Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bình luận về tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) trong quy tắc xuất xứ hàng hóa của cộng đồng kinh tế ASEAN, lấy ví dụ minh họa cho từng nội dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.95 KB, 5 trang )

Đề bài:
Bình luận về tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) trong Quy tắc
xuất xứ hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN, lấy ví dụ minh họa cho
từng nội dung được trình bày và chọn so sánh với quy định của một trong các
FTA mà ASEAN đã thiết lập với bên ngoài, như: Khu vực thương mại tự do
ASEAN - Hàn Quốc; Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, Khu
vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ…


ĐẶT VẤN ĐỀ
Qui tắc xuất xứ là tập hợp các qui định pháp luật và quyết định hành chính
để xác định nước xuất xứ của hàng hóa. Trong các khu vực thương mại tự do
(FTA) nói chung và khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) nói riêng thì qui
tắc xuất xứ đóng vai trò quan trọng nhằm xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi
thương mại từ tự do hóa và tránh hiện tượng “chệch hướng thương mại”. Chuyển
đổi mã số hàng hóa (CTC) là một trong các tiêu chí để xác định xuất xứ hàng
hóa đối với “hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất
toàn bộ”. Theo đó, “hàng hoá được coi là có xuất xứ tại Quốc gia Thành viên
nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó, nếu tất cả các nguyên vật
liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó đã trải qua quá trình
chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp bốn số của Hệ thống hài hoà (HS)1”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Qui định chuyển đổi mã số hàng hóa của khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA).
Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa ở
cấp bốn số so với mã số HS của nguyên liệu không có xuất xứ (bao gồm nguyên
liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra
sản phẩm đó2. Theo như tiêu chí này thì hàng hóa chỉ được coi là có xuất xứ từ
nước thành viên khi nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng
hóa đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa. Tiêu chí chuyển đổi mã số


hàng hóa là tiêu chí có tính kĩ thuật, được dùng để xác định xem các nguyên liệu
không có xuất xứ đã được gia công, chế biến đầy đủ tại các quốc gia thành viên
hay chưa. Việc xác định sự đầy đủ của các giai đoạn gia công, chế biến đối với
nguyên liệu không có xuất xứ được xem xét thông qua sự thay đổi tính chất, đặc
tính riêng của nguyên liệu đưa vào sản xuất hàng hóa.
Để thấy rõ sự thay đổi tính chất, đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng
ta xét ví dụ sau: Tại Hệ thống hài hòa sửa đổi ngày 1 tháng 1 năm 2002 mặt hàng
1
2

Điều 28 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
Thông tư số 08/2006/TT-BTM


“Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự bằng gỗ;
tang cuốn cáp bằng gỗ; giá kệ để kê hàng, giá để hàng kiểu thùng và các loại giá
để hàng khác bằng gỗ; vành đệm giá kệ để hàng bằng gỗ” có mã HS là 44.15. Để
sản xuất ra mặt hàng này thì nguyên liệu cho sản xuất là các loại gỗ và nguyên
liệu này được được quốc gia sản xuất hàng hóa này nhập khẩu. Qua các giai
đoạn gia công như cưa gỗ, sẻ gỗ, khoan, chà nhám, bào nhẵn đối với các loại gỗ
đưa tới sản phẩm là các mặt hàng nói trên. Từ các loại gỗ nhập khẩu được đưa
qua các giai đoạn gia công thành các mặt hàng có giá trị sử dụng khác với gỗ
nhập khẩu ban đầu đó là sự thay đổi về tính chất của nguyên liệu không có xuất
xứ dung trong sử dụng sản xuất hàng hóa. Sư thay đổi tính chất đó được xác định
một cách kĩ thuật là chuyển đổi mã số hàng hóa trong hệ thống hài hòa.
Hệ thống hài hòa (HS) là hệ thống tên gọi và mã số hàng hóa được tiêu
chuẩn hóa quốc tế, dùng để phân loại hàng hóa. Chuyển đổi mã số hàng hóa ở
cấp bốn số còn được hiểu là chuyển đổi nhóm thể hiện ở việc một thành phẩm
được sản xuất ra phải có mã HS ở cấp bốn số nhưng mã số HS của thành phẩm
này phải khác với mã số của nguyên liệu dùng đề sản xuất ra nó (mã số nguyên

