Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Pháp luật chống bán phá giá của hoa kỳ công cụ bảo hộ mậu dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.22 KB, 49 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan việc hoàn thành khóa luận là kết quả của quá trình độc lập nghiên
cứu, tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau được trích dẫn đầy đủ cùng với sự chỉ
bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn - TS. Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng Bộ môn Luật
thương mại quốc tế. Các nội dung trong khóa luận do chính em viết ra dựa trên hướng
dẫn về bố cục, cách viết và trình bày theo đúng quy chế của nhà trường. Nếu có điều gì
sai trái, em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhà trường và pháp luật.

Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn

1


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội cùng
các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong suốt bốn năm học vừa qua. Đồng thời xin cảm ơn
bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ để em có được kết quả
như ngày hôm nay. Em xin được gửi lời cám ơn tới Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Luật sư
Nguyễn Mạnh Dũng, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã có những
chỉ dẫn quý báu về tài liệu tham khảo để em nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết
ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng Bộ môn Luật thương mại quốc tế, người
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
1. USD: Đô-la Mỹ
2. ADA: Anti-Dumping Agreement - Hiệp định chống bán phá giá của WTO


3. WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
4. XK: Xuất khẩu
5. EP: Export Price - Giá xuất khẩu
6. NP: Normal Value - Giá trị thông thường
7. DOC: Department of Commerce - Bộ Thương mại Hoa Kỳ
8. ITC: International Trade Commission - Uỷ ban thương mại quốc tế của Hoa Kỳ
9. US: United States - Hoa Kỳ
10. DSB: Dispute Settlement Body – Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
11. NME: Non-Market Economy – Nền kinh tế phi thị trường
12. MD: Margin of Dumping – Biên độ phá giá

3


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN..........................................3
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................4
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................................6
6. Bố cục của khóa luận............................................................................................6
CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁVÀ SƠ LƯỢC
VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ....................................7
1.1. Các khái niệm cơ bản về chống bán phá giá.......................................................7
1.1.1. Khái niệm bán phá giá.................................................................................7

1.1.2 Giá xuất khẩu (Export Price –EP) và giá trị thông thường (Normal Value –
NV)..........................................................................................................................8
1.1.3. Nguyên nhân và hệ quả của việc bán phá giá..............................................9
1.1.4 Sản phẩm tương tự (like product).................................................................9
1.1.5 Biên độ phá giá (margin of dumping) và nền kinh tế phi thị trường (NME) 10
1.2 Các biện pháp chống bán phá giá......................................................................10
1.2.1 Thuế chống bán phá giá..............................................................................11
1.2.2 Áp dụng biện pháp tạm thời (provisional measures)...................................11
1.2.3 Cam kết về giá (price undertaking).............................................................12
1.3. Chống bán phá giá và các biện pháp “khắc phục thương mại” khác................12
1.4 Vấn đề bảo hộ mậu dịch trong thương mại quốc tế...........................................13
1.5 Lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá ở Hoa Kỳ...............................14
1.6 Các giai đoạn trong một vụ kiện chống bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ.....14
1.7 Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ.15
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ.................17
2.1. Văn bản pháp luật của Hoa Kỳ về chống bán phá giá......................................17

4


2.2. Nội dung pháp luật Hoa Kỳ về xác định một hành vi là bán phá giá................17
2.2.1. Xác định giá trị thông thường....................................................................17
2.2.2 Xác định giá xuất khẩu...............................................................................19
2.2.3 Xác định biên độ phá giá (margin of dumping – MD)................................20
2.2.4. Xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa......................................21
2.2.5. Xác định tác động của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra..............................22
2.3. Thủ tục xác định một hành vi là bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ...............24
2.3.1. Bảng câu hỏi..............................................................................................24
2.3.2. Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có)....................26
2.3.3. Thẩm tra....................................................................................................26

2.3.4. Xử lý thông tin...........................................................................................27
2.3.5. Sản phẩm tương tự và các quyết định về phạm vi điều tra.........................27
2.3.6. Thời hạn áp dụng lệnh áp thuế chống bán phá giá.....................................28
2.3.7. Thủ tục rà soát thuế chống bán phá giá......................................................29
- Rà soát theo thủ tục hành chính.....................................................................29
- Rà soát nhà xuất khẩu mới.............................................................................30
- Rà soát khi thay đổi sự kiện...........................................................................30
- Rà soát “hoàng hôn” sau 5 năm.....................................................................31
- Rà soát theo thủ tục tư pháp..........................................................................31
- Rà soát của Ban hội thẩm NAFTA................................................................32
2.4. Tính bảo hộ mậu dịch trong luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ.....................32
2.4.1. Phương pháp “Quy về 0”...........................................................................32
2.4.2. Thuế chống bán phá giá áp dụng với các nền kinh tế phi thị trường..........34
2.4.3 Cách tính thuế cho các bị đơn.....................................................................35
2.4.4 Thỏa thuận đình chỉ....................................................................................36
2.4.5 Sử dụng thông tin sẵn có............................................................................36
CHƯƠNG III. MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở
HOA KỲ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU....
VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ........38
3.1. Một số vụ việc điển hình về chống bán phá giá ở Hoa Kỳ...............................38

5


3.1.1. DOC khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cácbon Việt Nam. (Circular Welded Carbon-Quality Steel Pipe)..............................38
3.1.2. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa................................................39
3.1.3. Vụ DS404 - Tôm nước ấm đông lạnh - Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của
Việt Nam tại WTO...............................................................................................41
3.2. Bài học đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và giải pháp đối phó với
các vụ kiện chống bán phá giá................................................................................42

3.2.1. Tiếp tục đóng góp cho sự hoàn thiện hệ thống pháp luật, bồi dưỡng cán bộ
thông hiểu luật pháp thương mại quốc tế.............................................................42
3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương mại
quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các
doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm phòng ngừa tranh chấp.....................43
3.2.3. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra................44
KẾT LUẬN...............................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................47

