Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại Chà Là Moshav Eni Yhav, Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.64 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------o0o-----

NGUYỄN HUY TRƢỜNG
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHÀ LÀ MOSHAV ENI
YAHAV ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành :

Kinh tế nông nghiệp

Khoa :

Kinh tế và PTNT

Khóa :

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------o0o-----

NGUYỄN HUY TRƢỜNG
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHÀ LÀ MOSHAV ENI
YAHAV ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành :

Kinh tế nông nghiệp

Lớp :

45 KTNN-N02

Khoa :

Kinh tế và PTNT

Khóa :


2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn :

ThS. Đoàn Thị Mai

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phƣơng tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phƣơng nơi
thực hiện đề tài.
Sinh viên

Nguyễn Huy Trƣờng


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, giúp sinh viên bƣớc đầu tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng những kiến thức mình đã học trong nhà trƣờng vào thực tế, tạo điều kiện

cho sinh viên khi ra trƣờng trở thành những cán bộ đƣợc trang bị đầy đủ cả
kiến thức lí luận và kiến thức thực tiễn, đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc.
Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, dƣới sự hƣớng dẫn của Ths Đoàn Thị Mai, em
đã thực hiện đề tài: “TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHÀ LÀ MOSHAV ENI
YAHAV ISRAEL”
Qua 10 tháng thực tập tại Moshav Eni Yahav, Israel đến nay đề tài đã
đƣợc hoàn thành.
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân,
em đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của tập thể, cá nhân.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Đoàn Thị Mai, ngƣời đã
hƣớng dẫn em một cách tận tình, chu đáo trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành đề tài này. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy,
cô giáo khoa Kinh tế & PTNT đã dạy dỗ em trong những năm tháng học tập
tại trƣờng.
Em cũng xin cảm ơn Trung tâm liên kết & đào tạo quốc tế và Khoa
Kinh tế & PTNT Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện
để em đƣợc tham gia thực tập tại Israel.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những ngƣời đã
luôn động viên và giúp đỡ em trong suốt những năm học vừa qua học vừa qua.
Do thời gian thực tập dài, khoảng cách địa lý xa xôi, khối lƣợng công việc
nhiều và năng lực bản thân có hạn nên đề tài không tránh đƣợc thiếu sót, em rất
mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy, cô giáo và tất cả các bạn để đề tài đƣợc hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Huy Trường



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách công nhân làm việc tại trang trại................................... 22
Bảng 3.3 Diện tích trang trại và mật độ cây trồng .......................................... 29


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1 Chiều cao của cây ........................................................................ 30
Biểu đồ 3.2 Là giá trung bình trên một kilôgam ............................................ 31
Biểu đồ 3.3 Là tổng trọng lƣợng quả trên một cây ......................................... 32
Biểu đồ 3.4 Là giá bán trung bình trên 1 cây ................................................. 32
Biểu đồ 3.5: tỉ lệ phần trăm của các loại quả không sử dụng
hoormone gimic............................................................................................... 33
Biểu đồ 3.6: tỉ lệ phần trăm của các loại quả sửu dụng hoormone gimic ....... 33


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN – PTNT

: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

TTS

: Thực tập sinh


RH

: Độ ẩm tƣơng đối


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện .......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 5
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 7
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm về trang trại ................................................................ 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chà là tại Moshav Eni Yahav, Israel .. 17
2.2.2 Những thành tựu đã đạt đƣợc của trang trại........................................... 18
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn và nguyên nhân ..................................... 18
Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP ....................................................................... 19

