Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tập học kì lớn môn luật hôn nhân và gia đình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.15 KB, 15 trang )

NỘI DUNG:
Mục 1: Tổng quan về chế định ly hôn trong lịch sử hôn nhân Việt Nam.
Gia đình là tế bào của xã hội và nó được xây dựng trên nền tảng của hôn
nhân. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, không phải lúc nào hôn nhân cũng đạt
được những mục đích mà hai bên nam nữ mong muốn khi quyết định sống chung
vì vậy mà có rất nhiều cặp vợ chồng đã phải ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn
nhân của mình. Việc ly hôn của vợ chồng luôn kéo theo một số hậu quả và những
nghĩa vụ mà vợ, chồng phải thực hiện sau khi ly hôn như chia tài sản chung hay
trách nhiệm đối với con cái sau khi cha mẹ ly hôn. Vì thế quy định về chế định ly
hôn đã được các nhà làm luật rất quan tâm, trải qua những giai đoạn lich sử khác
nhau chế định ly hôn đã có nhiều thay đổi chặt chẽ hơn và phù hợp với từng thời
kì của đất nước.
Vào thời phong kiến, các quy định về hôn nhân gia đình mà cụ thể là chế
định ly hôn đã được quy định tại một số điều khoản mà ta có thể tìm hiểu trong
hai bộ luật Hồng Đức và Gia Long. Như trong Luật Hồng Đức quy định các
trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong người đã chết, ly hôn. Về trường
hợp ly hôn có ba nhóm sau:
1:Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm
các quy định cấm kết hôn.
2:Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi
người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như:
không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không
kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.
3:Ly hôn do lỗi của người chồng: Các điều 308 / 333 quy định người vợ có
quyền trình quan xin ly hôn khi: chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (có
quan xã làm chứng), trừ khi chồng có việc phải đi xa.
Luật Hồng Đức đã quy định khá rõ ràng về các trường hợp ly hôn. Tuy
nhiên ở bộ luật này thì ly hôn không dựa trên nguyên tắc tự nguyện của vợ
1



chồng, có thể là vợ hay chồng yêu cầu được ly hôn với nhiều ly do. Người phụ
nữ trong thời phong kiến chỉ được ly hôn trong trường hợp chồng bỏ lửng vợ 5
tháng và không đi lại, ngoài ra người phụ nữ không còn được yêu cầu ly hôn
trong trường hợp nào khác. Trong khi người đàn ông được quyền yêu cầu ly hôn
vợ trong nhiều trường hợp kể cả những lý do rất bất công với người phụ nữ. Các
quy định này thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ chồng và có phần khắt khe với
người phụ nữ, có sự bất bình đẳng này là do luật thời phong kiến ảnh hưởng
nhiều từ Nho giáo mà ở đó người đàn ông là trụ cột và có nhiều quyền quyết định
trong gia đình. Trong bộ Luật Hồng Đức chưa có những quy định nhằm bảo vệ
lợi ích của người phụ nữ và người con sau khi vợ chồng ly hôn.
Luật hôn nhân gia đình năm 1959 được ban bố sau khi miền Bắc nước ta
được giải phóng, đây là một bước ngoặt lớn, các quy định cả về kết hôn, tài sản
vợ chồng hay ly hôn đều có những thay đổi theo hướng tiến bộ, xóa bỏ những
luật lệ phong kiến không còn phù hợp. Cụ thể các quy định về ly hôn được quy
đinh tại chương V từ điều 25 đến điều 33. Nội dung của luật 1959 về chế định ly
hôn đề cập đến những vấn đề, ở đây luật đã quy định cụ thể ly hôn phải dựa trên
tinh thần tự nguyện của vợ chồng. Đặc biệt trong luật HN&GĐ năm 1959 đã có
một số quy định nhằm bảo vệ lợi ích của người vợ và con cái. Ví dụ Điều 27:
“Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã
sinh đẻ được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn
của người vợ”. Hay quy định khi chia tài sản phải bảo vệ lợi ích của người mẹ và
con… Qua các quy định về ly hôn trong luật năm 1959 ta thấy được sự tiến bộ
trong các quy định của luật, các hủ tục phong kiến lạc hậu đã được xỏa bỏ thay
vào đó là những quy định mới mang tính bình đẳng cao giữa vợ và chồng.
Tiếp thu những điểm tiến bộ trong luật HN&GĐ năm 1959, luật HN&GĐ
năm 1986 ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn cả trong những quy định về ly
hôn và các điều khoản bảo vệ lợi ích của bà mẹ và trẻ em. Các quy định về ly hôn
trong luật năm 1986 được quy định tại Chương VII từ điều 40 đến điều 45. Luật
2