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội lớn để
xâm nhập những thị trường mới, rộng lớn và hấp dẫn nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn
không ít những thách thức, trong đó có thuế chống bán phá giá. Đối với nhiều doanh
nghiệp Việt Nam, thuế chống bán phá giá không chỉ còn là nguy cơ. Tỏi, giầy da, bật lửa
ga, gạo, xe đạp, túi nhựa, thủy sản, đèn huỳnh quang... của Việt Nam đã phải đối mặt với
những vụ điều tra chống bán phá giá ở nhiều nước, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, một thị trường
xuất khẩu trọng điểm của chúng ta. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận một cách sâu sắc
rằng chống bán phá giá là một thách thức của tự do hoá thương mại hiện nay. Do đó, các
doanh nghiệp Việt Nam cần được trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này để
chủ động đối phó khi cần thiết và có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp.
Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên
cơ sở một nền thương mại và đầu tư công bằng. Trong khi các quốc gia đang dần dỡ bỏ
các rào cản thuế quan và các rào cản phi thuế quan thì các biện pháp tự vệ, thuế chống
phá giá vẫn ngày càng được nhiều quốc gia phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, áp dụng một
cách triệt để. Việc tìm các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng, như biện pháp

chống bán phá giá, đang được rất nhiều nước quan tâm, kể cả các nước phát triển và
đang phát triển. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng áp dụng biện pháp chống bán phá
giá một cách đúng đắn, mà đôi khi mang tính chủ quan, áp đặt. Hàng xuất khẩu của Việt
Nam cũng đã gặp phải những biện pháp chống bán phá giá mà nước nhập khẩu áp dụng,
điển hình là Hoa Kỳ. Các vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trong khóa luận này, em xin đề cập tới vấn đề “Pháp luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ - Công cụ bảo hộ mậu dịch”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu pháp luật chống bán giá giá của Hoa Kỳ có ý nghĩa khoa học pháp lý
trong việc tiếp thu những điểm tích cực của hệ thống pháp luật về chống bán phá giá
trong thương mại quốc tế của một quốc gia có nền sản xuất tiên tiến. Thông qua đó hoàn
thiện thêm những quy định về chống bán phá giá của pháp luật Việt Nam.

7


Nghiên cứu pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ sẽ có ý nghĩa thực tiễn
trong việc phòng ngừa và hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá xảy ra, góp phần nhỏ
cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nắm bắt được những thông tin
thiết yếu để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ nhằm
vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu.
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá cùng với
những mặt tích cực và hạn chế của chúng. Từ đó đi sâu nghiên cứu thực trạng bị kiện
chống bán phá giá và các đối sách từ phía Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là các doanh nghiệp của các nước có
nền kinh tế phi thị trường, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất cho
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nội dung, thủ tục và thực tiễn áp dụng pháp luật Hoa Kỳ về chống bán phá giá.

Từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết năm 2000, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng mạnh. Trong tháng 1/2012, “kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,24 tỷ USD, đây là thị trường xuất khẩu duy nhất
đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD”.1 Tuy nhiên, với thị trường Hoa Kỳ, trao đổi
thương mại có những đặc thù riêng so với các thị trường khác, bởi chúng ta luôn gặp
phải những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp... Hoa Kỳ là một thị trường có
những luật lệ chặt chẽ, phức tạp, thậm chí là rắc rối. Do đó, hàng hoá của Việt Nam
thường xuyên phải đối mặt với các hàng rào về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm và
khả năng bị kiện chống bán phá giá, đặc biệt là các mặt hàng như thủy sản, nông sản,
hàng dệt may,… mà điển hình là tôm và cá tra, cá ba sa trong thời gian qua. Nội dung,
thủ tục và thực tiễn áp dụng pháp luật Hoa Kỳ về chống bán phá giá sẽ là một đối tượng
nghiên cứu trọng điểm của khóa luận.
Các văn bản pháp luật chủ yếu của Hoa Kỳ về bán phá giá như: Luật chống bán
phá giá 1916; Đạo luật Thuế quan 1930 và Hiệp định về chống bán phá giá của WTO ADA (Anti-dumping Agreement)

1

Thống kê của Tổng cục Hải quan, ngày 12/12/2012.

8


Một số vụ kiện chống bán phá giá có liên quan đến Việt Nam trong những năm
gần đây như vụ kiện cá da trơn, tôm nước ấm đông lạnh, ống thép.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh luật học
6. Bố cục của khóa luận.

-

Chương I: Các vấn đề lý luận về chống bán phá giá và sơ lược về pháp luật chống
bán phá giá của Hoa Kỳ.

-

Chương II: Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

-

Chương III: Một số vụ việc chống bán phá giá ở Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm
cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và giải pháp đối phó với các vụ kiện chống
bán phá giá.

9


CHƯƠNG I.
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
VÀ SƠ LƯỢC VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
1.1. Các khái niệm cơ bản về chống bán phá giá.
1.1.1. Khái niệm bán phá giá.
Ngày nay thuật ngữ bán phá giá được nhắc đến rất nhiều trong thương mại quốc tế và
trở thành tâm điểm bàn luận trên các thời báo kinh tế và pháp luật. Theo từ điển Black
Dictionary, bán phá giá (to dump) được hiểu là “to sell in quanity at a very low price in
abroad” (bán với số lượng hàng lớn với giá rất thấp ở thị trường nước ngoài). Khái niệm
bán phá giá lần đầu tiên được đề cập trong GATT 1947 tại điều VI “…bán phá giá là
việc sản phẩm, hàng hóa của một nước đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường
của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm hàng hóa ….”.