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 19
3.1.1. Đặc điểm, tình hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................... 19
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 20
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 21
3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập .......... 21


vii

3.2.2 Kết quả việc theo dõi sự ảnh hƣởng của hoormone tới quả chà là ........ 29
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 34
3.2.4. Khó khăn và đề xuất.............................................................................. 36
PHẦN 4. KẾT LUẬN ..................................................................................... 37
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 37
4.2 Kiến nghị ................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chà là là một loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, nhiều
khu vực trong nƣớc Israel phát triển mạnh cây trồng này. Đã từ lâu các sản
phẩm từ chà là đƣợc coi là dƣợc liệu quý, giúp tăng cƣờng sức khỏe và chữa
đƣợc một số bệnh nên chà là và các sản phẩm từ chà là đang trở nên ngày
càng cần thiết với nhiều ngƣời tiêu dùng. Hiện tại nhu cầu chà là trên thị
trƣờng là rất lớn, nguồn cung không đủ cầu. Một năm chà là chỉ cho thu
hoạch 1 lần duy nhất là từ tháng 9 đến tháng 11. Xét về hiệu quả kinh tế phát

triển chà là mỗi cây chà là mang lại khoảng 120 đến 125kg trên 1 cây với mức
giá của mỗi kilogram là 20shekel tƣơng đƣơng với 120.000vnđ. Từ đó ta thấy
đƣợc hiệu quả kinh tế mà chà là mang lại là rất lớn. Mặc dù với lƣợng cung
cấp lớn nhƣ vây nhƣng chà là vẫn là một sản phẩm khan hiếm trên thị trƣờng
trung đông nói chung và thế giới nói riêng. Nguồn vốn đầu tƣ ban đầu để
trồng chà là có thể lớn hơn các loại cây trồng khác vì nó cần diện tích lớn trên
1ha chỉ có thể trồng đƣợc 200 đến 250 cây, nhân công mỗi trang trại gồm
công nhân chính thức và công nhân mùa vụ lên đến 20-25 ngƣời. Và từ độ
cao của chà là lớn từ 3 đến 25m nên phải sử dụng các máy vào quá trình thu
hoạch và chăm sóc tại trang trại Eni Yahave có khoảng 7 chiếc máy nâng mỗi
máy có giá trị khoảng 300.000.000vnđ nhƣng về lâu dài lợi nhuận mang lại là
cao hơn và có nguồn thu nhập ổn định, cây có tuổi thọ trung bình lớn khoảng
25 đến 30 năm và máy móc không phải thay đổi quá nhiêu,và ít bị biến động
bởi thị trƣờng giá cả. Tại Israel hiện nay, 60% diện tích đất là đất là sa mạc,
khô cằn và khắc nghiệt. Có rất ít loại cây nào lại có thể thích ứng với thời tiết
khô hạn nhƣ vậy nhƣng chà là là một loại cây đặc biết thích nghi với điều
kiện khô cằn và cần nhiệt độ cao. Trồng chà là sinh lợi cao, bởi không phải


2

đất nƣớc nào trên thế giới cũng có thể trồng đƣợc loại cây này, quả chà là có
thể bán tƣơi hoặc sấy khô để xuất khẩu ra thị trƣờng bên ngoài một sản phẩm
quý có giá trị dƣợc liệu và kinh tế cao.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “tìm hiểu
mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chà là
Moshav Eni Yahav Israel”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
* Về chuyên môn nghiệp vụ
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại. Tìm ra những nguyên

nhân ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế trang trại.
Bổ sung và hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về tổ chức sản xuất trang trại.
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc
phát triển kinh tế trang trại.
Phân tích đƣợc các hoạt động sản xuất của trang trại và vai trò của chủ
trang trại trong hoạt động kinh doanh.
Đề xuất đƣợc một số biện pháp, giải pháp nhằm đƣa những mô hình
ứng dụng trong trang trại tại Viêt Nam.
Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
đƣợc phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hƣớng và
chính xác.
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,
tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm đƣợc.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm đƣợc phục vụ cho
công tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp các thông tin tìm kiếm đƣợc. Sử
dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những thông tin tìm đƣợc vào
giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.


3

- Nắm đƣợc cách thức tổ chức quản lý của trang trại.
* Về thái độ
Tạo mối quan hệ thân thiện, hoà nhã với mọi ngƣời trong trang trại.
Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc đƣợc giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi ngƣời
trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự
khẳng định đƣợc năng lực bản thân sinh viên.

* Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
Tạo đƣợc thói quen sống và làm việc trong trang trại chăn nuôi.
Có ý thức trong công việc, thực hiện đầy đủ các quy trình của trang trại.
Thực hiện tốt những công việc đƣợc giao trong trang trại, sử dụng các
biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.
Vận dụng các kiến thức đã học trên giảng đƣờng để thu thập thông tin
về trang trại.
Thực hiện tốt nội dung 5S trong trang trại bao gồm: sẵn sàng, sạch sẽ,
sắp xếp, săn sóc và sàng lọc.
Luôn giữ thái độ khiêm nhƣờng, cầu thị. Thực tập tại Israel không chỉ
là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể,
đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế của Moshav Eni Yahav.
Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại chà là Eni Yahav
Israel.
Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ
chức sản xuất kinh doanh của trang trại.


4

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất của trang
trại chà là…
1.3.2. Phương pháp thực hiện
* Thu thập thông tin thứ cấp
- Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp là phƣơng pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn trong báo cáo, các tài liệu đã công bố các thông tin
này thƣờng thu thập từ các tài liệu các dữ liệu lƣu trữ của trang trại chà là

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Moshav Eni Yahav
- Số liệu qua internet liên quan đến phát triển mô hình kinh tế trang trại
- Thu thập đƣợc các số liệu đã cống bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu
tại Moshav Eni Yahav.
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ trang trại tìm hiểu mô hình tổ
chức trang trại chà là tại Moshav Eni Yahav nghiên cứu thông qua phiếu điều
tra, phỏng vấn chủ trang trại chà là.
Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau:
 Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại
Phiếu điều tra có đủ thông tin về trang trại, những thông tin về tình hình
cơ bản của trang trại nhƣ: họ tên, giới tính, loại mô hình trang trại, số lao
động, diện tích đất đai, Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của trang trại nhƣ: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện
vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi,
khó khăn của trang trại.
Phƣơng pháp điều tra những công nhân và quản lý của trang trại chà là.
Phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia.
Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và chăm sóc cây chà là nhƣ
dọp dẹp, vun xới, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói và bảo quản từ đó đánh


5

giá đƣợc những thuận lợi và khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình
chăm sóc và bảo quản cũng nhƣ những hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại.
Phƣơng pháp quan sát
Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động chăm sóc và
thu hoạch, phỏng vấn điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang

trại, đồng thời cũng là những tƣ liệu để đánh giá chính xác các thông tin mà
chủ trang trại cung cấp.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập đƣợc tổng hợp, đồng thời đƣợc xử lý
thông qua phần mềm Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích.
* Phương pháp phân tích thông tin
Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin,
loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu thu
thập đƣợc tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả (vốn đất đai, lao động,
trình độ quản lý).
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: 04/08/2016 đến 26/06/2017.
- Địa điểm: “ Trang trại chà là tại Moshav Eni Yahav, Israel”
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc nhƣ một công nhân thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp
hành mọi phân công của nơi thực tập.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì


6

cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Tham gia vào các hoạt động sản xuất của cơ sở thực tập.
- Nghiên cứu tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất của trang trại chà là.



7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về trang trại
2.1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
* Khái niệm trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngƣ
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tƣ liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất đƣợc tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đƣợc tập trung từng đối
tƣợng, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: hoạt
động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng [9].
* Khái niệm về kinh tế trang trại
Theo thông tƣ số 69 (tháng 6/2000) của liên bộ BNNPTNT và Tổng
cục Thống kê đƣa ra hai tiêu chí: Một là, giá trị sản lƣợng hàng hoá và dịch
vụ bình quân một năm của trang trại. Hai là, quy mô sản xuất của trang trại
phải tƣơng đối lớn và vƣợt trội so với kinh tế hộ nông dân tƣơng ứng với từng
ngành sản xuất và vùng kinh tế. Hai tiêu chí nêu trên cần làm rõ vị trí của
từng tiêu chí, trong đó tiêu chí quy mô giá trị sản lƣợng hàng hoá hàng năm
của trang trại là cơ bản, tiêu chí thứ 2 quy mô sản xuất của trang trại là bổ
sung, là cơ sở để nhận dạng ban đầu để trên cơ sở đó điều tra, tính toán quy
mô giá trị sản lƣợng hàng hoá và xác định kinh tế trang trại [6].
* Tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây
chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh “đầu vào” “đầu ra”.
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng



8

suất, chất lƣợng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động
tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị
đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp
dịch vụ [10].
2.1.1.2. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại
 Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại
- Phát triển kinh tế trang trại có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc
dân nó có tác động lớn về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
- Vì nó là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản
xuất hàng hoá. Vì vậy nó có vai trò rất lớn trong việc sản xuất lƣơng thực,
thực phẩm cung cấp cho xã hội.
- Trang trại là tế bào quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn,
thực hiện sự phân công lao động xã hội trong điều kiện nƣớc ta chuyển từ sản
xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.
- Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn
đƣợc biểu hiện :
+ Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác
tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phƣơng thức sản
xuất chủ yếu. Vì vậy nó cho phép huy động khai thác đất đai, sức lao động và
nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần
thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn nói
riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
+ Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá
cao, khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy
nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.



9

+ Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông
sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại
góp phần thúc đẩy công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và dich vụ sản
xuất ở nông thôn phát triển.
+ Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì
vậy có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
+ Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang
trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông
dân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.
+ Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông
thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động và dân cƣ ở
nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm
gƣơng cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến
và có hiệu quả. Tất cả những vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các
vấn đề kinh tế – xã hội ở nông thôn.
+ Về mặt môi trƣờng: Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và
bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nƣớc ta đã
đem lại nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trƣờng. Nhƣng phát triển kinh
tế trang trại ở nƣớc ta phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng
và từng địa phƣơng. Nhất là những vùng địa phƣơng có điều kiện đất đai và
điều kiện sản xuất hàng hoá.
 Đặc trƣng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại công
nghiệp nói riêng.
 Đặc trƣng của kinh tế trang trại
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, trang trại là một đơn vị kinh tế tự
chủ với đặc trƣng chủ yếu sau:



10

- Tƣ liệu sản xuất mà trƣớc hết là ruộng đất và vốn đƣợc tập chung theo
yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
- Ngƣời chủ trang trại có ý chí, có hiểu biết chuyên môn kĩ thuật và có
khả năng nhất định về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Các trang trại đều có thể thuê mƣớn lao động. Có 2 hình thức thuê
mƣớn lao động trong các trang trại đó là; lao động thƣờng xuyên và lao động
thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thƣờng xuyên, trang trại thuê ngƣời
lao động ổn định quanh năm, còn hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại
chỉ thuê ngƣời lao động làm việc theo thời vụ sản xuất.
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kinh tế trang trại
+Các yêu tố chủ quan
 Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, vốn, lao động, tri thức khoa học
kỹ thuật đến một quy mô nhất định sẽ hình thành kinh tế trang trại.
 Trình độ của chủ trang trại.
+ Các yếu tố khách quan
 Gía cả thị trƣờng.
 Các chính sách hỗ trợ của quốc gia.
 Thiên tai, bệnh dịch.
2.1.1.4 Khái niệm về cây chà là
Chà là (danh pháp khoa học: Phoenix dactylifera) là loài đặc trƣng
trong chi chà là thuộc ho ̣ cau , là loài đƣợc trồng để lấy quả . Mặc dù xuất xứ
ban đầu của nó không đƣợc biết rõ do nó đƣợc trồng trọt trong thời gian dài ,
nhƣng có lẽ nó xuất phát từ các đảo thuộc vinh
̣ Ba Tƣ .Đây là loài cây có kích
thƣớc trung bình cao khoảng 15-25m, có thân thẳng hoặc mọc ra nhiều thân
từ gốc. Lá dài 3–5 m, với nhiều sóng/cọng tỏa ra (khoảng 150), các cọng này
dài khoảng 30 cm và rộng 2 cm.



