Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Anh a và chị b kết hôn năm 2000 sau khi kết hôn anh a được bố mẹ anh tặng cho căn nhà cấp 4 tại đội 5 xã m huyện h, tỉnh n năm 2002, anh a và chị b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.31 KB, 5 trang )

Bài tập cá nhân tuần 2

1. Hãy xác định đối tượng chứng minh của vụ án trên?
Đối tượng chứng minh là tổng thể những sự kiện, tình tiết làm cơ sở cho yêu
cầu của đương sự và những sự kiện, tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết đúng vụ
việc dân sự cần được xác định bằng chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự. Các quan hệ cần giải quyết trong trong vụ việc dân sự rất đa dạng nên các tình tiết
sự kiện cần phải xác định trong các vụ việc cần phải xác định trong vụ việc dân sự khá
phong phú. Để xác định được đối tượng chứng minh của mỗi vụ việc dân sự tòa án
cần phải căn cứ vào yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự và các quy định của
quy phạm pháp luật nội dung về các yêu cầu đó. Trong vụ án trên, chị B có 3 yêu cầu
là: yêu cầu ly hôn, chia tài sản và giải quyết vấn đề nuôi con với anh A.
Căn cứ vào các yêu cầu của đương sự cũng như quy định của Luật hôn nhân và
gia đình về ly hôn ta có thể xác định đối tượng chứng minh của vụ án này như sau:
Đối với yêu cầu xin ly hôn, các đối tượng chứng minh là:
Thứ nhất, cần chứng minh hôn nhân của anh A và chị B có hợp pháp hay
không? Bởi nếu có căn cứ chứng minh rằng hôn nhân của anh A và chị B hợp pháp,
lúc ấy tòa mới giải quyết yêu cầu xin ly hôn. Nếu có căn cứ chứng minh rằng hôn
nhân giữa A và B là trái pháp luật thì tòa án sẽ ra quyết định hủy hôn nhân trái pháp
luật hoặc nếu anh A và chị B chỉ chung sống với nhau như vợ chồng thì tòa án ra
quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng. Để chứng minh cuộc hôn nhân hợp
pháp cần chứng minh được khi kết hôn anh A với chị B có đủ điều kiện kết hôn hay
theo quy định tại Điều 9 LHN&GĐ; không vi phạm những trường hợp cấm kết hôn tại
Điều 10 LHN&GĐ và có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật?
Thứ hai, cần chứng minh hôn nhân của A và B có đáp ứng được các căn cứ cho
ly hôn được quy định tại Điều 89 LHN&GĐ như là: “tình trạng trầm trọng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích cuộc hôn nhân không đạt được”.
Việc xác định được các căn cứ này thực tế là rất khó khăn do việc hướng dẫn còn
chung chung, do vậy đương sự có yêu cầu cần phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể để
chứng minh cho tình trạng hôn nhân trầm trọng của mình.
Về yêu cầu chia tài sản, các đối tượng chứng minh là:


Thứ nhất, cần chứng minh được những tài sản nào thuộc sở hữu của hai vợ
chồng. Những tài sản này gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng; tài sản

BLTTDS: Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 sđ,bs năm 2011

Trang 1


Bài tập cá nhân tuần 2

được thừa kế hoặc tặng cho chung và những tài sản khác vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung.
Thứ hai, cần chứng minh được những tài sản riêng nào thuộc sở hữu riêng của
vợ hoặc chồng. Đây là những tài sản được thừa kế riêng hay tặng cho riêng trong thời
kỳ hôn nhân hoặc những tài sản có trước thời kỳ hôn nhân mà chưa nhập vào khối tài
sản chung của vợ chồng.
Thứ ba, cần chứng minh anh A và chị B có các khoản nghĩa vụ chung nào về tài
sản chưa được hoàn thành. Điều này rất quan trọng và nó giúp tòa án có thể phân chia
tài sản chung của anh A và chị B một cách đúng đắn nhất mà không ảnh hướng đến
quyền lợi của những người có liên quan: đó là các chủ nợ của A và B. Đồng thời cũng
xác định những nghĩa vụ về tài sản của những người khác đối với vợ chồng anh A và
chị B.
Với yêu cầu về nuôi con, các đối tượng chứng minh là:
Thứ nhất, đương sự có yêu cầu Tòa án cho nuôi con phải đưa ra được các
chứng cứ về kinh tế, việc làm, thái độ tình cảm… để chứng minh được mình sẽ bảo
đảm được quyền lợi về mọi mặt của các con
Thứ hai, cần chứng minh có con nào dưới 36 tháng tuổi hay không? Vì theo
quy định tại khoản 2 Điều 92 LHN&GĐ “Về nguyên tắc con dưới ba tuổi được giao
cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.

