Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.78 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) kế thừa hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu
hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ
thống thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ
dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không
ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự
khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương
mại quốc tế.
Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các hiệp định của mình, WTO
đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến trình
toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để
phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ
thống các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và
đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các
nước đang phát triển.
Để có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng đó với đề tài: “Hiệp định chống
bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và thách thức,
khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” được chọn
để nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu, kết luận, tiểu luận được trình bày trong 3
chương:
Chương I: Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá
của Hoa Kỳ
Chương II: Những thách thức và khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng
hoá Việt Nam
Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị
1
CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
VÀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
A. Hiệp định chống bán phá giá
Trong những năm gần đây các vụ kiện về bán phá giá trong thương mại


quốc tế có xu hướng gia tăng. Trong khuôn khổ của WTO hành vi bán phá giá
được điều tiết bởi Hiệp định chống bán phá giá, tên đầy đủ của hiệp định này
là Hiệp định về thực hiện Điều VI của Hiệp định khung về thuế quan và
thương mại 1994. Hiệp định gồm 3 phần với 18 điều và 2 phụ lục.
1. Khái niệm bán phá giá
Một khái niệm bán phá giá được nêu ở Điều 2 của Hiệp định. Một hành vi
được coi là bán phá giá nếu như hàng hoá được sản xuất ở một nước và được
bán ở nước khác với giá thấp hơn giá bán ở trong nước. Thông thường bán
phá giá được xem là hành vi thương mại không công bằng và do vậy các
chính phủ có quyền hành động để chống lại việc bán phá giá nhằm bảo vệ
quyền các ngành sản xuất nội địa.
Người ta thường phân biệt đa dạng bán phá giá: phân biệt giá quốc tế;
định giá mang tính cướp bóc; và phá giá tuỳ từng lúc. Trong ba dạng trên
định giá mang tính cướp bóc được định nghĩa là việc đặt giá thấp hơn chi phí
với mục đích làm tổn hại hoặc loại trừ đối thủ cạnh tranh ở ngành sản xuất
nội địa để nâng giá hàng nhập khẩu về sau. Do vậy, hình thức bán phá giá này
thường được xem là lý do chủ yếu xem xét về mặt kinh tế của việc áp dụng
luật chống bán phá giá.
2. Điều chỉnh chống bán phá giá của GATT
Cả GATT 1947 và GATT 1994 đều không đưa ra luật chống bán phá
giá mà chỉ cho phép các thành viên có thể áp dụng các biện pháp chống bán
phá giá và đưa ra các quy tắc điều chỉnh việc áp dụng biện pháp chống bán
phá giá.
2
Hiệp định chống bán phá giá cho phép các chỉnh phủ được phép áp đặt
các biện pháp chống bán phá giá khi ngành cạnh tranh nội địa thực sự bị tổn
hại. Muốn áp dụng các biện pháp chống phá giá một nước phải:
- Chỉ ra được đang diễn ra việc bán phá giá (theo định nghĩa bán phá giá);
- Tính toán được mức độ phá giá, hay biên phá giá, có nghĩa là giá xuất khẩu
thấp hơn bao nhiêu so với giá trị ở thị trường nội địa của nước xuất khẩu;

- Chứng minh được rằng phá giá gây ra tổn thất đủ lớn về mặt vật chất.
- Biện pháp chống bán phá giá các nước thường áp dụng là áp đặt thuế chống
bán phá giá nhằm tăng giá trở lại mức thông thường.
3. Xác định việc bán phá giá (Điều 2)
Một sản phẩm được gọi là được bán phá giá nếu như giá xuất khẩu là
thấp hơn giá trị thông thường của nó. Giá trị thông thường được định nghĩa là
giá trong điều kiện thương mại bình thường của hàng hoá tương tự tại thị
trường nội địa của nước xuất khẩu.
Trong trường hợp không xác định được giá trị thông thường theo định
nghĩa trên, ví dụ do sản phẩm tương tự không được bán ở thị trường nội địa,
thì giá trị thông thường được xác định như sau:
- Dựa vào nước xuất khẩu thứ ba: lấy giá nhà xuất khẩu bán cho nước
thích hợp thứ ba.
- Tính toán giá trị thông thường: bằng chi phí sản xuất ở nước xuất xứ
cộng với một mức chi phí hợp lý về quản lý, bán hàng, và đưa mức lợi nhuận
hợp lý. Về điểm này, Hiệp định cũng đưa ra mức những quy định cụ thể cho
một số trường hợp đặc thù.
Trong trường hợp nước bán phá giá có nền kinh tế phi thị trường, WTO
cho phép thành viên của nó có thể không chấp nhận giá cả hoặc chi phí trong
nền kinh tế phi thị trường đó làm cơ sở thích hợp cho việc tính toán giá trị
thông thường do họ cho rằng giá hoặc chi phí đó là chính phủ áp đặt và
không bị chi phối bởi các lực lượng thị trường. Trong trường hợp đó cơ quan
điều tra có quyền sử dụng giá cả hoặc chi phí ở nước thứ ba làm căn cứ cho
3
việc tính giá trị thông thường. Trên thực tế, đây là một điều thiệt thòi cho các
nước bị quy cho là không có nền kinh tế thị trường vì chi phí thường bị đánh
giá cao hơn nhiều so với thực tế. Đây là trường hợp xảy ra trong vụ các chủ
trại cá basa Hoa Kỳ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá.
4. Xác định biên phá giá và mức độ tổn thất
Biên phá giá thường xác định bằng cách so sánh bình quân gia quyền

