Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm kiên đoàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.85 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÀNG THỊ CÀY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM KIÊN ĐOÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014– 2018


Thái Nguyên – năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÀNG THỊ CÀY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM KIÊN ĐOÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K46 KTNN N02


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014– 2018

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Hoàng Sơn

Thái Nguyên – năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã bước đầu được tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức và trải nghiệm so
với những gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động
hiện nay và hoàn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Ths.Đỗ Hoàng Sơn,
em đã thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất
kinh doanh tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Đỗ Hoàng
Sơn, người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện

đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và chú Nguyễn Văn Kiên, cô
Nguyễn Thị Đoàn chủ cơ sở đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
một cách tốt nhất.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Giàng Thị Cày


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Lợi nhuận của cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn qua các năm ....... 16
Bảng 3.2: Số lao động trực tiếp tại cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn............. 19
Bảng 3.3: Chi phí xây dựng, đầu tư cơ bản của cơ sở Kiên Đoàn .................. 22
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp những chi phí biến đổi cho hoạt động SXKD năm
2017 .............................................................................................. 23
Bảng 3.5: Tổng chi phí biến đổi của cơ sở Kiên Đoàn năm 2017 .................. 24
Bảng 3.6: Thu nhập của cơ sở giết mổ Kiên Đoàn năm 2017 ........................ 24
Bảng 3.7: Chi phí phân bổ............................................................................... 25


iii


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Giải nghĩa

ATVSTT

An toàn vệ sinh thực phẩm

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

GCN

Giấy chứng nhận

GSGC

Gia súc gia cầm

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLNN

Quản lý Nhà nước


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

TP

Thành phố

TX

Thị xã


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 3

1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 6
2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm................................. 6
2.1.1. Khái niện hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ........................................ 6
2.1.2. Quy định điều kiện về cơ sở hạ tầng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ..... 7
2.1.3. Trách nhiệm của chủ cơ sở giết mổ và những người trực tiếp tham gia
hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm: .................................................................. 9
2.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ........................... 11
2.2.1. Thực trạng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Việt Nam ............... 11
2.2.2. Thực trạng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Thái Nguyên .......... 12
PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................. 15
3.1. Khái quát về cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn .......................... 15
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn ... 15
3.1.2. Kết quả hoạt động SXKD của cơ sở Kiên Đoàn qua các năm .................... 16


v

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong SXKD của cơ sở Kiên Đoàn ........... 16
3.2. Đánh giá các yếu tố nguồn lực của cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn ..... 18
3.2.1. Lao động................................................................................................ 18
3.2.2. Mặt bằng hoạt động SXKD của cơ sở Kiên Đoàn ................................ 19
3.2.3. Tiền vốn đầu tư cho hoạt động SXKD tại cơ sở Kiên Đoàn ................ 20
3.2.4. Các trang thiết bị phục vụ hoạt động SXKD tại cơ sở Kiên Đoàn ....... 20
3.2.5. Mối quan hệ và hợp tác, liên kết trong SXKD của của cơ sở Kiên Đoàn .... 21
3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn ... 22
3.3.1. Phân tích về những chi phí trong SXKD của của cơ sở ................................ 22
3.3.3. Khấu hao và Chi phí phân bổ hàng năm ............................................... 24

3.3.3.1. Khấu hao chuồng trại nuôi gà trước giết mổ và nhà xưởng chế biến 25
3.3.4. Lợi nhuận của cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn năm 2017 .................. 26
3.4. Những nội dung thực tập cụ thể tại cơ sở giết mổ Kiên Đoàn................. 28
3.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................... 30
3.5.1. Những điều kiện cần có để có thể phát triển của cơ sở giết mổ ........... 30
3.5.2. Yêu cầu cần có của một chủ cơ sở kinh doanh giết mổ ........................ 31
3.5.3. Kỹ năng cần chú ý khi phát triển cơ sở kinh doanh giết mổ................. 31
3.5.4. Hợp tác, liên kết đầu vào – đầu ra trong kinh doanh giết mổ..................... 31
3.6. Đề xuất một số giải pháp đối với cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn .............. 32
PHẦN 4. KẾT LUẬN ..................................................................................... 35
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 35
4.2.1. Đối với cơ sở ......................................................................................... 36
4.2.2. Đối với chính quyền và các cơ quan chuyên môn ................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


