Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật và sự ghi nhận của pháp luật lấy ví dụ minh họa 9đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.83 KB, 17 trang )

Bài tập học kỳ

Môn pháp luật người khuyết tật
MỤC LỤC

Trang
Đặt vấn đề ………………………………………………………………..

2

Nội dung ………………………………………………………………….

3

I. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết
tật …………………………………………………………………..

3

1. Cơ sở pháp lý …………………………………………………...

3

2. Nội dung nguyên tắc ……………………………………………

3

3. Ý nghĩa nguyên tắc ………………………………………….....

4


II. Sự cụ thể của nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với
người khuyết tật trong pháp luật người khuyết tật ………………...

5

1. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về địa vị pháp
lý ………………………………………………………………..

5

2. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về chăm sóc
sức khỏe ………………………………………………………...

6

3. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về giáo dục,
dạy nghề và việc làm …………………………………………...

6

4. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về các hoạt
động xã hội ……………………………………………………..

9

III. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối
xử với người khuyết tật và một số kiến nghị nâng cao thực hiện
nguyên tắc trên ……………………………………………………

11


1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt
đối xử với người khuyết tật ……………………………………

11

2. Một số kiến nghị nâng cao thực hiện nguyên tắc bình đẳng và
không phân biệt đối xử với người khuyết tật ……………….....

14

Kết thúc vấn đề …………………………………………………………..

15

Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………...

16

NHÓM 05- N01

1

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ

Môn pháp luật người khuyết tật


ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói mối liên hệ giữa khuyết tật, nghèo đói và tình trạng bị cô lập với
xã hội là không thể phủ nhận và vẫn đang diến ra. Nguyên nhân chính xuất phát
tới tính trạng trên là do sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử đối với người khuyết
tật. Ngày nay, các vấn đề liên quan đến người khuyết tật đang ngày càng được
xem xét dưới góc độ quyền của con người, lấy nhân phẩm là vấn đề cốt lõi, dựa
trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, đặc biệt là quyền được
sống một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá. Tương ứng với quyền của từng cá
nhân, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền con
người. Cách nhìn này đã tạo ra những chuyển biến lớn trong luật quốc tế pháp và
pháp luật quốc gia trong đó có Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc xem xét, phân tích nguyên tắc bình đẳng
và không phân biệt đối xử với người khuyết tật và sự ghi nhận của pháp luật cũng
như thực tiễn thực hiện nguyên tắc là việc hết sức cần thiết và quan trọng, là cơ
sở để người khuyết tật thực hiện quyền của mình, hòa nhập với cộng đồng và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Do kiến thức và kinh nghiệm của em còn hạn chế
nên trong bài làm còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô xem xét, góp ý đề bào
làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NHÓM 05- N01

2

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ

Môn pháp luật người khuyết tật


NỘI DUNG
I. Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử
1. Cơ sở của nguyên tắc
Nguyên tắc bình đẳng liên quan mật thiết đến khái niệm nhân phẩm.
Nguyên tắc này xuất phát từ tư tưởng cho rằng tất cả mọi người, bất kể họ khác
nhau về trí lực, thể lực và các đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm quan trọng
ngang nhau. Mỗi một con người đều có quyền được hưởng và cần được nhận sự
quan tâm và tôn trọng như nhau. Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử
đối với người khuyết tật được xây dựng dựa trên ba văn bản pháp lý sau:
- Tuyên ngôn thế giới của Liên hợp quốc về quyền con người năm 1948.
Tại Điều 1 Tuyên ngôn này quy định “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do,
bình đẳng về nhân phẩm và quyền ...”
- Tuyên bố của tổ chức lao động quốc tế tại Philadelphia được thông qua
tại Hội nghị Lao động Quốc tế tổ chức năm 1944, trong đó chỉ rõ: “Tất cả mọi
người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, hoặc giới tính đều có quyền được
mưu cầu một cuộc sống vật chất đầy đủ, được phát triển tinh thần trong điều kiện
tự do và đảm bảo nhân phẩm, trong điều kiện an ninh kinh tế và cơ hội bình
đẳng…”. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người, kể cả người khuyết tật, cần được
đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng để tham gia các hoạt động xã hội, kể cả
thị trường lao động.
- Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 ghi nhận nguyên tắc
này tại Điều 5 và Điều 12 của công ước.
2. Nội dung nguyên tắc
Phân biệt đối xử là hành động đặt một người vào thế bất lợi bằng cách đối
xử với họ khác với những người khác hoặc bằng cách áp dụng quy tắc như nhau
cho tất cả mọi người nào đó bị chối bỏ cơ hội hoặc nhận ít quyền lợi hơn, hay
như trong công ước về quyền của người khuyết tật nêu: “ phân biệt đối xử là
cách đối xử bất công hoặc không chịu áp dụng những thay đổi theo như bạn cần
vì bạn là người khuyết tật”, và theo khoản 3 điều 2 luật người khuyết tật về giải
thích từ ngữ có quy định: “3. Phân biệt đối xử với người khuyết tật là hành vi xa

lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người
khuyết tật vì lý do khuyết tật của họ”.
Thông qua các định nghĩa về phân biệt đối xử, có thể hiểu nguyên tắc bình
đẳng không phân biệt đối xử của luật người khuyết tật được hiểu là sự bình đẳng

NHÓM 05- N01

3

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
ngang nhau trong việc tiếp cận các cơ hội về học tập, việc làm; chăm sóc sức
khỏe, dịch vụ công cộng... của người khuyết tật trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Mặc dù nguyên tắc không phân biệt đối xử ghi nhận sự ngang nhau về tiếp
cận các hoạt động của người khuyết tật nhưng nguyên tắc bình đẳng trên không
có nghĩa là bằng nhau, như nhau. Người khuyết tật gặp phải những dạng tật khác
nhau và mức độ khuyết tật không giống nhau cần được sự đảm bảo khác nhau. Ví
dụ: Một người bị khuyết tật vận động được nhà nước cung cấp xe lăn tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại, còn đối với một người bị khuyết tật nhìn được nhà
nước cung cấp sách có chữ nổi tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin.
Việc ngăn cấm phân biệt đối xử với người khuyết tật không có nghĩa là quy
cho mọi hình thức phân biệt là trái pháp luật. Ví dụ: Pháp luật lao động quy định
cấm người sử dụng lao động làm thêm giờ đối với người khuyết tật. Đây là một
hình thức phân biệt tuy nhiện không được coi là phân biệt đối xử mà đó là sự ưu
tiên của người sử dụng lao động đối với người khuyết tật hay các nhà tuyển dụng
có một số yêu cầu đặc thù mà người khuyết tật không thể đáp ứng được để làm
việc. Những yêu cầu trong các trường hợp trên được coi là hợp pháp và phù hợp

với người khuyết tật, nó là những yêu cầu mang tính nghề nghiệp và là tiền đề để
thực hiện các hoạt động khác cho người khuyết tật như chăm sóc sức khỏe, giáo
dục, dạy nghề hay các hoạt động xã hội đối với người khuyết tật.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử là nguyên tắc rất quan
trọng, là kim chỉ nam cho việc ban hành các quy định liên quan đến quyền của
người khuyết tật, đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện. Qua đó thể hiện mối
quan hệ pháp lý giữa nhà nước, xã hội với người khuyết tật.
Nguyên tắc này không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của pháp luật tới
những người khuyết tật, mà còn là sự răn đe, giáo dục tất cả mọi người cần có ý
thức để cảm thông với những người khuyết tật. Cần có cách nhìn khác đối với
những người khuyết tật, và từ đó lựa chọn cách ứng xử phù hợp đối với họ. Đồng
thời đây cũng là đảm bảo pháp lý quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc
khác như nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền của người khuyết tật và
nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội…
II. Sự cụ thể của nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử trong
pháp luật người khuyết tật.
1. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về địa vị pháp lý.

NHÓM 05- N01

4

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
Tại khoản 1 điều 5 công ước về quyền của người khuyết tật đã nêu rõ:
“Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

