời gian, địa điểm tổ chức
đám cưới, chồng và các mối quan hệ của Hồ Ngọc Hà lúc bấy giờ. Ngay sau khi bài báo
được đăng tải lên, Hồ Ngọc Hà đã có những phản ứng về việc báo chí mà cụ thể là nhà
báo Gia Bảo và báo pháp luật và cuộc sống xâm phạm về bí mật đời tư.
Đây là một vụ việc gây nhiều tranh cãi trong dư luận vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng
nhà báo và báo pháp luật và cuộc sống không xâm phạm bí mật đời tư của Hồ Ngọc Hà,
lại có 1 số ý kiến bảo vệ quyền bí mật đời tư của ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã bị xâm phạm. Có
nhiều ý kiến trái chiều nhau như vậy bởi lẽ pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể thế
nào là bí mật đời tư, do đó nhiều người còn mơ hồ về khái niệm này do đó khó xác định
Lớp N05 – Nhóm số 07

7


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng


được đâu là hành vi xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân. Theo quan điểm của cá nhân
tôi, việc nhà báo Gia Bảo đăng bài viết về đám cưới lúc 16 tuổi của ca sĩ Hồ Ngọc Hà là
không xâm phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân. Bởi lẽ đám cưới của Hồ Ngọc Hà được
tổ chức công khai, dưới sự chứng kiến của rất nhiều người do đó không thể xem đây là bí
mật đời tư được, hơn nữa, ca sĩ Hồ Ngọc Hà là một ca sĩ nổi tiếng, vốn dĩ là người của
công chứng cho nên việc các nhà báo tìm hiểu về đời tư và công bố cho dư luận là một
việc không tránh khỏi, nhà báo Gia Bảo cũng chỉ phản ánh sự thật với dư luận chứ không
nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của Hồ Ngọc Hà.
Vụ việc thứ 2:
Ông T.T.Đ ngụ tại phường 10, quận Phú nhuận thành phố Hồ chí minh được toà án nhân
dân quận Phú Nhuận cho xử ly hôn với vợ ông là bà N.T.T ngày 15/12/1994. Tháng
10/1996 Nhà xuất bản trẻ phối hợp với báo tuổi trẻ xuất bản cuốn kí sự “ pháp đình”, tác
giả là nhà báo Thu Cúc, trong đó có bài tổ ấm. Đây là bài kí sự có nội dung viết về phiên
toà ly hôn của ông T.T.Đ mặc dù tên đã được viết tắt. Sau một vài thông tin giữa năm
2006, ông T.T.Đ đã khởi kiện tại toà án nhân dân quận 3, thành phố Hồ chí minh với các
đồng bị đơn: Nhà xuất bản trẻ, báo tuổi trẻ và nhà báo Thu Cúc. Theo nội dung đơn khởi
kiện thì ông Đ cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời tư khi bài “ tổ ấm” đề cập đến
quá khứ của N.T.T vợ cũ của ông, ông Đ đưa ra yêu cầu trong đơn khởi kiện: cấm tái bản,
cấm lưu hành “ tổ ấm”, đăng cải chính xin lỗi và bồi thường tinh thần cho ông Đ.
Chiều 20/9/2006, Hội đồng xét xử đã tuyên án, hội đồng xét xử nhận định trong vụ án này
có hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư của ông T.T.Đ, quyết định chấp nhận yêu cầu
của ông T.T.Đ, buộc nhà báo Thu Cúc, Nhà xuất bản trẻ, và báo tuổi trẻ phải đăng cải
chính xin lỗi và bồi thường cho ông Đ.
Trong vụ án này ta thấy rõ nhà báo Thu Cúc, nhà xuất bản trẻ, và báo tuổi trẻ đã có hành
vi xâm phạm quyền bí mật đời tư của ông Đ. Mặc dù phiên toà xử ly hôn được công khai
thế nhưng việc tái hiện lại quá khứ của vợ ông Đ và cuộc sống vợ chồng của ông trong bài
viết “ tổ ấm” lại xâm phạm đến bí mật đời tư của ông. Đấy là những thông tin mà ông Đ
không muốn tiết lộ, là những bí mật đời tư của ông, mặc dù nhà báo Thu Cúc đã viết tắt
tên khi viết bài “Tổ ấm” nhưng khi đọc bài báo ai cũng biết bài báo ám chỉ ông T.T.Đ, một
Lớp N05 – Nhóm số 07


