Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ảnh hưởng của xu hướng ly tâm đối với quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.09 KB, 8 trang )

Pháp luật cộng đồng ASEAN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. Khái quát chung về xu hướng ly tâm ở ASEAN.....................................3
1. Khái niệm xu hướng ly tâm...................................................................3
2. Lý do xuất hiện xu hướng ly tâm ở ASEAN........................................3
II. Ảnh hưởng của xu hướng ly tâm đối với qua trình xây dựng Cộng
đồng ASEAN....................................................................................................4
1. ảnh hưởng tới qua trình xây dựng cộng đồng Chính trị-An
ninh(APSC).................................................................................................4
2. ảnh hưởng tới quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế (AEC)...........4
3. ảnh hưởng tới việc xây dựng cộng đồng Văn hóa- Xã hội(ASCC)....5
4. một số giải pháp nhằm giảm bớt sự ly tâm hóa trong ASEAN..........6
KẾT LUẬN...........................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................8

Phan Đình Huy

Page 1


Pháp luật cộng đồng ASEAN

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, hội liên hiệp các quốc gia Đông Nam
Á(ASEAN) đã cố gắng xây dựng một cộng đồng ASEAN phát triển bền vững về mọi
mặt. Tuy nhiên gần đây, với sự xuất hiện của xu hướng ‘ly tâm” đã có những tác động
không nhỏ tới quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Vậy xu hướng “ly tâm” đã tác
động tích cực hay tiêu cực tới quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN? Để làm rõ điều


này, sau đây em xin được lựa chọn đề tài : “ảnh hưởng của xu hướng “ly tâm” đối với
quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN”
Do đề tài khá là khó, với kiến thức có hạn nên trong bài không tránh khỏi những thiếu
sót, mong thầy côn đóng góp ý kiến cho bài làm của em được hoàn thiện hơn.

Phan Đình Huy

Page 2


Pháp luật cộng đồng ASEAN

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về xu hướng ly tâm ở ASEAN
1. Khái niệm xu hướng ly tâm

Hiện nay chưa có một định nghĩa rõ rang nào về xu hướng ly tâm, tuy nhiên
trong quá trình tìm hiểu một số ý kiến thì có thể nói xu hướng ly tâm là việc các thành
viên trong cùng một tổ chức không chú trọng đến việc hợp tác nội khối mà chú trọng
hợp tác ra bên ngoài nhiều hơn. Ở ASEAN thì các quốc gia trong ASEAN không chú
trọng hợp tác với các nước nội khối mà chú chú trọng hợp tác với các quốc gia bên
ngoài khu vực.
2. Lý do xuất hiện xu hướng ly tâm ở ASEAN
Vấn đề liên kết hợp tác trong nội khối là vấn đề quan trọng, nó đảm bảo cho sự ổn
định phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN. Việc xây dựng cộng
đồng ASEAN với ba trụ cột(AEC, APSC,ASCC) được kỳ vọng sẽ đưa ASEAN thành
một khu vực liên kết chặt chẽ, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển năng động, ổn
định cho các nước thành viên. Tuy nhiên số lượng thành viên trong khối chỉ có 10

