Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.09 KB, 10 trang )

I. Khái quát chung về quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí .
1. Về quyền bí mật đời tư
Tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) quy định về quyền bí mật đời tư như sau:
“(1). Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. (2).
Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý;
trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó
đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền. (3). Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác
của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của
cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Với quy định trên của BLDS, chúng ta không thấy định nghĩa như thế nào là bí mật
đời tư, mà quy định này thể hiện sự ghi nhận chính thức của pháp luật đối với quyền bí mật
đời tư của cá nhân và quyền này được pháp luật bảo vệ.
Hiện nay cũng có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về bí mật đời tư của cá nhân;
tuy nhiên có thể hiểu bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về
tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong
quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo
mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận (1).
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền bí mật đời tư là một trong những quyền
nhân thân cơ bản của cá nhân, được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 73) và BLDS; đây là
loại quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội. Tuy nhiên vị trí của
quyền bí mật đời tư có mối liên quan mật thiết với các quyền nhân thân khác được quy
định trong BLDS; quyền bí mật đời tư ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng đối với các quyền
nhân thân khác, chẳng hạn nó liên quan đến nhóm các quyền nhân thân liên quan đến sự tự
do của cá nhân. Đồng thời quyền bí mật đời tư có thể có sự xung đột với quyền nhân thân
khác, mà điển hình là quyền được thông tin.

 Quyền bí mật đời tư có các đặc điểm sau:


(1) Quyền bí mật đời tư là một quyền thuộc về cá nhân và luôn được pháp luật ghi
nhận và bảo vệ. (2) Những thông tin liên quan đến đời tư được bảo hộ phải là những thông
tin mang tính bí mật và tính bí mật của thông tin này có thể được xác định theo bản chất
của thông tin hoặc thông qua những hình thức chứa đựng thông tin, truyền thông tin; hoặc
có thể được xác định tính bảo mật của thông tin theo quy định của pháp luật, chẳng hạn
Khoản 2 Điều 30 Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) quy định “Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách
1()

Bàn về khái niệm bí mật đời tư, TS. Lê Đình Nghị. (nguồn: />%81-khai-ni%E1%BB%87m-bi-m%E1%BA%ADt-d%E1%BB%9Di-t%C6%B0/).

1


nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này”; tính bảo mật của thông tin bí mật đời tư thường thể hiện qua việc chủ
sỡ hữu áp dụng các biện pháp bảo mật. (3) Những thông tin được coi là “bí mật đời tư”
không được trái pháp luật và đạo đức xã hội; không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; và khi những thông tin mang tính “bí
mật” nhưng trái pháp luật, trái đạo đức xã hội bị người khác tiết lộ mà không được sự đồng
ý của cá nhân chủ sở hữu thông tin đó thì người tiết lộ mặc dù không được sự đồng ý của
chủ sở hữu thông tin nhưng trường hợp này lại không bị coi là hành vi xâm phạm bí mật
đời tư, chẳng hạn như việc công khai các hành vi vi phạm pháp luật...(4) Chủ thể được bảo
hộ quyền bí mật đời tư không bị hạn chế, tuy nhiên có những trường hợp những người mà
được gọi là “người của công chúng” như các vọ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước thì
vấn đề bảo hộ quyền bí mật đời tư phải được xác định ở một góc độ khác. Việc báo chí đưa
thông tin, hình ảnh của những chủ thể này nếu không nhằm những mục đích trái pháp luật
thì có thể coi đó là quyền của công chúng được biết các thông tin, hình ảnh về họ. (5) Việc
công bố những thông tin thuộc về bí mật đời tư sẽ tạo ra sự bất lợi đối với chủ sở hữu
thông tin; có thể là những bất lợi về mặt kinh tế, về tinh thần, cuộc sống, sinh hoạt hàng