và có quyền được pháp luật bảo vệ, quyền được hưởng lợi ích của pháp luật một
cách bình đẳng, không có sự phân biệt nào”. Như vậy, công ước về quyền của
người khuyết tật đã ghi nhận sự bình đẳng, không phân biệt đối xử về địa vị xã
hội của người khuyết tật với những cá nhận khác trong xã hội. Theo đó, người
khuyết tật là công dân và bình đẳng với mọi người trước pháp luật, họ được thực
hiện các quyền và chịu nghĩa vụ trước nhà nước và pháp luật, được nhà nước và
pháp luật bảo vệ, được hưởng lợi ích của nhà nước và pháp luật một cách bình
đẳng, không phân biệt đối xử.
Cùng với sự ghi nhận của công ước, pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Hiến
Pháp- đạo luật tối cao đã ghi nhận: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật” ( điều 52- hiến pháp) và “ nhà nước bảo đảm các quyền của công dân”.
Theo đó, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận sự bình đẳng, không phân biệt của các
cá nhân trước pháp luật trong đó có người khuyết tật.
Song song với các quy định của hiến pháp về bình đẳng, không phân biệt
đối xử về địa vị xã hội, Luật người khuyết tật đã quy định trực tiếp và cụ thể hơn
sự bình đẳng của người khuyết tật với mọi người về địa vị xã hội . Tại điều 4 quy
định: “Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật: 1. Người khuyết tật được bảo
đảm thực hiện các quyền sau đây: a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã
hội;b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;c) Được miễn hoặc giảm một số khoản
đóng góp cho các hoạt động xã hội; d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức
năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công
cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du
lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; đ) Các quyền
khác theo quy định của pháp luật.2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ
công dân theo quy định của pháp luật”. Việc tham gia bình đẳng vào các hoạt
động xã hội được hiểu trên nhiều lĩnh vực như: hoạt động chăm sóc sức khỏe,
giáo dục, dạy nghề, việc làm hay tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao, du lịch…
Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã ghi nhận sự bình đẳng về địa vị
pháp lý. Theo đó, pháp luật cũng ghi nhận sự tham gia các hoạt động chính trị,

của người khuyết tật cũng như các công dân khác như quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội ( điều 53- hiến pháp), quyền bầu cử, ứng cử ( điều 54- hiến
NHÓM 05- N01

5

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
pháp), quyền khiếu nại, tố cáo ( điều 74- hiến pháp)… và các quyền lợi khác đối
với công dân trong các pháp luật chuyên ngành nhằm đảm bảo sự bình đẳng,
không phân biệt đối xử về địa vị pháp lý. Tuy nhiên, với mỗi người khuyết tật,
tùy theo năng lực cá nhân để tham gia các hoạt động trên một cách phù hợp và
hiệu quả nhất.
Ngoài quy định trên, luật người khuyết tật còn nghiêm cấm hành vi “kỳ
thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật” ( khoản 1- điều 14 luật người khuyết
tật). Quy định này là sự quy định trách nhiệm của xã hội đối với người khuyết tật
trong việc bảo đảm thực hiện bình đẳng, không phân biệt đối xử về địa vị xã hội.
2. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về chăm sóc sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe là một trong các hoạt động quan trọng để đảm bảo sự
tồn tại của mỗi cá nhân. Tại điều 61- hiến pháp ghi nhận: “ công dân được hưởng
chế độ bảo vệ sức khỏe”. Theo quy định, mọi công dân bao gồm cả người khuyết
tật được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. Người khuyết tật được hưởng các chế độ
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe như mọi người về việc khám bệnh, chữa bệnh cũng
như các biện pháp chăm sóc khác.
Các cơ sở y tế trên phạm vi cả nước đều có trách nhiệm thực hiện chăm
sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Một người khuyết tật bất kỳ, không vì sự
khuyết tật trên cơ thể mà bị các cơ sở y tế, từ chối việc khám, chữa bệnh. Đồng

thời sự bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe còn thể hiện thông qua được
hưởng chính sách bảo hiểm y tế như với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội trong việc cung cấp
các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận của nhà
nước.
Việc pháp luật người khuyết tật ghi nhận trách nhiệm của các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh là một biện pháp bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử
với người khuyết tật trong việc chăm sóc sức khỏe được thực thi trên thực tiễn.
3. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về giáo dục, dạy nghề
và việc làm.
3.1Trong lĩnh vực giáo dục
Theo điều 59 hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “ học
tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” và tại khoản 1 điều 63 luật giáo dục
2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Nhà nước thành lập và khuyến khích
các tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, người khuyết
tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề,
NHÓM 05- N01