Sau này Hiệp định chống bán phá giá – ADA ra đời tại vòng đàm phán Uruguay đã cụ
thể hóa như sau: “bán phá giá là mang sản phẩm của một nước này sang bán ở nước
khác với một mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó khi bán
ở thị trường nội địa của nước xuất khẩu, trong cùng một điều kiện thương mại.” 2 Như
vậy, điểm cốt lõi của bán phá giá không phải là bán với giá rẻ, mà là sự khác biệt về giá
giữa giá xuất khẩu (EP) với giá trị thông thường (NV) của sản phẩm đó khi bán trên thị
trường nội địa của nước xuất khẩu. Ví dụ ở thị trường nước A giá ngô hạt là 500
USD/tấn, nước A xuất khẩu ngô hạt sang nước B và bán với giá 400 USD/tấn, tức là giá
ngô hạt xuất khẩu đã thấp hơn giá ngô hạt trong nước. Trong trường hợp một nước xuất
khẩu hàng hoá sang nước khác với giá rẻ hơn hàng hoá cùng loại đang bán trên thị
trường nước nhập khẩu, và nếu giá bán không thấp hơn giá bán của hàng hóa đó trên thị
trường nội địa của nước xuất khẩu, thì hành động đó không phải là bán phá giá theo quy
định của ADA. Ta cũng có thể thấy rõ điều này qua khái niệm về bán phá giá được quy
định trong luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Theo luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ

2

Article 2.1, Agreement on Implementation of Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994.

“a product is to be considered as being dumped, i.e. introduced into the commerce of another country at less than
its normal value, if the export price of the product exported from one country to another is less than the
comparable price, in the ordinary course of trade, for the like product when destined for consumption in the
exporting country…”

10


1916 một hàng hoá được xem là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu trung bình được
điều chỉnh thấp hơn giá bán trung bình được điều chỉnh của hàng hoá tương tự hoặc
cùng loại tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hoặc thị trường của nước thứ

ba. Vì vậy, việc xác định hành vi bán phá giá được thực hiện bằng cách so sánh giữa giá
xuất khẩu (EP) của sản phẩm đó với giá trị thông thường (NV) do Bộ Thương mại Hoa
Kỳ (DOC) xác định.
1.1.2 Giá xuất khẩu (Export Price –EP) và giá trị thông thường (Normal Value –NV).
Trong ADA không đưa ra khái niệm giá xuất khẩu nhưng EP có thể hiểu là giá bán
sản phẩm từ nước sản xuất sang nước nhập khẩu. Giá xuất khẩu được xác định bằng hai
cách. Cách thứ nhất là giá theo thỏa thuận giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong
hợp đồng ngoại thương ký kết giữa hai bên. Đây là cách tính giá xuất khẩu chuẩn và
được ưu tiên áp dụng khi xác định giá xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông
thường. Cách thứ hai là giá tự tính toán; mức giá này được xác định trên cơ sở mức giá
khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập hoặc có
thể xác định dựa trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định. (Khoản
2.3 Điều 2. ADA)
Giá trị thông thường được hiểu là giá bán của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị
điều tra tại thị trường nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. Giá
bán trong nước tại thị trường xuất khẩu sẽ được coi là giá trị thông thường nếu sản phẩm
đó tương tự với sản phẩm được điều tra bán tại thị trường nước xuất khẩu theo các điều
kiện thương mại thông thường, và số lượng sản phẩm trong nước phải đủ lớn (doanh số
bán các sản phẩm này trong nước chiếm từ 5% trở lên doanh số bán các sản phẩm đang
bị điều tra vào nước nhập khẩu). Hoặc giá trị thông thường sẽ được xác định theo giá
của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp hoặc theo trị giá
thanh toán, bằng tổng chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng với chi phí quản
lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận (Khoản 2.2 Điều 2. ADA)
1.1.3. Nguyên nhân và hệ quả của việc bán phá giá.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế.
Trong nhiều trường hợp, việc bán phá giá có mục đích cạnh tranh không lành mạnh,
nhằm đạt được những lợi ích nhất định như:
- Loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó chiếm thế độc quyền;

11



- Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần;
- Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh; ...
Đôi khi, việc bán phá giá là việc không mong muốn, như: do nhu cầu sản xuất, xuất
khẩu; do không thể bán được hàng, cung vượt cầu, sản xuất bị đình trệ; sản phẩm lưu
kho lâu ngày có thể bị hư hại ... nên đành “bán tháo” hàng hóa để thu hồi một phần vốn.
Theo qui định của WTO và pháp luật nhiều nước, thuế chống bán phá giá bị áp đặt mà
không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá.
Bán phá giá (vào thị trường nước ngoài) thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực,
do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước
nhập khẩu. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối
với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá rẻ hơn; nếu hàng bị
bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, thì giá nguyên liệu rẻ
có thể là yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó; giá giảm có thể
là động lực thúc đẩy ngành sản xuất trong nước tự đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh,...
Vì vậy, WTO không đặt hành vị bán phá giá “ra ngoài vòng pháp luật” mà chủ động
điều chỉnh nó. Biện pháp chống bán phá giá sẽ chỉ được áp dụng khi đáp ứng các yêu
cầu quy định tại Điều 6 ADA về chứng cứ chứng minh có hành vi bán phá giá và thiệt
hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa.3
1.1.4 Sản phẩm tương tự (like product).
Theo khoản 2.6 Điều 2 ADA, sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm giống hệt
(có tất cả các đặc tính như sản phẩm đang được xem xét) hoặc nếu không có sản phẩm
như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống với mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc
điểm gần giống với sản phẩm được xem xét; có nghĩa là sản phẩm tương tự có thể là sản
phẩm giống hệt hoặc sản phẩm gần giống. “Ví dụ trong vụ Canada kiện Nhật rượu
Sochu, Wisky, Gin… được xác định là các “sản phẩm tương tự” vì có đặc tính tương tự
vì có đặc tính tương tự và thường được xếp trong một nhóm mã hàng trong danh mục
thuế quan”4. Việc xác định sản phẩm tương tự có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác
định giá trị thông thường của sản phẩm và xác định thiệt hại của ngành sản xuất nội địa.

3

4

Các Điều 6, 7, 8 ADA.
Vũ Hải Yến, 2011, Vũ Hải Yến, (2011), Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ - Công cụ bảo hộ nền sản xuất

trong nước, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.7.