ngày của họ...(6). Quyền bí mật đời tư của cá nhân được ghi nhận và bảo vệ trong suốt
cuộc đời của cá nhân và kể cả khi cá nhân đã chết...
2. Về quyền được thông tin của báo chí
Quyền được thông tin là một quyền cơ bản của báo chí, được hiến pháp ghi nhận
(Điều 69) và được pháp luật bảo vệ.
Tại Điều 6 Luật báo chí 1989 (sửa đổi bổ sung năm 1999) quy định:
“Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của
đất nước và của nhân dân;....3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực
hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân.....6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các
nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Như vậy, quyền được thông tin của báo chí được Luật báo chí ghi nhận với tính chất
là một quyền quan trọng, đồng thời đó cũng là một nghĩa vụ của báo chí khi đứng trước
yêu cầu và mục đích phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Báo chí được quyền và cũng là
nhiệm vụ đưa thông tin đến với công chúng, tuy nhiên không có nghĩa là báo chí được thực
hiện hay lợi dụng quyền này để thực hiện việc đưa thông tin một cách tùy tiện, sai lệch sự
thật, thiếu khách quan, trung thực và xâm phạm bí mật đời tư của công dân. Những điều
không được thông tin trên báo chí được quy định tại Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành Luật báo chí 1989 (sửa đổi bổ sung năm 1999).
Do đó, có thể hiểu quyền được thông tin của báo chí ở đây là một quyền cơ bản, quan
trọng thuộc về báo chí, được pháp luật ghi nhận và có cơ chế để bảo vệ; đồng thời quyền
này của báo chí cũng được pháp luật gới hạn trong phạm vi cho phép để thực hiện.
2


II. Mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí.
Việc xác định mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của
báo chí có vai trò quan trọng trong việc xác định ranh giới giữa một bên là những thông tin
mà báo chí khi đăng tải không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân và một bên là

những thông tin mà báo chí khi đưa lên sẽ là xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân. Để xác
định được mối quan hệ này không hề đơn giản, khi mà hệ thống luật thực định Việt Nam
xoay quanh vấn đề quyền bí mật đời tư hiện nay vẫn còn chưa được hoàn thiện; Luật báo
chí và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng còn nhiều kẻ hở chưa được giải quyết. Tuy
nhiên, dựa trên những quy định của pháp luật hiện có, cùng với việc kết hợp phân tích lý
luận, chúng ta có thể đi phân tích mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được
thông tin của báo chí ở một số điểm sau đây:
1. Quyền bí mật đời tư và giới hạn quyền được thông tin của báo chí theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ, điều này được
thể hiện tại Điều 38 BLDS 2005. Tuy nhiên, luật thực định Việt Nam hiện nay chưa có một
quy định nào đưa ra khái niệm như thế nào là bí mật đời tư, và với những quy định hiện tại
thì chưa giải quyết được triệt để sự mập mờ, ranh giới mong mang giữa một bên là những
thông tin thuộc về bí mật đời tư của cá nhân và một bên là những thông tin mà báo chí
được phép khai thác, đăng tải.
Tuy nhiên qua Điều 38 BLDS và dựa trên khái niệm bí mật đời tư đã nêu ở phần trên,
có thể hiểu nội dung của quyền bí mật đời tư của cá nhân được thể hiện ở hai điểm cơ bản,
đó là:
- Cá nhân có quyền đối với thông tin, tư liệu của mình. Theo đó “thông tin” được hiểu
là tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh, “tư liệu” được hiểu là tài liệu
được dùng cho việc nghiên cứu, học tập. Trong phạm vi nội hàm của khái niệm bí mật đời
tư, tư liệu cũng có thể được hiểu với ý nghĩa là các thông tin. (2)
Phạm vi các thông tin thuộc về cá nhân là rất rộng lớn, đó có thể là những thông tin
liên quan đến cuộc đời của cá nhân được thể hiện ở nhiều hình thức chứa đựng thông tin
khác nhau như câu chuyện, hình ảnh, trong nhật ký...Các thông tin đó có thể có từ khi cá
nhân mới sinh ra, thông tin trong suốt cuộc đời của cá nhân và thậm chí ngay cả khi cá
nhân đó đã chết.
- Cá nhân có quyền bí mật đời tư đối với thư tín, điện tín và các hình thức thông tin
điện tử khác; nhưng có ngoại lệ nhất định theo quy định của pháp luật. Việc kiểm soát thư
tín, điện tín cũng như các hình thức thông tin điện tử khác nhằm bảo vệ lợi ích, giữ gìn an

ninh, trật tự công cộng thì được pháp luật cho phép.
Với phạm vi các thông tin, tài liệu được xem là thuộc về bí mật đời tư của cá nhân
này, báo chí được khai thác, đăng tải trong chừng mực, giới hạn nào, và pháp luật cho phép
giới hạn này đến đâu?
2()

Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. TS. Lê Đình Nghị . Luận án tiến sỹ luật học – 2008.

3


Như đã nêu ở trên, quyền được thông tin của báo chí hiện nay được xem là một quyền
cơ bản của báo chí, là tiền đề để báo chí có thể thực hiện được chức năng quan trọng của
mình là đưa thông tin đến với công chúng. Tuy nhiên xuất phát từ lợi ích của một quốc gia,
một dân tộc, lợi ích của toàn xã hội và những lợi ích của cá nhân khác mà quyền tự do
thông tin phải được giới hạn. Và về nguyên tắc, khi báo chí thực hiện quyền được thông tin
thì không được làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của bất kỳ một cá nhân nào
cũng như của Nhà nước. Do đó, quyền được thông tin của báo chí không đồng nghĩa với
việc tất cả các thông tin của cá nhân báo chí đều có thể tiếp cận, thu thập, khai thác để đăng
tải và bình luận. Giới hạn quyền được thông tin của báo chí được xem như là trong những
nội dung quan trọng của quyền này. Giới hạn này có thể được xác định bằng phạm vi các
thông tin mà báo chí không được được tiếp cận, thu thập cũng như đăng tải, bình luận.
Theo quy định tại Điều 10 Luật báo chí, Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành Luật báo chí thì báo chí thì báo chí:
“1. Không được đăng, phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái
pháp luật, có nội dung chống đối Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá
hoại khối đoàn kết toàn dân.
3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm
ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai,
sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người

có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ
trọng án đã bị tuyên án).
.......4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư
riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người
chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên
quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định
tại khoản 6 Điều này
.......6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của
các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày
28 tháng 12 năm 2000.
Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến
các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo
nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin
đó.
Có thể thấy Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn đã đề đề cập tới đời tư, tài liệu,
thư riêng của cá nhân mà nếu đăng phát tin liên quan đến những vấn đề này mà gây ảnh
hưởng xấu hoặc không được sự đồng ý của cá nhân đó thì báo chí không được phép. Với
quy định trên cũng có thể hiểu, báo chí không được quyền đăng tải, bình luận những thông
tin thuộc về bí mật đời tư của cá nhân mà ảnh hưởng xấu đến đời tư của cá nhân đó. Đối
với tài liệu, thư riêng của cá nhân thì báo chí chỉ được công bố thông tin khi có được sự
đồng ý của cá nhân đó.
4


Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến
các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có khi tiến hành đăng phát,
công bố không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư nếu những thông tin đó được đưa lên theo
những nguồn tin mà báo chí có được, có thể là phía cơ quan điều tra cung cấp hoặc được
cơ quan điều tra cho phép chụp lại để lấy thông tin truyền tải đến cho công chúng biết về
vụ án;...nhưng báo chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin

mà mình đã đăng phát. Do đó, không có nghĩa là trường hợp này báo chí cũng được quyền
tự do khai thác, đăng tải những tài liệu, thư riêng hay những thông tin thuộc về bí mật đời
tư của cá nhân liên quan trong vụ án đang được điều tra hoặc xét xử đó. Nếu những thông
tin này được đăng tải một cách sai lệch, không chính xác, thiếu khách quan, làm ảnh hưởng
xấu đến đời tư của cá nhân hoặc không được sự cho phép của cá nhân đó thì cơ quan, tác
giả báo chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ngoài ra, theo quy chế dẫn nguồn tin do Bộ thông tin và Truyền thông ban hành
tháng 12/2008, Bộ đã nhấn mạnh: “cơ quan báo chí phải đảm bảo tính nguyên vẹn , chính
xác của thông tin được cung cấp, không được đăng phát những thông tin về nhân thân và
các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ cho
rằng những nhân thân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc
chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của
công dân”.
Việc pháp luật quy định quyền bí mật đời tư đã hạn chế được quyền tự do thông tin
báo chí theo Luật báo chí, hạn chế việc báo chí xâm phạm hoặc xâm phạm quá sâu vào đời
tư của mỗi cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực đến họ như làm tổn hại đến danh dự, gây sự hoang
mang, lo lắng cho người đó và đặc biệt là khiến dư luận đàm tiếu, hiểu lầm về người bị
đăng tin, gây khó khăn cho cuộc sống của họ. Nếu quyền bí mật đời tư bị xâm phạm ảnh
hưởng đến cuộc sống của những người bị xâm phạm thì theo quy định tại Điều 25 BLDS,
người đó có quyền: “1. Tự mình cải chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải
chính công khai; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.”
2. Những thiếu sót trong quy định của pháp luật qua thực tiễn mối quan hệ giữa
quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí .
Mặc dù BLDS có quy định về quyền bí mật đời tư, Luật báo chí và các văn bản
hướng dẫn có đưa ra giới hạn những thông tin mà báo chí được phép đưa; tuy nhiên có thể
thấy với những quy định mang tính khái quát này thì trên thực tiễn diễn ra nhiều vụ việc,
đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh việc xác định: liệu thông tin đó báo chí đăng tải có xâm
phạm bí mật đời tư cá nhân hay không không hề dễ dàng. Các vụ việc khởi kiện ra Tòa án

để giải quyết tranh chấp xung quanh vấn đề xâm phạm bí mật đời tư ngày càng nhiều, và
một điều nhận thấy đó là sau khi có kết quả giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc này
thì các ý kiến trái chiều tiếp tục vẫn được đưa ra, đồng tình hoặc không đồng tình với cách
giải quyết của Tòa án.
5


Cách đây hơn 4 năm, cuộc sống của biên tập viên (BTV) Đan Lê từng bị đảo lộn,
thậm chí rơi vào bế tắc khi một tờ báo đưa tin lập lờ tên tuổi, hình ảnh của cô với một clip
sex. Sau nhiều tháng theo đuổi vụ kiện, Đan Lê mới buộc được tờ báo thông tin sai sự thật
cải chính, xin lỗi, bồi thường thiệt hại vật chất cũng như tinh thần...Tuy nhiên thời điểm đó
có rất nhiều trang báo mạng đưa tin nhưng chỉ một tờ báo thua kiện cải chính, xin lỗi...Hay
vụ việc nữa ca sĩ Hồ Ngọc Hà bị báo chí liên tục đưa tin tổ chức đám cưới năm 16 tuổi và
trong đó có nhiều thông tin được đại diện nữ ca sĩ này khẳng định là đã đưa sai sự thật..v.v.
Hoặc các vụ việc khởi kiện tại Tòa án mà bị đơn là phía cơ quan báo chí đưa tin và
nguyên đơn là cá nhân bị báo chí khai thác, đưa thông tin đời tư lên mặt báo:
 (3) Chẳng hạn như tại Bản án số 104/2007/DSPT ngày 14/5/2007 của tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội đã kết luận về một trường hợp báo chí xâm phạm bí mật đời tư của
một công dân. Nội dung bài báo “Chân dung và những trò lừa bịp” của phóng viên H đã
đăng tải trên báo CL số 02 ra ngày 9 đến ngày 16/1/2002 có rất nhiều thông tin liên quan
đến đời tư của Bà Phan Thị Anh trú tại tỉnh Tuyên Quang. Song bà Anh chỉ khởi kiện yêu
cầu báo CL và phóng viên H phải cải chính và bồi thường thiệt hại ở 6 nội dung bà cho là
báo đã đưa tin không đúng dự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của
bà: (1). Khi giải quyết ly hôn năm 1994 bà không tranh chấp tài sản với chồng. (2) Bà
không lừa ông cơ lấy 100kg xi măng, không lừa bà tạo lấy 70.000đ, không lừa chị Mai lấy
1,2 chỉ vàng, không có quan hệ với ông B.V.T để lừa lấy 17.000.000đ xây nhà tầng 2,
không có quan hệ tình cảm để lừa ông L.V.V lấy 16.000.000đ. (3) Bà không kiện anh em
đòi tiền mai táng phí của bố bà. (4) Không có việc bà cùng anh rẻ sắc lấn đất của xí nghiệp
dược HT. (5) Bà không bị kỷ luật do vi phạm chuyên môn sửa điểm. (6) Bà không làm đơn
kiện ông D, phó Chủ tịch phường (…) và ông H, Chủ tịch UBND (…) vì đơn kiện là do

