Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.11 KB, 12 trang )

Phần I : Mở Bài
Quản lí hành chính nhà nước là một hoạt động quản lí nhà nước, được thực
hiện trước hết và chủ yếu bằng các cơ quan nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự
chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực, nhằm tổ chức và
chỉ đạo một cách trực tiếp, thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã
hội và hành chính, chính trị. Nói cách khác quản lí hành chính nhà nước là hoạt
động chấp hành và điều hành của nhà nước. Nguyên tắc trong quản lí hành chính
nhà nước là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động
quản lí, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ
chức và hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Mục tiêu của nước ta là xây dựng
một thể chế xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ cao, pháp chế hoàn chỉnh, giàu hiệu
quả. Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lạo động tự tổ chức để thực hiện quyền
lực của mình. Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức lực của
người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội nhằm
phục vụ lợi ích của chính họ. Và để làm rõ vấn đề này hơn, em xin chọn đề tài :"
Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản
lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản
lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay."

1
Lương Đình Chinh
- 372854


Phần II : Nội Dung
Điều 2 hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001 ) nêu rõ: " Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân và nông dân và tầng lớp trí


thức". Điều 3 hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: " Nhà
nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân
".
I. Nội dung của nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào
quản lí hành chính nhà nước.
1. Cơ sở của nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản
lí hành chính nhà nước.
Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền
lực của mình. Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức lực của
người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội nhằm
phục vụ chính họ. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn, nguyên tắc nhân dân lao động tham
gia đông đảo vào hoạt động quản lý hành chính đã được ghi nhận ở những cơ sở
pháp lý khác nhau. Điều này được thể hiện trong điều 2 hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2001: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân do nhân
dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.”, Điều 3
“Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân
dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân…
phát triển toàn diện.” và đặc biệt là trong Điều 53 “Công dân có quyền tham gia
2
Lương Đình Chinh
- 372854


quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảoluận các vấn đề chung của cả nước và
địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu dân ý.” Ngoài ra, trong hiến pháp và một số văn bản pháp luật khác
cũng ghi nhận nguyên tắc này một cách chi tiết và cụ thể. Đó là những văn bản

pháp lý có giá trị và những ý nghĩa hết sức quan trọng cho đến ngày nay thể hiện
rõ nét nhất nguyên tắc này.
2. Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản
lí hành chính nhà nước.
Do đây là nguyên tắc nằm trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của quản lý
hành chính nhà nước nên nó cũng có những đặc điểm sau:
Được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhà nước, từ Hiến pháp đến
các văn bản dưới luật. Hiến pháp ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà
nước còn các văn bản dưới luật lại cụ thể hóa nội dung của nguyên tắc này trong
các lĩnh vực khác nhau của Nhà nước.
Mang tính khách quan và khoa học. Bởi lẽ, nó được xây dựng, tổng kết và
rút ra từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.
Được ghi nhận thông qua hình thức chủ quan của con người. Nó chịu sự chi
phối của những điều kiện về chính trị, giai cấp và xã hội, phản ánh bản chất giai
cấp của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Có tính ổn định. Tuy nhiên tính ổn định chỉ có ý nghĩa tương đối. Tính ổn
định của các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước không loại bỏ việc
không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện các nguyên
tắc.

3
Lương Đình Chinh
- 372854


Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính
nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc khác và tạo thành một thể
thống nhất.
Cương lĩnh cũng như các văn kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà

nước ta luôn khẳng định rằng Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.
Quản lý hành chính Nhà nước là một kênh quan trọng để nhân dân thực hiện quyền
lực của mình. Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành
chính nhà nước thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:
2.1 Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước Các cơ quan trong
bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc nhân dân tham
gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực
tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người lao động nếu
đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián
tiếp vào công việc quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội
- Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư
cách là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua
bầu cử hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. ở
cương vị là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp
xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương
trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà nước. Khi ở cương vị là cán bộ viên
chức nhà nước thì người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực
tiếp để thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến
những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu
mạnh.