8


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

điều cần lưu ý là không phải bất kì phiên toà nào xét xử công khai thì báo chí đều được
khai thác thông tin của các đương sự trong vụ án. Có sự khác nhau giữa phiên toà dân sự,
hôn nhân và gia đình và phiên toà hình sự, sở dĩ hầu hết báo chí được tự do thông tin ở các
phiên toà hình sự nhằm thông báo cho xã hội biết về tội phạm, có mục đích răn đe, giáo
dục, còn ở các phiên toà dân sự, hôn nhân và gia đình các yếu tố bí mật đời tư được bí mật
và báo chí phải tôn trọng quyền này của các đương sự.
2Các giải pháp cụ thể nhăm giải quyết sự xung đột pháp luật giữa quyền bí mật đời tư
và quyền được thông tin của báo chí
2.1.Giải pháp tạm thời nhằm giải quyết xung đột giữa quyền bí mật đời tư và quyền được
thông tin của báo chí
Như đã phân tích ở trên quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí có sự
xung đột với nhau, tuy nhiên cả 2 quyền này đều có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá
nhân, do đó làm thế nào để có thể giải quyết được mối quan hệ xung đột giữa 2 quyền
này?
Quyền bí mật đời tư hạn chế sự tiếp cận thông tin từ phía chủ thể khác, còn quyền
được thông tin của báo chí lại là quyền được tự do tiếp cận thông tin của, tuy nhiên sự tiếp
cận này là có giới hạn, không được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể khác. Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền nhân thân gắn liền với con người,
được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối, vậy để hài hoà với quyền bí mật đời tư và đảm
bảo không bị hạn chế về quyền được thông tin của báo chí, các nhà báo, tào soạn, đài phát
thanh cần quan tâm hơn đến việc lấy tin, đưa thông tin đến cho người đọc nhằm phòng
ngừa được các sự cố truyền thông, không thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5

Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí, luật sửa
đổi bố sung một số điều của luật báo chí.
2.2.Cần sớm ban hành luật về quyền tiếp cận thông tin
Quyền tiếp cận thông tin là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người,
trong mối quan hệ với quyền bí mật đời tư, quyền tiếp cận thông tin lại có ảnh hưởng rất
lớn. Quyền được thông tin của báo chí cũng nằm trong quyền tiếp cận thông tin, như đã
nói ở trên quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí có sự xung đột với
Lớp N05 – Nhóm số 07

9


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

nhau. Như vậy, việc ban hành luật về quyền tiếp cận thông tin sẽ góp phần giải quyết sự
xung đột này, luật tiếp cận thông tin nhằm tạo ra cơ chế phù hợp liên quan đến “quyền
được thông tin” trong mối tương quan với “quyền bí mật đời tư”.
KẾT LUẬN
Việc làm rõ mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định giới hạn, hạn chế của quyền được thông tin của báo chí và
những trường hợp nào thì quyền bí mật đời tư bị báo chí xâm phạm qua đó có cái nhìn
đúng đắn về phạm vi của hai quyền này. Trong quá trình làm bài khó tránh khỏi sai sót, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Luật dân sự năm 2005
Lớp N05 – Nhóm số 07


10


Bài tập học kỳ môn pháp luật về quyền nhân thân

Lưu Thị Phượng

2.Luật báo chí năm 1989
3.Luật báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999
4. Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí, luật
sửa đổi bố sung một số Điều của luật báo chí
5.Luận án tiến sĩ luật học: “ Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam / Lê Đình Nghị; người hướng dẫn: Ts.Bùi Đăng Hiếu, PGS.TS.Hà Thị Mai Hiên.

11
Lớp N05 – Nhóm số 07



×