Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích thực trạng pháp luật về một thủ tục hành chính cụ thể và nhận xét về sự cần thiết của thủ tục hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.24 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Thủ tục hành chính nằm trong thể chế hành chính, là một bộ phận quan
trọng của nền hành chính nhà nước. Theo đó, thủ tục hành chính quy định
những chuẩn mực cho hành vi con người, công dân và công chức nhà nước để
họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Việc xây dựng
các thủ tục hành chính hợp lý cũng như nắm vứng và thực hiện tốt các thủ tục
hành chính có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện và củng cố bộ máy hành
chính cũng như trong việc đem lại lợi ích lớn nhất cho người dân. Và để hiểu
sâu hơn về tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em xin lựa chọn tìm hiểu đề
tài: “Phân tích thực trạng pháp luật về một thủ tục hành chính cụ thể và
nhận xét về sự cần thiết của thủ tục hành chính trong quản lý hành chính
nhà nước”. Và thủ tục hành chính cụ thể mà nhóm chọn để phân tích đó là:
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
BÀI LÀM.
I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP:
1. Thủ tục pháp lý đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện
hành:
Để đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đồng thời công khai
hóa các thông tin của doanh nghiệp đối với mọi chủ thể trong xã hội, pháp luật
yêu cầu các doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh1.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp hiện nay được quy định tại Luật Doanh
nghiệp 2005, Nghị định 43/2010/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2010/TT-BKH
(sau đây xin được gọi tắt là Nghị định 43/2010 và Thông tư 14/2010). Theo đó,
đăng ký doanh nghiệp bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký
thuế đối với các loại hình doanh nghiệp. Theo điều 15 Luật Doanh nghiệp, thủ
tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành theo các bước như sau:
a. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:
1

Điều 7, Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân.



1


Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ
theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính2
Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm những giấy tờ được quy định từ điều 16
đến điều 19 của Luật Doanh nghiệp 2005 tương ứng với 4 loại hình doanh
nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp
lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được yêu
cầu người làm thủ tục nộp thêm giấy tờ khác 3. Các thứ giấy tờ cần nộp bao
gồm:
-

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

-

Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy

quyền (không áp dụng đối với Doanh nghiệp tư nhân).
-

Dự thảo điều lệ công ty (không áp dụng đối với Doanh nghiệp tư

nhân).
-

Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân, pháp nhân, giấy ủy quyền.


-

Văn bản xác nhận vốn pháp định (đối với một số ngành nghề có điều

kiện).
-

Chứng chỉ hành nghề (đối với một số ngành nghề có điều kiện).

Nội dung của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, nội dung điều lệ công ty,
danh sách thành viên được quy định lần lượt tại Điều 23, 24 và 25 Luật doanh
nghiệp. Giấy Đề nghị đăng ký doanh nghiệp và danh sách thành viên, cổ đông
sáng lập, người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục
I và phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2010. Dự thảo điều lệ doanh
nghiệp có bản tham khảo tại website của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội4. Điều lệ này phải được tất cả các thành viên ký từng trang.
Đối với văn bản xác nhận vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ áp
dụng đối với một số ngành nghề giới hạn được quy định chủ yếu tại Nghị định
2

Khoản 1 Điều 25 Nghị định 43/2010.
Khoản 3 Điều 15 Luật Doanh nghiệp
4

3

2



59/2006/NĐ-CP và nhiều văn bản chuyên ngành khác. Việc khai thông tin
trong những giấy tờ này được quy định tại phụ lục VII-3 Thông tư 14/2010.
Sau khi nộp hồ sơ, người thành lập doanh nghiệp sẽ được nhận giấy biên
nhận (theo mẫu phụ lục VI-6 thông tư 14/2010).
Ngoài ra, Nghị định 43/2010 và Thông tư 14/2010 quy định người đăng ký
doanh nghiệp có thể đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (thông qua Cổng
thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia 5). Trong trường hợp này Phòng đăng
ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ
sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống
thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
b. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và xử lý hồ sơ:
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh sẽ xem
xét và xử lý các hồ sơ đó. Thời gian quy định để cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là sau không quá 5 ngày làm việc từ
khi nhận được hồ sơ6 Đối với hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh
có trách nhiệm nêu lý do từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (theo mẫu phụ lục V-1 Thông tư 14/2010).
Việc xem xét hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh được tiến hành theo
một số công việc chính như sau:
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đăng kí kinh doanh tức là kiểm tra
về:
- Hồ sơ đã đầy đủ những giấy tờ theo quy định 7 chưa và các giấy tờ này có
phù hợp với những yêu cầu của pháp luật hay không. Việc xem xét tính hợp lệ
của hồ sơ rất quan trọng vì nó là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh của
người nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ điều kiện kinh doanh là yêu cầu
mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ
thể, và nó được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều
5



