Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ common law

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.4 KB, 4 trang )

A. Mở đầu.
Common law được hiểu là một dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới – bao
gồm các hệ thống pháp luật của các nước có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp
luật nước Anh. Hệ thống nguồn luật của dòng họ Common law bao gồm: án lệ (tiền
lệ pháp), luật công bình (ở Anh), luật thành văn, tập quán pháp, các tác phẩm nghiên
cứu pháp luật, lẽ phải tự nhiên. Trong đó, án lệ chiếm một vai trò quan trọng. Bài
viết của em nhằm tìm hiểu sâu thêm về vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật
của dòng họ common law.
B. Nội dung.
1. Khái quát chung
Án lệ là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền
lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Với Common Law theo chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận
quy nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc, án lệ lựa chọn là
nguồn chính. Điều này mang tới một hệ thống Common law mở, gần gũi với đời
sống thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy
pháp luật. Án lệ xuất hiện ở Anh, năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống
luật chung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầy quyền năng, ông đưa
các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách
thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thành Luân
đôn và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các thẩm phán khác. Những phán
quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ (precedent), hay theo Tiếng Latin là
stare decisis. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu sự ràng buộc bởi những phán
quyết đã có từ trước đó. Thuật ngữ “Common Law” bắt đầu xuất hiện từ thời điểm
đó. Như vậy trước khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của Anh, Common
Law đã được áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỉ.
Điều kiện để áp dụng án lệ:
1


- Án lệ phải tồn tại từ lâu và phù hợp với nội dung vụ việc đang xem xét.


Thẩm phán phải tìm ra án lệ phù hợp và mang tính bắt buộc.
- Thực tiễn đòi hỏi việc áp dụng án lệ phải bảo đảm được tính chắc chắn và sự
ổn định của một hệ thống pháp luật.
- Nguyên tắc stare decisis: các tranh chấp tương tự cần đạt đến các kết quả
pháp lí tương tự.
- Chỉ có những bản án được coi là có tính bắt buộc mới tạo thành án lệ và có
giá trị pháp lí.
Ở Anh, sự tập trung quyền lực của tòa án là điều kiện và nguyên nhân phát
triển án lệ.
2. Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ common law.
a. Án lệ là nguồn luật chính thống và chủ yếu.
Common law là dòng họ pháp luật thừa nhận án lệ như nguồn luật chính
thống, tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết tiền lệ pháp ở các hệ
thống pháp luật này đều ít, nhiều chi phối hệ thống luật án lệ theo hướng: các phán
quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới
trong quá trình xét xử các vụ việc hiện tại. Học thuyết này được triển khai áp dụng
trên thực tế thông qua việc xuất bản các phán quyết của tòa án có giá trị ràng buộc
để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống, đáng tin cậy cho việc áp
dụng thống nhất tiền lệ pháp tại các tòa án toàn quốc trong công tác xét xử.
Án lệ ở Anh đậm nét vì ở Anh nó đã trở thành một nguyên tắc đã ăn sâu vào
tiềm thức của người Anh. Việc bám sát vào tiền lệ pháp trong hoạt động xét xử là
yêu cầu nghiêm ngặt. Mức độ tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc stare decisis của các tòa
án ở Anh thể hiện ở sự không muốn phủ nhận các phán quyết trong quá khứ của
chính mình. Ngoài ra các tòa án Anh tạo ra luật và thay đổi luật bằng các bản án của
họ nhưng các thẩm phán có xu hướng ra sức biện luận trong các bản án của mình
2


rằng trong các vụ án đang thụ lý họ không làm gì hơn ngoài việc “ tìm ra” các quy
định pháp luật đã có và đã được động đến trong án lệ.

b, Án lệ là nguồn cho những nguồn luật khác, là giải pháp có hiệu quả khi chưa có
luật điều chỉnh, tạo ra sự an toàn pháp lý cho công dân và sự ổn định của xã hội,
đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử.
Án lệ giúp cung cấp nguồn “sinh khí” của những văn bản pháp lý, các nguồn
luật khác, nhờ đó các đạo luật được gắn liền với thực tiễn. Án lệ cũng giúp tạo ra sự
an toàn pháp lý cho công dân và sự ổn định của xã hội khi mọi hành vi của các thành
viên trong xã hội đều được thực hiện trong khuôn khổ ứng xử đã được xác lập như
một tiền lệ.
Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, để đảm bảo sự thống nhất trong
việc xây dựng, đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thể hiện
sự tôn trọng phán quyết của tòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo
những bản án đã được tuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể
của mình.
3. Hiện trạng áp dụng án lệ hiện nay.
Thực tiễn hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới đã làm cho án lệ không còn
là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày càng trở thành nguồn luật quan
trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực
không có án lệ.
Trong pháp luật Anh nếu có xung đột giữa các văn bản pháp luật và án lệ,
người ta sẽ áp dụng các văn bản pháp luật. Tuy nhiên theo tư duy truyền thống vốn
coi trọng án lệ, các thẩm phán Anh luôn cố gắng giải thích các văn bản theo hướng
nhằm hạn chế tối đa việc áp dụng.
3


Ở Anh, những phán quyết của Thượng nghị viện, Tòa phúc thẩm và tòa cấp
cao ( High court) có giá trị ràng buộc đối với các tòa án cấp thấp hơn. Tuy nhiên
không phải toàn bộ các phán quyết của các tòa án này đều có giá trị ràng buộc mà
chỉ có những bản án được xuất bản mới trở thành án lệ và có giá trị ràng buộc. Phán
quyết của Tòa phúc thẩm và Tòa án cấp cao không có giá trị ràng buộc Thượng nghị

viện nhưng thông thường Thượng nghị viện rất tôn trọng phán quyết của các tòa án
này. Từ sau năm 1966 thì Thượng nghị viện Anh không bắt buộc phải tuân thủ các
phán quyết của chính mình. Phán quyết của Tòa án hình sự trung ương, Tòa địa hạt
và tòa án hình sự và gia đình không phải là án lệ và không có giá trị ràng buộc.
Ở Việt Nam lâu nay mặc dù không thừa nhận án lệ với tư cách là một loại
nguồn chính thức nhưng thực tế những biến dạng của án lệ đang ngự trị và chiếm
một vị trí khá quan trọng đặc biệt trong hoạt động xét xử của toà án. Các toà án địa
phương vẫn dựa trên các hướng dẫn, các báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối
cao để giải quyết các vụ việc tương tự, là giải pháp khá hiệu quả khi chưa có luật
điều chỉnh. Mặc dù không được chính thức hoá thừa nhận nhưng thực tế án lệ vẫn đi
theo con đường riêng của nó.
C. Kết luận.
Án lệ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common
law. Nó không chỉ là nguồn luật chính thống và chủ yếu mà còn cung cấp nguồn cho
những nguồn luật khác. Thực tiễn cho thấy các nước thuộc dòng họ Common law
ngày càng sử dụng luật thành văn thay cho án lệ - vốn là đặc điểm pháp luật dòng họ
này. Tuy nhiên án lệ vẫn khẳng định được vị trí của nó, là giải pháp có hiệu quả khi
chưa có luật điều chỉnh, tạo ra sự an toàn pháp lý cho công dân và sự ổn định của xã
hội, đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử.

4



×