mẹ đẻ bà kiện.
Bà Anh đề nghị được bồi thường thiệ hại về vật chất và tinh thần là 100.000.000đ.
Tòa cấp sơ thẩm đã thụ lý đơn và xét xử chấp nhận một phần khởi kiện của bà Anh,
buộc báo CL và phong viên H phải cải chính ở nội dung 1 và 2, cải chính về thời gian bà
Anh viết đơn kiện ở nội dung 6 và buộc báo CL cùng phóng viên liên đới bồi thường thiệt
hại cho bà Anh 11.050.000đ.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Anh đã kháng cáo toàn bộ nội dung bản án. Sau khi áp
dụng: khoản 1, 2 điều 34 ; Điều 609; Điều 615 Bộ luật dân sự 1995. Điều 9, 10 Luật Báo
chí và Điều 9 Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật báo chí. Điều 4; khoản 4 Điều 5 Nghị
định 51/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật báo
chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Điểm b, mục 6, phần I mục 3,
phần IV Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 và phần I; mục 3, phần II của
Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, tòa phúc thẩm đã quyết định:
3()

Nguồn: />langid=2

6


1. Chấp nhận một phần yêu cầu đăng tin cải chính của bà Anh đối với ông H- phóng
viên báo CL do ông C- tổng biên tập đại diện theo pháp luật.
2. Buộc phóng viên H và báo CL phải đăng tin cải chính… Thời gian cải chính thực
hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 51/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/4/2002, là
10 ngày kể từ ngày phóng viên H và báo CL nhận được bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do danh sự, nhân phẩm, uy
tín xâm phạm của bà Anh đối với phóng viên H và báo CL. Buộc phóng viên H và báo CL
do ông C - tổng biên tập làm đại diện theo pháp luật liên đới bồi thường cho bà anh số tiền

thiệt hại là 11.050.000đ, gồm các khoản sau: Bồi thường tổn thất về tinh thần, bồi thường
những chi phí hợp lý (tiền thuê luật sư, tiền thuê xe đi lại, tiền thuê đánh máy đơn, phô tô
tài liệu, chi phí tem, thư), tiền thuê nhà trọ...
Trước, trong và sau khi vụ án được giải quyết, có rất nhiều quan điểm khác nhau
xung quanh vấn đề này. Có quan điểm đồng tình với nhận định của Hội đồng xét xử khi
cho rằng các đồng bị đơn đã xâm phạm bí mật đời tư của bà Anh nhưng cũng có nhiều
quan điểm không đồng tình, cho rằng Hội đồng xét xử đã xem xét sự việc một cách phiến
diện, tự ý giải thích luật.
Ở đây chúng ta chưa quan tâm đến nội dung diễn biến vụ việc diễn ra như thế nào,
nhưng với 6 thông tin mà bà Anh khởi kiện ra Tòa án yêu cầu phía nhà báo H và báo CL
phải cải chính, bồi thường thì dựa vào đó, có thể thấy việc Hội đồng xét xử nhận định và ra
phán quyết khẳng định các đồng bị đơn, tiêu biểu là nhà báo H và báo CL đã có hành vi
xâm phạm bí mật đời tư của bà Anh là có cơ sở bởi lý do:
Thứ nhất, Mặc dù Điều 34 BLDS 1995 (Điều 38 BLDS 2005) không đưa ra khái
niệm bí mật đời tư, và bản án cũng không nói vì sao áp dụng quyền bí mật đời tư nhưng
theo lẽ thông thường chúng ta có thể hiểu bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu liên
quan đến cá nhân mà cá nhân đó không muốn cho người khác biết. Báo chí có quyền đưa
tin, nhưng với những thông tin về bí mật đời tư của cá nhân thì việc đưa tin phải được sự
đồng ý của cá nhân đó. Việc phóng viên đưa tin trên báo rằng một người “lừa đảo” cần
phải đưa ra được căn cứ chứng minh bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan
có thẩm quyền kết luận phạm tội “lừa đảo” việc báo CL đưa tin như trên là trái với nguyên
tắc suy đoán vô tội, thiếu tính chính xác, không đúng sự thật khách quan.
Về hậu quả pháp lý với phóng viên H và báo CL đó là phải đăng tin cải chính những
thông tin nêu trên với bà Anh là có căn cứ và phù hợp với quyền bí mật đời tư được quy
định trong Bộ luật dân sự.
Thứ 2, Việc tòa án áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của phóng viên H và báo
CL với bà Anh trong trường hợp này bao gồm các thiệt hại Thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm và chi phí hợp lý mà người bị xâm phạm quyền bí mật đời tư đã
bỏ ra để khắc phục hậu quả và yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.