quốc gia, chỉ liên kết hợp tác với các quốc gia trong khối sẽ tạo nên một bức tường
cản trở sự phát triển về kinh tế của riêng các quốc gia. Đây là một trong những lý do
khiến các quốc gia hướng ra liên kết ngoài khu vực.
Hơn nữa, sự phát triển chênh lệch giữa các quốc gia thực tế vẫn còn tồn tại, đặc biệt là
chênh lệnh lớn về mặt kinh tế làm các quốc gia có nền kinh tế phát triển muốn liên kết
với các quốc gia bên ngoài có nền kinh tế phát triển hơn để nền kinh tế của quốc gia
mình phát triển hơn nữa. Việc liên kết với các quốc gia có nền kinh tế thấp kém hơn sẽ
làm hạn chế sự phát triển của quốc gia đó.
Những năm gần đây, sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc và sự gia tăng cạnh
tranh chiến lược Mỹ-Trung trước hết là ở Đông Nam á cũng như sự trở lại của nước
Nga, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng và sự suy giảm tương đối vị
thế của siêu cường Mỹ cũng đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới, một mặt,
thúc đẩy hợp tác khu vực, bổ sung "phương tiện mặc cả" cho việc theo đuổi chính
sách "cân bằng nước lớn" của ASEAN, mặt khác cũng làm khó dễ trong việc lựa chọn
và ưu tiên đối tác và quan hệ bạn hàng với từng nước lớn; có thể gây tổn thương đến
tình đoàn kết và thống nhất lập trường chung của ASEAN, làm tăng xu hướng “ly
tâm”, “đi riêng lẻ” trên một số vấn đề, kể cả chính trị và an ninh. Hơn nữa, sự nổi lên
của Trung Quốc và ấn Độ, sự gia tăng Hợp tác Đông Á theo cơ chế ASEAN +1,
ASEAN +3, v.v. có thể làm giảm đi sức hấp dẫn của ASEAN với tư cách là một khu
vực kinh tế năng động và giữ vai trò chủ đạo trong các nỗ lực hợp tác khu vực. Ngoài
các tác động trên, sự tái chạy đua vũ trang và đề cao sức mạnh quân sự cùng với sự
gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên, khủng bố bạo lực và ly
Phan Đình Huy

Page 3


Pháp luật cộng đồng ASEAN

khai dân tộc trên quy mô toàn cầu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực hợp tác đa

phương trong ASEAN, nhất là đối với các nước thành viên mới. Tiếp đến, các nước
ASEAN chủ yếu còn là những nước nghèo, thiếu lực hướng tâm, chưa đủ nguồn tài
chính để giúp các thành viên mới kém phát triển hơn…
II. Ảnh hưởng của xu hướng ly tâm đối với qua trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN
1. ảnh hưởng tới qua trình xây dựng cộng đồng Chính trị-An ninh(APSC)
a. về tích cực:
Việc các quốc gia trong nội bộ ASEAN đang có xu hướng đối ngoại riêng lẻ đối với
các quốc gia ngoài khu vực đã có sự tác động tích cực đến chính các quốc gia này.
Chính sự hợp tác này đã làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia riêng
lẻ, do đó các quốc gia có thêm kinh phí đầu tư ra hợp tác quốc phòng cùng xây dựng
lên một Cộng đồng Chính trị - An ninh phát triển.
b. về mặt tiêu cực:
Chính sự hợp tác với các nước bên ngoài đã dẫn đến việc các nước trong khu vực có sự
liên kết này chịu ảnh hưởng bởi các cường quốc bên ngoài, do đó có ảnh hưởng rất xấu
tới quá trình xây dựng cộng đồng chính trị an ninh. Một trong những định hướng xây
dựng cộng đồng chính trị an ninh của ASEAN là tạo ra một khu vực gắn kết, hòa bình
và tự cường. Tuy nhiên sự có hợp tác riêng lẻ của các quốc gia với các cường quốc bên
ngoài đã dần làm các quốc gia này chỉ chú trọng đầu tư quốc phòng trong nước mà ít
chú trọng đầu tư hợp tác quốc phòng của cả toàn khối. Chính việc phải thực hiện nhiều
điều ước song phương thay vì chỉ một điều ước đa phương đã khiên các nước trong
khối phải mât nhiều thời gian và công sức, chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới quá
trình đóng góp và xây dựng lên một cộng đồng An ninh- chính trị bền vững. Hơn nữa,
chính việc không chú trọng hợp tác nội khối đã dần làm các nước trong khối xa dời
nhau, do đó những mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khối khó giải quyết hơn.
2. ảnh hưởng tới quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế (AEC)
a. Tác động tích cực:
Các quá trình liên kết song phương hiện đang được thúc đẩy. Nhiều nước đang hợp tác
với nhau thông qua hàng loạt những hiệp định thương mại và đầu tư song phương.
Nhờ có những hiệp định song phương đó, một số nền kinh tế ASEAN như Singpaore,

