Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài tập nhóm LUẬT vận CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC tế (word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.02 KB, 5 trang )

Bài tập nhóm số2
Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không
khí. Tàu bay bao gồm: máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác.
Tàu bay khi hoạt động phải có đủ điều kiện bay và phải được đăng ký quốc tịch, sơn hoặc
gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký
quốc tịch tàu bay. Và để có thể điều khiển tàu bay một cách an toàn, cũng như phục vụ
khách hàng được tốt nhất thì tổ bay là một thành phần quan trọng và không thể thiếu của
một chuyến bay. Nhận thức được vai trò quan trọng của tổ bay của tàu bay mà các quy
chế pháp lý của tàu bay cần phải được nghiên cứu và quy định rõ ràng.
I. Khái niệm về tổ bay của tàu bay.
1. Khái niệm về tàu bay.
Để có thể hiểu được thế nào là tổ bay của tàu bay thì trước tiên ta phải hiểu được
thế nào là tàu bay. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới và pháp luật Việt Nam đều có
những quy định khác nhau về định nghĩa của tàu bay. Tuy nhiên, có thể hiểu một định
nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng hai yếu tố đó là yếu tố về “tính chất dân dụng
của tàu bay” và yếu tố kỹ thuật.
+ Yếu tố về “tính chất dân dụng của táu bay”: là táu bay phải là phương tiện vận
chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế.
+ Yếu tố về kỹ thuật thì: táu bay là một thiết bị bay chuyển dộng trong không trung
do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài
phạm vi chịu sức hút của trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được gọi là
táu bay như: tên lửa, vệ tinh, táu vũ trụ và các thiết bị bay vũ trụ khác.
2. Khái niệm về tổ bay của tàu bay.
Hiện nay, không có một khái niệm tổng quát về tổ bay mà chỉ liệt kê các thành viên
của tổ bay. Do đó, các quốc gia trên thế giới đều dựa vào khái niệm tổ bay: “Bao gồm
người chỉ huy tàu bay, các thành viên tổ lái, nhân viên bảo đảm an toàn và nhân viên
phục vụ trong các tàu bay khi thực hiện chuyến bay”.
Tại Điều 71 BLHKDDVN thì: “1. Tổ bay bao gồm những người được khai thác
tàu bay chỉ định để thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
Môn: Luật vận chuyển hàng không quốc tế


1


Bài tập nhóm số2
2. Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng
không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay”
Theo công ước Chicago tại phụ lục 1 thì: “thành viên tổ bay là những người có
bằng điều khiển tàu bay và được giao nhiệm vụ điều khiển tàu bay trong thời gian bay”.
Với quy định trên thì Công ước Chicago đã coi tổ bay chính là tổ lái mà không bao gồm
tiếp viên hàng không, các nhân viên kỹ thuật khác và một số nhân viên khác theo yêu cầu
của từng chuyến bay.
Như vậy với quy định tại Điều 71 LHKDDVN thì chúng ta đã ghi nhận nguyên tắc
tổ bay là một thành phần bắt buộc khi tàu bay thực hiện các chuyến bay. Đồng thời cũng
không trái với Công ước Chicago khi quy định về thành phần tổ bay. Điều này đã được
Công ước cho phép các quốc gia thành viên tùy theo đặc điểm kỹ thuật và khai thác tàu
bay để quy định.
II. Quy chế pháp lý của tổ bay.
1. Quốc tịch của thành viên tổ bay:
Thành phần tổ bay có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên xu hướng
chung hiện nay trên thế giới là hạn chế tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc thường
xuyên với tư cách là thành viên tổ bay.
Tuy nhiên, do tổ lái đòi hỏi phải có một trình độ cao và thời gian để đào tạo ra một
nhân viên có đủ khả năng điều khiển máy bay một cách thành thạo và bảo đảm an toàn do
đó nguồn nhân lực vô cùng khan hiếm nhất là đối với các quốc gia có trình độ kỹ thuật
kém. Vì thế đối với một số quốc gia luôn thiếu nguồn nhân lực này do đó bắt buộc phải
tiếp nhân người nước ngoài.
Ví dụ: đối với các hãng hàng không Việt Nam như Vietnam Airlines có tới 1/3 phi
công là thuê của nước ngoài; đối với Mekong Air là gần như 100% là phi công ngoại.
Luật hàng không dân dụng Việt Nam 1991 và luật sủa đổi năm 1995 có quy định
thành viên tổ bay dân dụng Việt Nam là công dân Việt Nam và chỉ trong trường hợp cần

thiết mới thuê của nước ngoài. Tuy nhiên, do khan hiếm về nguồn nhân lực cho nên đến
luât HKDD 2006 đã không có quy định nào bắt buộc về thành viên tổ bay.
Môn: Luật vận chuyển hàng không quốc tế