 Hay là vụ việc liên quan đến vấn đề báo chí công khai đời tư của cá nhân khác
khi cá nhân có một sự việc được giải quyết tại Tòa án:
7


(4)

Ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh được
Toà án Nhân dân quận Phú Nhuận xử cho ly hôn với vợ của ông là bà N.T.T vào ngày
15/12/1994. Tháng 10 năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Báo Tuổi Trẻ xuất bản
cuốn “Ký sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thuỷ Cúc, trong đó có bài “Tổ ấm”. Đây là bài
ký sự, có nội dung viết về phiên toà ly hôn của ông Trần Tiến Đức, mặc dù họ tên của
nguyên đơn đã được viết tắt là T.T.Đ.
Sau khi cuốn sách được phát hành, thông qua một người bạn, được ông Đức biết nội
dung bài báo và giữa năm 2006, ông Trần Tiến Đức đã khởi kiện vụ án xâm phạm đời tư
tại Toà án nhân dân Quận 3, TP Hồ Chí Minh đối với các đồng bị đơn: Nhà xuất bản Trẻ,
Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc. Ông Đức cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời tư
khi bài “Tổ ấm” đề cập đến quá khứ của bà N.T.T (vợ cũ của ông) và quyền truy nhận cha
cho con của ông, bên cạnh đó nhà báo Thuỷ Cúc còn nêu quan điểm cá nhân xúc phạm đời
sống riêng tư của ông Đức... Ông Đức đưa ra yêu cầu: Cấm tái bản, cấm lưu hành “Tổ
ấm”, đăng cải chính xin lỗi trên báo, bồi thường tinh thần bằng tiền theo mức cụ thể như
sau: tác giả (nhà báo Thuỷ Cúc) bồi thường 3 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ
mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng.
Tòa án Nhân dân Quận 3 TP.HCM nhận định: Hội đồng xét xử ba đồng bị đơn là
nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ đã có hành vi xâm phạm đời tư của
ông TTĐ và đã quyết định: chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là ông Trần Tiến Đức, buộc
nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ phải đăng lời cải chính trên Báo Tuổi
Trẻ 1 kỳ/1 bị đơn; buộc ba đồng bị đơn phải liên đới bồi thường cho ông Đức 1,75 triệu
đồng tiền tổn thất về tinh thần (Nhà báo Thuỷ Cúc 1 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ 500
nghìn đồng và Báo Tuổi Trẻ 250 nghìn đồng). Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng tuyên buộc

