Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bình luận nguyên tắc tham vấn và đồng thuận trong cơ chế ra quyết định của asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.32 KB, 2 trang )

ASEAN chính thức có Hiến Chương năm 2008. Bản Hiến chương đã mang lại
cho ASEAN một tư cách pháp nhân và mọi hoạt động của tổ chức đều dựa
trên khung pháp lý rõ ràng. Một thực thể mới đã được hình thành vào ngày
15/12/2008 với các nguyên tắc chủ đạo và “phương cách ASEAN” là: không
can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên, tham vấn và ra quyết định
dựa trên sự đồng thuận
Nguyên tắc tham vấn và đồng thuận trong cơ chế ra quyết định của ASEAN
đã được quy định trong Điều 20 Hiến Chương ASEAN
“1. Việc ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ
bản của ASEAN.
2. Khi không có đồng thuận, cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyết
định cụ thể.
3. Khoản 1 và 2 trong Điều này sẽ không ảnh hưởng tới các phương thức ra
quyết định đã được nêu trong các văn kiện pháp lý lien quan khác của ASEAN.
4. Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc không tuân thủ, vấn đề
này sẽ được trình lên cấp cao ASEAN để quyết định.”
1. Tham vấn là một quá trình tăng cường khả năng, trong đó nhà tham vấn
hợp tác với đối tượng để giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xác định
những nguyên nhân “gốc rễ” và các cách để cải thiện tình huống của họ.
2. Đồng thuận: đồng thuận là kết quả của sự tự giác, sự tự nguyện đồng ý của
mọi người với nhau.
3. Nội dung
Theo nguyên tắc này, một quyết định chỉ được thông qua khi tất cả cá nước
thành viên asean nhất trí thông qua. Nghĩa là một quyết định chỉ được coi là
của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Quyết
định sẽ không được thông qua nếu có chỉ 1 quốc gia phản đối, vì vậy nguyên
tắc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các quốc gia thành viên. Nguyên


tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng đảm bảo được việc
tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là nguyên tắc cơ


bản trong việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như các
lĩnh vực quan trọng của ASEAN. Đây là nguyên tắc bao trùm trong các cuộc
họp và hoạt động của ASEAN.



×