Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ảnh hưởng của xu hướng ly tâm đối với quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.9 KB, 4 trang )

MỤC LỤC

KHÁI NIỆM XU HƯỚNG “LY TÂM”
Khái niệm xu hướng “ly tâm”
Hiện nay, chưa có một khái niệm nào về xu hướng “ly tâm”. Theo từ điển Tiếng
Việt thì “ly tâm” có nghĩa là hướng ra bên ngoài. Do đó, có thể hiểu một cách
chung nhất, xu hướng ly tâm tức là hiện tượng các quốc gia trong một cơ chế
hợp tác có xu hướng hợp tác với quốc gia bên ngoài bằng những hiệp định đối
tác toàn diện hoặc song phương thay vi các cam kết mang tính khu vực. Như
vậy, xu hướng ly tâm chỉ xuất hiện khi có cơ chế hợp tác chung giữa các quốc

1


gia với nhau, làm phá vỡ đi liên kết nội khối trong tổ chức đó. Xu hướng ly tâm
càng mạnh thì liên kết nội khối trong tổ chức đó càng rời rạc.
Lý do sự xuất hiện xu hướng “ly tâm” ở ASEAN
Hợp tác nội khối trong ASEAN vẫn còn hạn chế, các nước thành viên của
ASEAN chủ yếu có xu hướng hợp tác với các quốc gia với bên ngoài. Trái lại,
buôn bán nội khối của EU lên đến 50%, đối với những thành viên của EU thì
con số này lên đến 80%1. Vậy đâu là nguyên nhân xuất hiện xu hướng ly tâm?
Tại sao xu hướng ly tâm lại tác động mạnh tới quá trình xây dựng cộng đồng
ASEAN mà sự tác động đó không mạnh ở EU? Có nhiều nguyên nhân, ta có thể
kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, các nước trong ASEAN không có sự đồng nhất về thể chế chính trị
Thứ hai, do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên
ASEAN quá lớn. So với trong khu vực thì thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam tụt hậu 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore2.
ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
CỘNG ĐỒNG ASEAN
Khác với liên minh châu Âu, thị trường nội địa là một không gian không biên


giới mà ở đó hàng hóa, người lao động, dịch vụ, dòng vốn được tự do di chuyển;
các thành viên trong EU chuyển giao chủ quyền trong lĩnh vực tiền tệ thì
ASEAN chưa có điều này, các thành viên ASEAN chưa thể đạt được liên kết
chặt đó bởi các thành viên ASEAN có xu hướng coi trọng hợp tác với các quốc
gia bên ngoài nhiều hơn so với các thành viên trong ASEAN. Chính yếu tố này
đã làm cho xu hướng ly tâm ngày càng tăng, làm chậm tiến trình liên kết khu
vực và chậm tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Ảnh hưởng của xu hướng
ly tâm được thể hiện như sau:
Trong lĩnh vực chính trị - an ninh: Vụ việc điển hình đó là lần đầu tiên ASEAN
không đưa ra một thông cáo chung tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45
(AMM-45), do Campuchia không thể đưa ra được tiếng nói chung về biển Đông

2


– bởi Campuchia đã hợp tác với Trung Quốc để trở thành con rối của họ, và
báo chí gọi đây là “trò chơi tung hứng tại ASEAN 21” 3. Với tác động của xu
hướng ly tâm, các thành viên ASEAN đang đi ngược lại với mục tiêu được đưa
ra trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (TAC) về thúc đẩy hòa bình, an ninh khu
vực châu Á Thái Bình Dương
Trong lĩnh vực kinh tế. Điều này không chỉ gây tình trạng khó kiểm soát mà còn
làm nảy sinh những khó khăn về mặt kỹ thuật như phân đoạn cắt giảm thuế
không tương thích, hay việc thực hiện các quy định khác nhau về nguồn gốc
xuất xứ trong các FTA riêng rẽ... Với chính sách "chia bó đũa để bẻ” của các
nước lớn
Tóm lại, dưới tác động của xu hướng ly tâm, FTA đã trở thành xu hướng khó
kìm hãm. Một trong những đặc điểm của khu vực Đông Á hiện đại là tính phụ
thuộc lẫn nhau ngày càng tăng hơn khi chuỗi cung ứng khu vực được xác lập. Vì
vậy, nếu ASEAN không có chiến lược hợp tác đủ mạnh, không tích cực đẩy
nhanh tiến trình hội nhập, AEC và cả AC sẽ gặp khó khăn trong vai trò làm trục

phát triển trong khu vực Đông Á.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội:, xu hướng ly tâm làm chậm tiến trình xây dựng
ASCC, mục tiêu của ASCC sẽ khó đạt được: “xây dựng mọt xã hội chia sẻ, đùm
nọc và đoàn kết trong một bản sắc chung”.
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM TỚI QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Từ phân tích trên, có thể thấy xu hướng “ly tâm” chậm tiến trình xây dựng cộng
đồng ASEAN. Khi một số quốc gia có xu hướng hợp tác ngoại khối hơn thì hợp
tác nội khối sẽ lỏng lẻo, rời rạc. Điều này đi ngược với mục đích của ASEAN là
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển…
KẾT LUẬN
Xu hướng ly tâm đang tác động mạnh mẽ tới ASEAN. Do đó, đòi hỏi các thành
viên ASEAN cần có biện pháp thay vì tăng cường liên kết ngoại khối rời rạc –

3


xu hướng ly tâm, thì tập trung hợp tác ngoại khối trong khuôn khổ chung của
ASEAN. Chỉ khi có liên kết chặt chẽ, ASEAN và các nước thành viên mới có
thể nâng cao vị thế, giúp đảm bảo sự ổn định về chính trị - an ninh, thúc đẩy
phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.

4



×