Luật Doanh nghiệp 2005 quy định không quá 10 ngày làm việc, Nghị định 43/2010 quy định không quá 5
ngày làm việc, một số địa phương còn đưa ra chính sách ưu đãi không quá 3 ngày làm việc.
7
Hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 16 đến Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2005.
6

3


kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác, đây đều là những giấy tờ
phải có trong hồ sơ.
- Xem xét tính hợp pháp của việc thành lập doanh nghiệp: Xem xét việc
thành lập doanh nghiệp này có hợp pháp hay không (theo những quy định của
luật chuyên ngành như Luật thương mại, Luật Đầu tư), ngành nghề kinh doanh
có bị cấm8 hay không, tên doanh nghiệp9 có phù hợp với quy định của pháp
luật hay không
Lưu trữ thông tin đăng ký doanh nghiệp: Sau khi đã kiểm tra và xác định hồ
sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải nhập những thông tin của doanh
nghiệp vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia1011
Cung cấp mã số doanh nghiệp: Khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều
kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định, mỗi
doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số
này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp 12.
Bộ Tài chính có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển cho Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để chuyển cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho
doanh nghiệp. Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông
tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục Thuế có trách
nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp sang Cơ sở dữ
liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

cấp cho doanh nghiệp13.
c. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp14:
8

Những ngành, nghề cấm kinh doanh được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2007.
Vấn đề về tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 13 đến Điều 16 Nghị định 43/2010.
10
Khoản 4 Điều 25 Nghị định 43/2010.
11
Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký
doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận
hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với dữ liệu phục vụ công tác đăng ký
doanh nghiệp. Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia bao gồm Cổng thông tin đăng ký doanh
nghiệp quốc gia và Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2010)
12
Đieu 8 Nghị định 43/2010.
13
Điều 26 Nghị định 43/2010.
14
Điều 29 Nghị định 43/2010.
9

4


Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Sau khi xác định hồ sơ đăng
ký kinh doanh đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ
quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
doanh nghiệp. Theo Điều 3 Nghị định 43/2010, Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp

cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký
thuế do doanh nghiệp đăng ký. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp được quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 26 Luật
quản lý thuế, thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo
Thông tư 14/2010.
Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp
tại Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ chuyển phát. Doanh nghiệp có quyền
yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp15.
2. Nhận xét về thực trạng pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp
a, Mặt tích cực trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là
phục vụ sự tăng trưởng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, trong hơn 20
năm vừa qua, công tác đăng ký kinh doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trước năm 2006, muốn đăng kí thành lập doanh nghiệp cần thực hiện từng
bước thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu tại ba cơ quan
khác nhau với nhiều giấy tờ, thủ tục trùng lắp, thời gian tối thiểu để hoàn tất cả
ba thủ tục này là 32 ngày theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Công an và Tài chính đã ban hành Thông tư 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA
15

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2010.