1

PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp hàng hóa, ngoài việc chú ý mở rộng quy mô và
nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm thì cần phải đặc biệt quan tâm đến
khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Bởi lẽ, chế biến và tiêu thụ các nông sản
đầu ra được đẩy mạnh sẽ kéo theo sản xuất thuận lợi và hiệu quả, giảm thua
thiệt, rủi ro cho người nông dân. Hoạt động chế biến các sản phẩm đầu ra
trong sản xuất nông nghiệp sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và đem lại
thêm giá trị gia tăng.
Thực tế hiện nay, các đơn vị chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa nói

chung và các sản phẩm chăn nuôi nói riêng chưa được quan tâm phát triển.
Hầu hết các đơn vị này đều phát triển tự phát, tự hạch toán kinh doanh trong
điều kiện tự chủ về nguồn lực, thiếu những kiến thức về tổ chức quản lý nên
chi phí sản xuất và rủi ro thường lớn.
Đối với ngành chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là khâu quan
trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng cũng như trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tuy
nhiên, hiện nay chưa có nhiều các lò giết mổ tập trung với quy mô lớn mà đa phần
đều là cơ sở nhỏ lẻ, không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, gây tâm lý lo ngại cho
người tiêu dùng.
Tại Thái Nguyên, với dân số trên 1,2 triệu người và khoảng 70 nghìn học
sinh, sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học như hiện nay cho
thấy, nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày của
người dân trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn
thực phẩm tràn lan như hiện nay, người tiêu dùng Thái Nguyễn vẫn phải vừa ăn
vừa sợ bởi chưa tìm được nguồn cung cấp thịt gia súc, gia cầm đáng tin cậy.


2

Để có sản phẩm thịt “sạch”, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, từ khâu chăn
nuôi, giết mổ đến bảo quản, kinh doanh đều phải thực hiện theo quy định của Nhà
nước. Tuy nhiên, tại Thái Nguyên, việc chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh thịt động vật
phần lớn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh
vực này.
Để có những thông tin chính xác và hiểu rõ về tổ chức, hoạt động và doanh thu
của các đơn vị được cấp phép tham gia giết mổ gia súc, gia cầm tại Thái Nguyên,
cần thiết phải tiến hành nghiên cứu trải nghiệm thực tế tại đơn vị. Đối với mỗi sinh
viên, quá trình nghiên cứu học tập tại các đơn vị chế biến và tiêu thụ nông sản hàng
hóa nói chung và tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nói riêng sẽ giúp sinh viên

củng cố thêm những kiến thức lý luận, học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm sản xuất thực tế. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tôi chọn đề
tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở giết
mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiện tại cơ sở giết mổ
gia cầm Nguyễn Văn Kiên, giúp người học tăng cường hiểu biết về thực tế,
hiệu quả kinh tế của cơ sở giết mổ, phân tích những thuận lợi khó khăn,
những vấn đề đặt ra với cơ sở giết mổ. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện về cơ sở vật chất, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và nâng cao
hiệu quả kinh tế cho cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn đáp ứng nhu
cầu về thực phẩm thịt an toàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

* Về chuyên môn
- Vận dụng được những kiến thức lý luận đã được học vào việc đánh giá, phân


3

tích mô hình tổ chức và hoạt động SXKD của cơ sở nghiên cứu.
- Học hỏi được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong quá
trình xây dựng, tổ chức quản lý, hoạt động SXKD của cơ sở giết mổ gia súc
gia cầm Kiên Đoàn.
- Đánh giá và xác định được những điều kiện cần thiết cho phát triển và hoạt
động của một cơ sở giết mổ gia súc gia cầm hiệu quả, bền vững.
- Học hỏi được phương pháp nhận diện những vấn đề tồn tại trong tổ chức
quản lý và SXKD của cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn, tìm hiểu nguyên
nhân và cách giải quyết của chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, từ đó rút ra những

bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.
* Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo
kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.
- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến nơi
đến chốn, chính xác, kịp thời các công việc được phân công.
- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực
tập.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của mô hình cơ sở giết mổ
gia súc gia cầm Kiên Đoàn, thành phố Thái Nguyên.
- Tìm hiểu và đánh giá quá trình chuẩn bị, xây dựng và phát triển các
nguồn lực cần thiết cho sản xuất kinh doanh tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm


4

Kiên Đoàn.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của cơ sở giết mổ qua các năm.
- Đánh giá mô hình tổ chức của cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên
Đoàn để làm rõ được những ưu điểm và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả
SXKD của cơ sở.
- Nghiên cứu học tập các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ thực tế
trải nghiệm các hoạt động tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn.
- Đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cho cơ
sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn.