Nhà xuất bản Trẻ không được lưu hành, không được tái bản cuốn Ký sự pháp đình của nhà
báo Thuỷ Cúc có bài viết “Tổ ấm”.
Không đồng ý với phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm, các đồng bị đơn đã kháng cáo
lên tòa phúc thẩm. Với những nhận định tương tự như Toà án cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử
cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo của các đồng bị đơn, y án sơ thẩm.
Sau vụ việc này, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra, có ý kiến ủng hộ cách giải
quyết của Tòa án, có ý kiến không đồng tình. Điều đó cho thấy lại một lần nữa việc pháp
luật không quy định rõ thế nào là bí mật đời tư đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách
hiểu và Tòa án cũng lúng túng trong quá trình xem xét vụ việc. Trong vụ việc này, em ủng
hộ quan điểm cho rằng, phía bên bị đơn đã xâm phạm bí mật đời tư của ông Đức. Vì theo
lẽ thông thường chúng ta có thể hiểu bí mật đời tư là những thông tin, t ư liệu liên quan đến
cá nhân mà cá nhân đó không muốn cho người khác biết. Báo chí chỉ có quyền phản ánh
quang cảnh phiên tòa, hoặc đưa thông tin đúng sự thật về diễn biến phiên tòa, nội dung
diễn ra tại buổi xét xử nếu đó là một phiên tòa công khai và có báo chi tham gia. Nhưng
không có nghĩa là báo chí không được khai thác những thông tin thuộc về đời tư của đương
sự, chụp hình rồi đăng lên mà không được sự đồng ý của đương sự. Báo chí cũng không
4()

/>
8


được đưa ra những bình luận sai lệch, thiếu khách quan làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của
cá nhân đó. Do vậy, việc công khai chuyện riêng tư của họ trên các phương tiện truyền
thông khi chưa được sự chấp thuận của họ là vi phạm pháp luật…
III. Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về quyền bí mật đời tư, quyền được
thông tin của báo chí để làm rõ mối quan hệ giữa hai quyền này.
Như đã phân tích, trình bày ở các phần trên, căn nguyên của việc có nhiều ý kiến trái
chiều sau những bài báo đăng thông tin cúa các cá nhân, rồi các vụ việc được khởi kiện tại
Tòa đều mập mờ giới hạn đâu là thông tin bí mật đời tư, hành vi nào là hành vi xâm phạm

bí mật đời tư của cá nhân ? Thiết nghĩ trong thời gian tới, pháp luật cần có một số hướng
hoàn thiện sau đây:
Thứ nhất, cần đưa ra khái niệm “bí mật đời tư” trong luật, theo đó xác định phạm vi
những thông tin được coi là thuộc về bí mật đời tư của cá nhân. Để có thể hiểu được
“Quyền bí mật đời tư” thì phải xây dựng được khái niệm “bí mật đời tư”. Và việc xây dựng
khái niệm “bí mật đời tư” phải xác định được hai khái niệm cũng như sự liên kết của hai
khái niệm, đó là khái niệm “bí mật” và khái niệm “đời tư”.
Về phạm vi bí mật đời tư, Điều 38 BLDS 2005 quy định quyền bí mật đời tư trong
phạm vi Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử “các hình thức thông
tin điện tử khác của cá nhân”. Trong đó các hình thức thông tin điện tử đó là những hình
thức thông tin nào, blog, face book, trang cá nhân, email đó có phải là hình thức thông tin
điện tử. Với sự phát triển của công nghệ và các mối quan hệ xã hội phức tạp thì các phạm
vi luật đã nêu là còn hạn chế. Pháp luật cần mở rộng hơn nữa phạm vi bí mật đời tư
Thứ hai, Nghị định 51 hướng dẫn thi hành Luật Báo chí thì quy định: “Không được
đăng, phát ảnh cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự
của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao
động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các buổi xét xử
công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án” . Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giải thích thế nào là “vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công
cộng”. Đưa ảnh một kẻ trộm, một quan chức tham ô, một giám đốc cố ý làm trái... để mọi
người cảnh giác, để răn đe, phòng ngừa chung có phải là vì lợi ích công cộng, vì lợi ích của
nhà nước? Với hướng dẫn của Nghị định 51, liệu có thể hiểu là báo chí được đăng tất, miễn
sao có chú thích rõ ràng để không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó? Như
vậy, cần có văn bản hướng dẫn việc tác nghiệp của báo chí tại các phiên tòa.
Thứ ba, phải có quy định hướng dẫn rõ ràng đối với trường hợp báo chí đưa thông tin,
chụp ảnh tại Tòa. Riêng ảnh ở các phiên xử công khai, báo có được đăng ảnh đặc tả bị cáo
hay chỉ được đăng ảnh quang cảnh phiên tòa? Ảnh đương sự trong các vụ án dân sự, lao
động, kinh tế, hành chính thì sao? Khái niệm “trọng án” tại Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐCP nêu trên hết sức mù mờ, không có trong luật hình sự; vậy đối với bị cáo thường thì sao?
Do đó, pháp luật phải có quy định rõ ràng về những vấn đề này; trong đó có vấn đề đưa
thông tin và chụp ảnh, sử dụng ảnh có được tại Tòa...