12


1.1.5 Biên độ phá giá (margin of dumping) và nền kinh tế phi thị trường (NME).
Biên độ giá giá là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét hành vi bán phá
giá sẽ bị áp thuế như thế nào. Biên độ phá giá chính là mức độ chênh lệch giữa giá thông
thường và giá xuất khẩu (tính trên giá xuất khẩu). Nếu biên độ phá giá dương tức là có
hành vi bán phá giá, giá trị thông thường càng cao thì biên độ phá giá càng lớn. Theo
ADA điều kiện để áp thuế chống bán phá giá là biên độ phá giá không thấp hơn hai.
(>=2).
Tính chất thị thường hay phi thị trường (Non-Market) có ảnh hưởng lớn đến việc
tính giá trị thông thường của hàng hóa sản phẩm. Nền kinh tế phi thị trường là thuật ngữ
dùng để chỉ các nước như Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu, Việt Nam và một số nước
khác. Hiện nay nền kinh tế phi thị trường được hiểu là nền kinh tế nơi Chính phủ độc
quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước tự ấn định giá nội địa. Mặc
dù nguyên tắc của WTO là không phân biệt đối xử với các thành viên nhưng ADA cho
phép các nước thành viên đối xử khác với các nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường
trong một thời hạn nhất định.
1.2 Các biện pháp chống bán phá giá.
1.2.1 Thuế chống bán phá giá.
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế nhập khẩu bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu

thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản
phẩm nước ngoài bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm
chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá
gây ra.
“Thông thường, mỗi nước đều có một hệ thống các qui định riêng về các điều kiện
và thủ tục áp đặt thuế chống bán phá giá. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được
nhiều nước sử dụng như một hình thức “bảo hộ hợp pháp” cho ngành sản xuất nội địa
của mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các thành viên WTO đã
cùng thoả thuận về các qui định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp
đặt thuế chống bán phá giá, tập trung trong một Hiệp định về chống bán phá giá của
WTO - Hiệp định ADA (Anti-dumping Agreement).”5
1.2.2 Áp dụng biện pháp tạm thời (provisional measures).
5

Hỏi đáp pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, WTO, EU - Câu số 4, trang 27. VCCI, Hà Nội, 2009.

13


Các biện pháp tạm thời là các biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng trong quá trình tiến hành điều tra trước khi có quyết định cuối cùng về biện pháp
chống bán phá giá, nhằm ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra cho ngành sản xuất nội địa
trong quá trình điều tra. Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng khi:
- Việc điều tra đã được bắt đầu
- Kết luận sơ bộ đã xác định có hành vi chống bán phá giá và có dẫn đến thiệt hại cho
ngành sản xuất trong nước.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm thời để ngăn chặn các thiệt
hại trong quá trình điều tra.
Thời gian áp dụng thường không sớm hơn 60 ngày từ ngày khởi xướng điều tra và
lâu nhất cũng không quá 4 tháng, trường hợp đặc biệt không quá 6 tháng. Trong quá

trình điều tra nếu phát sinh các vấn đề cần xem xét thêm, thời hạn áp dụng tương ứng có
thể là 6 tháng và 9 tháng.
Các biện pháp tạm thời bao gồm: thuế tạm thời hoặc hình thức bảo đảm (bằng tiền
đặt cọc hoặc tiền bảo đảm) tương đương mức thuế chống bán phá giá được dự kiến tạm
thời; hoặc cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế.
1.2.3 Cam kết về giá (price undertaking).
Các thủ tục điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ
biện pháp tạm thời hay thuế chống bán phá giá nếu nhà xuất khẩu có cam kết về giá.
“Cam kết về giá là thỏa thuận giữa từng nhà xuất khẩu với cơ quan có thẩm quyền nước
nhập khẩu, trong đó nhà sản xuất tự nguyện tăng giá lên hoặc đình chỉ hành động bán
phá giá vào khu vực đang điều tra”(Khoản 8.1 Điều 8. ADA) để tránh khả năng phải
chịu thuế chống bán phá giá. Mức giá cam kết tăng lên phải loại bỏ thiệt hại do việc bán
phá giá gây ra (Khoản 8.1 Điều 8. ADA), và biện pháp này được thực hiện sau khi có
kết luận về việc có hành vi bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước. Vì vậy, cam kết về giá chính là một biện pháp chống bán phá giá.
Cơ quan điều tra có thể đề nghị cam kết giá nhưng nhà xuất khẩu không có nghĩa
vụ chấp nhận, ngược lại nhà sản xuất đề nghị cam kết giá, nhưng cơ quan có thẩm quyền
cũng có thể chấp nhận hoặc từ chối.
Trong các biện pháp trên, thuế chống bán phá giá là biện pháp được DOC áp dụng
nhiều nhất, vừa loại bỏ, vừa bù đắp được thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.

14


1.3. Chống bán phá giá và các biện pháp “khắc phục thương mại” khác.
Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp “khắc phục thương mại” (“trade
remedies”), và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng
hoá nước khác. Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp
dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng

hóa nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản
phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh
tranh, thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho
ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ
nước xuất khẩu.
Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ thường
được nói đến như một công cụ bảo hộ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh
trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp, nhằm hạn chế những tác động không
thuận lợi, gây thiệt hại “nghiêm trọng” cho ngành sản xuất trong nước, do tình trạng gia
tăng “bất thường” của hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, biện pháp tự vệ có thể được áp
dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, không
có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp. Chính vì vậy, điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
phải khắt khe hơn so với hai biện pháp còn lại. Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng
biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp chỉ dừng lại ở mức cơ quan điều tra phải
chứng minh có tình trạng bán phá giá hay trợ cấp, và việc bán phá giá hoặc trợ cấp đó
gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước, thì trong các
cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh được tình
trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh
trực tiếp” trong nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa
nhập khẩu.
1.4 Vấn đề bảo hộ mậu dịch trong thương mại quốc tế.
Bảo hộ mậu dịch là việc chính phủ sử dụng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm
bảo hộ và tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa
nhập khẩu.