1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính
thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành
của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến cơ sở.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ cơ sở
giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn trên địa bàn nghiên cứu thông qua phỏng vấn
trực tiếp chủ cơ sở. Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ
yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ cơ sở.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Tham gia thực tế các hoạt động tại cơ sở giết mổ như người lao động
thực thụ để có thể nắm bắt những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động sản xuất của cơ
sở, phỏng vấn, điều tra cơ sở, nhằm có cái nhìn tổng quát về cơ sở, đồng thời cũng
là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà chủ cơ sở cung cấp.


5

+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ cơ sở thảo luận về những vấn đề khó khăn, tồn tại cơ sở
đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sách của nhà nước từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả cơ sở trong những năm tới.
+ Phương pháp học tập thông qua trải nghiệm những hoạt động thực tế.
+ Trao đổi, thảo luận về công việc cùng với chủ cơ sở giết mổ gia súc
gia cầm Kiên Đoàn, người lao động trong cơ sở về các vấn đề quan tâm.
+ Quan sát thực tế, ghi chép cẩn thận những thông tin quan trọng,

những vấn đề chưa rõ, những bí quyết kinh nghiệm thu lượm được.
+ Phỏng vấn về quá trình phát triển cơ sở giết mổ, các nguồn lực cần
thiết cho phát triển cơ sở qua tìm hiểu từ các lao động trong cơ sở.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15/1/2018 – 15/5/2018
- Địa điểm: Tại cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn, thành phố Thái
Nguyên.


6

PHẦN II

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
2.1.1. Khái niện hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Theo Điều 3 Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT về quy định điều kiện
vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động giết mổ gia súc - gia cầm thì việc giết mổ gia súc, gia cầm theo pháp
luật được thực hiện tại cơ sở giết mổ cố định, được cơ quan có thẩm quyền
cấp phép hoạt động và phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
của pháp luật. Trong các cơ sở giết mổ phải phân chia thành từng khu riêng
như khu nuôi nhốt động vật trước khi giết mổ, khu giết mổ, khu bẩn, khu
sạch. Khu sạch là nơi diễn ra hoạt động rửa, kiểm tra thân thịt, đóng dấu kiểm
soát giết mổ, làm lạnh, pha lóc, đóng gói. Khu bẩn là nơi nuôi nhốt động vật
chờ giết mổ, tắm, gây choáng, nhúng nước nóng, cạo lông, lấy và làm sạch
phủ tạng. Tất cả quy trình này đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn về giết mổ gia
súc, gia cầm do pháp luật quy định (Bộ NN và PTNT, 2010).
- Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là một quy trình khép kín, trong
quy trình đó con người sử dụng những dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động

giết mổ gia súc, gia cầm, tác động đến động vật được giết mổ. Kết quả của
quy trình trên tạo ra sản phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn phục vụ cho nhu
cầu của con người. Trong quá trình tạo ra sản phẩm thịt động vật, cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về an toàn
thực phẩm và vệ sinh môi trường (Bộ NN và PTNT, 2010).
- Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật: Là địa điểm cố
định, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh giết mổ, sơ chế
động vật, sản phẩm động vật.


7

- Tiêu chuẩn vệ sinh thú y cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Là những quy
định về điều kiện vệ sinh mà những điều kiện đó phù hợp với yêu cầu, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn ngừa sự lan truyền bệnh từ động vật sang động vật,
từ động vật sang người, bảo vệ sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi
trường.
- Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ,
thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục
đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà,
vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi
trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim
khác bị giết để lấy thịt, chẳng hạn như chim bồ câu, chim cút hoặc dùng là
vật cảnh, giải trí như gà lôi hay gà chọi. Các loại gia cầm chủ yếu gồm: Gà,
vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim câu, chim cút và một số loài chim khác sử
dụng làm thực phẩm.
- Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được
thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất
xơ hoặc sức lao động. Các loại gia súc chủ yếu gồm: Trâu, bò, dê, cừu, lợn,
ngựa và một số loài gia súc khác sử dụng làm thực phẩm.