6

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
hòa nhập cộng đồng”. Với các quy định trên người khuyết tật có quyền được
giáo dục, học tập, không bị phân biệt đối xử. Mọi người khuyết tật đều được
tham gia các hoạt động giáo dục, được tham gia học các bậc của giáo dục từ giáo
dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học tại tất cả các cơ sở đào tạo
không phân biệt cơ sở giáo dục chuyên biệt, cơ sở giáo dục không chuyên biệt,

trong đó giáo dục tiểu học cũng là giáo dục phổ cập đối với người khuyết tật. Ví
dụ: Em Trần Mạnh Linh (sinh năm 2004) bị khuyết tật vận động, em tham gia
học tập tại trường tiểu Tiến Lộc ( huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) với sự quan tâm
của bạn bè và các thầy cô giáo trong nhà trường.(1)
Tuy nhiên, ngoài các quy định về hoạt động giáo dục nói chung ( giáo dục
văn hóa), người khuyết tật còn được tham gia các hoạt động giáo dục chuyên biệt
và giáo dục hòa nhập. Các biện pháp giáo dục trên chỉ được áp dụng đối với
người khuyết tật, song nó không phải là sự phân biệt, đối xử mà là biện pháp bảo
đảm sự công bẳng, bình đẳng cho người khuyết tật, là tiền đề giúp người khuyết
tật hòa nhập cộng đồng và tham gia vào các hoạt động khác như mọi cá nhân
trong xã hội.
3.2Trong lĩnh vực dạy nghề.
Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học ( khoản 1 điều 5 luật dạy
nghề).. Tại khoản 1 điều 32 luật người khuyết tật quy định cụ thể: “ Nhà nước
bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học
nghề theo khả năng, năng lực hình đẳng như những người khác” và tại khoản 4
điều 7 luật dạy nghề 2006 quy định về chính sách dạy nghề: “ Hỗ trợ các đối
tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc
thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu
hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ
được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp”.
Như vậy, thông qua các quy định trên quá trình học nghề của người khuyết
tật cũng được áp dụng tương tự như đối với mọi cá nhân học nghề tại các cơ sở
đào tạo nghề khác nhau. Bình đẳng, không phân biệt đối xử với người khuyết tật
trong học nghề không chỉ thể hiện qua việc người khuyết tật được học nghề ở các
(1)


/>
NHÓM 05- N01

7

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
trung tâm đào tạo mà còn thể hiện ở chương trình đào tạo lý thuyết cũng như thực
hành giống với những người khác. Tuy nhiên, dựa vào khả năng tiếp cận và sức
khỏe, người khuyết tật có thể lực chọn các chương trình phù hợp để quá trình học
nghề đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Cương bị khuyết tật vận
động, là học viên cơ khí cắt- hàn tại trường dạy nghề 19/5 ( huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang). Trong quá trình học nghề, anh được học đầy đủ các chương trình
như với những người khác, đồng thời anh được nhà trường và giáo viên dạy
nghề quan tâm, chỉ bảo nhiệt tình trong quá trình học tập.(2)
Ngoài các quy định về quyền được bình đẳng, không phân biệt đối xử
trong học nghề, pháp luật còn quy định trách nhiệm của các chủ thể liên quan
trong việc đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong việc dạy nghề đối với người
khuyết tật như: trách nhiệm nhận người khuyết tật vào học nghề, trách nhiệm cấp
văn bằng, chứng chỉ học nghề, trách nhiệm đảm bảo điều kiện dạy nghề cho
người khuyết tật… Các quy định này là hành lang pháp lý quan trọng để thực thi
nguyên tắc trên thực tế.
3.3 Trong lĩnh vực việc làm
Việc làm đối với người khuyết tật là một vấn đề hết sức quan trọng, nó
không chỉ là hoạt động tạo thu nhập cho người khuyết tật mà nó còn giúp người
khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng, tự tin trong cuộc sống và góp phần phát huy
nguồn nhân lực cho xã hội. Do vậy, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối

xử với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm là nguyên tắc chủ chốt.
Xuất phát từ vấn đề quyền con người được pháp luật quôc tế ghi nhận,
nguyên tắc trên đã được pháp luật sớm ghi nhận trong các văn bản quy phạm. Tại
điều 55 hiến pháp đã ghi nhận: “ lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”,
khoản 1 điều 5 bộ luật lao động quy định “Mọi người đều có quyền làm việc, tự
do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề
nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo” và khoản 1 điều 125 bộ luật lao động: “ Nhà nước bảo hộ quyền làm việc
của người khuyết tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người
khuyết tật…”. Như vậy lao động và tìm kiếm việc làm là quyền của mọi công dân
trong đó có người khuyết tật, không một cá nhân, tổ chức nào được phép phân
biệt, đối xử với người khuyết tật trong việc làm.