2


Bài tập nhóm số2
Ở một số nước khác trên thế giới tuy có sự cho phép khi thiếu người lái mà không
thể tuyển dụng được công dân trong nước thì có thể thuê người nước ngoài tuy nhiên có
quy định về thời hạn làm việc của các phi công nước ngoài làm việc trong nước như thế
nào.
Ví dụ: ở Peru thời hạn này là 1 năm.
Trong các hiệp định hợp tác hàng không giữa việt Nam với Trung Quốc
(08/03/1992 với Pháp 14/04/1977 với Thuy Sĩ (06/12/1979) đều ghi nhân các thành viên
của tổ lái phải là công dân của bên kí kết này hoặc của bên kí kết kia trừ khi có sự thỏa
thuận riêng.
2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ bay:
Theo quy đinh của Luật HKDD Việt Nam thì thành viên tổ bay có một số quyền lợi
và nghĩa vụ sau:
- Về quyền lợi: Được quy định cụ thể tại Điều 77 của Luật HKDD bao gồm:
+ Quyền lợi của thành viên tổ bay được xác định theo hợp đồng lao động và quy
định của pháp luật Việt Nam về lao động.
+ Được người sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Quyền lợi của thành viên tổ bay trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ.
+ Quyền lợi khi thành viên tổ bay ngừng làm việc vì lý do an toàn hàng không, an
ninh hàng không theo quyết định của người chỉ huy tàu bay.
+ Hợp đồng lao động bị chấm dứt tại thời điểm theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng;
trường hợp hợp đồng lao động hết hạn khi thành viên tổ bay đang thực hiện nhiệm vụ thì

thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động là thời điểm kết thúc nhiệm vụ.
+ Trong trường hợp người khai thác tàu bay thông báo đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động khi thành viên tổ bay đang thực hiện nhiệm vụ thì thời điểm thông báo
được xác định là thời điểm kết thúc nhiệm vụ.
- Về nghĩa vụ: Được quy định tại điều 78 của Luật HKDD bao gồm:
+ Tuân thủ mệnh lệnh của người chỉ huy tàu bay.
Môn: Luật vận chuyển hàng không quốc tế

3


Bài tập nhóm số2
+ Không được rời tàu bay khi chưa có lệnh của người chỉ huy tàu bay.
3. Trách nhiệm pháp lý của tổ bay.
Dưới góc độ pháp của ĐƯQT thì chưa có một văn bản nào đề cập tới vấn đề trách
nhiệm của các thành viên tổ bay mà chỉ có các quy định rải rác ở một loạt văn bản pháp
luật khác nhau như.
Công ước Vacsava 1929 không có thuật ngữ “tổ bay”. Nhưng vì các thành viên tổ
bay là người có liên quan đến những người khai thác hoặc vận chuyển thông qua hợp
đồng lao động hoặc thuê nên thuật ngữ “các nhân viên và những người đại lý của người
vận chuyển” được hiểu là có liên quan tới các thành viên tổ bay.
Hay theo nghị định thư Lahay 1995 sửa đổi bổ sung công ước Vacsava 1929 tại
Điều 25 – A thì tổ bay có thể bị bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành khách, thậm
chí cả khi tổ bay đã hành động vi phạm quyền hạn của mình. Nghị định cũng quy định các
nhân viên đại diện của người vận chuyển chịu trách nhiệm không hạn chế nếu thiệt hại
xảy ra do sự bất cẩn nghiêm trọng hoặc do hành động chủ tâm của họ.
Còn theo công ước Tokyo 1963 thì không đặt ra trách nhiệm hình sự. Theo đó, tổ
bay không bị truy tố do áp dụng các biện pháp phù hợp với công ước chống lại người
khác. Trong trường hợp ngược lại thì nạn nhân có quyền được bồi thường thiệt hại.
Tại Điều 100 Luật HKDDVN thì: “Thành viên tổ bay…vi phạm quy định về mang

giấy tờ, tài liệu cần thiết hoặc không thực hiện các điều kiện của bằng, chứng chỉ hoặc
tiến hành các hoạt động không được phép thì bị phạt đến 10.000.000đ”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính đối với một
số vi phạm nhất định mà không có các quy định bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm của
họ khi xảy ra các thiệt hại do hoạt động chủ tâm hay là do sự bất cẩn nghiêm trọng của họ
gây ra.
Vận tải hàng không là một trong những phương thức vận tải của ngành vận tải nên
nó là một nghành dịch vụ. Vì vậy, trước hết nó phải đáp ứng được những đặc trưng chung
của nghành dịch vụ. Do đó, tìm hiểu những quy chế pháp lý chung về tổ bay của tàu bay
là một việc làm cần thiết nhằm khắc phục cũng như hoàn thiện những quy định của pháp
luật để việc thực hiện đạt hiệu quả cao trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Môn: Luật vận chuyển hàng không quốc tế

4


Bài tập nhóm số2

Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội – Tập bài giảng Luật VCHK quốc tế
2. Công ước Chicago 1944.
3. Công ước Vacsava 1929.
4. Nghị định thư Lahay 1995.
5. Công ước Tokyo 1963.
6. Luật HKDDVN 2006.

Môn: Luật vận chuyển hàng không quốc tế

5




×