Thái Lan đã phát triển. Điều này khuyến khích sự phát triển kinh tế trong bản thân
mỗi nước ASEAN và tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn. ASEAN đang thử nghiệm
những hình thức liên kết mới như 10 – x ( bất kỳ quốc gia nào trong ASEAN có đủ
khả năng đều được tham gia vào các chương trình liên kết) và 2+x (chỉ 2 quốc gia
được phép tham gia).
Với những mục tiêu đã đặt ra nhằm hiện thực hoá AEC, các nước thành viên ASEAN
sẽ có những lợi ích như tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, và kết

Phan Đình Huy

Page 4


Pháp luật cộng đồng ASEAN

quả là tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh, đạt tính kinh tế theo quy mô
và nền sản xuất gắn kết hơn. Ngoài ra, việc các quốc gia trong AEC hướng ra hợp tác
với các nước ngoại khối sẽ tạo điều kiện phát triển cho các quốc gia và khi các quốc
gia phát triển hơn đồng nghĩa với việc AEC phát triển hơn. Khi đó, các quốc gia sẽ có
nhiều điều kiện để hợp tác và hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau, cùng xây dựng lên khối
AEC lớn mạnh hơn, bền vững hơn.
b. Tác động tiêu cực:
Thách thức lớn nhất của AEC là xu hướng lý tâm và chia rẽ nội khối. Tính đa dạng về
chế độ chính trị và chênh lệch về phát triển kinh tế trong ASEAN trong khoảng 5-10
năm nữa về cơ bản chưa có gì thay đổi. Ngoài sự đa dạng về thể chế và trình độ phát
triển, ASEAN hiện tại và trong tương lai gần vẫn còn lúng túng trong việc xác định
mô hình phát triển với những nguyên tắc chủ đạo có tính chiến lược cho mình.
Việc đẩy mạnh quá trình hợp tác song phương có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
đến những cố gắng liên kết khu vực. Bởi vì, các quốc gia này phải thực hiện nhiều

hiệp định song phương thay vì chỉ thực hiện duy nhất một hiệp định đa phương.
Do mức phát triển thấp và độ chênh lệch kinh tế lớn cho nên động lực liên kết kinh tế
của ASEAN cũng yếu hơn và ASEAN thiếu đầu tàu đủ mạnh có khả năng dẫn dắt, chỉ
đạo quá trình liên kết. Những khiếm khuyết đó đã cản trở quá trình liên kết kinh tế
ASEAN, đồng thời cũng là những thách thức đối với ASEAN. Cũng chính sự yếu kém
khách quan này đã tạo ra xu hướng né tránh các cam kết khu vực giữa các nền kinh tế
và do đó bị lôi cuốn vào các mối quan hệ và các hiệp định hợp tác song phương với
các đối tác mạnh hơn ở bên ngoài khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Xu hướng này sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng của ASEAN bởi vì nó xoá bỏ dần
những thuận lợi phát triển có thể được khuyến khích bởi liên kết khu vực.
Điểm yếu khó vượt qua nhất của ASEAN là tính chất hợp tác lỏng lẻo, thiếu sự ràng
buộc về mặt pháp lý vẫn tiếp tục duy trì các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội như
không can thiệp, đồng thuận, chưa nhận thức và hành động đúng mức về sự cần thiết
phải thúc đẩy liên kết khu vực.
3. ảnh hưởng tới việc xây dựng cộng đồng Văn hóa- Xã hội(ASCC)
a. tác động tích cực
Sự liên kết với các cường quốc bên ngoài đã giúp cho nội bộ các quốc gia trong khối
có những sự phát triển nhất định, những hợp tác song phương giữa các quốc gia đã tạo
nên sự phát triển về các lĩnh vực thuộc văn hóa xã hội, nền y học được nâng cao hơn
bởi công nghệ y học tiên tiến của các cường quốc, sự hỗ trợ về các mặt giáo dục, y tế,
phát triển đào tạo nhân lực đã khiến các quốc gia trong khối ngày càng phát triển.

