Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng tính chất tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.64 KB, 13 trang )

Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI
DUNG................................................................................................................3
I. Dư luận xã hội và nội dung của dư luận xã hội:................................................3
II. Phân tích các tính chất của dư luận xã hội:......................................................4
1. Tính khuynh hướng:...............................................................................................4
2. Tính lợi ích:............................................................................................................5
3. Tính lan truyền:......................................................................................................7
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi:........................................................7
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội:.......9
III. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật:..................................9
KẾT LUẬN.............................................................................................................12
DANH MỤC THAM KHẢO.................................................................................13

Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 1


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lý
học, chính trị học, sử học và đặc biệt là xã hội học. Nếu như tâm lý học nghiên cứu
dư luận xã hội dưới dạng nghiên cứu tâm lý đám đông, vô thức tập thể, các nhà
chính trị học, sử học nhấn mạnh tới vai trò của dư luận xã hội trong các quá trình
quản lý xã hội và ảnh hưởng của nó đối với các chính sách của Chính phủ, thì xã
hội học đi vào bản chất xã hội của dư luận xã hội. Xã hội học tập trung mối quan


tâm của mình vào quá trình hình thành - phổ biến - tiếp nhận dư luận xã hội, tác
động của dư luận xã hội đối với các mặt hoạt động của đời sống xã hội (kinh tế,
chính trị,...) và từng nhóm xã hội, cũng như chú trọng đến việc đo đạc dư luận xã
hội.
Khi người ta nói đến dư luận xã hội, thường là người ta nghĩ đến những đánh
giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định. Những đánh giá này dù
có chủ định hay không chủ định nhắm tới một ai, song ai cũng xem đó là một đánh
giá mà mình cần phải xem xét đến mỗi khi hành động..
Chính vì thế những hiểu biết về dư luận xã hội là rất cần thiết và hữu ích. Để
hiểu rõ về dư luận, ta cần nắm rõ về các tính chất của dư luận xã hội. Qua những
hiểu biết nhất định về dư luận xã hội, ta sẽ thấy tác dụng của dư luận xã hội đối với
ý thức pháp luật là như thế nào?.

Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 2


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

NỘI DUNG
I. Dư luận xã hội và nội dung của dư luận xã hội:
Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội.
Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và
phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người.
Nội dung của dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần xã hội, là hiện tượng
phức tạp nên khó có thể lột tả được nội hàm của nó trong một số dòng định nghĩa
ngắn gọn. Vậy nên, về mặt lí luận hầu như không tồn tại định nghĩa toàn diện về dư
luận xã hội được tất cả mọi người đồng tình. Đồng thời dư luận xã hội phản ánh các
vấn đề chính trị- thời sự, đường lối chính sách đồi nội và đối ngoại cảu Đảng và

Nhà nước trong một thời kì nhất định. Dư luận xã hội phản ánh đường lối, chính
sách kinh tế và quản lí kinh tế của Nhà nước, phản ánh thực trạng của cơ sở hạ
tầng, chất lượng cuộc sống của nhân dân. Dư luận xã hội còn phản ánh tình trạng
thực tế của các lĩnh vực trong đời sống tinh thần của xã hội như : pháp luật, đạo
đức, phong tục tập quán…. Ngoài ra dư luận xã hội còn phản ánh những nhu cầu
ngày càng tăng của con người trong thực tế đời sống xã hội. Do đó trong hầu hết
các định nghĩa đều đề cập những nội dung chính của khái niệm dư luận xã hội:
- Thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang
tính phán xét, đánh giá của nhiều người trước thực tế xã hội nhất định;
- Thứ hai, sự phán xét, đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có những
vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm xã hội, cộng
đồng xã hội;
- Thứ ba, vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý
của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội;
Dư luận xã hội phản ánh các vấn đề chính trị- thời sự, đường lối chính sách
đồi nội và đối ngoại cảu Đảng và Nhà nước trong một thời kì nhất định. Dư luận xã
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 3


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

hội phản ánh đường lối, chính sách kinh tế và quản lí kinh tế của Nhà nước, phản
ánh thực trạng của cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống của nhân dân. Dư luận xã
hội còn phản ánh tình trạng thực tế của các lĩnh vực trong đời sống tinh thần của xã
hội như : pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán…. Ngoài ra dư luận xã hội còn
phản ánh những nhu cầu ngày càng tăng của con người trong thực tế đời sống xã
hội. Tóm lại, kết hợp với vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, theo chúng
tôi, có thể định nghĩa dư luân xã hội như sau:

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá
của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời
sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và
được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Nội dung của dư luận xã hội là: hiện tượng tinh thần của xã hội, là hiện
tượng phức tạp nên khó có thể lột tả hết được nội hàm của nó trong một số dòng
định nghĩa ngắn gọn. Trong hầu hết các định nghĩa đều đề cập những nội dung
chính của khái niệm dư luận xã hội:
Từ đó, ta có thể thấy dư luận xã hội bao gồm 5 tính chất cơ bản sau: tính
khuynh hướng, tính lợi ích, tính lan truyền, tính bền vững tương đối và tính dễ biến
đổi và tính tương đối trong khả năng phản ánh thức tế xã hội của dư luận xã hội.
II. Phân tích các tính chất của dư luận xã hội:
Khi nghiên cứu về dư luận xã hội với tư cách là một hiện tượng thuộc lĩnh
vực tinh thần của đời sống xã hội, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 5 tính chất cơ bản
của nó như sau:
1. Tính khuynh hướng:
Tính khuynh hướng là thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện,
hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo những chiều hướng nhất định,
gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lữ ( chưa rõ thái độ). Cũng có thể phan chia dư
luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 4


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

hậu... Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia
theo các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lữ, phản đối, rất phản
đối.

Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã
hội. Xét theo mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố
dư luận xã hội có dạng hình chư U thì biểu hiện sự xung đột, còn nếu đồ thị phân
bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Đồ thị phân bố dư
luận xã hội có dạng hình chữ U khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn,
đối lập nhau về cùng sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ số
người ủng hộ cao. Trong xã hội nhất định, nếu thái độ dư luân xã hội đối với phần
lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó có
nghĩa là xã hội đó đang đứng bên bờ vực của cuộc nội chiến. Khi đồ thì phân bố dư
luận xã hội có dạng hình chữ J thì chỉ có một loại quan điểm ( tán thành hoặc phản
đối) có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi, điều đó biểu thị sự thống nhất cao trong
dư luận xã hội.
Ví dụ: Khi vụ án của Lê Văn Luyện khi được đưa lên các thông tin truyền
thông thì ngay lập tức được sự chú ý của rất nhiều người và vụ việc bị dư luận xã
hội lên án gay gắt đây là khuynh hướng rất phản đối đối với hành động của tên
Luyện. Khi có thông tin là Lê Văn Luyện bị tuyên án 18 năm tù giam thì thái độ
chung của dư luận xã hội đối với vụ việc này là phản đối, hoặc là rất phản đối bởi
họ cho rằng hình phạt không xứng đáng với tội ác mà Luyện gây ra.
2. Tính lợi ích:
Bất cứ một sự kiện xã hội nào cũng liên quan đến lợi ích của các nhóm người
trong xã hội. Nhưng điều quan trọng là các nhóm người đó có nhận thức được vấn
đề hay không. Qua trao đổi thảo luận công khai những nhóm lớn, những nhóm có
lợi ích phù hợp với lợi ích chung và những nhóm biết tổ chức thông tin, tuyên
truyền, vận động khôn khéo thường tạo được dư luận xã hội ủng hộ việc bảo vệ lợi
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 5


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương


ích của họ. Như vậy, khi xét tính chất lợi ích của dư luận xã hội ta xét ở 2 phương
diện là lợi ích về vật chất và lợi ích về tinh thần.
Lợi ích về vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã
hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông
đảo người dân.
Ví dụ như: khi có thông tin bắt đầu từ ngày mồng 1/6/2012 các phương tiện
ôtô, xe máy, xe gắn máy khi tham gia giao thông phải đóng tiền phí bảo dưỡng
đường bộ thì ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người và được
thể hiện qua các ý kiện, thái độ nhận xét về sự việc này. Có rất nhiều người không
đồng tình và phản đối với việc thu thuế, phí bảo trì đường bộ này.
Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đang diễn ra đụng
chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của
cả dân tộc. Chẳng hạn như: sự kiện Hoa hậu Mai Phương Thúy chụp ảnh bộ áo dài
Việt Nam đã tạo nên một làn sóng dư luận phản đối Mai Phương Thúy mặc bộ áo
dài Việt Nam “Dân mạng đang chuyền tay nhau xem bộ ảnh Hoa hậu Mai Phương
Thúy mặc bộ áo dài trong suốt với cả lời khen tiếng chê, thậm chí có người cho
rằng bộ ảnh này làm xấu hình ảnh quốc phục áo dài Việt Nam.”. Hoa hậu Mai
Phương Thúy đụng chạm đến giá tri truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên đã bị
đông đảo mọi người phản đối.
Lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội. Điều
kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và
mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.
Có hai điểm sau cần lưu ý:
Một là bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển
giữa tính cá nhân và tính xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần, giữa tính trước
mắt và tính lâu dài.
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 6



Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

Hai là quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá
trình giải quyết mâu thuẫn có lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội đó sẽ thành
công hơn trong việc bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại.
3. Tính lan truyền:
Dư luận xã hội được coi như là một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện
tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào
cũng là hiệu ứng phản xạ xoay vòng, trong đó khởi điểm là một cá nhân hay một
nhóm xã hội nhỏ sẽ gây lên một chuỗi các kính thích của các nhóm cá nhan khác,
nhóm xã hội khác. Để duy trì chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động
lên cơ chế hoạt động tâm lí của các nhân và nhóm xã hội. Đối với dư luận xã hội
các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng hình ảnh, âm thanh
sống động trực tiếp, có tính thời sư. Dưới sự tác động của các luồng thông tin này,
các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi quốn vào quá trình bày tỏ sự
quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin,
cùng chia sẽ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh. Đặc biệt đối các sự
kiện lớn của đất nước như tình trạng chiến tranh, các cuộc bầu cử,... Chúng ta có
thể theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin đến các hành
động quan tâm của công chúng. Khi đó, sự hình thành mạnh mẽ và lan truyền
nhanh chóng của dư luận xã hội được thể hiện rất rõ nét.
Ví dụ: khi có một vụ án nào đó nghiêm trọng xảy ra thì ngay lập tức nó trở
thành tâm điểm chú ý của rất nhiều người và không lâu sau đó vụ việc này được cả
nước biết tới và có rất nhiều những ý kiến, quan điểm thể hiện thái độ của mình đối
với vụ việc xảy ra. Chẳng hạn như: vụ án của Lê Văn Luyện khi bị phát hiện thì chỉ
trong vòng vài ba ngày là cả nước đều biết tới vụ việc này, mọi người luôn chú ý
theo dõi và chia sẻ với nhau những gì mà họ biết, sẵn sàng bộc lộ thái độ bất bình
của mình đối với việc làm của tên Luyện.

4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi:
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 7


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi.
Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi những cũng có những dư
luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững tương đối của
các dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng
hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. Ví dụ như: trên
thực tế có rất nhiều người đam mê bóng đá, và mỗi khi có một trận bóng trực tiếp
diễn ra là họ hồ hởi, nhiệt tình đi cổ vũ, với những lời cỗ vũ, hô hào, động viên rất
tốt đẹp và sôi nổi…nhưng sau 2 tiếng đồng hồ nếu như đội bóng đó thua thì cái
thái độ, hành vi của họ khác hẳn với cái tâm trạng trước khi trận bóng diễn ra.
Hay dư luận xã hội tồn tại trong một thời gian rất dài mà không thay đổi như: dư
luận xã hội về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân tộc ta từ xa
xưa nhưng cho tới giờ cái truyền thống đó vẫn được dư luận xã hội lan truyền
trong và ngoài nước.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xét ở hai phương diện:
Thứ nhất - biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: đây là sự phán
xét, đánh giá của dư luận xã hội về bất kì sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội
nào cũng phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong
nền văn hóa của cộng đồng người. Với cùng sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội
của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét đánh, đánh giá khác
nhau.
Thứ hai - biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều
giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong

cùng nền văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của
dư luận xã hội.
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm
ẩn, không bộc lộ bằng lời ( dư luận đa số im lặng). Trong những xã hội thiếu dân
chủ, dư luân xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong xã hội cũng
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 8