năm 1986 tiếp tục hoàn thiện hơn chế định ly hôn, bên cạnh đó điều 45 quy định:
“Khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo
dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú
được giao cho người mẹ nuôi giữ.
Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải
đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn tránh việc
đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải
nộp những khoản phí tổn đó.
Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc
mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Quy định nhằm bảo vệ cho quyền lợi của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn
được đề cập đầy đủ và cụ thể hơn trong luật năm 1986.
Đến luật HN&GĐ năm 2000, các quy định về ly hôn được sửa đổi và hoàn
thiện phù hợp với thực tế đất nước trong thời kì đổi mới, cùng với đó những quy
định đảm bảo quyền và lợi ích của bà mẹ và trẻ em sau khi ly hôn cũng được các
nhà làm luật chú ý và quy định khá đầy đủ ở trong luật HN&GĐ năm 2000.
Mục 2: Nội dung chế định ly hôn
1: Khái niệm ly hôn.
Ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Chỉ có vợ,
chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ có thai hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Theo khái niệm trên thì ly hôn phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, và phải
là do chính vợ hay chồng hay cả hai người cùng xin ly hôn. Ở đây các nhà làm
luật cũng quy định rõ trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn( khoản 2, Điều 85, Luật
HN&GĐ năm 2000). Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ
khi đang trong thời kì thai nghén và nuôi con nhỏ không phải một mình đảm
đương mọi việc. Thời kì thai nghén và nuôi con nhỏ có thể nói là giai đoạn rất
3



khó khăn vất vả của người phụ nữ vì vậy quy định này có ý nghĩa rất lớn thể hiện
sự quan tâm của nhà nước đối với người phụ nữ.
2: Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2.1: Khái niệm:
Căn cứ ly hôn là những tình tiết hay điều kiện được quy định trong pháp
luật để khi có những tình tiết hay điều kiện đó thì Tòa án xử cho phép vợ chồng
thuận tình ly hôn.
2.2: Nội dung căn cứ ly hôn:
Mỗi quốc gia có quan điểm riêng về ly hôn, do vậy cũng có những căn cứ
khác nhau về quy định ly hôn. Ở nước ta trên quan điểm của Nhà nước Xã hội
chủ nghĩa là giải quyết ly hôn dựa vào thực chất của vợ chồng, trên cở sở đánh
giá một cách khách quan. Theo quy định tại Điều 89, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000, có căn cứ ly hôn đó là:
2.2.1:Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được.
Cần hiểu quan hệ vợ chồng ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài” là giữa vợ chồng có nhiều mâu thuẫn sâu sắc đến mức không
thể hòa giải, các thành viên trong gia đình không thể sống chung với nhau nữa,
nếu họ sống chung với nhau thì không những không mang lại hạnh phúc cho
nhau mà thậm chí gây tổn thương cho nhau, sự tan vỡ của hôn nhân và sự ly tán
của gia đình không thể tránh khỏi. Xem xét và đánh giá tình trạng trầm trọng của
hôn nhân là phải đặt thực trạng quan hệ vợ chồng trong tổng thể các mối quan .
Nếu chỉ xét trên phương diện quan hệ của hai vợ chồng là phiến diện và chưa đầy
đủ. Tình yêu giữa nam nữ là căn cứ để kết hôn, nhưng tình yêu không phải là yếu
tố duy nhất để vợ chồng duy trì hôn nhân. Bởi vì trong hôn nhân còn xuất hiện
thêm con cái, đôi khi giữa vợ chồng không còn tình cảm nhưng vì trách nhiệm
đối với con cái, muốn cho con có sự đầy đủ về vật chất tinh thần cũng như phát
triển toàn diện về mặt tâm lý, họ vẫn tiếp tục duy trì cuộc sống hôn nhân. Như