của giá bán nội địa với bình quân gia quyền của giá bán ở thị trường xuất
khẩu, hoặc bằng cách so sánh giá nội địa và giá xuất khẩu trên cơ sở giao
dịch với giao dịch.
Để xác định mức độ tổn thất do việc bán phá giá gây ra, WTO yêu cầu
phải có qúa trình điều tra tuân thủ các thủ tục quy định. Về nguyên tắc, quá
trình điều tra phải tạo cơ hội cho các bên liên quan đưa ra các bằng chứng của
mình.
Hiệp định đưa ra các quy định cụ thể sau:
- Việc điều tra chống bán phá giá phải được chấm dứt ngay lập tức nếu
các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên phá giá là không đáng kể, cụ
thể là nhỏ hơn 2% so với giá xuất khẩu;
- Việc điều tra cũng phải kết thúc nếu tổng mức nhập khẩu bị phá giá là
không đáng kể, có nghĩa là tổng mức nhập khẩu từ một nước là nhỏ hơn 3%
tổng mức nhập khẩu sản phẩm đó. Tuy nhiên, việc điều tra vẫn có thể tiến
hành nếu nhiều nước gộp lại chiếm bằng hoặc hơn 7% tổng mức nhập khẩu
mặc dù từng nước chỉ cung cấp ít hơn 3%;
- Các biện pháp chống bán phá giá chỉ là hiệu lực trong vòng 5 năm tính
từ ngày có hiệu lực, trừ khi việc điều tra chỉ ra rằng việc chấm dứt các biện
pháp chống bán phá giá sẽ lại dẫn đến sự tổn thất cho ngành sản xuất nội địa;
- Phải bảo đảm rằng các bên có liên quan đều được tạo cơ hội đầy đủ để
đưa ra các bằng chứng hoặc bảo vệ các lý lẽ của mình;
4
- Nếu việc điều tra có thể minh chứng được rằng có việc bán phá giá và
ngành nội địa bị tổn hại, thì nước xuất khẩu có thể nâng giá bán của mình đến
mức phù hợp nhằm tránh bị áp đặt thuế chống bán phá giá;
- Mọi khiếu kiện về sự không nhất trí với Hiệp định có thể tham khảo
quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO.
Ngoài các nội dung chính trên, Hiệp định còn có cơ chế cho phép tiến
hành chống bán phá giá nhân danh nước thứ ba khi nước thứ ba uỷ quyền và
yêu cầu (Điều 14).

Về mặt tổ chức thực hiện, Uỷ ban thực thi chống bán phá giá sẽ chịu
trách nhiệm giám sát thi hành luật. Việc tham vấn và giải quyết các tranh
chấp liên quan sẽ dựa trên thoả ước giải quyết tranh chấp (DSU).
Như đã nhắc tới ở mục trước, Điều 6 của Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ cũng thừa nhận quyền của mỗi bên áp dụng các “luật và quy
định của mình đối với thương mại không lành mạnh kể cả đạo luật chống phá
giá và luật thuế đối kháng”.
B. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ
a. Trường hợp áp dụng
Thuế chống bán phá giá sẽ được đánh vào một mặt hàng nhập khẩu nếu
hàng nhập khẩu được xác định là bán phá giá. Khái niệm “phá giá” được dựa
theo chuẩn mực của WTO.
b. Điều tra bán phá giá
Giống như điều tra đánh thuế bù, điều tra bán phá giá được khởi xướng
hoặc dựa trên đơn kiện của một ngành hoặc do bản thân Bộ thương mại.
Bộ thương mại có nhiệm vụ điều tra liệu có tình trạng bán phá giá hay
không. ITC cần điều tra xem do nhập khẩu một nghành của Mỹ có tổn hại,
hay đe doạ bị tổn hại về vật chất, hay một nghành mới thành lập có suy giảm
hay không.
c. Thuế suất chống bán phá giá
Thuế suất chống bán phá giá được tính dựa vào biên bán phá giá, tức là
chênh lệch giữa giá trị thông thường của hàng hoá và giá xuất khẩu. Luật của
Hoa Kỳ có quy định chi tiết về tính toán các loại giá này đối với trường hợp
5
kinh tế thị trường và kinh tế phi thị trường, và nhìn chung đều theo các quy
định chung của WTO. Ví dụ giá xuất khẩu là 100$ còn giá trị thông thường là
125$, lúc đó biên phá giá là 125$ - 100$ = 25$, và mức thuế bán phá giá sẽ là
(125$ - 100$)/ 100 = 0,25 hay 25%.
Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ còn cho phép một ngành của Hoa
Kỳ đệ đơn khiếu nại bán phá giá ở nước thứ ba. Khi đệ đơn ngành đó phải