4
Lương Đình Chinh
- 372854


- Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan
nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay
mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là

hình thức tham gia rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
2.2 Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt
động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ban hành nhiều quy định liên quan tới vị trí,
vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà
nước nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ
sung năm 2001có quy định “Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
là cơ sở chính trị của chính quyền dân”. Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của
nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà
nước. Thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo
của nhân dân lao động được phát huy. Thực tế cuộc sống đã chứng minh các tổ
chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo nhân dân lao đọng tham gia vào quản
lý hành chính nhà nước. Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc
bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ ở nước ta.
2.3 Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.
Mỗi cá nhân đều có một nơi cư trú, nơi sinh ra và lớn lên mỗi người đều gắn
bó với một địa phương nơi mình sinh sống và trên cơ sở đó họ tham gia vào các tổ
chức tự quản ở địa phương.
- Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động
này gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an

5
Lương Đình Chinh
- 372854


ninh trật tự, vệ sinh môi trường,...Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm
việc, sinh hoạt nên mang tính chất tự quản của nhân dân.
- Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là

những chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội của họ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Nhà nước cũng tạo mọi điều kiện
cả về vật chất và tinh thần để phát huy được vai trò to lớn tính tích cực chủ động
sáng tạo của nhân dân.
2.4 Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý
hành chính nhà nước
- Ðiều 53-Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định công dân có
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề
chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước…
-Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tham gia trực tiếp với tư cách là thành viên không chuyên trách trong hoạt
động cơ quan quản lý, các cơ quan xã hội.
- Tham gia với tư cách là thành viên của tập thể lao động trong việc giải
quyết những vấn đề quan trọng của cơ quan...
Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý
hành chính nhà nước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động
phát huy vai trò làm chủ của mình.
Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu
trong quản lý hành chính nhà nước. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho
6
Lương Đình Chinh
- 372854


rằng cán bộ hành chính nhà nước vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không
đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực
tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Ðiều này này khẳng định
vai trò hết sức đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà nước,

đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm
bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý hành
chính nhà nước.Có thể mở rộng, tăng cường quyền của công dân trong hoạt động
quản lý, nhưng không được phép hạn chế, thu hẹp những gì mà Hiến pháp đã định.
Trên thực tế với sự phát triển của đất nước, các quyền và nghĩa vụ của công dân
ngày càng được mở rộng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ
nhất.

II - Đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành
chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
Đất nước ta ngày càng phát triển, Việt Nam từ một nước với đầy vết thương
của chiến tranh đã trở thành một nước phát triển trên mọi mặt từ nông nghiệp, công
nghiệp, văn hóa xã hội và đặc biệt là công nghệ thông tin với những lần chiến
thắng trong những cuộc thi ở khu vực… cũng có lẽ là một phần dưới sự lãnh đạo
của Đảng và nhà nước ta và sự vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước đã phát huy được vai trò và
sức mạnh toàn dân.
Theo VI. Lênin cho rằng đây là phương tiện thần kỳ cho pháp nhân lên hàng
chục lần sức mạnh của bộ máy nhà nước. Ngày nay, Đảng và nhà nước rất quan
tâm, tôn trọng và đảm bảo cho nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo
vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. phương châm của nhà nước ta là “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ví dụ như nhằm thỏa mãn các nhu cầu về
văn hóa xã hội của các thành viên để trao đổi kinh nghiệm sản xuất để tăng gia.

7
Lương Đình Chinh
- 372854


Ví dụ: Hội làm vườn, hội nuôi ong, hiệp hội thủy sản, hội những người yêu

thể thao, hội người mù…
Bởi lẽ, chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước,
các cán bộ có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản
lý nên nhân dân có thể thực hiện quyền làm chủ của mình một cách trực tiếp, tham
gia giải quyết những vấn đề lớn hệ trọng có ý nghĩa toàn quốc cũng giống như
những vấn đề quan trọng ở địa phương hoặc đơn vị cơ sở.
Có thể lấy ví dụ trong hoạt động khiếu nại, tố cáo một trong những hình
thức đặc biệt quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý hành chính
Nhà nước. Thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo mà nhiều hành vi tham nhũng,
lãng phí, vi phạm được làm sáng tỏ củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và
Nhà nước. Theo thống kê thì 80% số vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân là đúng
toàn bộ hoặc một phần góp phần làm trong sạch bộ máy hành chính Nhà nước.
Đảng và nhà nước ta cũng đã có rất nhiều hoạt động để khuyến khích nhân
dân lao động tham gia đông đảo vào các hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: trưng cầu ý dân, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu
quốc hội…
Bên cạnh đó việc áp dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo
vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng có những điểm cần phải đề cập
tới:
- Nhận thức của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước còn hạn chế do đó
khi tham gia vào các hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn nhiều khuyết
điểm và sai lầm làm ảnh hưởng đến hoạt động chấp hành – điều hành của nhà
nước gây trở ngại cho nhân dân khi tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý hành
chính nhà nước của nhân dân.
-Nhiều hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn chưa thu hút được đông
đảo nhân dân lao động tham gia.
-Nhiều hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn mang tính hình thức. Có
thể lấy ví dụ trong hoạt động bầu cử Quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp,
8
Lương Đình Chinh