(2)

/>
NHÓM 05- N01

8

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
Để cụ thể hơn quy định của hiến pháp và quyền được làm việc của người
khuyết tật, tại khoản 1, khoản 2 điều 33 luật người khuyết tật quy định chi tiết:
“1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động,
được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và
đặc điểm của người khuyết tật. 2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân

không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào
làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm
hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật” và khoản 3 điều 125 bộ luật lao
động quy định : “Chính phủ quy định về tỷ lệ lao động là người tàn tật đối với
một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận…”. Thông qua các quy
định của pháp luật, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người
khuyết tật trong lĩnh vực việc làm thể hiện ở việc người khuyết tật và người
không khuyết tật đều được đối xử bình đẳng về việc làm, cơ hội tìm kiếm việc
làm cũng như quá trình duy trì, bảo đảm việc làm đó.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm việc làm cũng như làm việc, các quy
định của pháp luật về giảm giờ làm cho người khuyết tật, cấm làm thêm giờ đối
với người khuyết tật hay các yêu cầu tuyển dụng… không được coi là phân biệt
đối xử với người khuyết tật mà đó là các biện pháp phù hợp với người khuyết tật
trong các hoạt động khác.
4. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về các hoạt động xã
hội.
4.1 Trong hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch đối với người
khuyết tật.
Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch có vai trò to lớn đối với người
khuyết tật. Để thực hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử với người
khuyết tật tại khoản 1 và khoản 3 điều 36 luật người khuyết tật đã xác định: “Nhà
nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với
đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ
văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch” và “Nhà nước và xã hội tạo điều
kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật
và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao”.
Theo đó, mọi người khuyết tật đều được tham gia các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, giải trí, thể thao, du lịch, không phục thuộc vào điều kiện và mức độ dạng

NHÓM 05- N01


9

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
tật. Ví dụ: Những người khuyết tật tham gia Para games, em Phương Anh bị
xương thủy tinh tham gia cuộc thi Vietnam’s Got Talent…
Ngoài các quy định trong luật người khuyết tật, trong lĩnh vực văn hóa,
văn nghệ, giải trí, thể thao, du lịch nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử
với người khuyết tật còn được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành
khác như: luật thể dục thể thao, chỉ thị số 03/2007/CT- UBTDTT của ủy ban thể
dục, thể thao… Như vậy, bằng việc xây dựng các quy phạm pháp luật trong việc
bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lĩnh vực văn hóa,
văn nghệ, thể thao, giải trí, du lịch đã giúp người khuyết tật được tiếp cận với các
dịch vụ xã hội và tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.
4.2. Trong hoạt động sử dụng công trình công, dịch vụ công cộng
Việc tiếp cận và sử dụng các công trình, dịch vụ công cộng là vấn đề quan
trọng đối với người khuyết tật. Người khuyết tật có thể hòa nhập với công đồng
hay không phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động này. Do vậy, trong các văn bản
pháp luật chuyên ngành về luật xây dựng 2003, luật giao thông đường bộ 2008,
luật đường sắt, luật công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa
nguyên tắc trên.
Với các hoạt động trong sử dụng công trình và dịch vụ công cộng, nguyên
tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử được thể hiện bởi nội dung mọi người
khuyết tật đều có quyền tiếp cận, sử dụng các công trình và dịch vụ công cộng.
Một người không vì bị khuyết tật mà không được sử dụng các dịch vụ trên. Đồng
thời việc pháp luật quy định các ưu tiên trong lĩnh vực này không được coi là phân

biệt đối xử mà đó là các quy định phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để người
khuyết tật thực hiện các quyền và khả năng sử dụng các hoạt động dịch vụ đó.
Như vậy, bằng việc quy định cụ thể các quyền của người khuyết tật và
trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong bảo đảm thực hiện quyền của người
khuyết tật, pháp luật đã cụ thể hóa được nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt
đối xử với người khuyết tật, tạo điều kiện nhà nước đmả bảo quyền cho công dân
và thực hiện trách nhiệm của người khuyết tật đối với nhà nước.
III. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với
người khuyết tật và kiến nghị một số biện pháp nâng cao thực hiện nguyên
tắc trên.
1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với
người khuyết tật.
1.1 Thành tựu đạt được
NHÓM 05- N01