4


vậy khi giải quyết ly hôn Tòa cần phải thẩm tra, xem xét lợi ích của vợ chồng,
của con cái, của gia đình và xã hội trong quan hệ hôn nhân đó ra sao.
Thực tế ở nước ta nhưng trường hợp ly hôn do” tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài” rất nhiều và kèm theo đó là nhiều biểu hiện khác
nhau: có thể có hành vi ngược đãi, vì mâu thuẫn gia đình, không có con hay
ngoại tình… Các biểu hiện này rất đa dạng vì vậy khi xem xét phải thật thận
trọng để tránh những sai lầm đáng tiếc, tránh việc xử lý dập khuôn máy móc.
2.2.2 Vợ (chồng) bị tòa án tuyên bố mất tích.
Khi vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì
Tòa án giải quyết cho ly hôn (điều 89 khoản 2 Luật HN&GĐ năm 2000). Quyết
định tuyên bố mất tích của Tòa án được coi là căn cứ y hôn nếu người vợ hoặc
chồng của người tuyên bố bị mất tích xin ly hôn. Người bị coi là mất tích có
nghĩa là họ đã biệt tích hai năm hoặc đã chết, chính sự vắng mặt đó của vợ hoặc
chồng làm cho hôn nhân của họ chỉ còn mang tính hình thức. Đây là một quy
định hoàn toàn hợp lý và giải quyết ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích về nhân thân và tài sản cho người ở nhà, đồng thời cũng củng cố
mối quan hệ gia đình.
3: Đường lối giải quyết các trường hợp ly hôn.
Trên phương diện nguyên tắc khi vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng có yêu
cầu ly hôn, xét thấy hợp lý, Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và giải quyết theo thủ tục
luật định. Trong trường hợp ly hôn, Tòa án đều phải tiến hành điều tra và hòa
giải.
Khi giải quyết ly hôn, Tòa án cần xem xét toàn diện về lợi ích của vợ,
chồng, các con, lợi ích gia đình và lợi ích xã hội để cân nhắc bác bỏ yêu cầu hay
chấp nhận đơn ly hôn. Trong mọi trường hợp ly hôn, dù một bên vợ chồng hay cả
hai thuận tình xin ly hôn với bất kì lý do nào thì Tòa án cần phải kiên trì hòa giải,
động viên để họ hàn gắn quan hệ vợ chồng, trong trường hợp tình trạng quan hệ


5


đã trở nên trầm trọng gay gắt không thể hòa giải, mục đích của hôn nhân không
đạt được thì tòa giải quyết cho vợ chồng được ly hôn.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có hai trường hợp
ly hôn: Thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên yêu cầu.
3.1: Thuận tình ly hôn.
Thuận tình xin ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng xin yêu cầu
chấm dứt hôn nhân và được thể hiện bằng đơn thuận tình xin ly hôn của vợ
chồng. Trong trường hợp này khi thụ lý Tòa án tiến hành hòa giải, mục địch là để
vợ chồng rút đơn xin ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà
hòa giải tại tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và
đã có thỏa thuận thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính
đáng của vợ và con thì Tòa án thuận tình cho ly hôn, trường hợp không đảm bảo
quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án quyết định.
Việc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn phải được tiến hành ở tòa án nhân
dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và bảo đảm quyền tự
do ly hôn chính đáng của hai bên vợ chồng. Khi giải quyết ly hôn trong trường
hợp này phải lưu ý đên sự tự nguyện thực sự của vợ chồng, nếu thiếu điều này thì
Tòa án không thể công nhận thuận tình ly hôn. Thông thường thuận tình ly hôn
thiếu sự tự nguyện của vợ, chồng thường do bị cưỡng ép, lừa dối hay vì suy nghĩ
bồng bột tự ái của một bên …Vì thế cần xác minh kĩ, nếu thấy các chứng cứ cho
rằng thiếu sự tự nguyện của vợ chồng thì Tòa án có thẻ bác đơn xin ly hôn của vợ
hoặc chồng.
Việc xét thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng dựa vào hướng dẫn
trong Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Cụ
thể, vợ chồng không còn yêu thương nhau, không thực hiện nghĩa vụ với nhau,
được gia đình, cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần. Ngoài ra, vợ chồng

có hành vi ngược đãi, đánh đập nhau, xúc phạm uy tín, nhân phẩm, có biểu hiện
ngoại tình… Những hành vi nói trên phải dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt
6