11

2.1.1.5. Giá trị dinh dưỡng của cây chà là
Cây chà là chƣ́a nhiều chất dinh dƣỡng
Những nhà nghiên cứu tại luân đôn đã chỉ ra rằng quả chà là có chứa rất
nhiều các loại khoáng chất, ít nhất là 15 loại với hàm lƣợng cao kali, selen,
ma-giê…
Kali là khoáng chất quan trọng giúp cơ thể chống lại bệnh cao huyết áp
một trong số những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim. Một chén chà là
chứa khoảng 964mg kali, chiếm khoảng 28% nhu cầu kali cần thiết hàng
ngày. Khi lƣợng kali trong cơ thể tăng lên, chúng sẽ giúp bài tiết natri, từ đó
làm giảm huyết áp. Ngoài ra, quả chà là còn chứa nhiều se-len loại khoáng
chất đƣợc biết tới với vai trò chất giúp phòng chống ung thƣ và xây dựng hệ
miễn dịch cơ thể.
Chà là chứa hàm lƣợng chất sắt tƣơng đối cao so với nhiều loại trái cây
khác. Một nửa chén chà là chứa 1mg sắt. Nếu trong gia đình có ngƣời đang
gặp phải tình trạng thiếu hụt sắt, việc bổ sung loại quả này vào chế độ dinh
dƣỡng hàng ngày sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
Là chất chống oxi hóa
Chà là là loại quả chứa nhiều caroten – một loại chất chống oxi hóa
tuyệt vời. Caroten đƣợc coi là hợp chất giúp sản xuất vitamin a cho cơ thể,
xây dựng hệ thống miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi bị hƣ hại.
Chất xơ
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu tại luân đôn, ngoài việc cung cấp
cho cơ thể lƣợng vitamin và khoáng chất quan trọng, quả chà là còn chứa
lƣợng chất xơ cao. Cơ thể cần chất xơ để giúp loại bỏ những độc tố ra ngoài,
giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thƣ ruột kết. Ngoài ra, chất
xơ còn giúp kiểm soát cân nặng, lƣợng đƣờng trong máu và cholesterol.



12

Chà là chứa nhiều vitamin
Chà là chứa các loại vitamin nhóm b nhƣ b6, niaxin, vitamin b2, folate,
protein và ít chất béo. Một chén quả chà là có chứa 12% vitamin b6, 9%
niaxin, 6%vitamin b2, 7% folate, 7% protein và ít hơn 1% chất béo, có thể
đáp ứng một phần nhu cầu cần thiết của cơ thể hàng ngày.
Quả chà là không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn chứa
lƣợng calo cao. Một chén quả chà là chứa tới 400 calo. Nếu bữa ăn hàng ngày
có quả này, bạn chỉ cần ăn thêm hai hoặc ba món ăn nhẹ khác. Bên cạnh đó,
chà là còn chứa nhiều đƣờng, nhƣng là loại đƣờng tự nhiên mang lại hƣơng vị
ngọt ngào. Chúng còn đƣợc coi là loại “kẹo tự nhiên”, rất tốt cho sức khỏe.
Những món ăn từ quả chà là
Cũng giống nhƣ nhiều loại quả khác, quả chà là khô có hƣơng vị khá
thơm ngon. Tuy nhiên chúng chứa nhiều calo hơn khi còn tƣơi, có tác dụng
ngăn ngừa chứng táo bón, mệt mỏi, thiếu máu…
Sử dụng chà là nhƣ một món ăn nhẹ hay ăn kèm món tráng miệng sẽ
giúp cân bằng năng lƣợng hàng ngày.
Chất lƣợng trái cây
Chất lƣợng trái cây của chà là là một yếu tố chính đóng một vai trò
quan trọng trong việc chấp nhận chà là tháng trên thị trƣờng. Do đó ảnh
hƣởng đến giá trị thƣơng mại của nó. Chất lƣợng của chà là trái cây bị ảnh
hƣởng bởi một số các yếu tố, trong số đó có thể là rối loạn thể lý và sinh lý,
bệnh lý bệnh tật và sự xâm nhập của côn trùng (Shamim et al., 2013, Rygg,
1975). Bất kỳ yếu tố nào trong số này đều có thể là tự nhiên hoặc gây ra do
hóa học.
Đốm sẫm màu và vết đốm là rối loạn thể chất và sinh lý rõ rệt trong chà
là quả. Họ thƣờng là những thay đổi đáng chú ý trong những đặc điểm thể