10

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
Ở Việt Nam, Trong thời gian qua, Chính phủ đã từng bước hoàn thiện hệ
thống luật pháp và chính sách về người khuyết tật, triển khai các chương trình, đề
án hỗ trợ người khuyết tật và huy động tối đa sự tham gia của xã hội trợ giúp
người khuyết tật hòa nhập cộng đồng và phát triển. Luật Người khuyết tật ra đời
đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hỗ trợ pháp lý cho người khuyết tật ở Việt
Nam. Thông tin, truyền thông, giáo dục nhằm thay đổi thái độ và hành vi về vấn
đề khuyết tật; chống kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật là một trong
những nội dung quan trọng được đưa vào Luật.

Tùy từng lĩnh vực cụ thể mà pháp luật có những quy định riêng, tạo cơ sở
pháp lý nhất định cho người khuyết tật thực hiện quyền bình đẳng của mình trên
nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực giáo dục, việc thực hiện các quy định liên quan đến
nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử được diễn ra một cách nghiêm túc.
Một bằng chứng cho thấy rằng: hầu hết các trường tiểu học, trung học và phổ
thông trong cả nước, hầu như trường nào cũng có học sinh bị khuyết tất. Các em
được tham gia học tập bình thường như những học sinh khác mà nếu các em có
nguyện vọng theo học và đáp ứng đầy đủ sức khỏe cho việc tham gia hoc tập.
Hiện nay, cả nước có 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 2.500 trường THPT tiến
hành giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, 4 trường Đại học sư phạm mở khoa
giáo dục chuyên biệt, 3 trường cao đẳng sư phạm có ngành Tật học. Cả nước đã
có 700 giáo viên được đào tạo trình độ cao đẳng giáo dục hòa nhập cộng đồng,
10.000 giáo viên mầm non đã được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục người
khuyết tật, 239.000 trẻ là người khuyết tật ở độ tuổi đi học đã đến trường.(3)
Trong lĩnh vực lao động, theo Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc
làm cho người tàn tật tại TP.HCM, tỷ lệ học viên người khuyết tật học nghề tại
trung tâm tìm được việc làm ổn định trong thời gian 2005-2009 đạt gần 60% trên
tổng số tốt nghiệp. Năm 2010, 100% học viên người khuyết tật có việc làm. Tính
đến nay, trung tâm đã giới thiệu khoảng 800 - 1.000 lao động khuyết tật làm việc
trong các doanh nghiệp và cơ sở thu nhập bình quân của người khuyết tật hiện
nay là khoảng 2,5 triệu/tháng.(4) Hay tại công ty may Việt Hưng ( quận 1- T.p Hồ

(3)

: Theo báo cáo Hội nghị “Tổng kết Đề án 239 của Chính phủ về trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 –
2010 và dự thảo Đề án giai đoạn 2011 – 2020
(4)
/>
NHÓM 05- N01


11

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
Chí Minh có 30 công nhân là người khuyết tật, với mức thu nhập bình quân
khoảng 3,5- 4 triệu đồng/ tháng.(5)
Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Hàng năm, Chính phủ đều có
yêu cầu Bộ y tế thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người khuyết
tật. Các chương trình quốc gia có thể kể đến như: khám chữa mắt miễn phí, phát
thuốc, kiểm tra sức khỏe,phục hồi vận động cho người khuyết tật. Ví dụ: Nhân
Ngày người khuyết tật Việt Nam 18.4. 2012, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với
Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi (NTT-TEMC) tỉnh tổ chức khám bệnh
và tư vẫn sức khỏe miễn phí cho người khuyết tật, tại các trạm y tế xã, phường,
thị trấn trên địa bàn. Đây là việc làm thiết thực của tỉnh đối với việc chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là với người khuyết tật. Trong đợt đầu, đã có
gần 2.000 người khuyết tật của 77/ 137 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
được khám, tư vẫn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí để điều trị.
Ngoài ra, còn có các chương trình như cấp phát phương tiện (xe lăn) cho
người khuyết tật vận động, mở các lớp học chữ nổi cho người khiếm thính... đều
thể hiện sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với người khuyết tật, giúp họ
hòa nhập cộng đồng, tạo sự bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật.
1.2 Những hạn chế
Thứ nhất, việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử với
người khuyết tật vào thực tế đời sống chưa đạt hiệu quả cao, còn mang tính khẩu
hiệu; bởi một trong những lí do chính là nền kinh tế nước ta còn trong giai đoạn
đang phát triển, Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhận thức của người dân còn