- 372854


trong số những người đi bầu cử hỏi rằng có bao nhiêu người hiểu thực sự về những
người mà họ bầu ra hay chỉ bởi người đó có tên hay có tiểu sử và nhiều thành tích
tốt, hay chỉ là ông ấy bà ấy ngoài hình đẹp…
-Pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, việc nhân dân tham gia
vào các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Ví dụ trong hoạt động giải quyết khiếu nại
tố cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết chậm, chưa giải quyết thỏa đáng
những yêu cầu của nhân dân
-Ảnh hưởng của nền văn hóa cũ, dưới xã hội phong kiến quyền làm chủ của
nhân dân bị hạn chế, nhân dân không có quyền hành gì trong xã hội tất cả đều do
nhà nước nên trong xã hội bây giờ nhân dân đã không phát huy toàn diện được
quyền của mình.
-Nước ta lại là một nước với hơn năm mươi dân tộc anh em phân bố rộng khắp
ba miền Bắc Trung Nam miền núi có, đồng bằng có, hải đảo có, biên giới có với
nhận thức của người dân ở mỗi nơi lại khác nhau. Ở đồng bằng hay các khu đô thị,
trình độ dân trí cao, họ tham gia quản lý hành chính nhà nước tích cực và hiệu quả
hơn, ngược lại ở những vùng miền núi,vùng sâu, vùng xa khi tham gia vào hoạt
động quản lý hành chính họ còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn.
-Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin còn kém hiệu quả, nhiều
vấn đề của quản lý hành chính nhà nước còn chưa đến được với người dân.

III - Một số giải pháp để nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông
đảo vào quản lý hành chính Nhà nước.
-Trước tiên, phải hoàn thiện được hệ thống pháp luật tránh sự trùng lặp, chồng
chéo. Trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật phải tạo điều kiện, thu hút
nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Bởi lẽ, pháp luật xét cùng là bản chất của dân
thể hiện ý chí của nhân dân. Việc nhân dân tham gia vào hoạt động pháp luật là để
nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình.


9
Lương Đình Chinh
- 372854


-Cải cách hành chính nhà nước trên mọi phương diện, tránh tình trạng như thủ
tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, nhiều cấp trung gian, ít chú ý tới lợi ích của
nhân dân, thiếu thống nhất, thiếu công khai…
-Mở rộng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Giáo dục nâng cao ý thức
chấp hành của nhân dân, nâng cao dân trí đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp nên còn rất nhiều hạn chế trong
việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
-Khuyến khích nhân dân lao động tham gia vào các tổ chức xã hội nhằm nâng
cao vai trò của quần chúng, tuyên truyền để nhân dân tham gia vào xây dựng cơ sở,
pháp luật. Hoạt động tuyên truyền có thể được thực hiện rộng khắp trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tivi, đài báo…
- Tôn trọng và bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của nhân dân, giúp nhân dân
tham gia vào các hoạt động một cách dễ dàng nhanh chóng, tránh tình trạng cản
trở, gây khó dễ.

Phần III : Kết Bài
Nắm vững và vận dụng đúng đắn những nguyên tắc của quản lý hành chính
nói chung và đặc biệt là nguyên tắc nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước là đảm bảo cho sự thành công trong công cuộc xây dựng xã hội
mới ở nước ta. Việc xây dựng cơ chế hiệu quả bảo đảm thu hút đông đảo nhân dân
tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn luôn là nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng và nhà nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế đang vươn mình và trở thành một trong
10

Lương Đình Chinh
- 372854


những con rồng của châu Á, thì nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo
vào quản lý hành chính nhà nước có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, nó
thể hiện một cách toàn diện nhất bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do
dân, vì dân và quyền làm chủ của nhân dân lao động. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta
cần có những chính sách đúng đắn hợp lý để nguyên tắc này được thực hiện một
cách rộng rãi phát huy được hiệu quả mà nó mang lại.
Trên đây là bài viết của em, do kiến thức cũng như sự hiểu biết còn hạn chế nên
bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong được thầy cô góp ý để
bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb
CAND. Hà Nội- 2008

2.

Khoa Luật: Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội 2005

3.

Học Viện Hành Chính Quốc Gia, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXb
Giáo dục, Hà Nội, 2005


11
Lương Đình Chinh
- 372854


4.

Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb lao động, Hà Nội
2009

5.

Các trang web: http//www.luatvietnam.com.vn
http//www:chinhphu.vn

12
Lương Đình Chinh
- 372854



×