được, tức không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền
giữa vợ chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng, không
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng, không giúp đỡ, tạo điều
kiện cho nhau phát triển mọi mặt...
Nhiều thẩm phán cho biết khái niệm tình trạng trầm trọng trong hôn nhân
rất trừu tượng. Theo họ, hướng dẫn của TAND Tối cao chỉ mang tính giải thích
chung chung, khó thể vận dụng để giải quyết thấu đáo loại án này. Đa phần thẩm
phán chỉ dựa vào trực quan là chủ yếu. Có người còn bảo nếu bác đơn ly hôn thì
cứ dựa vào hướng dẫn của nghị quyết mà lập luận, còn cho ly hôn thì cứ nói đơn
giản rằng mâu thuẫn giữa hai bên là trầm trọng. Bởi lẽ thực tế muốn chứng minh
vợ chồng “không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau”... là rất phức
tạp, khó khăn, trong khi những người muốn ly hôn vẫn hay nại ra lý do là “không
hợp nhau, bất đồng quan điểm sống”.
3.2: Ly hôn theo yêu cầu một bên.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ
chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Cũng như trong trường hợp
thuận tình ly hôn, khi nhận được đơn ly hôn từ một phía vợ hoặc chồng, Tòa án
thụ lí giải quyết phải tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải đoàn tụ thành công mà
người yêu cầu ly hôn rút đơn thì tòa tuyên bố đình chỉ việc giải quyết. Trong
trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên tòa án chỉ xét xử dựa trên căn cứ quan hệ
vợ chồng, do đó dù bên không làm đơn không yêu cầu ly hôn Tòa cũng vẫn xử
cho ly hôn khi quan hệ vợ chồng đã thực sự tan vỡ. Ví dụ: hai vợ chồng anh T và
chị H mâu thuẫn giữa hai người rất trầm trọng, tuy nhiên chỉ có chị H xin ly hôn
còn anh T do không muốn cho chị H sau khi ly hôn kết hôn với người khác nên
nhất định không chịu ly hôn, trường hợp này Tòa án vẫn xử cho ly hôn.

Muc 3: Áp dụng giải quyết ly hôn thực trạng và một số giải pháp
nhằm bảo vệ bà mẹ và trẻ em sau khi ly hôn.

7


1: Thực tiễn việc áp dụng luật bảo vệ quyền phụ nữ trong trường hợp vợ
chồng ly hôn.
Theo điều 92 luật HN&GĐ, người phụ nữ được nuôi con chung (nếu con
còn nhỏ dưới 3 tuổi; và thường giải quyết việc chia tài sản chung theo nguyên tắc
“ưu tiên”… nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ. Tất cả những quy định này
được áp dụng vào thực tế khi giải quyết việc ly hôn giữa vợ chồng. Theo đó, nhìn
chung, người phụ nữ cũng được xoa dịu nỗi đau khi gia đình tan nát.
Khi ly hôn người chịu thiệt thòi hơn có lẽ là người phụ nữ. Phụ nữ Việt
Nam với những nét tính cách phương Đông họ luôn mong hôn nhân của mình
được êm đẹp, ly hôn với nhiều người là trường hợp bất đắc dĩ. Một trong những
lý do dẫn đến ly hôn mà người phụ nữ thường là nạn nhân trong việc này là bạo
lực gia đình, người phụ nữ bị hành hạ cả về mặt thể xác lẫn bị bạo hành về mặt
tinh thần khiến họ không thể chịu nổi.
Theo thống kê của tổ chức Action Aid, ước tính trên thế giới cứ 3 phụ nữ
thì có một người đã từng bị đánh, cưỡng ép tình dục hoặc bị hành hạ với đa số
thủ phạm đều chính là người trong gia đình. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không
phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình
đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây những người phụ nữ bị hành hạ chủ
yếu là sống phụ thuộc vào chồng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của
phụ nữ cũng thay đổi, song thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ kiếm
được nhiều tiền hơn lại bị chồng đánh. Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam thì những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia
đình. Hiện nay bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi, gây ra
cho người phụ nữ tổn thương nghiêm trọng về mặt thể xác cũng như tinh thần.