5



ngày 27/02/2007 và sau đó là Thông tư 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày
29/8/2008 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết ba thủ tục
đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu theo hướng hợp
lý hóa các khâu tổ chức thực hiện ba loại thủ tục này với cơ chế “một cửa”,
phối hợp liên thông giữa các cơ quan, giảm thiểu thời gian giải quyết công
việc. Từ đó chúng ta đã loại bỏ những khâu, thủ tục không cần thiết, rút ngắn
thời gian giải quyết ba thủ tục này từ 32 ngày còn 15 ngày. 16
Ngay tiếp đó, sự ra đời của Nghị định 43/2010/2010/NĐ-CP được coi là
bước đột phá mới trong cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh. Quay ngược thời
gian, có thể thấy rất rõ, công tác quản lý đăng ký kinh doanh đã có bước cải
thiện vượt bậc so với 10 năm trước đây. Xây dựng khung khổ pháp lý mới về
đăng ký kinh doanh trong đó quy định hợp nhất các thủ tục hành chính cho
doanh nghiệp gia nhập thị trường gọi chung là "đăng ký doanh nghiệp". Nghị
định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Thông tư 14/2010/TTBKH hướng dẫn chi tiết việc thực thi nghị định 43/2010/2010/NĐ-CP của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về đăng ký doanh nghiệp đã hợp nhất được hồ sơ, quy
trình đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế vào một bộ hồ sơ, thực hiện một quy
trình đăng ký kinh doanh chuẩn, thống nhất trong cả nước để cung cấp một mã
số doanh nghiệp duy nhất, đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp trong suốt
thời gian hoạt động. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh,
đăng ký thuế và đăng ký con dấu đã được thực hiện, góp phần giảm thiểu thủ
tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp. 17 Toàn bộ nghiệp vụ đăng ký
tại tất cả các cơ quan đăng ký kinh doanh trên cả nước đều được tiến hành theo
một quy trình, phần mềm thống nhất và tích hợp với “Hệ thống thông tin đăng
ký doanh nghiệp quốc gia” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.
Hiện nay, với thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng, thời gian hoàn tất thủ
tục chỉ còn 5 ngày. Điều này đưa lại khá nhiều lợi ích như: giảm bớt phiền hà
16

17


/>action=shownews&topicid=1579
/>
6


về thủ tục cho doanh nghiệp; khắc phục tình trạng trùng tên doanh nghiệp giữa
các địa phương; thống nhất quản lý nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh,
đăng ký thuế... đồng thời tạo sự minh bạch trong quy trình đăng ký doanh
nghiệp, không còn cảnh quay cuồng vì thủ tục. Nếu như trước đây, cơ quan
thuế phải mất nhiều thời gian đi lại để thu thập số liệu về doanh nghiệp thành
lập mới, doanh nghiệp giải thể hay không hoạt động…, thì với hệ thống đăng
ký kinh doanh qua mạng, tất cả số liệu đó được trao đổi một cách tự động giữa
hai bên, giảm bớt rất nhiều thời gian, chi phí. 18
b, Những mặt còn tồn tại và giải pháp khắc phục:
Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp vẫn còn tồn tại ở nhiều văn bản khác
nhau và chưa có sự thống nhất. Cụ thể là có sự chồng chéo giữa Luật Doanh
nghiệp và các luật chuyên ngành trong vấn đề cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và giấy phép thành lập doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp là luật
quy định về thành lập, tổ chức hoạt động đối với các loại hình doanh nghiệp;
nhưng bên cạnh đó, các luật chuyên ngành cũng quy định về cấp giấy chứng
nhận đầu tư hay giấy phép thành lập đối với các doanh nghiệp kinh doanh
trong các ngành nghề đặc thù. Vì vậy, việc có nhiều văn bản pháp luật hướng
dẫn dẫn đến tình trạng không biết ứng xử với luật như thế nào 19. Trong thời
gian tới, cần thiết phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005 nhằm đảm bảo sự
thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh việc pháp luật có những mâu thuẫn,
chồng chéo gây khó khăn trong quá trình áp dụng.
Bên canh đó cần sửa đổi những quy định chung chung, mơ hồ, không rõ
ràng, cải cách hay thậm chí xóa bỏ những thủ tục không cần thiết. Ví dụ: về
đăng ký tên doanh nghiệp, văn bản hướng dẫn gần đây là nghị định
43/2010/NĐ-CP, tại khoản 3 điều 14 có quy định tên doanh nghiệp không được

trùng tên của danh nhân, quy định này hết sức mơ hồ, gây tranh cãi và khó
khăn trong việc xác định, cần hướng dẫn cụ thể về điều này. Hay như có nhiều
ý kiến cho rằng các thuật ngữ và quy định tại Nghị định 43/2010 là không phù
18
19

