Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập học kì môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (9 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.26 KB, 8 trang )

Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1
SỰ ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỌC THUYẾT PHÂN CHIA
1
QUYỀN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ
MÁY NHÀ NƯỚC HOA KÌ
I. Học thuyết phân chia quyền lực
1. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết phân chia quyền lực
2. Nội dung và nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực

1
1
2

a. Nội dung của học thuyết phân chia quyền lực
b. Nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực
II. Sự áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá

2
2
2

trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ
1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau và

2

nguyên tắc các cơ quan nhà nước hoạt động độc lập với nhau
2. Nguyên tắc kiềm chế và đối trọng
2.1 Kiềm chế và đối trọng từ phía cơ quan lập pháp


2.2 Kiềm chế và đối trọng về phía cơ quan hành pháp
2.3. Kiềm chế và đối trọng từ phía cơ quan tư pháp
KẾT LUẬN

4
5
5
5
6

LỜI MỞ ĐẦU
Với cách tổ chức bộ máy nhà nước khá triệt để, tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ là điển
hình của chế độ cộng hòa tổng thống. Đặc biệt với sự áp dụng các nguyên tắc của học
thuyết phân chia quyền lực trong qua trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước
đã giúp cho tổ chức bộ máy nhà nước càng trở nên vững chắc và quản lý một cách hiệu
0


quả đất nước, đưa đất nước ngày càng có những bước phát triển cao trên thế giới. Trong
bài tập lớn học kỳ lần này, em xin lựa chọn đề tài “ Đánh giá việc áp dụng các nguyên
tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong qúa trình xây dựng và phát triển của bộ
máy nhà nước Mỹ” .
SỰ ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỌC THUYẾT PHÂN CHIA QUYỀN
LỰC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC HOA KÌ
I. Học thuyết phân chia quyền lực
1. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết phân chia quyền lực
Thuyết tam quyền phân lập xuất hiện lần đầu tiên bởi nhà bác học vĩ đại của Hy
Lạp Aristote. Theo Aristote, nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật
pháp, hành pháp và phân xử. Bên cạnh Aristote, bàn về thuyết phân chia quyền lực còn

có John Locke. Theo ông, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân. Nhân dân
nhường một phần quyền của mình cho nhà nước qua khế ước. Kế thừa tư tưởng phân
quyền của Aristote, Locke cho rằng, quyền lực phải phân chia theo 3 lĩnh vực: lập pháp,
hành pháp và liên hợp. Từ thế kỷ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu, đã
phát triển học thuyết phân chia quyền lực trở thành một học thuyết độc lập. Theo ông, tự
do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho
phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Aristote và J. Locke, Mongtesquieu cho
rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3
quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền
với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của
giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua
2. Nội dung và nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực
a. Nội dung của học thuyết phân chia quyền lực
Quyền lực nhà nước bao gồm 3 thứ quyền lực chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành
pháp, quyền tư pháp. Nếu cả 3 thứ quyền lực này tập trung trong tay một người của 1
1


chính quyền sẽ tạo ra sự lạm dụng quyền lực, là nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm các
quyền công dân và các quyền con người. Như vậy, việc phân chia quyền lực không
những đối với nhà nước quân chủ mà cả đối với nhà nước cộng hòa. Theo học thuyết,
phải phân chia bộ mày nhà nước sao cho quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư
pháp được phân chia cho 3 hệ thống chính quyền nhà nước khác nhau, độc lập với nhau
nhưng có thể kiềm chế, đối trọng và tương tác lẫn nhau, quyền lập pháp thuộc về Nghị
viện, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về các cơ quan Tòa án.
b. Nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực
Học thuyết phân chia quyền lực được xây dựng trên 3 nguyên tắc: Nguyên tắc thứ
nhất là quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan
khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực
nhà nước. Hai là, hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi

cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng
tới hoạt động của các cơ quan khác. Ba là, quyền lực giữa các cơ quan là quyền lực cân
bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm
chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
II. Sự áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá
trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ
1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau
và nguyên tắc các cơ quan nhà nước hoạt động độc lập với nhau
Trên cơ sở của học thuyết phân chia quyền lực, nhà nước tư sản Mỹ được tổ chức
theo ba nguyên tắc sau : Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau;
ba bộ phận đó có nhiệm kỳ khác nhau, ba bộ phận đó có sự độc lập và kiềm chế lẫn
nhau, bảo đảm cho chúng không loại trừ hoặc tiếm quyền nhau. Mặc dù không có điều
khoản nào của hiến pháp quy định rõ ràng rằng ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
của nhà nước Liên bang phải được tách bạch nhưng điều 1, điều 2 và điều 3 của hiến
pháp lần lượt trao 3 quyền năng nói trên cho Quốc hội, Tổng thống, tòa án tối cao.

2


Quyền lập pháp: Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ thành lập ra Quốc hội – cơ quan lập pháp
của Hoa Kỳ với 2 viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Hạ nghị viện là cơ quan dân
biểu, do dân chúng của tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang.
Nhiệm kì của hạ viện là hai năm. Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang.
Nhiệm kì của thượng nghị viện là sáu năm và cứ hai năm bầu lại một phần ba số thượng
nghị sĩ. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ, không kể bang lớn hay nhỏ, dân số nhiều
hay ít. Nghị viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ
sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành hoặc không tán
thành các quan chức cao cấp do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ các
điều ước quốc tế do tổng thống đã kí. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm luật ở
cấp liên bang và không được ủy quyền lập pháp của mình cho bất kì cơ quan nhà nước

nào.
Quyền hành pháp :Điều 2 Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền hành pháp cho Tổng
thống.Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành
pháp. Nắm quyền hành pháp, tổng thống là người duy nhất quản lí đất nước. Tổng
thống có những quyền hạn rất lớn, đó là: bổ nhiệm các bộ trưởng; tổng chỉ huy các lực
lượng vũ trang; trình dự án luật và dự án ngân sách lên nghị viện; kí các hiệp ước quốc
tế và cử các đại diện ngoại giao; bổ nhiệm thẩm phán tòa án tối cao; ban bố hoặc phủ
quyết các đạo luật của nghị viện. Để đảm bảo sự độc lập của cơ quan hành pháp, Hiến
pháp qui định Tổng thống do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm, bất kể Tổng thống
đó có được các đảng phái chính trị của quốc hội ủng hộ hay không, đồng thời Tổng
thống được miễn truy tố trong suốt nhiệm kỳ. Nhưng có thể bị điều trần tại phiên tòa do
thượng viện mở và chỉ bị kết tội khi có đa số phiếu tuyệt đối tán thành.
Quyền Tư pháp: Điều 3 Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép quốc hội thành lập ra toà án tối
cao của Hoa Kỳ và các tòa án liên bang cấp dưới đồng thời trao quyền tư pháp liên bang
cho hệ thống tòa án này. Tòa án tối cao gồm 9 thẩm pháp do Tổng thống bổ nhiệm và
được sự chấp thuận của thượng nghị viện. Tòa án tối cao có những quyền hạn chủ yếu

3


sau: Phán quyết các đạo luật có hợp hiến hay không; giải thích pháp luật; quyền tối cao
về xét xử.
Tuy nhiên sự phân chia quyền lực ở Hoa Kỳ không phải là tuyệt đối mà mỗi một
trong ba cơ quan nhà nước, trong quá trình thực thi các quyền hạn của mình ở một mức
độ nhất định vẫn chịu sự kiểm tra chéo của 2 cơ quan còn lại. Nói cách khách cùng với
yếu tố quân chia quyền lực, hiến pháp Hoa Kỳ còn thừa nhận cả yếu tố kiềm chế và đối
trọi. Kiềm chế và đối trọng có mỗi quan hệ chặt chẽ với phân chia quyền lực. Việc kiểm
soát lẫn nhau giữa 3 cơ quan sẽ tạo ra sự cân bằng quyền lực, làm cho không một cơ
quan nào có thể tùy tiện sử dụng quyền lực hiến định trong quá trình thực thi các hoạt
đông chức năng của mình, tránh dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán.