Sau khi ly hôn, người phụ nữ phải chịu thiệt thòi vì xã hội cho thấy cơ hội
làm lại cuộc đời đối với họ cũng ít hơn so với nam giới. Mặt khác những đau đớn
thiệt thòi mất mát từ cuộc hôn nhân đều làm cho người phụ nữ rơi vào trạng thái
tâm lý khủng hoảng lo sợ, họ không tin vào hạnh phúc và cuộc sống và lo sợ nếu
8


tái hôn thì cuộc sống cũng không được tốt đẹp như mong muốn nên nuôi con
một mình. Hơn nữa trong rất nhiều trường hợp, các ông chồng rũ bỏ trách nhiệm
với con chung, không cấp dưỡng bỏ mặc trách nhiệm cho người vợ. Hành vi vô
trách nhiệm của những ông chồng như vậy cần phải lên án và phải được xử lý
theo quy định của pháp luật. Nếu như gặp phải vấn đề này, người phụ nữ không
nên buông xuôi, mà nên đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình và các
con.
Từ thực tế trên ta thấy việc quan tâm một cách sâu sắc của các cơ quan
chức năng là chưa triệt để vì thế cần nâng cao hơn nữa sự quan tâm cũng như
phải có những chế tài nghiêm khắc để giảm hành vi bạo lực trong gia đình.
Một vấn đề nữa cần quan tâm là việc chia tài sản chung khi vợ chồng ly
hôn. Khi ly hôn thì tài sản của vợ chồng được chia đôi nhưng có xem xét đến
hoàn cảnh của mỗi người, tình trạng tài sản và công sức tạo lập của mỗi người.
Trong khi chia tài sản thường áp dụng nguyên tắc “ưu tiên” đối với phụ nữ,
nguyên tắc này giúp bảo đảm được cuộc sống sau này của vợ chồng vì thực ra
sau khi ly hôn đa phần phụ nữ sẽ gặp khó khăn hơn về kinh tế, áp dụng nguyên
tắc này giúp họ có thể một phần nào đó ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Ví dụ
anh A và chị B xin ly hôn, tài sản chung của hai người gồm một căn nhà trị giá
khoảng 600 triệu đồng và một mảnh đất trị giá khoảng 500 triệu đồng. Anh A là
người thường xuyên đi công tác xa nhà tài sản chung của vợ chồng anh có đóng
góp tuy nhiên chị B ở nhà mới là người xu vèn và toàn quyền quyết định trong
việc mua đất làm nhà. Mặt khác tòa xử cho chị được quyền nuôi con thế nên khi
chia tài sản Tòa chia cho chị căn nhà, đây cũng là một quyết định hoàn toàn phù

hợp của Tòa án, đưa ra quyết định này thẩm phán đã dựa trên công sức đóng góp
kèm theo việc bảo vệ quyền lợi của chị B với các con chung của chị với anh A.