o/a/news?t=4&id=972493
/>
7


hợp với Luật Doanh nghiệp 2005. Những sự không thống nhất này có thể gây
nhầm lẫn, khó khăn cho người dân và có thể phát sinh những tranh chấp không
đáng có. Trong thời gian tới, cần thiết phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005
nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Thêm nữa, do phải đảm nhiệm thêm cả việc đăng ký thuế theo quy trình
mới mà thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tuy vẫn là 5 ngày
làm việc, vì vậy khối lượng công việc của cơ quan đăng ký kinh doanh tăng
lên rất nhiều. Cũng về vấn đề thời hạn giải quyết, theo quy định, nếu quá thời
hạn năm ngày mà không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì
người thành lập doanh nghiệp chỉ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo. Quy định này rõ ràng đã ngăn cản quyền được tiếp
cận tòa án, nơi mà khiếu kiện của doanh nghiệp sẽ được xem xét một cách
minh bạch, chuyên nghiệp hơn20.
Về năng lực và trách nhiệm làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, Nhà
nước cần có những chính sách đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ để đáp
ứng phù hợp những thủ tục mới ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đăng
ký kinh doanh. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao
hơn, thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, rút kinh nghiệm về
chuyên môn để nâng cao hơn trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Song song với đó, Nhà nước cần ra các chính sách đãi ngộ cần thiết, nâng
cao mức lương để thu hút nguồn nhân lực giỏi và để “dưỡng liêm”, tránh tệ vòi
vĩnh, “hành dân”. Khi áp dụng cơ chế một cửa liên thông, phải tuyển chọn
người làm công tác đăng kí kinh doanh vừa có chuyên môn giỏi, nắm vững các
quy định của pháp luật, vừa phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có lương
tâm, đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường
công tác tuyên truyền kỉ luật và đạo đức của cán bộ công chức: “đầy tớ của
dân”, “dịch vụ công”...; đề ra các biện pháp kỉ luật có tính răn đe mạnh mẽ hơn
nữa, ví dụ: phạt nặng về kinh tế, buộc thôi việc...; tích cực kiểm tra, thanh lọc
20

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

8


bộ máy, tổ chức phong trào thi đua như tổ chức đánh giá xếp loại ý thức kỉ luật
hàng tháng của các nhân viên phòng đăng ký kinh doanh trên cơ sở sự tin yêu
của người dân.
Ngoài ra, cần dành kinh phí thỏa đáng để đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất
kĩ thuật, phương tiện hiện đại cho hệ thống các cơ quan đăng kí kinh doanh.
Từng bước tiến hành nối mạng thông tin trong toàn quốc về đăng kí kinh
doanh và phải đầu tư thiết lập trang web riêng của các Sở kế hoạch và đầu tư
của tất cả các địa phương trong phạm vi cả nước. Điều này phục vụ cho quá
trình đăng kí thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng, mang lại hiệu quả
cao.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUÁ
TRÌNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân

dân.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực
hiện và hồ sơ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải
quyết từng công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Thông qua thủ tục
hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình
và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý
nhà nước.
Trong hoạt động quản lí hành chính Nhà nước, các chủ thể quản lí hành
chính nhà nước phải căn cứ vào những thủ tục được pháp luật quy định để giải
quyết các công việc cụ thể, ví dụ: năm 2010 UBND quận Đống Đa giải quyết
đơn khiếu nại của ông A, trong trường hợp này UBND quận Đống Đa giải
quyết đơn khiếu nại của ông A theo thủ tục giải quyết nại, tố cáo được quy
định trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2006). Từ ví
dụ này ta thấy thủ tục hành chính không thể thiếu trong việc giải quyết các
công việc cụ thể, nếu không có thủ tục hành chính các chủ thể quản lí hành
9


chính nhà nước sẽ không giải quyết công việc đúng quy định của pháp luật làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức bị quản lí.
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong việc xác định văn bản quy
phạm pháp luật có xây dựng theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định
một văn bản quy phạm pháp luật cần phải có hay không. Ví dụ: về việc ban
hành Nghị định số 178/2007/ NĐ – CP ngày 3 tháng 2 năm 2007 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ,
khi Chính phủ ban hành nghị định này phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục
mà luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định về thủ tục
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính Phủ.
Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các
quyết định hành chính được thi hành thuận lợi. Trên thực tế nếu không thực