15


Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế quan và phi thuế quan, như: thuế quan, hệ
thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật... để hạn

chế hàng hóa nhập khẩu; hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất
khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, trợ cấp xuất khẩu...để họ dễ dàng “bành trướng” ra thị
trường nước ngoài.
Công cụ bảo hộ mậu dịch thông thường là các công cụ thuế quan và phi thuế quan. Các
công cụ phi thuế quan bao gồm: Hạn ngạch xuất nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, trợ cấp,
rào cản kỹ thuật, thủ tục hành chính, chống bán phá giá, phá giá tiền tệ, và nhiều công cụ
khác. Trong thương mại quốc tế, chống bán phá giá đang được nhiều quốc gia sử dụng, điển
hình là Hoa Kỳ và EU. Việc lạm dụng đã biến chống bán phá giá trở thành công cụ bảo hộ
mậu dịch cho quốc gia đó.
1.5 Lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá ở Hoa Kỳ.
“Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiên của Hoa Kỳ
được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá. Văn bản luật này quy định các
chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vi bán hàng nhập khẩu với giá, về cơ
bản, thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý
định phá hoại hay gây thiệt hại cho một ngành sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ”.6
Luật chống bán phá giá năm 1916 vẫn còn giá trị cho đến ngày nay, cho dù nó
không được sử dụng thường xuyên.
Trước năm 1980, các biện pháp quản lý bán phá giá của Hoa Kỳ đều được Luật
chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh. Sau đó, Luật này được thay thế bằng Luật về
Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung Mục VII mới vào Đạo luật thuế quan năm
1930, nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, và
chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ Bộ Tài chính sang Bộ
Thương mại. Mục VII sau đó đã được sửa đổi bằng Luật thuế quan và thương mại năm
1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm 1988, và gần đây nhất là các Hiệp định của
Vòng đàm phán Uruguay tháng 12/1994 (URAA). Trong đó, Mục II của URAA bổ sung
các quy định của ADA. Ngoài các điều khoản sửa đổi theo các hiệp định của Vòng đàm
phán Uruguay, URAA còn bao gồm một vài thay đổi nữa trong luật chống bán phá giá,

6


, Department of Commerce. – website của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ.

16


như sửa đổi các quy định về chống lại âm mưu bán phá giá. Các quy định chi tiết về
trình tự và thủ tục điều tra bán phá giá đã được ban hành sau đó.
1.6 Các giai đoạn trong một vụ kiện chống bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ.
Trình tự một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ gồm 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khởi xướng điều tra để áp đặt thuế chống bán phá giá (thông thường
là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại của các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp
trong nước, theo đó yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá).
Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) về
thiệt hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại).
Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) về hành vi bán
phá giá (140 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp
phức tạp).
Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của DOC (215 ngày sau khi bắt đầu điều tra,
tối đa là 275 ngày).
Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của ITC về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu
điều tra)
Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có quyết
định cuối cùng của ITC). Tổng thống có thể huỷ bỏ lệnh của ITC trong vòng 60 ngày vì
“những lý do chính trị”. Hàng năm, vào chính ngày lệnh thuế chống bán phá giá được
ban hành, các bên có cơ hội đưa ra yêu cầu xem xét lại theo thủ tục hành chính về biên
độ phá giá cho thời gian một năm kế tiếp đó.
1.7 Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ.
Những cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực chống bán phá giá của Hoa Kỳ là
những cơ quan thực hiện việc điều tra, ra quyết định về các biện pháp chống bán phá giá,
thực thi, giải quyết các khiếu kiện liên quan đến các quyết định trong hoạt động chống

bán phá giá..., cụ thể:
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (US Department of Commerce - DOC): chịu trách nhiệm:
+ Điều tra về việc bán phá giá (“less than normal value” investigation);
+ Ra quyết định chính thức về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá (sau
khi có các kết luận cuối cùng khẳng định có hành vi bán phá giá và có thiệt hại);
+ Ra quyết định về thoả thuận đình chỉ (suspension agreements);

17


+ Rà soát hành chính để xác định mức thuế chống bán phá giá chính thức
(administrative reviews);
+ Thực hiện các thủ tục rà soát do có sự thay đổi hoàn cảnh (changed
circumstances reviews), rà soát “hoàng hôn” (“sunset” reviews).
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US International Trade Commission - ITC)
chịu trách nhiệm:
+ Điều tra thiệt hại;
+ Tham gia vào quá trình điều tra trong thủ tục rà soát do thay đổi hoàn cảnh
(changed circumstances reviews), và rà soát “hoàng hôn” (“sunset” reviews).
Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ (US Customs Service) chịu trách nhiệm:
+ Thực thi các quyết định liên quan đến biện pháp chống bán phá giá;
+ Thu thuế chống bán phá giá.
Tòa án Thương mại quốc tế (US Court of International Trade - CIT):
+ Giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định của cơ quan có thẩm quyền
liên quan đến chống bán phá giá;
+ Quyết định của Tòa này về chống bán phá giá có thể bị kháng cáo lên Tòa Phúc
thẩm Liên bang Hoa Kỳ.
Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (The Office of the US Trade
Representative - USTR):
+ Tham gia đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế (trong đó có các hiệp

định liên quan đến chống bán phá giá);
+ Đại diện cho Chính phủ Hoa Kỳ tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp
(trong đó có các tranh chấp liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá) theo thủ tục
của WTO.

18


CHƯƠNG II.
PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
2.1. Văn bản pháp luật của Hoa Kỳ về chống bán phá giá.
Pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ qui định các vấn đề trình tự, thủ tục, nội
dung của quá trình điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tại Hoa Kỳ và
các cơ quan có thẩm quyền trong các hoạt động này. Hiện nay, các vấn đề về chống bán
phá giá được qui định trong các văn bản sau đây:
- Luật chống bán phá giá 1916;
- Đạo luật Thuế quan 1930;
- Các Phần 1671-1677n, Mục 19 Bộ luật Hoa Kỳ (US Federal Code);
- Các Phần 351.101-702 Mục 19 Tập hợp các văn bản pháp luật của Hoa Kỳ (US
Federal Regulation);
- Các Phần 207.1-120 Mục 19 Tập hợp các văn bản pháp luật của Hoa Kỳ.
2.2. Nội dung pháp luật Hoa Kỳ về xác định một hành vi là bán phá giá.
2.2.1. Xác định giá trị thông thường.
Việc xác định giá trị thông thường (NV) dựa trên quan hệ phụ thuộc của các chủ
thể liên quan. Phạm vi các chủ thể được xem là có quan hệ phụ thuộc nhau theo pháp
luật Hoa Kỳ rộng hơn so với qui định tại ADA.
Đó có thể là các chủ thể có quan hệ gia đình, quan hệ giữa chủ sử dụng lao động
và người lao động, quan hệ liên doanh hợp tác,... Thường thì tiêu chí để xác định quan
hệ phụ thuộc này là quan hệ sở hữu. Theo luật, các bên được xem là “phụ thuộc nhau”,
nếu một bên chiếm ít nhất 5% cổ phần có quyền biểu quyết của bên kia.

