Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông đối với người khuyết tật tại Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 16 trang )

Mục Lục
Mục Lục.................................................................................................................................... 1
I.Khái niệm pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật:......................................................2
II.Quy định pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật:.......................................................3
1.Các quy định đặc thù về giáo dục đối với người khuyết tật:...............................................3
2.Các quy định về phương thức giáo dục người khuyết tật:..................................................4
3.Trách nhiệm của một số chủ thể trong giáo dục đối với người khuyết tật:..........................6
III.Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông đối với người khuyết tật
tại Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn:........................................................................................8
Một số hình ảnh thực tiễn........................................................................................................11
Hình ảnh do nhóm thực hiện...............................................................................................13

1


I.

Khái niệm pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật:

Giáo dục, hiểu theo nghĩa thông thường, là quá trình được tổ chức có ý thức,
hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ
của người dạy và người học theo hướng tích cực, qua đó góp phần hoàn thiện
nhân cách người học, đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
trong xã hội đương đại1.Giáo dục đối với người khuyết tật, do đó, có thể được
hiểu là “những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của người khuyết tật giúp họ có được kiến thức, tri thức, phẩm
chất đạo đức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách”2.
Người khuyết tật, mặc dù có những khiếm khuyết trên cơ thể, tuy nhiên cũng
như bao công dân khác trong xã hội, họ cũng có quyền được học tập– một trong
những quyền hiến định quan trọng nhất mà Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào
cũng ghi nhận. Tất nhiên, do là nhóm đối tượng đặc biệt cần được sự quan tâm,


trợ giúp của xã hội, mà vấn đề giáo dục đối với người khuyết tật cũng có nhiều
điểm đặc thù riêng và do đó, cần có sự điều chỉnh riêng biệt của pháp luật. Những
quy định riêng này có tính chất ưu tiên, bảo đảm có lợi hơn cho người khuyết tật
nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật thực hiện quyền được học tập của
mình. Điềunày không nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử, sự không bình đẳng mà
thực chất, là tạo ra môi trường tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập với cộng
đồng.
Ở Việt Nam, pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật được quy định tại
nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước, trong đó, cơ bản và quan trọng hơn cả là
Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Người khuyết tật năm 2010 (Chương IV) cùng
các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Có thể nói, đây là những quy định
1

/>Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2011, trang
182.
2

2


cơ bản nhất, làm nền tảng giúp cho các cơ quan nhà nước triển khai các chính
sách, hoạt động cần thiết để xây dựng một nền giáo dục phù hợp đối với người
khuyết tật ở Việt Nam.
II.

Quy định pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật:

1. Các quy định đặc thù về giáo dục đối với người khuyết tật:

Theo quy định của pháp luật, Nhà nước phải tạo điều kiện để người khuyết tật

được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật. Đây là quy
định thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng – một trong những nguyên tắc quan trọng
nhất của pháp luật người khuyết tật. Người khuyết tật, do phải chịu đựng những
khiếm khuyết, bất lợi trên cơ thể của mình, mà đa phần các trường hợp thường
khó tiếp cận với cơ hội học tập hoặc gặp khó khăn trong quá trình học tập với
những người bình thường khác. Chính vì vậy, pháp luật đứng ra với vai trò là
công cụ điều chỉnh hoạt động giáo dục, theo đó, trên cơ sở dạng tật, mức độ tật
cũng như nhu cầu và khả năngcủa người khuyết tật mà sẽ có những chế độ học
tập phù hợp hơn. Nhờ đó giúp cho nhóm đối tượng đặc biệt này được quyền học
tập bình đẳng như những người bình thường khác trong xã hội.
Cụ thể, theocác Điều 26, 89Luật Giáo dục 2005 vàĐiều 27 Luật Người
khuyết tật 2010 (Luật), người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với
độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh. Học
cũng được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà
khả năng của cá nhân không thể đáp ứng (chẳng hạn môn giáo dục thể chất với
người khuyết tật vận động); được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản
đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập (giáo
trình cho người khiếm thị, xe lăn,…). Bên cạnh đó, người khuyết tật còn được
cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần
thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ kí hiệu; người khuyết
tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia. Có thể nói, so với hệ
3


thống quy định còn sơ sài và không đầy đủ trước đây tại Pháp lệnh Người tàn tật
năm 1998 (Điều 15), thì nay Luật đã bổ sung thêm nhiều quy định tiến bộ và phù
hợp hơn với tình hình kinh tế – xã hội – văn hóa của đất nước trong thời kì mới.
2. Các quy định về phương thức giáo dục người khuyết tật:

Phương thức giáo dục người khuyết tật cũng là một vấn đề đặc thù cần có sự

điều chỉnh riêng của pháp luật. Điều này xuất phát từ thực tế rằng bản thân người
khuyết tật thường có xu hướng xa lánh cộng đồng bởi tâm lý tự ti, mặc cảm.
Ngược lại, bản thân cộng đồng xã hội – với nhận thức nhìn chung còn hạn hẹp về
người khuyết tật – cũng thể hiện thái độ xa lánh, coi thường, phân biệt và kì thị
đối với những con người có khiếm khuyết trên cơ thể này. Có thể khẳng định đây
là rào cản lớn nhất, ngăn cản sự hòa nhập của người khuyết tật với xã hội – một
vấn đề đi ngược lại với nguyên tắc bình đẳng, cấm phân biệt đối xử của pháp luật
người khuyết tật. Chính vì lí do đó, pháp luật đã được xây dựng để làm sao đưa ra
được những phương thức giáo dục phù hợp nhất, để một mặt, đảm bảo phù hợp
với tâm lý, thái độ, tình cảm của người khuyết tật, mặt khác từng bước phá bỏ rào
cản hội nhập để từ đó đưa những người khuyết tật và xã hội đến gần nhau hơn, để
người khuyết tật được cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ đầy đủ hơn trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, Luật quy định ba phương thức áp dụng trong giáo dục đối với
người khuyết tật đó là giáo dục chuyên biệt, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục
hòa nhập.Đây là những quy định trên cơ sở kế thừa pháp lệnh cũ (Điều 16), đồng
thời có sự bổ sung cần thiết và chi tiết hơn. Theo đó:
- Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết
tật trong cơ sở giáo dục. Học sinh được đào tạo “tách biệt trong một lớp học hoặc
một trường học đặc biệt. Hầu hết các trường, lớp chuyên biệt tập trung vào hỗ
trợ sự phát triển các kĩ năng cá nhân và kĩ năng xã hội để học sinh có thể sống
độc lập tới mức tối đa sau khi hoàn thành xong chương trình”3;
3

“Giáo dục đặc biệt” – Xem tại:
/>
4


- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung, ở mức độ cao hơn và về
bản chất chính là “việc hòa nhập học sinh khuyết tật và bình thường trong cùng

một lớp học”4. Đây được coi là phương thức chủ yếu đối với người khuyết tật bởi
nó tương đối hiệu quả và đạt được các mục tiêu mà giáo dục đối với người khuyết
tật đặt ra – phá bỏ rào cản để giúp người khuyết tật hòa nhập với xã hội. Giáo dục
hòa nhập được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây là phương thức
giáo dục đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả mọi người với những đặc điểm về
kinh tế, văn hóa, dân tộc, khuyết tật hay không khuyết tật. Chỉ khi trường phổ
thông không đáp ứng được nhu cầu và khả năng riêng biệt của trẻ thì các giải
pháp thay thế như giáo dục hội nhập, giáo dục chuyên biệt mới được xem
xét5.Phương thức này thường được áp dụng đối với người khuyết tật có khả năng
học tập cùng với người không khuyết tật;
- Phương pháp thứ ba - giáo dục bán hòa nhập - là phương thức giáo dục kết
hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong
cơ sở giáo dục. Phương thức này cũng được thực hiện trong trường hợp chưa đủ
điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Việc lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với mỗi cá nhân người khuyết
tật được khuyến khích thực hiện và được coi như là quyền, nghĩa vụ của người
khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và
cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển khả năng của
mình. Về mặt chính sách, Nhà nước cũng khuyến khích người khuyết tật học tập
theo phương thức giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện
nay là nhiều cộng đồng dân cư, thậm chí một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lí,
vẫn chưa tin tưởng vào khả năng học tập và hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết
tật. Do đó, nhiều người vẫn cho rằng trẻ khuyết tật chỉ nên học ở các trường lớp
chuyên biệt, không thể hòa nhập trong hệ thống giáo dục phổ thông6.
4

