Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BT lớn pháp luật cộng đồng ASEAN đề bài số 05 chứng minh rằng cộng đồng asean là một liên kết khu vực mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.42 KB, 8 trang )

BÀI LÀM:
Trước những thành tựu to lớn mà đã đạt được trong nhiều năm qua, ASEAN
đang vững bước hướng tới Cộng đồng ASEAN vào 2015, với vai trò và vị thế quốc tế
ngày càng được tăng cường. Hợp tác ASEAN đang đi vào chiều sâu và thực chất. Đồng
thời, ASEAN cũng đã và đang ngày càng mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các
đối tác, khuyến khích các đối tác tham gia và đóng góp tích cực vào nỗ lực chung vì
hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra,
cũng như hỗ trợ thiết thực đối với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Có thể nói: Cộng
đồng ASEAN là một liên kết khu vực “mở”.
Khái niệm liên kết khu vực “mở” ở đây được hiểu là sự tăng cường, thúc đẩy,
nâng cao và mở rộng hơn nữa sự liên kết về mọi mặt giữa các nước trong khu vực
ASEAN với nhau (liên kết nội khối) và giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài (liên kết
ngoại khối).
Tính chất “mở” trong tiến trình liên kết và hội nhập giữa các quốc gia thành viên
và giữa ASEAN với các quốc gia khác được thể hiện qua cơ chế, biện pháp cũng như
những chương trình hoạt động cụ thể của từng trụ cột trong từng lĩnh vực: chính trị - an
ninh; kinh tế và văn hóa – xã hội.
Thứ nhất, trong lĩnh vực chính trị - an ninh:
Một trong những nguyên tắc xây dựng APSC đó là: APSC nói riêng và
Cộng đồng ASEAN nói chung sẽ không tạo thành một khối khép kín mà mở rộng hợp
tác với bên ngoài thông qua các cơ chế, khuôn khổ đối thoại hợp tác về chính trị - an
ninh đã được thiết lập. Theo đó, ngay từ trong nguyên tắc, ASEAN đã có chủ trương
mở rộng hợp tác với bên ngoài thông qua cơ chế đối thoại hợp tác bên cạnh những hoạt
động hợp tác nội khối khác.
Theo Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC hướng đến tạo dựng APSC với 3
nội dung chính trong đó có nội dung là xây dựng khu vực năng động, hướng ngoại, hội
nhập và phụ thuộc lẫn nhau. Theo đó, nhằm tăng cường vai trò trung tâm của Hiệp hôi,
ASEAN sẽ khởi xướng, tăng cường các hoạt động và các cuộc họp của Chủ tịch, Phó
chủ tịch ASEAN với các bên đối thoại và các thực thể khác trong khuôn khổ ASEAN +
3, Cấp cao Đông Á; đồng thời tăng cường sự phối hợp với các thực thể bên ngoài, các
diễn đàn đa phương và khu vực cũng như thực hiện các hoạt động hợp tác cụ thể ghi


nhận trong các văn kiện hợp tác, bao gồm cả Kế hoạch APSC. Trong hoạt động hợp tác
ASEAN + 1 và Các kỳ họp Hội nghị cấp cap Đông Á (EAS) thể hiện sự hợp tác mở
rộng với các đối tác của ASEAN. Tiêu biểu như hợp tác ASEAN – Nhật Bản (tuyên bố
chung ASEAN – Nhật Bản về hợp tác chống khủng bố quốc tế năm 2004) và Hợp tác
ASEAN – Hoa Kỳ (Hoa Kỳ tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN, ADMM+, cùng


ASEAN ký Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế 2002… và năm 2009
tham gia hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á – TAC).
Đặc biệt, tính “mở” trong hợp tác ngoại khối của ASEAN về vấn đề chính
trị - an ninh còn được thể hiện qua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Không chỉ tập
trung giải quyết các vấn đề trong nội bộ khu vực, các hoạt động hợp tác an ninh, chính
trị của ASEAN đã vượt ra ngoài khu vực Đông Nam Á thông qua sự hình thành và hoạt
động của ARF, Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), hợp tác Đông Á và một sô nội dung
hợp tác bước đầu với các bên đối tác.
Bên cạnh những hoạt động hợp tác về an ninh, quốc phòng nội khối thì
dấu ấn quan trọng nhất trong hoạt động hợp tác quốc phòng của ASEAN với các quốc
gia và tổ chức bên ngoài Hiệp hội là quyết định thành lập Hội nghị bộ trưởng quốc
phòng ASEAN mở rộng (ADMM +). Tuyên bố hòa hợp ASEAN II được lãnh đạo các
nước ASEAN thông qua ngày 07/10/2003 đã xác định việc thiết lập một cộng đồng
ASEAN mở, năng động và tự cường cũng như một cộng đồng an ninh - chính trị
ASEAN mở và hướng ngoại.
Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế:
Một trong 3 nội dung của AEC là Xây dựng một thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất trong đó phải kể đến Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp
định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định đầu
tư toàn diện ASEAN (ACIA) là những chương trình hoạt động góp phần tích cực thúc
đẩy mở rộng liên kết giữa các quốc gia trong ASEAN về kinh tế. Các chương trình này
đều hướng đến “xây dựng một thị trường cở sở sản xuất thống nhất, ổn định".
Về các hoạt động hợp tác ngoại khối, ASEAN còn thể hiện tính chất