liệu dùng để sản xuất thành phẩm đó cũng ở cấp bốn số). Như vậy, sau quá trình
gia công, chế biến các nguyên liệu với một mã số ở cấp bốn số trong hệ thống
điều hòa sẽ đưa đến một thành phẩm với một mã số khác với mã số của nguyên
liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa có mã số mới cùng ở cấp bốn số trong hệ
thống điều hòa.
Ta xét ví dụ sau để thấy được sự chuyển đổi của nhóm và thay đổi mã số
của nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa. Cũng tại Hệ thống hài hòa sửa đổi
ngày 1 tháng 1 năm 2002 mặt hàng là “Thuốc lá đã chế biến và các chất thay thế
thuốc lá đã chế biến khác; thuốc lá "thuần nhất" hoặc thuốc lá “hoàn nguyên”;
chiết suất và tinh chất thuốc lá” có mã số 24.03 đã có sự thay đổi mã số trong hệ
thống hài hòa với nguyên liệu để sản xuất ra hàng hóa trên là “Lá thuốc lá chưa
chế biến; phế liệu lá thuốc lá” có mã số 24.01.
2. So sánh qui định về chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) của khu vực thương
mại tự do ASEAN (AFTA) với khu vực tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).


Ngày 16 tháng 5 năm 2006, các Bộ trưởng Thương mại ASEAN (trừ Thái
Lan) và Hàn Quốc đã ký Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn
Quốc (AKFTA). Theo đó, hai bên sẽ cắt giảm thuế đối với 90% các mặt hàng
nhập khẩu vào năm 2010, đồng thời mở rộng cơ hội buôn bán hàng hóa, thúc đẩy
hợp tác thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Hàn Quốc, có lợi cho tất cả các
đối tác liên quan.
Quy tắc xuất xứ trong Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc tập
trung vào tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) và chuyển đổi mã số hàng
hóa (CTC). Qui định về chuyển đổi mã số hàng hóa của AKFTA được xây dựng
chủ yếu dựa trên qui định về chuyển đổi mã số hàng hóa của AFTA (qui định tại
ATIGA) song vẫn có những điểm khác biệt như qui tắc xuất xứ của AFTA không
đưa ra các quy định về các công đoạn gia công chế biến giản đơn (Nonqualifying operations) thì qui tắc xuất xứ AKFTA lại đưa ra một danh mục chi
tiết về những hoạt động này. Trong quá trình sản xuất hàng hóa các công đoạn
như: thay đổi bao bì; tháo ra hoặc đóng gói hàng; lau rửa đơn giản, tẩy bụi, tẩy ô

xít, dầu mỡ, sơn hoặc các chất phủ khác; sơn đơn giản hoặc đánh bóng…sẽ
không được xét đến trong việc xác định xuất xứ hàng hóa.
KẾT LUẬN
Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) trong qui tắc xuất xứ của khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA) là một tiêu chí hiện đại và khá mới mẻ với
nhiều thành viên ASEAN song do có nhiều ưu điểm mà nó được qui định tại
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và được đưa vào thực tế áp
dụng. Trên thực tế các qui định này đã phát huy hiệu quả các ưu điểm của tiêu
chí chuyển đổi mã số hàng hóa trong một thị trường năng động như ASEAN
đồng thời các qui định này còn làm nền tảng để xây dựng các qui định về chuyển
đổi mã số hàng hóa cho khu vực tự do thương mại của ASEAN với các nước
ngoài khu vực.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm Luật châu Á-Thái Bình Dương, Pháp luật Cộng đồng
ASEAN 2011;
2. Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN (ATIGA);
3. Thông tư số 08/2006/TT-BTM Hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo
Nghị định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết Luật
thương mại về xuất xứ hàng hóa.
4.
5. www.nciec.gov.vn
6. />Những điểm khác biệt cơ bản giữa qui tắc xuất xứ trong hiệp định thương
mại tự do ASEAN – Hàn Quốc và hiệp định khu vự thương mại tự do
ASEAN.




×