Đó có thể là quan hệ giữa các chủ thể có sự kiểm soát (bên này kiểm soát bên kia,
hoặc cả hai bên cùng kiểm soát một bên thứ ba, hoặc cả hai cùng thuộc sự kiểm soát của
một bên khác). Khái niệm “kiểm soát” được hiểu là “ở vào vị trí có thể thực hiện sự hạn
chế hoặc điều khiển một cách hợp pháp hoặc trên thực tế”. Cách định nghĩa mơ hồ này
cho phép DOC có thể xác định quan hệ phụ thuộc ngay cả trên cơ sở những giao dịch
thương mại nhất định giữa các chủ thể (ví dụ: quan hệ cung cấp, phân phối lâu dài; quan
hệ nợ;...).
Hệ quả của quan hệ phụ thuộc giữa các chủ thể trong giao dịch:

19


Giá cả trong các giao dịch giữa các chủ thể “phụ thuộc nhau” như vậy sẽ không
được tính đến trong các hoạt động sau của DOC:
(i) Trong việc xác định các giao dịch được sử dụng để tính toán NV: những giao
dịch loại này sẽ bị loại ra, trừ khi DOC xác định rằng quan hệ phụ thuộc đó không ảnh
hưởng đến giá bán của sản phẩm nước ngoài tương tự (trên cơ sở so sánh giá bình quân
trong giao dịch này với giá bình quân trong những giao dịch bình thường giữa nhà sản
xuất với các chủ thể độc lập).
(ii) Trong việc tính toán chi phí sản xuất và trị giá tính toán: trường hợp giữa nhà
sản xuất với nhà cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm bị điều tra hoặc sản
phẩm tương tự nước ngoài có quan hệ phụ thuộc, chi phí đầu vào của các sản phẩm này
sẽ không được sử dụng để tính toán chi phí sản xuất nói chung, trừ khi DOC xác định
rằng quan hệ phụ thuộc này không ảnh hưởng đến giá đầu vào.
Trước khi tính toán biên độ phá giá, DOC phải tiến hành một số điều chỉnh sau đối
với “NV” mà mình đã xác định:
- Điều chỉnh do có khác biệt về chủng loại giữa sản phẩm bị điều tra và sản phẩm
nước ngoài tương tự (ví dụ: khi không tìm được sản phẩm tương tự trên thị trường nước
xuất khẩu giống hệt với sản phẩm bị điều tra tại Hoa Kỳ);
- Điều chỉnh do có sự khác biệt về điều kiện bán hàng (ví dụ: nếu thời hạn thanh

toán tiền áp dụng cho khách hàng tại thị trường nước xuất khẩu ngắn hơn thời hạn áp
dụng cho khách hàng tại Hoa Kỳ; khác biệt về các hình thức hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ,
quảng cáo...);
- Điều chỉnh do có sự khác biệt về cấp độ bán hàng (ví dụ trong thị trường nội
địa, sản phẩm thông thường được bán buôn và bán lẻ, nhưng tại Hoa Kỳ thì sản phẩm
chỉ được bán buôn);
- Điều chỉnh do có sự khác biệt về số lượng hàng bán ra (DOC chỉ thực hiện
điều chỉnh này, nếu bị đơn có thể chứng minh được những khác biệt về số lượng này có
thể tạo ra sự chênh lệch giá);
- Điều chỉnh liên quan đến các khoản tín dụng (do có sự chênh lệch về thời gian
giữa ngày gửi hàng và ngày được thanh toán tiền hàng).

20


Tuy nhiên, pháp luật Hoa Kỳ không qui định cụ thể cách thức điều chỉnh khi có
các khác biệt nói trên. Vì vậy, DOC có thể tuỳ ý điều chỉnh các yếu tố này, do đó có
nhiều khả năng dẫn đến kết quả bất lợi cho nhà sản xuất và xuất khẩu.
“NV” sau khi được điều chỉnh vì các lý do như trên sẽ được DOC cộng thêm các
chi phí bao bì, đóng gói và các chi phí khác có liên quan để hàng hóa được đặt trong tình
trạng đóng gói hoàn hảo, sẵn sàng cho vận chuyển sang Hoa Kỳ.
Ngược lại, DOC sẽ trừ đi các chi phí sau đây (nếu đã được gộp vào giá của sản
phẩm tương tự bán cho người mua tại thị trường nội địa nước xuất khẩu liên quan):
- Chi phí bao bì, đóng gói và các chi phí khác liên quan để hàng hóa được đặt
trong tình trạng đóng gói hoàn hảo, sẵn sàng cho việc vận chuyển đến nơi giao hàng cho
người mua (trên thị trường nội địa nước XK hoặc người mua của một nước thứ ba);
- Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi tập kết hàng đến nơi giao hàng cho người
mua;
- Các loại thuế đánh vào sản phẩm tương tự hoặc đánh vào các bộ phận cấu thành
của sản phẩm, nhưng đã được điều tra hoặc được miễn trừ.