Phan Đình Huy

Page 5


Pháp luật cộng đồng ASEAN

b. về mặt tiêu cực

ASEAN có đặc điểm nổi trội đó là sự đa dang về bản sắc văn hóa, ASEAN luôn muốn
xây dựng một cộng đồng duy trì bản sắc ASEAN này. Tuy nhiên với sự hợp tác với
nước ngoài của các quốc gia trong khối đã dần làm phai mờ bản sắc riêng của
ASEAN, thay vào đó là sự du nhập bởi văn hóa của các nước bên ngoài.
Hơn nữa, cùng với sự mở rộng đầu tư bởi các cường quốc bên ngoài vào đã dẫn đến
hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi đó cộng đồng Văn hóa- Xã hội
đã cố gắng xây dựng và bảo vệ môi trường trong toàn khu vực.
Một điểm nữa đó là, cộng đồng Văn hóa- Xã hội (ASCC) luôn muốn xây dựng trở
thành một cộng đồng với sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia nội khối,
tuy nhiên với sự hợp tác với bên ngoài như hiện nay các quốc gia nội khối đã chỉ chú
trọng phát triển nội bộ nước mình mà không có sự giúp đỡ các nước thành viên trong
khối khác, điều này đã làm tăng thêm sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong toàn khối.
4. một số giải pháp nhằm giảm bớt sự ly tâm hóa trong ASEAN
ASEAN cần thúc đẩy hơn nữa việc hợp tác đội ngoài với các nước bên ngoài với tư
cách là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, là hợp tác cho toàn khối chứ không chỉ
riêng từng quốc gia có sự hợp tác riêng lẻ.
Thúc đẩy tiếng trình xây dựng ASEAN+3 để hợp tác ngày càng hiệu quả hơn, rút ngắn
khoảng cách về sự phát triển giữa các thành viên trong ASEAN.
Chú trọng hơn nữa việc giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ ASEAN, đưa các nước
coa mâu thuẫn sát lại gần nhau hơn, từ đo có thể liên kết ASEAN sẽ chặt ché hơn.

Phan Đình Huy

Page 6


Pháp luật cộng đồng ASEAN

KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên có thể thấy ảnh hưởng của xu hướng ly tâm đối với quá

trình xây dựng cộng đồng ASEAN là có ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
Điều này đã dần làm cho liên kết của ASEAN trở lên lỏng lẻo, vị thế của ASEAN trên
trường quốc tế bị giảm sút. Vì vậy để duy trì và củng cố vai trò ASEAN trong quá
trình phát triển Đông Á và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình (mà cho đến nay
vẫn chưa thể bằng khả năng cạnh tranh của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản), các
nước ASEAN cần phải có bước đột phá trong nhận thức và có bước quyết định hướng
tới liên kết. Vấn đề không còn là tính hiệu quả của sự liên kết, mà quan trọng nhất là,
sự tồn tại của ASEAN với tư cách là nhóm chính trong liên kết với các đối tác khác.

Phan Đình Huy

Page 7


Pháp luật cộng đồng ASEAN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN, trường Đại học Luật Hà Nội, 2012
2. Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN. Hà Nội 2011. Trường đại học Luật
Hà Nội. Khoa pháp luật quốc tế. Trung tâm lật Châu Á – Thái BÌnh Dương.
3. Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Vĩnh Bảo
Ngọc. Trường Đại học Kinh tế.
4. Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2006. Phạm Đức Thành (chủ biên).
5. Một số trang web:



 www.cpv.org.vn%20-%20Xu%20hướng%20mới%20trong%20liên
%20kết%20kinh%20tế%20Đông%20Á.htm


Phan Đình Huy

Page 8



×