Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

( 8 điểm ) TIỂU LUẬN bài tập tình huống nhóm thương mại 2 theo hợp đồng, công ty a phải thực hiện việc bán sữa chua do công ty b sản xuất với giá thàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.63 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI: TM2.NT2 - 3.
Tháng 11 năm 2011, giám đốc công ty cổ phần A ký hợp đồng đại lý mua bán hàng
hóa với giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên B. Theo hợp đồng, công ty
A phải thực hiện việc bán sữa chua do công ty B sản xuất với giá thành sản phẩm do
công ty B ấn định. Thời hạn đại lý là 3 năm từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
1. Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành
nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký).
2. Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển
giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công ty A. Thỏa
thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp luật về hoạt động đại lý mua bán
hàng hóa không? Vì sao?
3. Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty A bị ngộ độc.
Công ty A hay công ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng?
4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý mua
bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và công
ty C không? Vì sao?
Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng
đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian
công ty A đã làm đại lý cho công ty B. Em hãy nhận xét về hành vi nói trên của công ty
A

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Khái quát chung về đại lý thương mại

1


1.1 Khái niệm đại lý thương mại
“Đại lý thương mại là là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại


lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”
(Điều 166 Luật thương mại 2005).
Theo Điều 169 Luật thương mại 2005, các hình thức đại lý là:
- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn
một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao
đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một
hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
- Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý
tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các
đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng
đại lý.
- Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
I.2 Đặc điểm đại lý thương mại

- Quan hệ đại lý phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Căn cứ theo quy định
tại Điều 167 Luật thương mại 2005, bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương
nhân, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài
- Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý
giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý.

2


Để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bên thứ ba và
nhân danh chính mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng cho bên giao đại lý .
- Trong đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa

hoặc tiền giao cho bên đại lý (Điều 170 Luật thương mại 2005). Khi thực hiện hoạt
động đại lý,bên đại lý không phải bên mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người
nhận hàng để tiếp tục bán cho người thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu
hàng hóa mới chuyển tử bên giao đại lý cho bên thức ba
- Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý
được giao kết giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Hợp đồng đại lý phải được thể hiện
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
II.

Giải quyết tình huống
1. Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành
nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký).
Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng đại lý giao kết giữa bên
giao đại lý và bên đại lý. Theo quy định tại Điều 167 Luật thương mại 2005 thì bên
giao đại lý và bên đại lý tham gia quan hệ đại lý thương mại đều phải là thương nhân,
cụ thể:
“1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền
mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý
cung ứng dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng
để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.”
Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Như vậy, thương nhân có thể là cá nhân hoặc
pháp nhân được thành lập hợp pháp. Và một chủ thể muốn trở thành thương nhân phải
đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại
là hoạt đông nhằm mục đích sinh lời bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung

3



ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời
khác (Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005).
Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa
chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.
Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp
thường xuyên nhằm tạo ra những thu nhập chính cho thương nhân.
Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi hành vi thương mại, có nghĩa rằng
chủ thể đó phải có khả năng bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và
nghĩa vụ pháp lý thương mại.
Thứ năm, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối
với cá nhân tổ chức muốn trở thành thương nhân theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Bên đại lý, bên giao đại lý có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước
ngoài. Trong trường hợp, hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy
phép, thương nhân chỉ được kí hợp đồng đại lý bán hàng hóa tại nước ngoài hoặc làm
đại lý cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công thương cho phép.
Luật quy định chủ thể của hợp đồng đại lý là thương nhân nhưng không quy định cụ
thể các thương nhân trên có đăng kí kinh doanh ngành nghề như thế nào. Tuy nhiên
dựa trên các nguyên tắc chung về điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng theo quy định
của Bộ luật Dân sự 2005 thì các bên kí kết hợp đồng đại lý thương mại phải có năng
lực chủ thể để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Cụ thể, bên đại lý nhân
danh chính mình giao dịch với bên thứ ba để mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
thương mại nên bên đại lý phải có đăng kí kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa
ghi trong hợp đồng. Việc “có đăng kí kinh doanh phù hợp” sẽ tạo tư cách chủ thể hợp
pháp để bên đại lý thực hiện việc bán hàng, cung ứng dịch vụ hoặc mua hàng nhằm thu
lợi nhuận. Bên giao đại lý là nhà sản xuất hàng hóa có nghĩa vụ giao hàng hoặc tiền
cho bên đại lý thì phải là thương nhân được sản xuất hàng hóa đó hoặc được kinh
doanh hàng hóa đó. Điều này được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