Điểm đáng lưu ý là để DOC thực hiện các điều chỉnh này, các bên bị đơn không chỉ
có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, mà còn phải đưa ra những lập luận chứng minh sự cần
thiết phải tiến hành các điều chỉnh này.
2.2.2 Xác định giá xuất khẩu.
Giá xuất khẩu (hay còn gọi là “giá Hoa Kỳ” - “US Price”) được xác định như sau:
- Giá của sản phẩm bị điều tra được nhà sản xuất, xuất khẩu bán lần đầu tiên cho
nhà nhập khẩu độc lập tại Hoa Kỳ hoặc giá bán cho một người mua độc lập để xuất khẩu
sang Hoa Kỳ (đây là giá bán trước ngày nhập khẩu vào Hoa Kỳ); hoặc
- Nếu không xác định được theo cách trên, thì giá XK sẽ được xác định là giá bán
sản phẩm trước hoặc sau ngày nhập khẩu từ người sản xuất, xuất khẩu hoặc nhà nhập
khẩu có quan hệ phụ thuộc tại Hoa Kỳ cho người mua độc lập đầu tiên của Hoa Kỳ (giá
XK theo trị giá tính toán).
Theo qui định của pháp luật Hoa Kỳ, giá XK được sử dụng trong tính toán biên
độ phá giá phải là giá xuất xưởng. Vì thế, để điều chỉnh về mức giá XK tại thời điểm
“xuất xưởng”, DOC sẽ:
(i) trừ đi các khoản sau đây, nếu chúng đã được tính gộp vào giá XK trước đó:

21


- Chi phí vận chuyển (bao gồm cước vận chuyển nội địa, thuê kho ở nước xuất
khẩu; cước vận chuyển hàng đến Hoa Kỳ, cước vận chuyển nội địa ở Hoa Kỳ, phí môi
giới..) để đưa hàng hóa liên quan từ nơi bốc hàng tại nước xuất khẩu đến địa điểm giao
hàng trên lãnh thổ Hoa Kỳ;
- Thuế xuất khẩu hoặc các loại thuế, phí khác mà nước xuất khẩu đã đánh vào
hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ đó;
Trường hợp giá XK được tính theo cách 2 (giá XK theo trị giá tính toán), thì
DOC sẽ trừ tiếp những khoản sau:
- Chi phí bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp mà nhà sản xuất, xuất khẩu phải chịu;
- Chi phí cho bất kỳ một hoạt động lắp ráp thêm nào được thực hiện tại Hoa Kỳ;

- Lợi nhuận phân bổ từ việc bán hàng, phân phối và sản xuất thêm ở Hoa Kỳ.
(ii) cộng thêm vào các khoản sau đây, nếu chúng chưa được tính gộp vào giá
XK:
- Các chi phí bao bì, đóng gói và các chi phí khác liên quan để hàng hóa ở tình
trạng đóng gói hoàn hảo, sẵn sàng cho việc vận chuyển sang Hoa Kỳ;
- Thuế nhập khẩu do nước xuất khẩu đánh vào hàng hóa, nhưng đã được miễn trừ
hoặc trả lại vì lý do hàng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ;
- Thuế đối kháng mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm, nếu có.
2.2.3 Xác định biên độ phá giá (margin of dumping – MD).
Biên độ phá giá của hàng hóa bị điều tra được DOC tính toán trên cơ sở hiệu số
giữa NV và EP của hàng hóa. Khoảng chênh lệch giữa hai loại giá này, tính trên tỉ lệ
phần trăm so với EP, sẽ là biên độ phá giá.
Biên độ phá giá = (Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu
hay
MD = (NV – EP)/EP
Mức thuế chống bán phá giá sẽ được DOC xác định căn cứ trên biên độ phá giá
này. DOC áp dụng hai phương pháp tính biên độ phá giá khác nhau trong hai trường
hợp: trong quá trình điều tra và trong quá trình rà soát.
Trong quá trình điều tra, biên độ bán phá giá được tính theo một trong 3 cách sau
đây:

22


- So sánh EP bình quân của sản phẩm tương tự trong suốt khoảng thời gian điều
tra với “NV” bình quân trong cùng khoảng thời gian đó đối với từng nhà sản xuất, xuất
khẩu nước ngoài; hoặc
- So sánh EP và “NV” của từng giao dịch của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu; hoặc
- So sánh NV bình quân với EP của từng giao dịch, nếu EP chênh lệch khá lớn
giữa những người mua, vùng lãnh thổ, thời điểm giao dịch, và DOC phải giải thích lý do

vì sao 2 cách tính trên không thích hợp khi sử dụng vào những trường hợp đó.
Trong quá trình rà soát (rà soát hành chính, rà soát “hoàng hôn”, hoặc rà soát do
thay đổi hoàn cảnh):
Khi so sánh EP của từng giao dịch với NV bình quân, NV bình quân này chỉ được
xác định trên cơ sở tính bình quân các NV của tháng diễn ra giao dịch liên quan. Nếu
không thể xác định được NV bình quân trong tháng đó, thì xác định giá này trong
khoảng thời gian 3 tháng ngay trước lần bán hàng vào Hoa Kỳ đó. Nếu không xác định
được NV trong giai đoạn này, thì xác định theo giá bình quân trong khoảng thời gian 2
tháng sau lần bán hàng liên quan. Nếu cách này cũng không được, thì DOC sẽ tự xác
định một NV phù hợp.
2.2.4. Xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa.
ITC có trách nhiệm xác định ngành sản xuất nội địa liên quan đến sản xuất hàng hoá
tương tự. Theo Đạo luật thuế quan năm 1930, ngành sản xuất nội địa là “toàn bộ các
nhà sản xuất trong nước sản xuất một sản phẩm tương tự, hoặc những nhà sản xuất có
sản lượng chung chiếm một phần chủ yếu tổng sản lượng sản xuất trong nước của sản
phẩm đó”. Các nhà sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ mà có quan hệ với những
nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu, hoặc chính họ là người nhập khẩu những sản phẩm đang
bị coi là bán phá giá, có thể bị loại trừ, và không được coi là thuộc ngành sản xuất nội
địa “trong các trường hợp thích hợp”. Các bên bị coi là có quan hệ, nếu một bên thực
hiện quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bên kia. Sự quan tâm của ITC đến
trường hợp bên có quan hệ là: liệu quan hệ của những người sản xuất với những nhà
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá bán phá giá có tạo cho họ một vị trí đặc biệt, hoặc vị
trí được bảo vệ chắc chắn trên thị trường hay không, khi so sánh với những nhà sản xuất
khác?