9


Đối với những vụ án hình sự, tại Tòa án việc khai thác thông tin liên quan đến người
thực hiện hành vi phạm tội hoặc “bị cho là thực hiện hành vi phạm tội”, thì luật cần quy
định theo hướng: báo chí không được khai thác thông tin, hình ảnh và đưa ra những kết
luận một cách tùy tiện khi mà vẫn chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Báo
chí cũng không được khai thác, bình luận những thông tin mà có thể dẫn đến xâm phạm
đời tư của thân nhân người đó. Đối với vấn đề công khai thông tin tại Tòa án một vụ án
dân sự, hôn nhân gia đình thì pháp luật cũng cần quy định rõ phạm vi thông tin mà báo chí
được đăng tải là đến đâu...
Đồng thời nếu báo chí đăng tải những thông tin được coi là bí mật đời tư của cá
nhân thì trước khi đăng tải phải trải qua các thủ tục bắt buộc như: xin phép chủ sở hữu
thông tin và được chủ sở hữu thông tin đó đồng ý, được kiểm duyệt trước khi tiến hành
đăng tải. Xác định những hành vi nào là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư của cá
nhân, những trường hợp ngoại lệ cụ thể nào mà báo chí khi đăng tải thông tin đời tư không
bị coi là xâm phạm bí mật đời tư theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật được phải tiến hành song song
với các giải pháp như: tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật liên quan đến quyền bí
mật đời tư của cá nhân; đặc biệt là cơ quan báo chí, các cơ quan chủ quản báo chí phải tiền
hành phổ biến, quán triệt những nội dung quyền bí mật đời tư của cá nhân mà báo chí phải
tôn trọng, bảo vệ, không được xâm phạm. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn
cho các cán bộ Tòa án trong việc xét xử các vụ án liên quan đến bí mật đời tư. Tóa án nhân
dân tối cáo tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm đối với hoạt động xét xử những vụ án có
liên quan đến việc xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân...

IV. Kết luận.
Như vậy, dưới góc độ pháp lý cũng như thực tiễn, có thể thấy mối quan hệ giữa quyền
bí mật đời tư và quyền được báo chí hiện nay vẫn đang có nhiều vấn đề đặt ra, mà pháp
luật nước ta cần phải bổ sung, hoàn thiện để làm rõ ranh giới giữa quyền được thông tin

của báo chí và quyền bí mật đời tư của cá nhân. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi
hành có thể là một giải pháp trước mắt, nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ sở pháp lý để các Tòa
án xem xét khi giải quyết các vụ việc khởi kiện ra Tòa án; đồng thời lấy đó làm cơ sở pháp
lý để định hướng báo chí thực hiện đúng quyền được thông tin của mình, hạn chế tối đa
việc đăng tải thông tin xâm phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trong thời gian tới, cần
có sự rà soát, lấy ý kiến đóng góp các chuyên gia pháp lý, các cơ quan, tổ chức liên quan
để ban hành một văn bản với các quy phạm thống nhất để minh bạch, cụ thể hóa ranh giới,
mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư và quyền được thông tin của báo chí ở nước ta.

10



×