2.1.2. Quy định điều kiện về cơ sở hạ tầng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
1. Địa điểm: Đảm bảo theo quy hoạch; khoảng cách từ cơ sở giết mổ
đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông
người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách trại
chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm tối thiểu 1.000m.
2. Cơ sở phải có tường rào bao quanh, thiết kế đảm bảo yêu cầu giết mổ
treo hoặc mổ trên bệ xi măng.
3. Quy mô xây dựng cơ sở giết mổ tập trung phải đảm bảo công suất
giết mổ tối thiểu 30 con gia súc hoặc 500 con gia cầm/ngày đêm; riêng đối


8

với những xã vùng sâu, vùng xa có thể xây dựng cơ sở giết mổ tập trung có
công suất nhỏ hơn nhưng tối thiểu từ 5 con gia súc/ngày đêm trở lên và phải
đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y.
4. Yêu cầu về diện tích cơ sở giết mổ tập trung:
a) Cơ sở giết mổ công suất 30 con gia súc/ngày đêm, phải có tổng diện
tích tối thiểu 500m2, trong đó phần đất xây dựng nhà xưởng tối thiểu là
170m2; phần còn lại bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý chất thải,
chôn lấp, cấp điện, cấp nước...) và sân, vườn, đường đi, phục vụ...
b) Cơ sở giết mổ công suất 70 con gia súc/ngày đêm, phải có tổng diện
tích tối thiểu 1.000m2, trong đó phần đất xây dựng nhà xưởng tối thiểu là
300m2; phần còn lại bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý chất thải,
chôn lấp, cấp điện, cấp nước...) và sân, vườn, đường đi, phục vụ...
c) Cơ sở giết mổ gia cầm công suất 500 con/ngày đêm, phải có tổng
diện tích tối thiểu 250m2, trong đó phần đất xây dựng nhà xưởng tối thiểu là
110m2; phần diện tích còn lại để bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý
chất thải, chôn lấp, cấp điện, cấp nước...) và sân, vườn, đường đi, phục vụ...
5. Bố trí các khu vực tại cơ sở giết mổ:

a) Khu vực nhốt gia súc, gia cầm:
Chuồng nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ phải đủ chứa ít nhất
bằng 02 lần số lượng giết mổ bình quân/lần giết mổ; chuồng phải có mái che,
nền bê tông không trơn trượt, dễ thoát nước và vệ sinh tiêu độc, khử trùng;
b) Khu vực giết mổ và chế biến: Phải xây dựng các khu riêng biệt, gồm:
- Khu bẩn: Gây mê, chọc tiết, cạo lông, làm lòng, xử lý phụ phẩm;
- Khu sạch: Mổ lấy lòng, chẻ đôi thân thịt, kiểm tra vệ sinh thú y, pha
lóc sản phẩm;


9

c) Khu cách ly, khu giết mổ khẩn cấp, nơi tiêu hủy gia súc, gia cầm
bệnh, sản phẩm gia súc, gia cầm kém chất lượng. Các khu vực này phải bố trí
ở cuối hướng gió, đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh;
d) Phòng vệ sinh, thay quần áo của công nhân hoạt động trong cơ sở,
phòng làm việc của nhân viên Thú y, có diện tích đảm bảo để làm việc và
nghỉ ngơi sau mỗi ca trực;
e) Khu vực bố trí hạ tầng kỹ thuật (thoát nước thải, xử lý chất thải, cấp
điện, cấp nước...)
f) Khu vực sân, vườn, đường đi, phục vụ...
6. Yêu cầu về nguồn điện và ánh sáng:
a) Cường độ ánh sáng trắng phải đạt tối thiểu tại nơi giết mổ và pha lóc
thịt là 300Lux, nơi lấy nội tạng, nơi khám thịt của cán bộ thú y và kiểm tra lần
cuối là 500Lux, nơi đóng gói và đông lạnh là 200Lux. Bóng đèn phải có lưới
hoặc chụp bảo vệ;
b) Cơ sở phải trang bị máy phát điện dự phòng với công suất đủ cho
toàn bộ hoạt động của cơ sở;
c) Gây bất tỉnh gia súc bằng dòng điện một chiều và phải tuân thủ các
quy định về an toàn lao động trong quá trình sử dụng. Nghiêm cấm việc sử