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy ra,
hiện thời chưa cấp bách.
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội:
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng ( đúng nhiều hoặc
đúng ít), có thể sai ( sai nhiều hoặc sai ít). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội
vẫn có những hạn chế, do đó, không nên tuyệt đối hóa khả năng nhận thức từ dư
luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cẫn có những hạt nhân hợp lí
không thể coi thường được. Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính
chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận
của thiểu số. Cái mới lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy, do đó, dễ bị đa
số phản đối. Đối với những vấn dề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí thức,
của những người có trình độ học vấn cao thường chín chăn hơn sô với những người
có trình độ học vấn thấp.
Ví dụ như: sự kiện Khoán 10 của ông Kim Ngọc, khi ông đưa ra ý kiến thực
hiên hình thức Khoán 10 này thì có rất nhiều người phản đối có người còn cho
rằng ông đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Và khi
Nhà nước nhìn nhận ra sự đúng đắn của chủ trương này thì Nhà nước đã phải
công nhận và đưa nó vào thành một trong những chính sách phát triển kinh tế

nông thôn của nước ta.
III. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan niệm, quan điểm thinhhj
hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật và sự đánh
giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi pháp lí thực tiễn.
Dư luận xã hội đóng vài trò rất quan trọng đối với xã hội, đặc biệt là xây
dựng chính sách xã hội và điều chỉnh hành vi của cá nhân cho phù hợp với chuẩn
mực xã hội. Trên thực tế, những hiện tượng, sự kiện có liên quan đến pháp luật, có
tác động tới đời sống của cộng đồng, thì dư luận xã hội được nảy sinh và theo hai
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 9


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

chiều hướng: một là đấu tranh, phê phán, lên án ngăn chặn hành vi vi phạm đó. Hai
là: tuyên dương, ủng hộ những hanh vi tích cực, những biểu hiện đấu tranh đối với
những hành vi vi phạm đó.
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới nhận thức, thái độ, tình cảm đối với
pháp luật, góp phần định hướng cho sự hình thành ý thức pháp luật tích cực, đúng
đắn của mỗi người. Chẳng hạn như: khi có sự kiện vi phạm pháp luật nghiêm trong
xảy ra tạo nên một làn sóng dư luận trong cộng đồng dân cư. Và điều đó giúp cho
mọi người nhận thức được những hành vi đúng - sai, để từ đó lên án những hành vi
vi phạm pháp luật, khen ngợi, đồng tình với những hành vi đúng với pháp luật,
đồng thời điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, dư luận xã hội cong thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội
giữ vai trò tư vấn, giám sát đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn về cách ứng xử
trước những tình huống nhất định về cách ứng xử trước những tình huống nhất định
trong đời sống xã hội. sức mạnh của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật không

thể xem thường vì nó khiến cho mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, tự đánh giá về
hành vi ứng xử của mình để phù hợp với chuẩn mực pháp luật, và hành vi đó có
được mọi người ủng hộ khi mình thực hiện hành vi đó hay không.
Với ý nghĩa đó, ta có thể coi dư luận xã hội là một công cụ quan trọng để
điều chỉnh ý thức pháp luật của người dân. Trong khi đó ý thức pháp luật là một
trong những hình thái ý thức xã hội, có mối quan hệ tác động qua lại với cá hình
thái ý thức xa hội khác như: ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo… Ý thức pháp luật có
cấu trúc tương đối phức tạp, có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau
nhưng nhìn chung, ý thức pháp luật là một thể thống nhất gồm 5 thành tố cơ bản là:
kiến thức pháp luật, quan niệm về pháp luật, thái độ đối với pháp luật hiện hành,
các yêu cầu đối với pháp luật, thái độ đối với việc chấp hành các quy định của pháp
luật. Ý thức pháp luật là một khái niệm rất rộng, trong đó bao gồm cả ý thức chấp
Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 10


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

hành pháp luật có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi của con người trong
đời sống XH cho phù hợp các chuẩn mực XH, bao gồm cả chuẩn mực pháp luật.

Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 11


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

KẾT LUẬN

Như vậy, qua tìm hiểu và phân tích những tính chất cơ bản của dư luận xã
hội ta thấy được vai trò quan trọng của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của
mỗi người dân chúng ta.

Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 12


Bài học kì – Môn xã hội học đại cương

DANH MỤC THAM KHẢO
 Tập bài giảng xã hội học, Nxb Công An Nhân Dân, 2008.
 Tạp chí dân chủ và pháp luật: sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức
pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của nước ta hiện nay.
 Website:
- Tuyengiao.soctrang.gov.vn
- BaoBinhDuong.org.vn

Kiều Mạnh Cường - 361361

Trang 13



×