chất của trái cây đƣợc quan sát thấy. Trong quá trình sẫm màu, cả men có


13

enzym và không-enzyme xảy ra và tăng lên với độ ẩm cao hơn và nhiệt độ
cao hơn. Sự kết tinh của đƣờng là kết quả của sự phồng rộp dƣới da và trong
thịt của các giống cây mềm. Đây đƣợc gọi là đƣờng đốm. Nó không ảnh
hƣởng đến hƣơng vị của trái cây chà là nhƣng nó thay đổi kết cấu trái cây và
xuất hiện. Lƣu trữ ở nhiệt độ đƣợc đề nghị giảm thiểu rối loạn này, chủ yếu
xảy ra ở những giống cây trồng, trong đó glucose và fructose là những loại
đƣờng chính (Kader and Hussein, 2009).
Thông thƣờng nhất, chất lƣợng trái cây bị ảnh hƣởng bởi các phƣơng
pháp tự nhiên, đặc biệt là khi dao động độ ẩm (Kader and Hussein, 2009).
Điều này có thể bị ảnh hƣởng bởi giai đoạn phát triển của nó và các yếu tố
môi trƣờng khác nhau nhƣ nhiệt độ, độ ẩm tƣơng đối và khả năng tiếp cận
nƣớc. Phồng rộp là sự tách rời của da bên ngoài từ bên trong chính chà là
tháng. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề về công nghệ đối với việc chế
biến bao bì cho chà là khác nhau. Mặc dù sự chấp nhận của chà là tháng về
hƣơng vị, kết cấu và vị ngọt, chất lƣợng thực phẩm của quả chín tự nhiên chà
là làm giảm đáng kể giá trị thƣơng mại của nó. Các phƣơng pháp truyền thống
của chà là chín nhƣ nấu Khalal hoặc sử dụng muối và giấm sau khi thu hoạch
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng quả. Khi chín không đƣợc hoàn
thành trên lòng bàn tay hoặc tránh những cơn mƣa sớm gây hại cho cây trồng,
sự trƣởng thành cũng có thể đạt đƣợc bằng các phƣơng pháp kiểm soát vật lý
nhân tạo, khí quyển có kiểm soát và hóa chất (khử trùng) (Sakr et al., 2010).
Những phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để cải thiện chất lƣợng thực phẩm
(Glasner và cộng sự, 2002). Nhƣng điểm thấp nhất của việc áp dụng các
phƣơng pháp này là chất lƣợng hƣơng vị của chà là chín sau khi thu hoạch so
với chất lƣợng hƣơng vị của chà là thu hoạch sau khi chín trên cây bị hạ

xuống (Kader và Hussein, 2009).
Sự phát triển của khuôn mẫu rất có thể đạt đƣợc trong mô hình quả chà