chưa cao; bên cạnh đó, những người khuyết tật vẫn còn chưa nhận thức được hết
các quyền của họ nên dẫn đến tình trạng họ không thể tự bảo vệ được những
quyền lợi cho bản thân. Nhận thức của đại bộ phận xã hội ngày nay nhìn nhận
người khuyết tật dưới góc độ khiếm khuyết của họ từ đó họ không được bình
đẳng như những người khác, bị phân biệt đối xử. Như ông Nguyễn Hồng Cẩn
(quận 5- T.p Hồ Chí Minh) bày tỏ nỗi bức xúc: “Tôi bị sốt bại liệt từ nhỏ, chân
phải ngắn và nhỏ hơn chân trái. Tuy nhiên tôi vẫn sử dụng tốt xe gắn máy. Nhờ
đó tôi có thời gian làm công nhân viên ở Quận 5 19 năm. Tôi lái xe an toàn suốt
hơn 39 năm qua nhưng phải nhờ vào lòng thương của các anh cảnh sát giao
thông. Cách đây hơn 10 năm tôi đi thi lấy bằng lái xe ở đường Nơ Trang Long.
Tôi bị một cán bộ gọi lên bảo vạch quần trước hơn 100 người. Sau đó ghi vào hồ
(5)

/>
NHÓM 05- N01

12

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
sơ: Liệt hai chân và gạch chéo vào hồ sơ. Thực tế tôi chỉ bị liệt một chân đi lại
được và chơi bóng bàn thuộc hàng cao thủ”

(6)

hay hay việc một cô gái cụt chân


phải chống nạng, đi máy bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, khi xuống sân bay
phải trả chi phí sử dụng xe lăn từ máy bay ra nhà ga hết 50 đô la. Đó chính là sự
phân biệt đối xử không đáng có đối với người khuyết tật. Sự kỳ thị của xã hội là
rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy người khuyết tật ra bên lề của cuộc sống.
Thứ hai, về vấn đề đào tạo nhân lực cho hoạt động tuyên truyền về quyền
của người khuyết tật còn hạn chế. Trên thực tế, Hiện cả nước có trên 35 trường
đào tạo Công tác xã hội nhưng chỉ có trường đại học Lao động – Xã hội cơ sở II
tại Tp Hồ Chí Minh đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội với người khuyết tật.
Còn một số trường khác như Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, đại học Lao
động – Xã hội cơ sở Hà Nội chỉ mới dừng lại ở các chuyên đề sâu hoặc thiên về
lý luận hơn là thực hành giao tiếp.(7)
Thứ ba, sau hơn 1 năm đi vào cuộc sống song việc thực hiện Luật người
khuyết tật vẫn còn nhiều những hạn chế. Hiện nay, rất nhiều người khuyết tật có
cuộc sống khó khăn, chưa được đào tạo nghề và có việc làm ổn định. Việc tiếp
cận với các vấn đề trợ giúp như chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, giáo
dục, đào tạo, giao thông của người khuyết tật cũng còn nhiều bất cập, hạn chế...
Ví dụ điều 4 Luật người khuyết tật quy định về việc người khuyết tật được quyền
được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, nhưng trên thực tế hiện nay
người khuyết tật vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là việc tham gia giao thông,
các dịch vụ văn hóa, dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật.
Thứ tư, hiện nay trong hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa có một văn
bản nào quy định cụ thể về vấn đề xử lý vi phạm khi có hành vi phạm về nguyên
tắc bình đẳng, phân biệt đối xử với người khuyết tật. Trong khi đó trên thực tế,
vẫn còn tồn tại rất nhiều những hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết
tật, tạo nên những bất bình đẳng trong quan hệ xã hội với người khuyết tật. Đơn
cử như, hiện nay có khá nhiều trường hợp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ
chối tuyển người khuyết tật vào làm việc, mặc dù họ đã trải qua những kỳ kiểm
tra sát hạch, với lý do người khuyết tật làm việc không được như người bình
thường. Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp phải chịu một
khoản chi phí cải tạo lại môi trường, cải tạo lại cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