“mở” trong quá trình thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN + 1 và ASEAN + 3 và Cấp cao
Đông Á.
+ Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN + 1 có thể kể đến như Hợp tác ASEAN –
Nhật Bản tiêu biểu có Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
năm 2008; Hợp tác ASEAN – Hòa Kỳ tiêu biểu là Thỏa thuận khung về hợp tác thương
mại và đầu tư được các bên ký kết năm 2006; Hợp tác ASEAN – Australia và New
Zealand tiêu biểu là Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia
– New Zealand (AANZFTA) được ký kết tháng 2 năm 2009 và Hợp tác ASEAN – Hoa
Kỳ. Năm 2010 là một dấu mốc quan trọng với việc ASEAN triển khai các khuôn khổ
ASEAN+1 và hàng loạt các thoả thuận Thương mại Tự do của ASEAN với các đối tác.
+ Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3 thì 2 trong 3 nhóm lĩnh vực hợp tác
chính của ASEAN + 3 là thuộc về kinh thế đó là Hợp tác tài chính – tiền tệ và Hợp tác
kinh tế - thương mại. Trong cả 2 lĩnh vực này thì ASEAN + 3 đều đã và đang đạt được


nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại, ASEAN
+ 3 đang hướng tới thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEPEA) và hình thành
khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) nhằm nhanh chóng thúc đầy thương mại
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á.
+ Trong các kỳ họp Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) cũng có nhiều vấn đề được
bàn luận liên quan đến hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN với các nước đối tác.
Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa – xã hội:
Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, sự hợp tác nội khối ASEAN được thể
hiện rõ nét thông qua cơ chế cũng như các biện pháp hoạt động của APSC. Các quốc
gia Đông Nam Á đã và đang thúc đẩy, mở rộng hợp tác với nhau trong các lĩnh vực
phát triển con người, bảo trợ và phúc lợi xã hôi, các quyền công bằng xã hội, đảm bảo
môi trường bền vững…
Sự liên kết hợp tác nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các quốc
gia khác trong lĩnh vực văn hóa – xã hội là điều kiện cũng như một trong những yếu tố
bổ trợ cho quá trình mở rộng liên kết hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực an ninh –

chính trị và kinh tế. Trên thực tế, những chương trình hoạt động của ASEAN trong hợp
tác về văn hóa – xã hội với các nước đối tác không được thể hiện rõ nét như trong 2
lĩnh vực còn lại, mức độ liên kết cũng chưa mạnh mẽ. Nó chỉ được thể hiện qua các hội
nghi cấp cao đông á, đặc biệt là trong các kì hội nghị gần đây, qua một số lĩnh vực hợp
tác của ASEAN + 3 và một số quan hệ hợp tác ASEAN + 1 như Hợp tác ASEAN –
Australia và New Zealand.
Như vậy, có thể thấy rằng, ASEAN không đơn thuần là một liên kết khu vực có
tính chất khép kín, nội bộ. Không chỉ đẩy mạnh và mở rộng hợp tác giữa các nước
thành viên, ASEAN đã và đang thực hiện rất nhiều các biện pháp, chương trình mở
rộng và đẩy mạnh hợp tác với các nước đối tác trên tất cả các lĩnh vực. Chỉ trong gần
một thập kỷ qua, ASEAN đã thiết lập một mạng lưới các Khu vực mậu dịch tự do với
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Hợp tác giữa
ASEAN với các đối tác lớn khác như Hoa Kỳ, Nga, EU, Canada và các thành viên
Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh cũng đi vào chiều sâu. Những kết quả, thành
tựu đạt được của ASEAN trong suốt thời gian qua đã minh chứng cho tính “mở” của
một liên kết khu vực phát triển năng động. Trên cơ sở đó, hiệp hội cần tiếp tục phát
huy thế mạnh của mình như một hạt nhân gắn kết và hài hòa các nhóm lợi ích đan xen
trong khu vực; là trung tâm kết nối các cơ chế và khuôn khổ hợp tác hiện có.