23


Lấy ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất thép cán cuộn, các cuộn thép cuộn nóng có thể
được bán hoặc được sử dụng như là sản phẩm cuối cùng hoặc có thể được tiếp tục chế

biến thêm thành sản phẩm thép cuộn nguội hoặc thành thép không gỉ. Vấn đề nảy sinh
là: liệu có nên đánh giá thiệt hại trên cơ sở tổng sản lượng của sản phẩm đó không? hay
chỉ trên cơ sở tổng sản lượng được bán trên “thị trường mua bán”?
Thông thường, ITC sẽ xem xét điều kiện của toàn bộ các nhà sản xuất Hoa Kỳ
sản xuất sản phẩm nội địa tương tự, khi xác định xem liệu thiệt hại “đáng kể” có phải bắt
nguồn từ hàng hoá được nhập khẩu một cách không công bằng hay không? ITC sẽ xem
xét tác động của hàng nhập khẩu được bán phá giá đến tổng sản lượng của sản phẩm
tương tự nội địa. Tuy nhiên, nếu những điều kiện nhất định được xác định là có tồn tại,
thì ITC sẽ tập trung chủ yếu vào “thị trường mua bán” để xác định thiệt hại.
2.2.5. Xác định tác động của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra.
- Các yếu tố được xem xét:
Về cơ bản, các yếu tố được ITC xem xét trong quá trình này là sự sụt giảm thực
tế hoặc tiềm tàng về sản lượng, thị phần, lợi nhuận, ảnh hưởng tiêu cực đến sự lưu
chuyển vốn, sử dụng nhân công, lương, khả năng tăng cường vốn và đầu tư.
Ngoài ra, ITC còn tiến hành xem xét một số yếu tố khác, như: ảnh hưởng tiêu cực
(thực tế hoặc tiềm tàng) đến các cố gắng của ngành sản xuất trong nước trong sản xuất
và phát triển (bao gồm cả các cố gắng để phát triển một loại sản phẩm khác tiến bộ hơn
hoặc có cải tiến mới). ITC xem xét cả độ lớn của biên độ phá giá mà DOC đã tính toán
như một yếu tố để xác định mức độ ảnh hưởng.
Theo qui định, ITC phải xem xét các yếu tố nói trên trong bối cảnh của chu kỳ
kinh doanh, có tính đến tất cả các nhân tố cạnh tranh liên quan riêng có của ngành sản
xuất đang xem xét.
- Cách xác định mối quan hệ nhân quả:
Để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra bán
phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất nội địa liên quan, ITC thường sử dụng công thức
tính toán do Phòng Kinh tế của ITC thiết lập. Theo công thức này, người ta sẽ tính toán
sản lượng và mức giá mà ngành sản xuất nội địa đáng lẽ đạt được, nếu không có sự tồn
tại của hàng hóa nhập khẩu liên quan, từ đó tính toán mức độ ảnh hưởng của hàng nhập
khẩu.


24


- Kết luận về thiệt hại “đáng kể”:
Trên cơ sở kết quả điều tra về tác động của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra bán
phá giá đến ngành sản xuất trong nước, ITC sẽ cân nhắc mức độ thiệt hại của ngành sản
xuất trong nước. Nếu ITC cho rằng thiệt hại này là “đáng kể”, thì cơ quan này sẽ ra kết
luận khẳng định về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt
hại.
- “Nguy cơ” gây thiệt hại đáng kể:
Trong trường hợp ITC xác định rằng hàng hóa nhập khẩu không gây thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất nội địa, thì ITC sẽ phải tiếp tục xác định xem: liệu trong
tương lai có thể xảy ra việc bán phá giá ở mức độ lớn không? và nếu có, thì liệu có thể
gây ra thiệt hại đáng kể hay không, nếu không có quyết định áp đặt thuế chống bán phá
giá hoặc một thoả thuận đình chỉ? Nếu câu trả lời là có, thì ITC sẽ đưa ra kết luận khẳng
định, với lý do có “nguy cơ” gây thiệt hại đáng kể.
- Cản trở sự phát triển của ngành sản xuất nội địa:
Nếu thiệt hại được xác định là có tác động gây cản trở việc hình thành ngành sản
xuất nội địa, thì ITC phải xem xét xem thực tế ngành sản xuất nội địa đã hình thành hay
chưa? Cụ thể là: (i) thời điểm bắt đầu việc sản xuất ra sản phẩm đó tại Hoa Kỳ; (ii) việc
sản xuất đó có được tiến hành ổn định hay không, hay vừa mới bắt đầu tiến hành đã kết
thúc? (iii) qui mô của ngành sản xuất nội địa đó trong tương quan với tổng thể thị trường
nội địa; (iv) ngành sản xuất liên quan của Hoa Kỳ có đạt được mức hoà vốn hay không?;
và (v) những hoạt động đó đã thực sự là một ngành sản xuất mới hay chưa, hay mới chỉ
dừng lại ở một dây chuyền sản xuất của một nhà máy? Nếu ngành sản xuất liên quan
chưa được hình thành, thì ITC sẽ đánh giá xem những khó khăn của ngành sản xuất đó
là những khó khăn thông thường khi một ngành sản xuất mới khởi động thường gặp
phải, hay đó là hệ quả của việc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra liên quan.
2.3. Thủ tục xác định một hành vi là bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ.
2.3.1. Bảng câu hỏi.

Việc thu thập những thông tin cần thiết để xác định liệu có tồn tại việc bán phá giá
hay không và phá giá với mức độ nào sẽ được thực hiện bằng cách sau đây: DOC gửi
cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu những mặt hàng đang được điều tra những bản yêu
cầu cung cấp thông tin (Requests for Information - RFI), hoặc bảng câu hỏi. Do cơ cấu

25


×