dụng trực tiếp điện nhà để gây bất tỉnh gia súc.
2.1.3. Trách nhiệm của chủ cơ sở giết mổ và những người trực tiếp tham
gia hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm:
1. Đối với chủ cơ sở giết mổ:
a) Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Phải đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y với cơ quan thú y có
thẩm quyền theo quy định;


10

c) Xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, đảm
bảo về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ và đảm bảo điều kiện vệ
sinh thú y theo quy định.
d) Chấp hành sự kiểm tra và xử lý kỹ thuật đối với gia súc, gia cầm mắc
bệnh và sản phẩm gia súc, gia cầm kém chất lượng; thực hiện nghiêm các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của chính quyền và cơ quan
Thú y;
e) Đối với cơ sở xây dựng mới thuộc đối tượng phải lập bản cam kết
bảo vệ môi trường thì được Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì được Sở Tài nguyên và
Môi trường kiểm tra, cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện
pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án trước khi đưa
cơ sở vào vận hành chính thức.
f) Điều hành hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm theo đúng quy định và chấp
hành sự hướng dẫn của nhân viên thú y làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ tại cơ sở;
g) Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhân làm
việc tại cơ sở giết mổ; phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y
bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ;
h) Mọi thủ tục và hoạt động liên quan đến sản xuất phải được ghi chép

và lưu tại cơ sở giết mổ;
k) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến đóng thuế, nộp phí, lệ
phí đối với hoạt động giết mổ tại cơ sở, phí kiểm tra vệ sinh thú y định kỳ và
các loại phí phát sinh khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với những người trực tiếp tham gia hoạt động giết mổ tại cơ sở
(gồm công nhân, người phụ giúp công việc):
a) Phải có đủ sức khỏe và có giấy khám sức khỏe của cơ quan Y tế cấp
huyện trở lên, định kỳ khám sức khỏe 06 tháng/lần;


11

b) Phải vệ sinh cá nhân và mặc trang phục bảo hộ lao động (quần áo,
ủng, khẩu trang, mũ) trước khi vào ca sản xuất;
c) Phải có chứng nhận tham gia lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực
phẩm;
d) Tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật liên quan trong hoạt động
giết mổ gia súc, gia cầm.
2.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
2.2.1. Thực trạng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến an toàn vệ sinh
thực phẩm (ATVSTP), trong đó có việc chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương
tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm
(GSGC) tập trung nhằm đảm bảo ATVSTP, phòng chống dịch bệnh động vật
và bảo vệ môi trường. Theo báo cáo của Cục thú y, hiện nay trên toàn quốc
có 29.281 cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm trong đó có 28.285 điểm giết
mổ (chiếm 96,6%), 996 cơ sở giết mổ (chiếm 3,4%), trong đó số cơ sở, điểm
giết mổ được kiểm soát giết mổ là 8.831 (chiếm 30,16%).
Theo báo cáo tổng hợp của Cục thú y năm 2010, trên cả nước mới có

32 tỉnh, thành phố (9 tỉnh phía Bắc và 23 tỉnh phía Nam) đã được phê duyệt
đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung, trong đó có 24 tỉnh đã và đang
triển khai thực hiện; 20 tỉnh, thành phố đang xây dựng đề án quy hoạch hệ
thống giết mổ tập trung; 11 tỉnh phía Bắc chưa xây dựng đề án. Việc thực
hiện giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) các tỉnh phía Nam làm tốt hơn các tỉnh phía Bắc, các cơ sở giết
mổ ở phía Nam được các cơ quan thú y kiểm soát chiếm tới 67,59%, trong
khi đó ở phía Bắc chỉ đạt 17,77%.