PHỤ LỤC:


MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT NGOẠI KHỐI
CỦA ASEAN

Hội nghị Cấp cao ASEAN - 17:
Đẩy mạnh hợp tác nội - ngoại khối
Bản tin ngày 29.10.2010
Nguồn: />Ngày 28-10 tại Hà Nội, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tập trung kiểm
điểm kết quả hợp tác cả trong nội khối cũng như với các đối tác của ASEAN, trên cơ

sở những mục tiêu đã đề ra cho năm 2010 và đưa ra định hướng ưu tiên cho giai đoạn
tiếp theo.
Lãnh đạo các nước ASEAN đã trao đổi về nhiều vấn đề quan trọng liên quan
đến ASEAN và quan hệ ASEAN với các đối tác, bao gồm: thúc đẩy tiến trình xây dựng
Cộng đồng ASEAN và triển khai hiệu quả Hiến chương ASEAN, tăng cường kết nối
ASEAN; mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, đồng thời
củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực; đẩy mạnh
hợp tác ứng phó với các thách thức đang nổi lên như phục hồi và phát triển bền vững
sau khủng hoảng, biến đổi khí hậu, cứu trợ thiên tai, dịch bệnh...
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy quan hệ
giữa ASEAN với các đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn, thiết thực hỗ trợ mục tiêu
xây dựng Cộng đồng ASEAN và huy động sự tham gia đóng góp tích cực của các đối
tác vào việc xử lý những vấn đề khu vực. Nhất trí đưa quan hệ giữa ASEAN với các đối
tác lên tầm cao mới, cũng như đề ra nhiều biện pháp hợp tác mới cho giai đoạn tiếp
theo.

ASEAN hướng tới khu vực mở


Bản tin ngày 24.8.2010
Nguồn: />Ngày 23.8, Hội nghị nhóm quan chức kinh tế cao cấp ASEAN lần thứ 42 đã
nhóm họp tại Đà Nẵng, rà soát về mặt kỹ thuật kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng
kinh tế chung ASEAN để kịp trình lên các bộ trưởng ASEAN xem xét tại phiên họp
ngày 25.8 tới.
Theo Bộ Công thương, dù lấy mục tiêu xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vào
năm 2015, nhưng đây sẽ chưa phải là “thị trường chung” theo mô hình của Liên minh
Châu Âu. Thay vào đó, từng nước ASEAN vẫn duy trì những chính sách và quy định
phù hợp với điều kiện và mục tiêu của từng nước. Lợi ích từ việc gia nhập cộng đồng
kinh tế ASEAN, do đó, sẽ phụ thuộc vào quá trình điều hành của mỗi nước.
Bên cạnh đó, ASEAN tiếp tục theo đuổi chính sách về một khu vực ASEAN mở,

thông qua thiết lập quan hệ mậu dịch tự do với các nước ngoài khối như Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ..., nhằm đưa ASEAN trở thành khu vực giữ vị trí trung tâm khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ông Lê Quang Lân - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác chính sách thương mại đa
biên Bộ Công thương, để có thể đạt được mục tiêu thành lập cộng đồng kinh tế
ASEAN, các nước thành viên sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn. Sự mất cân đối về
trình độ phát triển giữa các quốc gia, các khu vực địa lý trong khối sẽ là thách thức
hàng đầu, đòi hỏi nỗ lực hợp tác chung của ASEAN.
Đối với các doanh nghiệp, thách thức căn bản là khả năng nắm bắt cơ hội kinh
doanh và đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN trong tình hình mới. Cộng đồng
kinh tế ASEAN sẽ mang lại cho mỗi doanh nghiệp cơ hội về thị trường, vốn, công
nghệ nhưng cũng sẽ đòi hỏi sự đổi mới, điều chỉnh cấu trúc kinh doanh truyền thống.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tại Đà Nẵng, hội thảo
chuyên đề về thực thi lộ trình hội nhập về dịch vụ logistics (dịch vụ trọn gói về vận
chuyển, giao nhận hàng hoá) đã được tổ chức theo sáng kiến của VN. Theo Thứ trưởng
Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, ASEAN hướng tới mục tiêu đẩy nhanh tự do hoá
thương mại, thuận lợi hoá các phân ngành vào năm 2013 và trong dài hạn ASEAN sẽ