2. Nguyên tắc kiềm chế và đối trọng
2.1 Kiềm chế và đối trọng từ phía cơ quan lập pháp
Theo hiến pháp Hoa Kỳ, quốc hội có quyền can thiệp vào vấn đề nhân sự của cơ quan
hành pháp, thể hiện ở quyền chỉ định và miễn nhiệm Tổng thống, quyền phê chuẩn các
danh sách Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm.
Nếu ghế phó Tổng thống bị trống, Tổng thống có thể chỉ định phó Tổng thống với
điều kiện sự chỉ định đó phải được chấp nhận ở 2 viện. Ngoài ra khi bổ nhiệm thành
viên Nội các, các đại sự, các công chức chính phủ cấp cao, Tổng thống cũng cần có sự
tư vấn và chấp thuận từ 2 viện trừ khi việc đó diễn ra trong thời gian diễn ra giữa các
phiên họp của thượng viện. Quốc hội cũng có thể miễn nhiệm Tổng thống bằng cách mở
một phiên tòa xét xử khi có đơn tố cáo Tổng thống và nếu xét thấy Tổng thống thực sự
có hành vi vi phạm pháp luật. Hạ viện có quyền tố cáo các công chức chính phủ và thầm
phán còn thượng viện có quyền mở phiên tòa xét xử tất cả các đối tượng nói trên khi có
lời cáo buộc. Mỗi viện đều có quyền miễn nhiệm nghị sĩ nào đó của mình nếu có đủ
phiếu hiến định từ các nghị sĩ của viện đó. Hạ viện chỉ cần quá bán số phiếu tán thành
của Hạ nghị sĩ thì thượng nghị viện cần 2/3 số phiếu tán thành của thượng nghị sĩ.
Quốc hội có quyền can thiệp vào bộ máy của cơ quan tư pháp như thành lập ra các
tòa án cấp dưới của tòa án tối cao và xác định thẩm quyền cũng như quy mô của các tòa
4


án này. Các thẩm phán liên bang mặc dù do Tổng thống bổ nhiệm nhưng phải được
thượng viện chấp thuận.
2.2 Kiềm chế và đối trọng về phía cơ quan hành pháp
Tổng thống Hoa Kỳ đứng đầu cơ quan hành pháp nhưng được phép can thiệp vào
hoat động lập pháp của quốc hội thông qua việc sử dụng quyền phủ quyết đối với dự luật
đã được quốc hội thông qua. Tuy nhiên quyền phủ quyết này có thể bị vô hiệu hóa nếu
mỗi viện có tới 2/3 số phiếu tán thành dự luật bị Tổng thống phủ quyết sau khi dự luật
đó quay trở lại viện đã đệ trình lên Tổng thống trừ trường hợp phủ quyết “bỏ túi”. Ngoài
quyền phủ quyết, trường hợp 2 viện của quốc hội không thể thống nhất cho ngày giờ cho