12

2.2.2. Thực trạng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Thái Nguyên
Trước những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
(GSGC) hiện nay, tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã thông qua
Đề án Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ GSGC giai đoạn 2018 - 2020,
định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của Thái Nguyên đến
năm 2020 giảm 30% số hộ kinh doanh theo loại hình giết mổ GSGC tại hộ
không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, ATTP; giảm 80% số hộ kinh doanh
GSGC, sản phẩm GSGC trên lề đường, hè phố, các tụ điểm dân cư. Đồng
thời, hình thành 6 cơ sở giết mổ GSGC tập trung tại TP Thái Nguyên, TP
Sông Công, TX Phổ Yên, huyện Phú Bình và huyện Đại Từ; 21 cơ sở giết mổ
GSGC nhỏ lẻ trên địa bàn; 10 - 12 chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ
sản phẩm động vật.
Theo thống kê của Sở NN - PTNT, toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có
khoảng 1.167 hộ kinh doanh giết mổ GSGC, hầu hết thực hiện tại hộ chăn
nuôi (527 hộ) và tại hộ kinh doanh giết mổ (640 hộ); có 698 điểm buôn bán
thịt GSGC trên lòng đường, hè phố, tụ điểm dân cư... Qua tìm hiểu, đa số
điểm giết mổ GSGC trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, phân tán; phần lớn
sản phẩm giết mổ không có sự kiểm soát của cơ quan thú y. Mặt khác, chính

sách và công tác QLNN về giết mổ, tiêu thụ sản phẩm GSGC còn thiếu chặt
chẽ, chưa hiệu quả.
Thực trạng giết mổ kinh doanh thịt GSGC như hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy
cơ mất ATTP, phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe con người; kìm hãm phát
triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần ngăn chặn lây lan
dịch bệnh… thì việc quản lý và xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ động vật
là rất cần thiết.


13

Thực tế, những năm qua, Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, chính sách
hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ động vật nhưng vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tổ chức, cá nhân đầu tư. Năm 2013, tỉnh đã ban hành Đề án giết mổ
GSGC tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 với nhiều cơ chế chính
sách ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án
là hỗ trợ xây dựng 4 cơ sở giết mổ tập trung quy mô công nghiệp tại TP Thái
Nguyên, TP Sông Công, TX Phổ Yên và huyện Phú Bình đến nay vẫn chưa thực
hiện được…
Theo đánh giá của Sở NN – PTNT, hiệu quả Đề án giai đoạn 2013 2015 còn hạn chế, số lượng cơ sở được xây dựng chưa đạt mục tiêu đề ra.
Toàn tỉnh mới xây dựng được 3 cơ sở giết mổ tập trung theo quy mô công
nghiệp; trong đó, chỉ có cơ sở giết mổ tập trung tại TX Phổ Yên là đang hoạt
động; cơ sở giết mổ tại huyện Phú Bình sau một thời gian ngắn đã phải tạm
dừng do không cạnh tranh được với các điểm giết mổ nhỏ lẻ vì chi phí cao
hơn; còn cơ sở giết mổ của Công ty CP Hưng Nguyên Thịnh (TP Thái
Nguyên) vừa khánh thành bà bắt đầu đưa vào sử dụng.
Trước những tồn tại, hạn chế trong quản lý và xây dựng hệ thống giết
mổ GSGC hiện nay, tại kỳ họp cuối năm vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua
Đề án Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ GSGC giai đoạn 2018 - 2020,

định hướng đến năm 2030 trên địa tỉnh. Theo đó, mục tiêu của Đề án là từng
bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình thức giết mổ GSGC tại hộ,
kiểm soát được hoạt động giết mổ động vật; cung cấp sản phẩm bảo đảm
ATTP, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển bền vững. Đặc biệt, sẽ thực hiện quy hoạch, bố trí đất đai cho 17 cơ
sở giết mổ tập trung và 70 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ. Ngoài ra, sẽ hỗ trợ
chi phí vận chuyển GSGC đến cơ sở giết mổ tập trung; 50% chi phí bồi
thường GPMB theo đơn giá bồi thường GPMB do UBND tỉnh ban hành tại