9


2: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi cha mẹ ly hôn.
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi cha mẹ ly hôn được quy
định tại điều 92, 93, 94, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại các điều luật
trên quy định rõ, sau khi ly hôn vợ chồng vẫn phải thực hiện việc trông nom,
chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị
tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên do cha mẹ ly hôn và không
còn chung sống để cùng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung vì vậy vợ
chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và quyền và nghĩa vụ của hai vợ
chồng đối với con sau khi ly hôn.
Theo quy định vợ và chồng với tư cách là những bậc cha mẹ của con đều
có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục con. Sau khi vợ chồng ly hôn việc giáo dục con chưa thành niên hoặc đã
thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự hay không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình cho bên nào thì phải căn cứ
vào thực tế của vợ chồng và phải bảo đảm lợi ích mọi mặt của con. Tòa án xem
xét về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế thời gian của mỗi
bên vợ chồng… xem ai là người có điều kiện thực tế thực hiện việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được tốt hơn thì quyết định giao con cho
người đó. Trong việc này tòa án cũng nên xem xét việc quan hệ tình cảm của con
gắn với cha hay mẹ.
2.1: Việc quyết định cho ai nuôi con. Thực trạng hiện nay ở nước ta.
Nguyên tắc bảo vệ lợi ích của con. theo luật HN&GĐ năm 2000 điều 92
khoản 2 vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con , quyền và nghĩa vụ của

mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết
định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dạy căn cứ vào quyền lợi của con, nếu
từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con . Có thể ghi nhận từ
điều luật, ý chí của người làm luật theo đó, việc trông con phải được quyết định
10


dựa trên cơ sở quyền lợi của con. suy nghĩ cho cùng hơn lúc nào hết lợi ích của
con cần được bảo vệ một khi cha mẹ không còn chung sống với nhau .
Trong trường hợp con chưa đủ 9 tuổi thẩm phán phải tùy theo nếu người
con đó đã có nhận thức và có ý muốn ở với ai thì thẩm phán phải dựa theo ý của
người con để có quyết định đúng đắn nhằm bảo vệ nguyện vọng của người con.
Điều này cũng phụ hợp với công ước New york ngày 26/1/1990,về việc lắng
nghe ý kiến, nguyện vọng của con khi chưa đủ 9 tuổi.
Cụ thể hóa nguyên tắc nêu trên, tại khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia
đình (Luật HN và GĐ) năm 2000 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực
tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu
không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi
căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải
xem xét nguyện vọng của con”. Trong công văn số 62/2002/KHXX, Tòa án nhân
dân tối cao cũng hướng dẫn: “Trước khi ra quyết định công nhận thuận tình ly
hôn mà không hỏi ý kiến của con chưa thành niên là điều tra chưa đầy đủ”. Như
vậy, theo quy định, trong một vụ án ly hôn, việc hỏi ý kiến của con từ 9 tuổi trở
lên có ý nghĩa bắt buộc, làm cơ sở để Tòa án xem xét, quyết định giao con cho ai
nuôi. Quy định này nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ.
Tuy nhiên, trong nội dung Điều 11 Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm
phán TAND tối cao, hướng dẫn việc thực hiện khoản 2 Điều 92 Luật HN và GĐ,
việc hỏi ý kiến của người con chỉ đặt ra trong trường hợp cha mẹ không thoả
thuận được việc giao con cho ai nuôi. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật,
các Tòa án vận dụng những quy định này không giống nhau. Ở một số Tòa án,

việc quyết định giao con cho ai nuôi không cần phải hỏi ý kiến của người con,
nhưng có Tòa án lại cho rằng cần phải lấy ý kiến của con cả khi cha mẹ thoả
thuận được việc giao con cho ai nuôi.

11


Thực tiễn cho thấy, việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con và coi đó là
một trong những cơ sở để Tòa án quyết định việc giao con cho ai nuôi là cần
thiết, xét dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Bởi vì, khi cha mẹ ly hôn, con cái
mất đi một điểm tựa quan trọng nhất, đó chính là mái ấm gia đình. Việc hỏi ý
kiến để các em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Điều này là hoàn toàn
chính đáng, phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên hiệp quốc về
quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Theo đó: Các quốc gia thành
viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của
mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có
tác động đến trẻ em, những quan điểm của các em được coi trọng một cách thích
ứng với tuổi và độ trưởng thành của các em. Khi quyết định người trực tiếp nuôi
con, Tòa án sẽ xem xét các điều kiện về việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình
cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái… của cha và mẹ. Ý kiến của con
tuy không có ý nghĩa quyết định cuối cùng nhưng cũng là một trong những cơ sở
cần thiết để Tòa án xem xét, lựa chọn người nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát
triển tốt nhất.
2.2:Thay đổi người trông giữ con:
Sau khi Tòa quyết định cho vợ hoặc chồng nuôi con, nếu xét thấy trường
hợp người được quyền nuôi con không còn đủ khả năng hoặc người kia có khả
năng về mọi mặt tốt hơn hay dựa vào ý kiến của người con mà Tòa có thể tuyên
bố thay đổi người nuôi con để nhằm bảo vệ quyền lợi cho con, tạo cho con một
môi trường và điều kiện tốt nhất có thể.
2.3: Quyền thăm viếng:

Quyền thăm viếng là một quyền cơ bản của cha mẹ sau khi ly hôn với
người con. quyền thăm viếng không thể bị ai hạn chế hay cấm, quy định này để
duy trì mối quan hệ tình cảm sâu sắc giữa cha mẹ và con nhằm cho con một đời
sống về tinh thần tốt nhất mà cha mẹ có thể mang lại cho con sau khi ly hôn. Tuy
12


nhiên nếu việc thăm viếng ảnh hưởng đến sinh hoạt của con trẻ hay người vợ
hoặc chồng dùng việc thăm viếng này nhằm cản trở và gây khó dễ cho người
được nuôi con thì Tòa án xem xét và hạn chế việc thăm viếng, đảm bảo cuộc
sống tốt nhất cho người con .
2.4: Vấn đề cấp dưỡng cho con.
Một vấn đề vô cùng quan trọng nữa mà chúng ta cần phải xem xét kĩ lưỡng
là việc cấp dưỡng cho con. Hiện nay vẫn chưa có văn bản mới hướng dẫn vê mức
cấp dưỡng nuôi con. Vì vậy mức cấp dưỡng phụ thuộc phụ thuộc vào nhu cầu tối
thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con cùng với khả năng của người
được yêu cầu cấp dưỡng. Về phương thức cấp dưỡng nuôi con là do các bên thỏa
thuận có thể cấp dưỡng định kì hàng tháng, hàng quý…việc thỏa thuận phương
thức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn xuất phát từ quyền lợi của con. Khi cần
thiết vì lợi ích của con, có thể thay đổi mức cấp dưỡng và phương thức cấp
dưỡng. Thực tế cho thấy việc xác định mức cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng ly
dị cũng gặp những vướng mắc nhất định. Việc cấp dưỡng cho con nhằm mục đích
phục vụ cho nhu cầu ăn học của con mức cấp dưỡng cũng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như nhu cầu của con, mức sống trung bình của khu dân cư ( ở thành phố
mức cấp dưỡng thường cao hơn ở nông thôn), hay dựa khả năng của cha mẹ.
Nhưng đôi khi dựa vào thu nhập của cha mẹ mà quyết định mức cấp dưỡng cho
con là cao quá hoặc thấp quá dẫn đến tình trạng án đã có hiệu lực nhưng khó thi
hành. Trong trường hợp cấp dưỡng cho con hay người yêu cầu cấp dưỡng là
người vợ thì Tòa án thường xem xét nhiều hơn đến yếu tố nhu cầu của người con
hoặc vợ, điều này cũng là nhằm mục đích bảo vệ cho bà mẹ và trẻ em sau khi ly

hôn.
Lưu ý trong trường hợp hôn nhân của cha mẹ bị hủy do kết hôn trái pháp
luật thì quyền lợi của con cũng được xem xét và giải quyết như khi cha mẹ ly
hôn.