14

là tốt và có khả năng sản xuất aflatoxin (đặc biệt là A. paraciticus) trong 10
ngày ở 28 độ ở tất cả các giai đoạn phát triển trừ giai đoạn tamar, không hỗ
trợ sự phát triển khuôn (Ahmed and Robinson, 1999 ).
Nói chung, mô hình sản xuất aflatoxin dƣờng nhƣ rộng rãi phù hợp với
những thay đổi về hàm lƣợng đƣờng và thành phần hoá học của chà là chín.
Kỹ thuật trồng
- Chà là là loại cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhất là
đất cát nghèo dinh dƣỡng, đất có nƣớc ngầm và có độ nóng cao. Ðặc biệt chà
là có thể chịu đựng đƣợc nơi có độ mặn cao.
- Trồng bằng cây con từ 5-6 tháng tuổi. Nên trồng vào đầu vụ mƣa để
giảm công tƣới và tăng tỉ lệ sống.
- Tùy theo địa hình của đất mà từng nơi mà có thể trồng tập trung hoặc
trồng theo hàng và tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng ta
trồng cho phù hợp để cây đến tuổi dễ thụ phấn tự nhiên.
- Ðào hố qui cách 30 x 30 x 30 cm để trồng cây con. Mật độ 500 cây/ha
với khoảng cách: hàng cách hàng 4-6 m, cây cách cây 4-6 m.
- Trƣớc khi trồng ta nên xử lý đáy hố bằng phân bón vi sinh để cây dễ
bén rễ, trồng xong nên tƣới nƣớc ngay để cây nhanh hồi phục .
- Thời gian 5-7 năm sau chà là sẽ cho quả. Thời gian này còn tùy thuộc
vào đất, cách chăm sóc và thời tiết nơi trồng.
Chăm sóc
- Ðề phòng sùng cắn rễ lúc mới trồng, chuột phá hại rễ, thỏ rình ăn lá non.
- Mỗi tháng bón 0,01 kg phân NPK cho mỗi hố .
- Tƣới nƣớc vào 6 tháng mùa khô của năm đầu mới trồng.

-Khi cây còn nhỏ, dọn sạch cỏ xung quanh gốc để cỏ khỏi lấn át chà là
mới trồng.
- Mỗi năm vào tháng 12 đến tháng 11 cần phải cắt lá già, khô khi lá non


15

mọc, cắt đến 5-10 lá già. Khi lá non mọc ra phải cắt gai để sau này khỏi bị
chấn thƣơng.
2.1.1.6. Độ ẩm tương đối và nhiệt độ
Chà là đòi hỏi mùa hè dài, rất nóng, ít mƣa, bốc hơi cao và độ ẩm rất
thấp trong giai đoạn từ thụ phấn đến thu hoạch, nhƣng với tƣới nƣớc dồi dào.
Chà là palms có thể phát triển với một nhiệt độ trung bình từ 12,7 đến 27,5 °
C. Nó cũng có thể chịu đƣợc nhiệt độ lên đến 50 ° C (Zaid và de Wet, 2002).
Độ ẩm tƣơng đối (RH) của môi trƣờng là một yếu tố quyết định quan
trọng ảnh hƣởng đến độ ẩm trong chà là hoa quả. Nó ảnh hƣởng đến việc mất
nƣớc, tỷ lệ một số rối loạn sinh lý, và sự tăng trƣởng của vi sinh vật đặc biệt
là các loài nấm. Chà là trái cây trong điều kiện có độ ẩm cao và nhiệt độ vừa
phải có thể bị ô nhiễm aflatoxins (Shenasi và cộng sự, 2002). Phạm vi RH
phù hợp cho chà là tháng là 65-75%; Chà là sẽ hấp thụ độ ẩm cho không khí
trong phòng ở độ ẩm cao hơn. Hàm lƣợng độ ẩm cao sẽ làm tăng tỷ lệ hít thở
vào chà là quả. Giảm đáng kể nhiệt độ sẽ làm tăng khoảng thời gian lƣu trữ
của chà là tháng. Chẳng hạn, nhiệt độ 0 độ bảo quản có chà là khoảng 6-12
tháng, trong khi nhiệt độ -18 độ sẽ giữ đƣợc lâu hơn (Kader và Hussein, 2009).
2.1.1.7. Thủy lợi
Cây chà là có độ chịu đựng cao về nƣớc và nhiệt độ nhƣng điều kiện
này sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng sản lƣợng cây trồng (Anon,
2002). Mức tiêu thụ nƣớc cao giữa tháng 7 và tháng 9 (thu hoạch lần cuối),
nhƣng giai đoạn quan trọng của chà là trồng mới là trong giai đoạn trồng. Đối
với cây trƣởng thành, giai đoạn quan trọng là trong quá trình phát triển trái