14

thời điểm triển khai dự án, tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ 50%
chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng không quá 400 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ
100% phí kiểm soát giết mổ theo quy định…
Theo Sở NN - PTNT, để hoàn thành các mục tiêu Đề án, trước mắt chính
quyền địa phương cần rà soát, thống kê, quản lý đối với cơ sở, chủ hộ giết mổ và
các điểm buôn bán thịt GSGC trên địa bàn quản lý. Đồng thời, ngành nông nghiệp
cùng với các địa phương phát triển HTX chăn nuôi, giết mổ với nòng cốt là trang
trại, gia trại tập trung; xây dựng mô hình liên kết chuỗi tại các địa phương chăn
nuôi trọng điểm như: Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương, TX Phổ Yên…
Có thể thấy, mục tiêu quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ GSGC tập
trung là phù hợp với nhu cầu phát triển của Thái Nguyên trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hiệu quả của Đề án, động viên được các tổ
chức, cá nhân xây dựng và kinh doanh cơ sở giết mổ, tỉnh cần nghiên cứu,
xây dựng giải pháp cụ thể nhằm thay đổi từ nhận thức đến hành vi của người
dân trong sử dụng thực phẩm an toàn, đồng thời bảo đảm nguyên liệu đầu vào
và thị trường tiêu thụ của các cơ sở giết mổ.
Thực tế, Đề án Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ GSGC giai đoạn
2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được coi là “cú hích”

về chính sách, thể hiện quyết tâm của Thái Nguyên trong kiểm soát tốt ATTP
các cơ sở giết mổ GSGC, ngăn ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, cần sự vào cuộc
quyết liệt, trách nhiệm hơn nữa của chính quyền địa phương.


15

PHẦN 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn
Cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn có địa chỉ tại Tổ 15, phường
Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Mã số thuế 4601122401 Đăng ký & quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh
Thái Nguyên.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến, bảo quản thịt và các sản
phẩm từ thịt.
- Giấy phép kinh doanh số: 4601122401 do tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 04
tháng 12 năm 2012.
- Chủ cơ sở: Ông Nguyễn Văn Kiên
Trước khi chính thức đăng ký kinh doanh năm 2012, ông Nguyên Văn
Kiên đã có những hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc giam cầm từ năm
1993. Khởi đầu là kinh doanh nhỏ lẻ chưa có địa chỉ ổn định, hoạt động
không thường xuyên. Với sự cố gắng trong kinh doanh của hai vợ chồng, năm
2006 hộ kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm của ông Kiên được UBND TP
Thái Nguyên khen thưởng là hộ kinh doanh làm kinh tế giỏi. Quá trình tích
lũy tài chính, thuê và mua đất để phát triển kinh doanh, đến năm 2012 hộ kinh
doanh giết mổ gia súc gia cầm của ông Kiên đã lớn mạnh và phát triển thành

cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Kiên Đoàn. Từ khi chính thức đăng ký hoạt
động sản xuất kinh doanh đến nay, trong bối cảnh có rất nhiều các hộ và các
cơ sở giết mổ gia súc gia cầm cạnh tranh, nhưng cơ sở giết mổ gia súc gia
cầm Kiên Đoàn vẫn hoạt động có hiệu quả, số lượng khách hàng ổn định. Hầu
hết sản phẩm của cơ sở Kiên Đoàn được các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn


16

thành phố Thái Nguyên tiêu thụ theo hợp đồng đảm bảo về số lượng, chất
lượng và giá cả.
3.1.2. Kết quả hoạt động SXKD của cơ sở Kiên Đoàn qua các năm
Từ khi đăng ký hoạt động kinh doanh vào tháng 12 năm 2012, cơ sở
Kiên Đoàn chỉ kinh doanh giết mổ gà cung cấp cho thị trường thành phố Thái
Nguyên. Sản phẩm thịt gà của cơ sở Kiên Đoàn đảm bảo chất lượng, có
nguồn gốc truy xuất rõ ràng, cách thức phục vụ chu đáo đáp ứng đúng nhu
cầu và làm hài lòng khách hàng. Với sự nỗ lực của cơ sở, mặc dù quy mô
không lớn nhưng lợi nhuận thu được hàng năm của cơ sở Kiên Đoàn là
không nhỏ trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Lợi
nhuận thu được của cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn qua các năm được
thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.1: Lợi nhuận của cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn qua các năm
Số lượng sản phẩm thịt gà

Lợi nhuận

(kg/năm)

(đồng)