của bên giao đại lý.
Trong tình huống trên, công ty A kí hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với công ty
B và theo như hợp đồng thì công ty A phải thực hiện việc bán sữa chua do công ty B
4


sản xuất, có nghĩa là B là bên giao đại lý còn công ty A là bên đại lý tiêu thụ sản phẩm
của công ty B. Để hợp đồng đại lý giữa công ty A và công ty B có hiệu lực thì cả A và
B đều phải là thương nhân. Theo tình huống, công ty A là công ty cổ phần và công ty B
là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 và Điều
77 Luật doanh nghiệp 2005 thì công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành
viên là những loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và đáp ứng các điều kiện
để trở thành thương nhân như đã phân tích ở trên. Như vậy, công ty A và công ty B đã
thỏa mãn điều kiện là thương nhân trongquan hệ đại lý thương mại theo quy định của
Luật thương mại 2005. Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK
của Bộ kế hoạch và đầu tư – Tổng cục thống kê về Hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh
sử dụng trong đăng ký thì tại Phụ lục II có đề cập đến danh mục ngành, nghề kinh
doanh sử dụng trong đăng kí kinh doanh. Theo đó thì việc Công ty B sản xuất sữa chua
sẽ phải đăng kí kinh doanh mặt hàng mà công ty kinh doanh, cụ thể là Ngành Sản xuất
sản phẩm bơ, sữa mã số kinh doanh 152 với Nghề là sản xuất các loại sữa chua mã số
kinh doanh 15223 - 152230. Công ty A muốn làm đại lí mua bán hàng hóa cho Công ty
B thì Công ty A phải đăng kí kinh doanh Ngành Đại lý mã số kinh doanh 511 và Nghề
Đại lý mua bán hàng hóa mã số kinh doanh 5113.
2. Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được
chuyển giao cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công
ty A. Thỏa thuận này của các bên có phù hợp quy định của pháp luật về hoạt động
đại lý mua bán hàng hóa không? Vì sao?
Khẳng định: Thỏa thuận giữa công ty A và công ty B trong hợp đồng đại lý mua
bán hàng hóa là thỏa thuận trái với quy định của pháp luật về hợp đồng đại lý mua
bán hàng hóa. Điều khoản này sẽ bị vô hiệu trong quá trình hai bên thực hiện hợp

đồng
Luật thương mại 2005 đề cao sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các bên trong việc
giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các chủ thể phải trong khuôn khổ quy
định của pháp luật và mọi thỏa thuận trái pháp luật của các bên đều vô hiệu. Trong tình
huống, công ty A và công ty B ký kết hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và đã có thỏa
5


thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao cho công ty A từ
thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công ty A. Điều khoản này được thỏa
thuận nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu và trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối
với hàng hóa từ bên giao đại lý sang cho bên đại lý khi bên giao đại lý đã giao hàng
hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý.
Tuy nhiên, Điều 170 Luật thương mại 2005 quy định: “bên giao đại lý là chủ sở
hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Quy định này có hiệu lực đối với
mọi quan hệ đại lý và các bên của hợp đồng đại lý có nghĩa vụ phải tuân thủ. Nếu trong
hợp đồng đại lý không có thỏa thuận về quyền sở hữu hàng hóa thì khi có tranh chấp
xảy ra, Điều 170 Luật thương mại 2005 sẽ được áp dụng. Nếu trong hợp đồng đại lý có
bao gồm nội dung này thì mọi thỏa thuận phải phù hợp với Điều 170 Luật thương mại
2005. Mọi thỏa thuận trái với quy định này đều vô hiệu, không có hiệu lực thi hành.
Như vậy, khác với quan hệ mua bán hàng hóa có sự chuyển giao quyền sở hữu,
trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý chỉ giao hàng hóa cho bên đại
lý bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu cho bên đại lý. Hàng hóa vẫn thuộc quyền
sở hữa của bên giao đại lý và bên đại lý có nghĩ vụ phải bảo quản. Khi bên đại lý giao
kết thực hiện hợp đồng với bên thứ ba, quyền sở hữu sẽ được chuyển từ bên giao đại lý
sang cho bên thứ ba. Với tư cách là chủ sở hữu của hàng hóa, bên giao đại lý được toàn
quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình cũng như phải gánh chịu mọi rủi ro đối với
hàng hóa cũng như gánh chịu mọi trách nhiệm với bên thứ ba về chất lượng của hàng
hóa (trừ trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do lỗi bảo quản của bên đại lý). Đây là đặc
điểm làm cho hợp đồng dại lý mua bán hàng hóa hoàn toàn khác hợp đồng mua bán