Xem footnote 3.
Xem footnote 3.
6
“Vẫn còn 700.000 trẻ khuyết tật chưa từng đến trường”. Xem tại:

/>5

5


3. Trách nhiệm của một số chủ thể trong giáo dục đối với người khuyết tật:

Để có thể được phát triển một cách toàn diện, con người cần phải có một môi
trường và một chế độ giáo dục thích hợp, đối với người khuyết tật cũng vậy, họ
cũng cần được hưởng một nền giáo dục phù hợp để phát triển. Và, để góp phần
vào công cuộc xây dựng một môi trường giáo dục như vậy, pháp luật đã quy định
trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong hoạt động giáo dục đối với người
khuyết tật. Cụ thể là:
- Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục:
Điều 29 Luật và Điều 82 Luật Giáo dục quy định nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật sẽ được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ
năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật. Bên cạnh đó, họ được hưởng
chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 7 Nghị định
28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 hướng dẫn Luật Người khuyết tật 2010.Như
vậy, bên cạnh những tiêu chuẩn chung của một nhà giáo, của các cán bộ quản lí
thì để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục người khuyết tật, họ còn cần có những kĩ
năng, chuyên môn nghiệp vụ riêng. Bên cạnh đó, việc giáo dục người khuyết tật
thực sự vất vả hơn nhiều so với giáo dục đối với những người bình thường nên
Nhà nước cũng cần phải có những chính sách đãi ngộ phù hợp với công việc và
chuyên môn của họ như họ được đầu tư đào tạo, được bồi dưỡng cập nhật về
chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời họ được hưởng các chế độ ưu đãi, các chế độ
phụ cấp và chính sách theo quy định của Nhà nước.
- Đối với cơ sở giáo dục:
Người khuyết tật chỉ có thể thực hiện quyền học tập của mình khi có các cơ

sở giáo dục có điều kiện dạy và học phù hợp với khuyết tật của họ. Do đó, bên
cạnh quy định trách nhiệm của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, để cho hoạt
động giáo dục người khuyết tật được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả
trên thực tế, pháp luật còn ghi nhận trách nhiệm của một chủ thể góp phần đặc
6


biệt quan trọng trong công tác giáo dục người khuyết tật – đó là các cơ sở giáo
dục. Tuy nhiên, theo một khảo sát vào năm 2010 7, mạng lưới các cơ sở giáo dục
cho người khuyết tật còn rất thiếu và chất lượngchưa đảm bảo, năm 2002 cả nước
mới có 90 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật,đến năm 2008 cũng
mới chỉ có 105 cơ sở và đến năm 2010 cũng mới chỉ tăng thêm 02 cơ sở đưa
tổngsố cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật lên 107 cơ sở. Ngoài ra,
đội ngũ cán bộquản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên chuẩn tối thiểu về năng lực
giáo dục trẻ khuyết tật cònthiếu nghiêm trọng. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi
của người khuyết tật, Luật đã tiếp tục sửa đổi và quy định các nguyên tắc cơ bản
nhất để qua đó, ràng buộc các cơ sở giáo dục trách nhiệm phải đảm bảo và tạo
điều kiện học tập và tiếp cận với cơ hội học tập một cách tốt nhất cho người
khuyết tật. Cụ thể, Điều 30 Luật quy định cơ sở giáo dục phải bảo đảm các điều
kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chối tiếp nhận
người khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, các cơ sở
này phải thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm
điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Bên cạnh việc đặt ra trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục, thì pháp luật cũng
giao trách nhiệm giáo dục người khuyết tật cho các trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập. Đây là một quy định mới so với Pháp lệnh người tàn tật cũ.
Theo đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội
dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục,
tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật. Điều
31 Luật đã nghi nhận khá cụ thể, chi tiết và rõ ràng các nhiệm vụ của trung tâm

như sau:
+ Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

7

Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, “Báo cáo thường niên về hoạt động hỗ trợ người
khuyết tật Việt Nam”, 2010, trang 19. Tải về tại:
/>
7


+ Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa
chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức
giáo dục phù hợp;
+ Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
+ Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù
hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
- Đối với Nhà nước:
Nhà nước là chủ thể có quyền điều hành và quản lý cao cấp nhất, quyền lực
nhất của xã hội. Do đó, Nhà nước về nguyên tắc phải là đối tượng có nhiệm vụ
lớn nhất trong việc đảm bảo hoạt động giáo dục đối với người khuyết tật. Cụ thể,
theo quy định của Luật và Luật Giáo dục, Nhà nước phải tạo điều kiện để người
khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật,
thông qua các hoạt động như thành lập và khuyết khích thành lập các trường lớp
dành cho người khuyết tật, giúp cho các đối tượng này được phục hồi chức năng,
được học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời, Nhà nước phải
ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường
chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập, có chính sách ưu đãi đối với
các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.

III.

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông
đối với người khuyết tật tại Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn:

Trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Xã Đàn là trường chuyên biệt trực thuộc Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, được thành lập từ năm 1977. Trước năm 1998,
trường PTCS Xã Đàn chỉ nhận chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng và dạy
nghề cho học sinh khiếm thính trên địa bàn Thủ Đô. Từ năm 1998, để tạo môi
trường hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trường PTCS Xã Đàn đã tuyển sinh các
lớp mầm non, tiểu học và THCS bình thường. Đây là môi trường giáo dục thân
8


thiện và nhân văn, vừa mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật cũng như học sinh bình
thường.
Từ những năm tháng khó khăn trước đây cũng như hiện nay, trường PTCS Xã
Đàn luôn luôn là một trong những trường hàng đầu về giáo dục trẻ khuyết tật của
Thủ Đô và cả nước.
Hiện nay trường PTCS Xã Đàn đang chăm dạy 400 học sinh, trong đó có gần
50% học sinh khiếm thính và một số học sinh kèm theo những tật chứng khác
như chậm phát triển trí tụê, tự kỷ, khuyết tật vận động và những học sinh có vấn
đề hành vi. Một số học sinh học ở các lớp riêng biệt, có giáo viên riêng, được đào
tạo về chuyên ngành giáo dục đặc biệt, được gọi là học sinh học chuyên biệt.
Những học sinh có nhiều tiến bộ, có hành vi ứng xử phù hợp, có khả năng hoà
nhập cộng đồng tốt được chuyển sang học ở các lớp bình thường, được gọi là học
hoà nhập. Sau 15 tuổi, 100% học sinh khiếm thính được hướng nghiệp dạy nghề.
Hiện nay, trường có khả năng tiếp nhận từ 600 đến 700 học sinh, tạo môi
trường hoà nhập cho học sinh khiếm thính từ bậc học mầm non đến THCS. Để
đảm bảo môi trường họp tập tốt cho các học sinh, trường đã trang bị hệ thống cơ

sở vật chất tương đối đầy đủ, với khuôn viên rộng rãi, môi trường giáo dục thân
thiện;đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy;có phòng tin học, thư viện đạt
chuẩn; có phòng tập đa năng, có sức chứa 300 – 350 người; có bếp ăn bán trú;
phòng tư vấn tâm lý; phòng dạy cá nhân cho học sinh khiếm thính. Ngoài ra, để
tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục, trường còn xây dựng và phát triển các
mối quan hệ quốc tế với các tổ chức trong và ngoài nước như Hà Lan, Úc, Nhật
Bản,… trường còn là một trong hai trường được Hội bảo vệ quyền trẻ em chọn
làm đơn vị thí điểm dạy kỹ năng sống và quản lý tài chính – xã hội, một dự án
của tổ chức Aflatoun của Hà Lan.
Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ở trường PTCS Xã Đàn hiện nay đang gặp
không ít khó khăn. Các em nhỏ ở trường Xã Đàn hoặc bị câm điếc bẩm sinh,
hoặc vì một tai biến do bệnh tật mà không thể nói, nghe bình thường. Do đó, dù
9