(6)

(7)

/> />
NHÓM 05- N01

13

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ
Môn pháp luật người khuyết tật
cho phù hợp với họ. Đó là một trong những hạn chế cơ bản thường thấy nhất,
thiết nghĩ cần phải nhanh chóng tìm cách khắc phục vấn đề này.
2. Kiến nghị số biện pháp nâng cao thực hiện nguyên tắc bình đẳng và
không phân biệt đối xử với người khuyết tật
Thứ nhất, thúc đẩy việc thực hiện Luật người khuyết tật nhằm tạo điều
kiện cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, xây dựng
môi trường không rào cản, bảo đảm quyền lợi và hỗ trợ họ phát huy khả năng của
mình. Ngoài ra, sẽ có những chương trình nhằm trợ giúp pháp lý miễn phí cho
họ, giúp họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Thứ hai, chính sách đối với người khuyết tật không chỉ nên dừng lại ở việc
chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng mà còn phải tiến tới xoá bỏ các rào cản
đối với người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Nhà nước,
xã hội, gia đình và của mọi cá nhân đối với người khuyết tật, giảm thiểu sự kỳ thị
và phân biệt đối xử, giúp người khuyết tật chủ động hòa nhập, có cơ hội tham gia
một cách bình đẳng vào các hoạt động của xã hội. Giúp nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần của người khuyết tật, hỗ trợ họ tiếp cận và sử dụng công nghệ thông

tin và viễn thông, hỗ trợ người khuyết tật tham gia các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao và du lịch, vui chơi giải trí. Đồng thời cần xây dựng cũng như cải
thiện các mô hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không
phù hợp với nhu cầu sử dụng của người khuyết tật. Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ trong sản xuất thiết bị, phương tiện giao thông hỗ trợ họ đồng thời sẽ đào
tạo, tập huấn cho lái, phụ xe, nhân viên phục vụ về thái độ, hành vi ứng xử đối
với người khuyết tật tham gia giao thông.
Thứ ba, các cơ quan, ban, ngành cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức và hoạt động trong quần chúng chăm lo đời sống người
khuyết tật. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa người khuyết tật, mở rộng các cơ sở
đào tạo tuyên truyền về quyền và chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Từ đó,
giúp xã hội và người khuyết tật nhận thức đúng đắn về quyền, nghĩa vụ và tiến
tới không còn sự phân biệt đối xử với người khuyết tật.
Thứ tư, cần sớm quy định chế tài xử lý các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử
đối với người khuyết tật. Mặc dù những điều khoản như vậy là rất khó thực hiện
trên thực tế, vì phải chứng minh được rằng họ bị những người khác có chủ định
phân biệt đối xử nhưng những quy định như vậy cũng đóng vai trò như một sự
nhắc nhở mọi người không được có hành vi phân biệt.
NHÓM 05- N01

14

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ

Môn pháp luật người khuyết tật

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật được
coi là nguyên tắc quan trọng nhất trong pháp luật về người khuyết tật. Việc pháp
luật ghi nhận và cụ thể thực hiện nguyên tắc trên đã tạo cơ hội cho người khuyết
tật thực hiện quyền và tiếp cận các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, pháp luật Việt
nam vẫn còn nhiều thiếu sót trong quy định bảo đảm thực hiện nguyên tắc trên
thực tế do đó các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cần đẩy mạnh công tác hoàn
thiện pháp luật người khuyết tật nói chung và luật Người khuyết tật nói riêng, để
xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

NHÓM 05- N01

15

Trần Thu Thủy


Bài tập học kỳ

Môn pháp luật người khuyết tật

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật người khuyết tật, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2011.
2. Tài liệu hướng dẫn: “Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người
khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật”, Tổ chức lao động quốc tế (ILO),
năm 2006
3. Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm 2006)
4. Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001.
5. Luật người khuyết tật 2010.
6. Bộ luật lao động 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007.

7. Luật dạy nghề 2006.
8. Luật giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
9. Báo cáo Hội nghị “Tổng kết Đề án 239 của Chính phủ về trợ giúp người
khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010 và dự thảo Đề án giai đoạn 2011 – 2020.
10.Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm 2006)
11. />12. />13. />14. />15. />
NHÓM 05- N01

16

Trần Thu Thủy



×