chứng minh cho Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) thấy rằng
vì sao việc bán phá giá đó lại gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ, và
yêu cầu cơ quan này phải bảo vệ quyền lợi của họ theo quy tắc của WTO.
Nếu USTS thấy rằng sự khiếu kiện là có cơ sở thì sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền thích hợp ở nước thứ ba thay mặt Hoa Kỳ tiến hành việc chống bán phá
giá.
Ngoài ra theo Hiệp định chống bán phá giá của vòng đàn phán Uruguay,
chính phủ của một thành viên của WTO có thể đệ đơn lên USTR yêu cầu điều
tra chống bán phá giá đối với một sản phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ
nước thứ ba.
d. Trình tự tiến hành các thủ tục tố tụng
1. Bên nguyên đệ đơn lên Bộ thương mại và ITC.
2. Nếu vụ kiện được chấp nhận, 45 ngày sau ngày nộp đơn hoặc sau khi
Bộ thương mại bắt đầu tự tiến hành điều tra, ITC phải sơ bộ xác định sự thiệt
hại hoặc đe doạ thiệt hại đối với một nghành của Mỹ.
3. Nếu ITC xác định là không hoặc đe doạ gây thiệt hại thì vụ kiện sẽ
dừng lại. Nếu xác định là có thì Bộ thương mại phải xác định có hay không
việc bán phá giá.
4. Nếu Bộ thương mại phán quyết rằng vụ kiện là có cơ sở thì sau khi sơ
bộ khẳng định, Bộ thương mại phải xác định biên phá giá bình quân gia
quyền, đó là mức chênh lệch giữa giá trị thông thường của sản phẩm của nước
ngoài và giá xuất khẩu. Bộ có thời gian 140 ngày tính từ ngày bắt đầu điều tra
cho công việc này, và có thể kéo dài tối đa đến 190 ngày.
6
5. Nếu sơ bộ xác định là có bán phá giá thì nhà xuất khẩu phải ký gửi
một khoản đặt cọc cho Sở Hải quan Hoa Kỳ bằng với tổng mức biên phá giá
ròng.
6. Nếu Bộ thương mại xác định sơ bộ là không có bán phá giá thì nhà
xuất khẩu không phải ký gửi tiền đặt cọc. Tuy nhiên, cả Bộ thương mại và
ITC đều phải tiếp tục điều tra để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Ở bước này

luật có đưa ra những điều khoản cho việc đạt đến một thoả thuận ngừng vụ
kiện nếu đáp ứng những điều kiện nhất định.
7. Trong vòng 75 ngày của giai đoạn xác định sơ bộ, trong điều kiện
bình thường. Bộ thương mại phải đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu kết luận cuối
cùng của Bộ thương mại là không có bán phá giá, thì quá trình điều tra sẽ kết
thúc và khoản tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho nhà xuất khẩu. Nếu kết
luận là có thì ITC phải đưa ra kết luận cuối cùng về việc có bị tổn hại hay
không.
8. Đến ngày thứ 120 sau khi Bộ thương mại đưa ra kết luận sơ bộ là có,
hoặc đến ngày thứ 45 sau khi Bộ thương mại đưa ra kết luận cuối cùng ITC
phải đưa ra kết luận cuối cùng.
9. Nếu kết luận cuối cùng của ITC là có thì Bộ thương mại sẽ ban hành
lệnh áp thuế chống bán phá giá trong vòng 7 ngày sau khi ITC thông báo kết
luận cuối cùng.
10. Nếu có kiến nghị, Bộ Thương mại phải xem xét lại, thường là 12
tháng một lần, biên phá giá đối với hàng hoá trong lệnh đánh thuế chống bán
giá hiện hành. Nếu có yêu cầu Bộ thương mại phải xem xét lại các cuộc điều
tra đã được đình chỉ để xác định tình trạng và sự tuân thủ thoả thuận và biên
phá giá.
11. Các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay quy định Bộ Thương mại
và ITC phải tiến hành rà soát lần cuối trong vòng 5 năm kể từ khi ban hành
lệnh để xác định xem việc huỷ bỏ lệnh có dẫn đến sự tiếp tục hay tái diễn việc
bán phá giá và tổn hại về vật chất không.
12. Có thể huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc kết thúc điều tra nếu như
ITC kết luận rằng sự huỷ bỏ hiặc đình chỉ đó không dẫn đến sự tiếp tục hay
7

×