cây - từ khi kết thúc quả đến khi quả đạt đƣợc kích thƣớc đầy đủ của nó.
Việc thụ tinh phụ thuộc chủ yếu vào việc tƣới bởi vì nó giúp hấp thụ
các chất dinh dƣỡng thích hợp (Ibrahim et al., 2012). Lá trên một cây, chỉ số
diện tích lá, chiều cao cây và hàm lƣợng khoáng chất lá bị ảnh hƣởng đáng kể


16

bởi việc tƣới tiêu. Điều này sẽ dẫn tới tăng trƣởng (Amiri và cộng sự, 2007).
Tƣới nƣớc kém và áp lực nƣớc sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của rễ và
làm giảm số lƣợng, kích cỡ và trọng lƣợng quả (Saeed et al., 1990).
Garson và cộng sự, (2002) báo cáo rằng điều kiện thiếu nƣớc ở đất sẽ
ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng sản lƣợng cây trồng. Al- Yahyai
(2010), cũng báo cáo rằng Lá trên một cây, chỉ số diện tích lá, chiều cao cây
và hàm lƣợng khoáng chất lá bị ảnh hƣởng đáng kể bởi thủy lợi và hoocmone.
Hệ thống tƣới đầy đủ sẽ dẫn đến tăng trƣởng. Furr và cộng sự, (2009), cho
biết rằng sự tƣới tiêu và nƣớc không tốt sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của rễ
/ lá và giảm số lƣợng, kích cỡ và trọng lƣợng quả. Aldrich et al, (1946) cho
biết hàm lƣợng nƣớc trong tiếp xúc với rễ tăng lên nhờ tƣới tiêu, làm tăng tốc
độ di chuyển của nƣớc vào lòng bàn tay đến mức độ tăng trƣởng hoặc turgor
của tế bào hoạt động trong sự phát triển lá tăng. Ghadiri và các cộng sự,
(2005) đã báo cáo rằng sự kéo dài sự kéo dài của lá ở dƣới đáy của chà là
đƣợc tƣới lân cận là bằng chứng về sự thiếu hụt độ ẩm của đất.
2.1.1.8. Thủy lợi và phát triển trái cây
Theo Long E.M. nghiên cứu chà là kết quả thử nghiệm vào năm 1941.
Ông kết luận rằng một sự thiếu hụt nƣớc sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển trái
cây bình thƣờng: ông giải thích điều này bằng cách báo cáo làm thế nào thủy
lợi ảnh hƣởng đến tế bào mở rộng trên lá và trọng lƣợng tƣơi của trái cây Nhƣ
một chức năng của sự gia tăng tế bào. Ông thấy rằng sự gia tăng trọng lƣợng
tƣơi tƣơng đối chậm vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 đƣợc đặc trƣng bởi sự

phân chia tế bào nhanh chóng trong suốt quả và sự gia tăng tế bào nhanh ở
các phần đỉnh và phần giữa của quả. Sự gia tăng trọng lƣợng tƣơi nhanh trong
tháng 6 và đầu tháng 7 hầu nhƣ do sự phóng to của tế bào, với sự phân chia tế
bào chỉ ở phần cơ sở của quả; Và sự gia tăng trọng lƣợng tƣơi giảm dần vào
cuối tháng 7 và đầu tháng 8 là do sự gia tăng tế bào chỉ ở phần cơ sở của quả.


×