các lớp một ở đây nhiều thì 21 em, ít thì 15-16 em nhưng các cô giáo lúc nào
cũng bận rộn.Ngôn ngữ của các em học sinh khiếm thính còn rất hạn chế, dù
được trang bị máy nghe, nhưng không phải vì thế mà các em hiểu hết được những
điều thầy cô nói, vì thế lớp học chỉ có thể duy trì rất ít học sinh. Có lớp chỉ từ 4-7
học sinh. Bởi việc dạy cũng không dễ dàng gì, không chỉ nói, thầy cô còn phải
diễn đạt thế nào để các em tiếp thu được bài một cách tương đối. Hơn nữa, do
điều kiện cơ sở vật chất của trường, nhìn chung, vẫn cũng còn thiếu thốn, các
trang thiết bị dạy học hiện đại, internet chưa có, nên học sinh chưa có điều kiện
mở mang thêm. Một bài giảng với trẻ bình thường có thể là 1 buổi, nhưng với các
cháu ở đây có thể 3 buổi, 4 buổi, thậm chí sau đó thầy cô phải nhắc lại sợ các em
quên. Có những em nhỏ đến 10 tuổi vào lớp 1 vẫn còn rất chậm chạp,thầy cô vẫn
phải dạy mọi thứ, từ cách đi vệ sinh đúng cách, cách cầm thìa ăn cơm. Lớp học
không có cô giáo dọn vệ sinh riêng, trong lớp vẫn còn các em chưa tự chủ được
hành vi. Thầy cô luôn nhiệt tình chăm sóc các e một cách chi đáo nhất. Ngoài ra,
do không có giáo trình riêng cho trẻ khiếm thính nên các thầy cô giáo trường

PTCS Xã Đàn phải tự biên soạn từ sách dạy cho các em từ bộ sách giáo khoa
chuẩn của Bộ GD- ĐT. ngoài việc lên giáo án tỉ mỉ, buổi tối với các cô dạy trẻ
khiếm thính là thời gian để làm đồ dùng học tập, vẽ tranh, scan tranh ảnh, làm đồ
chơi để các em tiếp thu bài nhanh hơn8.

8

Các thông tin được thu thập từ một số thành viên của nhóm, cũng như từ việc tham khảo hai nguồn sau đây:
“Bát ngát những tấm lòng ở trường khiếm thính Xã Đàn”. Xem tại:
/>“Giới thiệu về trường PTCS Xã Đàn”. Xem tại:
/>
10


Một số hình ảnh thực tiễn

Thầy trò trường PTCS Xã Đàn trong buổi chào cờ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt
Nam 20.11 sáng ngày 18. 11.

Một học trò đang lúng túng với phần đánh vần bằng tay từ “múa”.

11


Cô Nguyễn Bích Hảo đang dạy các em học sinh khiếm thính đánh vần.

Nụ cười hồn nhiên của các em nhỏ khiếm thính PTCS Xã Đàn.

12



Hình ảnh do nhóm thực hiện

Mục tiêu của nhà trường là chậm và chắc.

13


Trẻ đùa nghịch vốn dễ gây tổn thương trong sinh hoạt,với trẻ khuyết tật khả năng
xảy ra còn cao hơn nên dụng cụ ý tế luôn được sẵn sàng ngay cả ở hành lang.

14


Một giờ học bình thường với một lớp học đặc biệt.

15


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật Giáo dục năm 2005
2. Luật Người khuyết tật năm 2010
3. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân, 2011
4. />5. “Giáo dục đặc biệt” – Xem tại:
/>option=com_content&task=view&id=1228&Itemid=810
6. “Vẫn còn 700.000 trẻ khuyết tật chưa từng đến trường”. Xem tại:
/>7. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, “Báo cáo
thường niên về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam”, 2010, trang
19. Tải về tại:

/>%20in.PDF
8. Các thông tin được thu thập từ một số thành viên của nhóm, cũng như từ
việc tham khảo hai nguồn sau đây:
- “Bát ngát những tấm lòng ở trường khiếm thính Xã Đàn”. Xem tại:
/>- “Giới thiệu về trường PTCS Xã Đàn”. Xem tại:
/>
16



×