trở thành trung tâm dịch vụ logistics của Châu Á - Thái Bình Dương. Đây được xem là
“chất keo dính” kết nối các khâu sản xuất và vận chuyển giữa các nước ASEAN trong
một không gian sản xuất chung, đồng thời khẳng định vị trí địa chính trị, kinh tế của
ASEAN là cửa ngõ thông thương các châu lục trên thế giới.
Theo lộ trình cam kết, phần lớn các nước ASEAN đã cho phép các doanh nghiệp
ASEAN được tự do đầu tư trong các phân ngành dịch vụ vận tải hàng hoá và dự kiến
năm 2013 sẽ hoàn thành lộ trình tự do hoá thương mại và đầu tư. ASEAN còn khẩn
trương thực thi kế hoạch chiến lược phát triển hải quan và cơ chế một cửa ASEAN
nhằm hài hoà quy tắc quản lý thương mại và thủ tục hải quan giữa các nước. Điều này
khẳng định quyết tâm của ASEAN trong việc tăng cường kết nối mềm, loại bỏ mạnh
mẽ các rào cản về quy tắc, luật lệ trong nước.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-20.
Bản tin ngày 02.04.2012
Nguồn: />%7Cvi&u= />Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu phái đoàn Việt Nam sẽ tham dự
03 tháng 4 và 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 20 (ASEAN-20) ở Phnom Penh
(Campuchia).
Đây là hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các nhà lãnh đạo ASEAN và hội nghị
thượng đỉnh đầu tiên của Campuchia năm của nhiệm kỳ tổng thống của ASEAN vào
năm 2012.
ASEAN-20 sẽ diễn ra trong bối cảnh trong đó Hiệp hội đang tiếp tục nỗ lực xây
dựng Cộng đồng và kết nối ASEAN, tăng cường quan hệ với các đối tác của nó, chỉ
đạo và thúc đẩy việc xây dựng một cấu trúc trong lợi ích của các nước trong khu vực
và nhân vật trong khu vực, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm.
"ASEAN cộng đồng, 1 số phận với chủ đề", hội nghị thượng đỉnh sẽ tập trung
vào tăng cường hợp tác, xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối và kết nối,
hợp tác giữa ASEAN và các đối tác của mình, và trao đổi xung quanh các vấn đề khu
vực và quốc tế cùng quan tâm.


ASEAN theo đuổi chính sách đối ngoại "mở", tăng cường và làm sâu sắc thêm
quan hệ với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN +1, ASEAN +3 hội nghị thượng đỉnh
Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ARF).
Đối tác tiếp tục xem xét và tăng cường hợp tác với ASEAN, khẳng định sự ủng
hộ của họ cho quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN như vai trò trung tâm của nó
trong các cơ chế và khuôn khổ hợp tác khu vực.
Trong năm 2011, ASEAN đã mang lại mối quan hệ với Liên Hợp Quốc ở đỉnh
cao của sự hợp tác đầy đủ, tổ chức kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác chiến lược
ASEAN-Trung Quốc, đã phối hợp với Hoa Kỳ để mang lại mối quan hệ của họ chiều
cao của một quan hệ đối tác chiến lược.
Nó đã bắt tay với Ấn Độ để chuẩn bị lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại vào
năm 2012 và thảo luận các cách để mang lại những liên kết này tại một quan hệ đối tác

chiến lược.
Tiến trình ASEAN +3 tiếp tục phát triển với mục tiêu xây dựng một cộng đồng
Đông Á, diễn đàn EAS và ARF tiếp tục phát triển.
Hiệp hội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong khu vực. Nó củng cố cấu trúc
khu vực với các diễn đàn khu vực ASEAN +1, ASEAN +3, ARF, ADMM + (Hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng) và Cấp cao Đông Á.
ASEAN đã tăng cường vai trò của nó trong việc tạo ra các mối quan hệ kinh tế
khu vực thông qua việc xây dựng một khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế khu vực và
thảo luận đầy đủ các mối quan hệ với các nước và interraction giữa EAS, ARF và
ADMM + để đảm bảo bổ sung đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.

Trung tâm Luật châu Á-Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật Cộng
đồng ASEAN, 2011.


2.

/>%7Cvi&u= />
3.

/>
4.

/>



×