phiên họp tiếp theo, Tổng thống sẽ có quyền quyết định. Tổng thống còn có thể triệu tập
họp khẩn cấp đối với mỗi viện hoặc cả 2 viện của quốc hội.
Tổng thống còn có quyền can thiệp vào hoạt động tư pháp, kể cả việc can thiệp vào
vấn đề nhân sự của cơ quan này. Cụ thể, Tổng thống có quyền bổ nhiệm thẩm phán trên
cơ sở tư vấn và được sự chấp thuận của thượng viện; có quyền phát lệnh tha bổng và ân
xá mà không cần có sự phê chuẩn của bất cứ viện nào của quốc hội; hoặc thậm chí ý
kiến của phạm nhân.
2.3. Kiềm chế và đối trọng từ phía cơ quan tư pháp
Tòa án Hoa Kỳ có quyền kiểm soát cả cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp thông
qua việc giám sát bằng thủ tục tư pháp đối với các văn bản pháp luật do các cơ quan này
ban hành. Quyền giám sát bằng thủ tục thực ra không được ghi nhận cụ thể trong hiến
pháp Hoa Kỳ mà do các nhà lập hiến mường tượng ra và được củng cố thêm bằng tiền lệ
pháp do tòa án tối cao của Hoa Kỳ thiết lập từ vụ Marbury.v.Madison. Trong phán quyết
này tòa án tối cao đã phủ nhận một phần hiệu lực của đạo lực liên bang với lí do quốc
hội vượt quá quyền hiến định khi thông qua đạo luật đó.
Tòa cũng khẳng định răng quyền giám sát bằng thủ tục tư pháp của tòa án không chỉ
áp dụng với luật của bang mà còn áp dung đối với luật của liên bang rằng quốc hội liên
bang chỉ có quyền giới hạn theo hiến pháp liên bang. Vì vậy luật của liên bang cũng chịu

5


sự giám sát bằng thủ tục tư pháp của toà án liên bang. Nó đã thiết lập nên cơ sở pháp lí
vững chắc, giúp tòa án bãi bó hiệu lực của một đạo luật nếu đạo luật đó vi hiến.
Quyền giám sát bằng thủ tục tư pháp đối với tính hợp hiến của các văn bản pháp luạt,
tuy nhiên có thể bị quốc hội hạn chế vì quốc hội có quyền giới hạn thẩm quyền của các
tòa án. Tòa án tối cao chỉ có thể thực thi thẩm quyền xét xử phúc thẩm trừ những vụ việc
liên quan đến các bang và những vụ việc ảnh hường tới các đại sứ, các bộ trưởng hoặc
lãnh sự nước ngoài (được xét xử sơ thẩm) quốc hội còn được phép giới hạn quyền lực
của Chánh án tòa án tối cao khi ở trong cương vị chủ tọa phiên tòa do thượng nghị viện

mở để luận tội Tổng thống. Quyền Tòa án trong việc giám sát bằng thủ tục tư pháp
dường như là phương tiện duy nhất cho phép tòa kiềm chế những hoạt động của 2 cơ
quan còn lại. Cho đến trước nội chiến tòa án mơi thực thi quyền năng này 2 lần. Ngày
này được sử dụng rộng rãi hơn nhưng khó nói được rằng tòa án có quyền lực chính trị
như Tổng thống, Quốc hội.
KẾT LUẬN
Tóm lại mặc dù tam quyền phân lập giúp các cơ quan nhà nước có được sự độc lập
cần thiết để thực hiện tốt chức năng của mình và là điều cần có cho một xã hội dân chủ
nhưng nếu chỉ có tam quyền phân lập, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ trong hoạt
động của bộ máy nhà nước. Kiềm chế và đôi trọng, vì vậy, sẽ là giải pháp giúp một trong
ba cơ quan nhà nước nói trên có thể kiểm soát hoạt động chức năng của nhau ở mức độ
cần thiết, không cho phép bất cứ cơ quan nào lạm quyền. Tuy nhiên liệu bộ máy nhà
nước Mỹ có thực sự hoạt động hiệu quả và đảm bảo một trật tự xã hội tự do, dân chủ hay
không còn tùy thuộc nhiều vào thực tiễn vận hành của bộ máy nhà nước cũng như mức
độ tuân thủ hiến pháp của chính các cơ quan nhà nước nói trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2008.
6


2. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới.
3. Viện thông tin khoa học xã hội, Thuyết “Tam quyền phân lập” và tổ chức bộ máy
nhà nước tư sản hiện đại, Hà Nội, 1992.
4. Nguyễn Thị Hồi, Tư tưởng phân chia quyền lực với việc tổ chức bộ máy nhà nước
ở một số nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.
5. Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, lí luận và thực tiễn,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008.

6. TS. Nguyễn Thị Ánh Vân, Bàn về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế đối
trọng trong hiến pháp Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học, số tháng 12/2010.

7



×