2013

324.000

697.642.000

2014

388.800

800.000.000

2015

486.000

1.100.000.000

2016

550.800

1.286.920.000

2017

648.000

1.930.785.000


Năm

Ghi chú

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018)
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của cơ sở được tăng dần qua
các năm.
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong SXKD của cơ sở Kiên Đoàn
 Thuận lợi:
- Thái Nguyên là một tỉnh với dân số trên 1,2 triệu người và khoảng 70
nghìn học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học như


17

hiện nay cho thấy, nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm phục vụ cho các bữa
ăn hàng ngày của người dân trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
- Cơ sở giết mổ Kiên Đoàn đặt tại tổ 15, phường Túc Duyên, thành phố
Thái Nguyên có vị trí trung tâm thành phố gần các sở ban ngành như: Tỉnh ủy,
phòng cháy chữa cháy, tòa án, Thành đội…. và các chợ đầu mối lớn: Chợ Thái,
chợ Túc Duyên… nên việc việc giao thương và mua bán hàng hóa thuận tiện. Cơ
sở nằm ở khu vực hai mặt đường nên việc qua lại, giao lưu mua bán thuận lợi.
- Cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn đã hoạt động kinh doanh giết mổ nhiều
năm, có uy tín đối với khách hàng tại thành phố Thái Nguyên. Cơ sở không ngừng
đầu tư và hoàn thiện điều kiện vật chất, cách thức phục vụ, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm nên số lượng khách hàng không ngừng tăng lên hàng năm.
- Cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn có mối quan hệ hợp tác với nhiều
Công ty có uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm gà cho cơ sở kinh doanh
giết mổ.
- Chủ cơ sở và một số lao động trong cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn

có kiến thức, kỹ năng và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh.
 Khó khăn
- Theo thống kê của Sở NN - PTNT, trong năm 2017 toàn tỉnh Thái
Nguyên hiện có khoảng 1.167 hộ kinh doanh giết mổ GSGC, thực hiện tại hộ
chăn nuôi (527 hộ) và tại hộ kinh doanh giết mổ (640 hộ); có 698 điểm buôn
bán thịt GSGC trên lòng đường, hè phố, tụ điểm dân cư... Các hộ gia đình, cá
nhân kinh doanh giết mổ GSGC liên tục tăng qua các năm, vì thế việc cạnh
tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt.
- Do cơ sở Kiên Đoàn chuyên kinh doanh giết mổ gà với quy mô
khoảng 500 con/ngày (khoảng 500.000 kg/năm) nên việc đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại trong giết mổ sẽ kém hiệu quả. Trang thiết bị phương tiện,
máy móc tại cơ sở hiện nay vẫn còn thô sơ nên năng xuất lao động chưa cao,


18

sản phẩm gà thịt chưa được đóng gói đẹp, chưa chế biến sâu nên giá trị gia
tăng còn thấp.
- Các sản phẩm gà thịt chủ yếu được giao bán theo hợp đồng, cơ sở
chưa xây dựng được các quầy giới thiệu và bán hàng trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên nên quy mô kinh doanh giết mổ chậm được mở rộng.
- Do đặc thù công việc nên việc tuyển dụng lao động còn gặp nhiều
khó khăn.
3.2. Đánh giá các yếu tố nguồn lực của cơ sở giết mổ GSGC Kiên Đoàn
3.2.1. Lao động
Tổng lao động của cơ sở là 7 người, trong đó có 5 người làm tại cơ sở
giết mổ và 02 người phụ trách chăm sóc gà tại trang trại nuôi nhốt gà trước
khi mổ.
+ Chủ cơ sở ông Nguyễn Văn Kiên phụ trách quản lý điều hành chung,
chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến số lượng, chất lượng gà nhập về và lo

đàm phán ký kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra là gà thịt.
+ Bà Nguyễn Thị Đoàn – Vợ ông Kiên quản lý tài chính, hướng dẫn và giám
sát kỹ thuật và cũng là lao động trực tiếp tham gia vào các hoạt động giết mổ gà tại cơ
sở.
+ Ngoài ra, các lao động thuê ngoài chủ yếu là lao động phổ thông trình độ
tay nghề còn thấp. Các lao động này tham gia vào các hoạt động giết mổ gà tại cơ
sở và chăm sóc gà trước khi giết mổ tại trang trại nuôi nhốt gà của cơ sở Kiên Đoàn


×