Thứ ba, cần chứng minh có người con nào từ đủ 9 tuổi trở lên vì theo quy định
tại khoản 1, Điều 92 thì nếu con đủ 9 tuổi trở lên thì được xem xét nguyện vọng của
con.
2. Hãy cho biết những tài liệu chứng cứ mà chị B phải gửi đến Tòa án khi
nộp đơn khởi kiện?
Theo quy định tại Điều 81, BLTTDS thì: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là
những gì có thật được đương sự, cá nhân cơ quan tổ chức thu thập và giao nộp cho
tòa án hoặc do tòa án thu thập theo trình tự thủ tục do BLTTDS quy định mà tòa án
dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và
hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng
đắn vụ việc dân sự”. Như vậy các chứng cứ đưa ra để chứng minh phải đáp ứng được
các đặc điểm như: tính khách quan, tình liên quan và tình hợp pháp của chứng cứ. Căn
cứ vào khoản 1, Điều 79 về nghĩa vụ chứng minh thì: “Đương sự có yêu cầu Tòa án

BLTTDS: Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 sđ,bs năm 2011

Trang 2


Bài tập cá nhân tuần 2

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.”
Như vậy trong tình huống này chị B là người đưa ra ba yêu cầu là xin ly hôn,
chia tài sản và giải quyết vấn đề nuôi con với anh A cho nên chị B phải đưa ra những
chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ theo quy định của
pháp luật.
Cụ thể để chứng minh cho yêu cầu ly hôn của mình là có căn cứ thì chị phải
đưa ra những chứng cứ sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Các chứng cứ chứng minh tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích cuộc hôn nhân không đảm bảo.
Để chứng minh cho yêu cầu chia tài sản của mình chị B phải đưa ra những
chứng cứ sau đây:
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản chung của vợ chồng hoặc sở hữu riêng của từng
người. Cụ thể chị B phải chứng minh được căn nhà cấp 4 tại đội 5 xã M huyện H, tỉnh
N được bố mẹ anh A tặng cho chung hai vợ chồng; căn nhà số 102 đường Y thị xã K,
tỉnh N thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng. Chị B phải đưa ra được giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đứng tên hai vợ chồng…
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan: ví dụ như giấy vay nợ, giấy nhận nợ đối với
những người khác…
Để chứng minh cho yêu cầu nuôi con của mình là có căn cứ chị B cần đưa
ra các chứng cứ sau:
- Giấy khai sinh các con;
- Các chứng nhận về điều kiện kinh tế như việc làm, tiền lương, trình độ học vấn,
phẩm chất đạo đức…
Việc giao nộp chứng cứ và việc thu thập chứng cứ phải thực hiện theo đúng quy
định tại các điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Nghị
quyết số 04/2012/NQ - HĐTP ngày 03/12/2012. Cụ thể: Các tài liệu đọc được nội
dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc
bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao./.
BLTTDS: Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 sđ,bs năm 2011

Trang 3


Bài tập cá nhân tuần 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư
Pháp;
2. Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2011;
3. Nghị quyết 04/2012/NQ - HĐTP ngày 3/12/2012 hướng dẫn về "Chứng minh và
chứng cứ" của Bộ luật tố tụng dân sự;
4. Nguyễn Minh Hằng, Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, 2007;
5. Nghiêm Thị Hoa, Nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp, 2012.

BLTTDS: Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 sđ,bs năm 2011

Trang 4


Bài tập cá nhân tuần 2

TÌNH HUỐNG SỐ 8:
Anh A và chị B kết hôn năm 2000. Sau khi kết hôn anh A được bố mẹ anh tặng cho
căn nhà cấp 4 tại đội 5 xã M huyện H, tỉnh N. Năm 2002, anh A và chị B mua thêm
được một căn nhà số 102 đường Y thị xã K, tỉnh N. Về con, anh chị đã có 2 con
chung. Do mâu thuẫn vợ chồng tháng 6, năm 2012, chị B đã viết đơn gửi tòa án thị xã
K yêu cầu ly hôn, chia tài sản và giải quyết vấn đề nuôi con với anh A.
3. Hãy xác định đối tượng chứng minh của vụ án trên?
4. Hãy cho biết những tài liệu chứng cứ mà chị B phải gửi đến tòa án khi nộp đơn
khởi kiện.

BLTTDS: Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 sđ,bs năm 2011

Trang 5




×