hiện các thủ tục hành chính cần thiết thì một quyết định hành chính sẽ không
được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng. Nói cách khác, thủ tục hành
chính đảm bảo các quyết định hành chính được thi hành. Ví dụ: một doanh
nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động nếu như trước đó không làm đủ các thủ tục
đăng kí.
Một ý nghĩa khác, thủ tục hành chính đảm bảo cho việc thi hành các quyết
định hành chính, hành vi hành chính được thống nhất và có thể kiểm tra được
tính hợp pháp, hợp lí cũng như hiệu quả của thực hiện các quyết định hành
chính tạo ra.Trước hết, thủ tục hành chính phải được ban hành công khai, minh
bạch cho dân biết. Nếu không được công bố công khai thì bất kỳ một quyết
định nào đều có thể được thực hiện theo nhiều cách, trình tự thủ tục khác nhau,
khó có thể kiểm tra được. Qua đó, thủ tục hành chính thực hiện nguyên tắc dân
chủ trong quản lí, tính công khai, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào
công việc quản lí nhà nước, cung cấp cho họ thông tin cần thiết chống quan
liêu, cửa quyền, hách dịch, đốc thúc cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ,
công chức, viên chức tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
tuân thủ kỉ cương pháp luật… góp phần nâng cao ý thức và nhận thúc pháp
10


luật của người dân.
Sự cần thiết của thủ tục hành chính còn thể hiện ở chỗ, khi được vận dụng
và xây dựng một cách hợp lí, các thủ tục hành chính sẽ tạo được khả năng sáng
tạo trong việc thực hiện các quyết định hành chính sẽ được thông qua đem lại
hiệu quả thiết thực cho quản lí hành chính nhà nước. Thủ tục hành chính liên
quan đến quyền và lợi ích của người dân, do vậy, điều cốt yếu là phải xây dựng
và vận dụng thật tốt để làm giảm sự phiền hà, củng cố được mối quan hệ giữa
nhà nước và công dân cũng như giúp cho công việc giải quyết nhanh chóng,
chính xác theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước góp phần chống được tệ
quan liêu, sách nhiễu.

Thủ tục hành chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu, hội
nhập quốc tế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát
triển mạnh, đúng hướng và phù hợp với thực tế khách quan ở nước ta. Trên cơ
sở các thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu và phù hợp tạo điều kiện cho các
hoạt động cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh trên thị trường,
việc đăng kí kinh doanh của các chủ thể kinh doanh được nhanh chóng, thuận
lợi đỡ tốn kém về thời gian và tài chính.
Thủ tục hành chính là cấn thiết trong quản lí hành chính nhà nước, nhưng
việc đặt ra thủ tục hành chính phải phải xuất phát từ nhu cầu “khách quan” –
một trong những nguyên tắc trong việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành
chính.Thủ tục hành chính hợp lí sẽ tạo nên sự hài hòa, thống nhất, rút ngắn
thời gian giải quyết công việc, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. thủ tục
hành chính bất hợp lí là điều kiện để tệ tham nhũng, cửa quyền. Do đó, cải
cách thủ tục hành chính là một trong những vấn đề được Đảng và nhà nước rất
quan tâm, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính cho đến nay đã có những
thay đổi nhưng vẫn còn nặng nề cơ chế “ xin – cho”; rườm rà, phức tạp, chồng
chéo, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho người dân; do đó, thủ tục hành chính
chỉ thực sự phát huy vai trò của mình khi phản ánh đầy đủ, phù hợp với thực
tiễn và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – trường Đại học Luật Hà Nội

2009
2.


Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam – trường Đại học Luật Hà

Nội 2008
3.

Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4.

Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5.

Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về Đăng ký doanh

nghiệp và Thông tư 14 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
43/2010/NĐ-CP
6.

Nguyễn Thị Thúy, Khóa luận tốt nghiệp năm 2010: Cải cách thủ tục

hành chính nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
7.

Các website đã trích dẫn.

12




×