hàng hóa, nhất là hợp đồng mua sỉ để bán lẻ.
Như vậy, thỏa thuận trong hợp đồng là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao
cho công ty A từ thời điểm hàng hóa được giao đến kho hàng của công ty A là thảo
thuận không phù hợp với quy định của pháp luật về đại lý mua bán hàng hóa, cụ thể là
Điều 170 Luật thương mại 2005. Việc thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
cho công ty A đã làm thay đổi bản chất quan hệ giữa công ty A và công ty B. Lúc này,
quan hệ giữa công ty A và công ty B là quan hệ mua bán hàng hóa chứ không phải là
6


quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, hợp đồng giữa công ty A với công ty B không còn là
hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa.
3. Một khách hàng sau khi mua sữa chua tại cửa hàng của công ty A bị ngộ độc.
Công ty A hay công ty B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách
hàng?
Trước hết, ta xác định lý do dẫn đến thiệt hại cho khách hàng là do chất lượng sữa
chua không đảm bảo, song trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ thuộc về người có lỗi
trong việc hàng hóa không đảm bảo chất lượng, dẫn đến những tổn hại về sức khỏe và
vật chất của khách hàng. Để xác định yếu tố lỗi, yếu tố vi phạm pháp luật, cần xem xét
đến trách nhiệm của bên giao đại lý và bên đại lý. Khoản 2 Điều 173 Luật thương mại
2005 quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý: “ chịu trách nhiệm về chất lượng hàng
hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ”.
Như vậy, bên giao đại lý - công ty B có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng hàng
hóa của đại lý mua bán hàng hóa, sở dĩ như vậy vì hàng hóa thuộc sở hữu của công ty
B nên tất cả vấn đề liên quan đến hàng hóa mà nhất là chất lượng hàng hóa thì công ty
B phải là bên có trách nhiệm đầu tiên và trước hết. Tính chất chủ sở hữu được áp dụng
tuyệt đối. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 175 Luật thương mại 2005 cũng quy định bên đại
lý có nghĩa vụ “bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi
giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý
mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp

có lỗi do mình gây ra”. Theo quy định này thì bên đại lý phải có trách nhiệm bảo quản
hàng hóa của bên giao đại lý. Nếu có bất kỳ vấn đề nào về chất lượng hàng hóa do lỗi
của bên đại lý thì bên đại lý sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
khách hàng yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, bên giao đại lý và bên đại lý đều có trách nhiệm đối với chất lượng hàng
hóa đã bán cho khách hàng. Do đó, khách hàng có cơ sở để khởi kiện đối với cả hai
bên. Tuy nhiên, đối với tình huống trên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho khách hàng thuộc về công ty A hay công ty B ta cần chứng minh yếu tố lỗi của cả
hai bên:
7


Trường hợp 1: Nếu tại thời điểm công ty B giao hàng cho công ty A hàng hóa bảo
đảm chất lượng như bên công ty B công bố tuy nhiên trong quá trình bảo quản hàng
hóa công ty A không tuân thủ theo hướng dẫn của công ty B nên khi hàng hóa được
bán cho khách hàng đã không còn đúng tiêu chuẩn về chất lượng như đã công bố.
Trong trường hợp này bên đại lý – công ty A sẽ liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng
hàng hóa mặc dù hàng hóa không thuộc sở hữu của bên công ty A. Như vậy, công ty A
và công ty B đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
Trường hợp 2: Nếu công ty A đã tuân thủ theo đúng hướng dẫn của công ty B về
bảo quản chất lượng hàng hóa nhưng hàng hóa khi giao đến tay người tiêu dùng không
đảm chất lượng thì công ty B phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý
mua bán hàng hóa. Như vậy, công ty B phải chịu trách nhiệm bồi hường thiệt hại
cho khách hàng.
Trường hợp 3: Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho bên thứ ba thì làm theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
4. Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý mua
bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và
công ty C không? Vì sao?
Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn phương chấm dứt hợp

đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời
gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B. Em hãy nhận xét về hành vi nói trên của
công ty A
a) Tháng 3 năm 2013, công ty A nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đại lý mua
bán sữa chua của công ty C. Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và
công ty C không? Vì sao?
Khẳng định: Công ty A có thể đồng thời là đại lý của công ty B và công ty C, vì:
Trước hết, căn cứ theo các dữ kiện của đề bài và theo quy định tại khoản 2 Điều 169
Luật thương mại 2005, ta xác định hợp đồng đại lý giữa công ty A và công ty B không
phải là hợp đồng đại lý độc quyền
Điều 174 Luật thương mại 2005 quy định quyền của bên đại lý:
8


“Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy
định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;”
Theo quy định này, bên giao đại lý và bên đại lý có quyền thỏa thuận việc bên đại lý
có được giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý hay không. Nếu
không có thỏa thuận từ trước, bên đại lý đương nhiên có quyền giao kết hợp đồng đại
lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, chỉ ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 7
Điều 175 LTM 2005: “ Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ
được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.”. Theo quy định này thì
bên đại lý có nghĩa vụ chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối
với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.
Hàng hóa trong tình huống là sữa chua, đây là mặt hàng khá thông dụng và pháp
luật hiện hành không có quy định hạn chế về việc bên đại lý chỉ được làm đại lý bán
sữa chua cho một hãng sản xuất sữa chua. Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1
Điều 174 Luật thương mại 2005, việc công ty A có quyền giao kết hợp đồng đại lý với

một hoặc nhiều bên giao đại lý hay không sẽ do công ty A và công ty B thỏa thuận.
Nếu các bên không có thỏa thuận hạn chế quyền này thì công ty A đương nhiên có
quyền giao kết hợp đồng đại lý mua bán sữa chua với công ty C
b) Theo đề nghị của công ty C, công ty A quyết định đơn phương chấm dứt hợp
đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời
gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B. Em hãy nhận xét về hành vi nói trên của
công ty A.
Đối với tình huống trường hợp này, ta cần chia ra làm hai trường hợp. Cụ thể như
sau:
Trường hợp 1: Trong hợp đồng đại lý giữa công ty A và công ty B có thỏa thuận về
vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý, thì việc giải quyết vấn đề đơn phương
chấm dứt hợp đồng đại lý giữa công ty A và công ty B sẽ dựa trên sự thỏa thuận của
hai bên trong hợp đồng
9


- Nếu thỏa thuận có nội dung như một trong hai bên được đơn phương chấm dứt
hợp đồng đại lý và không phải bồi thường thì trong trường hợp này công ty A quyết
định đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty B và yêu cầu công ty B bồi
thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho công ty B là không
có căn cứ, là trái với sự thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, công ty B sẽ không phải
bồi thường cho công ty A.
- Nếu trong hợp đồng đại lý có thỏa thuận nội dung như hai bên không được đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp và mà không kèm theo bất
cứ điều kiện gì khác, bên nào vi phạm bên đó sẽ phải bồi thường cho bên kia, thì việc
yêu cầu bồi thường của công ty A đối với công ty B cũng không có cơ sở, và bên công
ty B sẽ là chủ thể có quyền yêu cầu công ty A bồi thường chứ không phải là ngược lại
Trường hợp 2: Nếu hai bên không có thỏa thuận về việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật, cụ thể là áp dụng Điều 177 Luật
thương mại 2005:

“1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời
gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông
báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại
lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý
đó.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian
nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường
hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao
đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì
bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình
đã làm đại lý cho bên giao đại lý.”

10


Như vậy, nếu như không có thỏa thuận khác thì công ty A sẽ được đơn phương
chấm dứt hợp đồng đại lý hợp pháp nếu thông báo bằng văn bản cho công ty B ít nhất
60 ngày trước ngày chấm dứt hợp đồng đại lý. Tuy nhiên trong tình huống, công ty A
đã đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý khi chưa đáp ứng điều kiện thời gian thông
báo ít nhất là 60 ngày trước khi chấm dứt hợp đồng cho công ty B, như vậy hành vi
đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty A là trái với quy định của pháp luật. Đồng
thời, công ty A sẽ không có quyền yêu cầu công ty B bồi thường, bởi vì bên yêu cầu
chấm dứt hợp đồng là công ty A (bên đại lý). Công ty A chỉ có quyền yêu cầu công ty
B bồi thường nếu bên gửi yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý là công ty B (bên giao đại
lý).
Do đó, kết luận rằng: Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với công ty
B của công ty A là trái với quy định của pháp luật và công ty A không có quyền yêu

cầu công ty B bồi thường 50 triệu cho khoảng thời gian công ty A đã làm đại lý cho
công ty B.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại - Tập 2, Nxb. Công an nhân

dân, Hà Nội, 2012.
2. Luật Thương Mại, ngày 14 tháng 6 năm 2005
3. Luật doanh nghiệp 2005
4. Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK của Bộ kế hoạch và đầu tư – Tổng

cục thống kê về Hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký
5. Pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại ở Việt Nam: Khoá luận tốt nghiệp /

Bùi Đăng Minh ; Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Dung . - Hà Nội, 2012
6. Tìm hiểu những quy định pháp luật về đại lý thương mại theo luật thương mại 2005:

Khoá luận tốt nghiệp / Vũ Thanh Huyền; Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bảo Ánh . Hà Nội, 2010

12



×