13


3: Giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định về việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em
sau khi ly hôn.
Từ những thực tiến trên về việc giải quyết ly hôn, ta nhận thấy việc bảo vệ
bà mẹ và trẻ em đã được các nhà làm luật quan tâm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có
những vấn đề cần tồn tại và cần khắc phục để đảm bảo hơn nữa việc bảo vệ
quyền và lợi ích cho bà mẹ và trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn.
Trước hết, theo tôi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và
đồng bộ. Các quy định của Luật phải thể hiện rõ nội dung của nguyên tắc nam nữ
bình đẳng, đảm bảo vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân cũng như trong giải
quyết các vụ án ly hôn.
Ngoài ra các quy định nhằm đảm bảo cho người phụ nữ thực hiện thiên
chức làm mẹ cần phải được quy đinh rõ hơn nữa. Theo tôi người chồng phải bị
hạn chế cả yêu cầu xin ly hôn trong cả trường hợp vợ chồng nhận con nuôi mà
đứa trẻ còn nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người chồng cũng không được phép xin ly
hôn người vợ.
Tiếp đến về vấn đề bảo vệ con khi cha mẹ ly hôn ta cung nên xem xét áp
dụng việc trông giữ luân phiên: Khi cha mẹ ly hôn người con phải sống với cha
hoặc mẹ, trông giữ luân phiên là một giải pháp hay để người con có thể nhận
được tình cảm từ hai phía cha và mẹ, có thể duy trì tình cảm giữa con cái với cả
cha và mẹ. Tuy nhiên việc này rất dễ gây ra cho người con cảm giác ở trọ nhờ
nhà bố mẹ chứ không phải đang sống cùng họ, như thế cũng rất dễ gây tổn
thương đến tâm lý con trên vì thế hiện đang có rất nhiều ý kiến về việc này,nên

hay không nên áp dụng. Nhưng dù thế nào đi nữa Tòa án phải xem xét nguyện
vọng của người con trước khi đưa ra bất kì quyết định nào.
Thông thường sau cha mẹ ly hôn người con sẽ bị stress, con luôn cho rằng
mình là một trong những nguyên nhân làm cho cha mẹ ly hôn vì vậy những
chứng bệnh tâm lý rất dễ xuất hiện ở người con sau khi cha mẹ ly hôn cho dù cn
14


ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Vì thế các bậc làm cha mẹ nên suy nghi thật
kĩ sẽ nói với con như thế nào nếu cha mẹ buộc phải ly hôn, làm thế nào để con có
tâm lý thoải mái nhất có thể khi chứng kiến cảnh ba mẹ ly hôn. Sau khi cha mẹ ly
hôn cũng cần phải nói chuyện cởi mở và tiếp xúc với con nhiều hơn nhằm giải
tỏa những vấn đề tâm lý mà con đang vướng mắc, giảm những căng thẳng và
những suy nghĩ tiêu cực của con sau sự kiện cha mẹ ly hôn.
Xét trên góc độ đời sống thì hãy cố gắng duy trì mọi thứ bình thường sau
khi ly hôn bằng cách giữ nếp sống đều đặn như bữa cơm, quy định cư xử, kỷ luật.
Việc nới lỏng các giới hạn sẽ làm cho trẻ có cảm giác bấp bênh. Cần biết rằng
phá vỡ nếp sinh hoạt rất mạo hiểm, nó có thể làm hỏng một đứa trẻ trong khi
đang đau khổ. Hai người nên tích cực giữ nguyên vai trò làm cha và mẹ. Con trẻ,
cho dù có hiểu được bao nhiêu, thì cũng vẫn là một đứa trẻ. Nếu bạn giãi bày hết
mọi bất đồng, trẻ sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với chồng hoặc vợ bạn. Điều
này có nghĩa là không nên oán trách người kia trước mặt con, và đặt con vào câu
chuyện của người lớn mà trẻ không đủ chín chắn để xử lý. Sự ổn định về nếp
sống và kỷ cương trong gia đình là điều quan trọng. Cần để cho trẻ thấy rằng cả
hai bố mẹ vẫn đang cùng chăm sóc để trẻ không nảy sinh ý nghĩ đầu cơ.
Kết luận:
Xây dựng mỗi gia đình bình đẳng, hạnh phúc là mục tiêu của Đảng và Nhà
nước ta, cũng là ước mong của tất cả mọi người. Tuy nhiên, có những cuộc hôn
nhân, vì nhiều lý do không thể tiếp tục tồn tại thì cần phải có một hướng đi phù
hợp, trong đó có việc giải quyết bằng cách thức ly hôn. Và trong một vụ án ly

hôn, việc bảo vệ lợi ích của bà mẹ và đặc biệt là lợi ích của con.

15



×