Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chế tài trong thương mại môn luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.93 KB, 9 trang )

MÔN HỌC:

LUẬT THƯƠNG MẠI 2
GVHD : TS. Lê Văn Hưng

DANH SÁCH NHÓM 10:
1- Nguyễn Thị Như Phương
2- Nguyễn Thị Điệp
3- Hoàng Văn Nhân


A- CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và các loại chế tài trong thương mại
1.1 Khái niệm chế tài trong thương mại
Chế tài trong thương mại:
- là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên vi phạm hợp đồng trong thương
mại.
- ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thương mại.
- nhằm bảo vệ quyền lợi trong quan hệ hợp đồng hợp tác kinh tế.
Căn cứ áp dụng chế tài
- có hành vi vi phạm (thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ
trong HĐ), căn cứ này áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài.
- có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra – căn cứ này bắt buộc phải được viện
dẫn khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
- có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐ và thiệt hại thực tế
- có lỗi của bên vi phạm, đây là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với
tất cả các loại chế tài
1.2 Các loại chế tài: ( Điều 292 LTM 2005)
a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297, 298, 299): bên bị vi phạm
yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo HĐ, hoặc dùng các biện
pháp khác để HĐ được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí phát sinh


Căn cứ áp dụng: có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm.
Trong thời gian áp dụng chế tài này, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại và phạt vi phạm, nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài này trong thời gian do bên bị
vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài khác để bảo vệ
quyền lợi của mình.
b) Phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng: (Điều 300, 301)
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy
đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên, ảnh


hưởng đến quyền và lợi ích của bên bị vi phạm. Bên vi phạm sẽ trả cho bên bị
vi phạm 1 khoản tiền nhất định do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ: có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có thỏa thuận giữa
các bên trong hợp đồng.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ HĐ hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị vi phạm.
c) Bồi thường thiệt hại (Điều 302, 303, 304, 305, 306): được áp dụng để
bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra,
ảnh hưởng đến lợi ích vật chất của bên bị vi phạm
Căn cứ: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, có lỗi của bên vi phạm
Nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu các bên có thỏa thuận phạt vị phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp
dụng cả 2 chế tài: bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm.
d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308, 309): là việc một bên tạm
thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Căn cứ:
- xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận hành vi vi phạm này là

điều kiện để tạm ngừng thực hiện HĐ
- một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ
- khi HĐ bị tạm ngừng thì HĐ vẫn còn hiệu lực, bên bị vi phạm có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại
Bên tạm ngừng thực hiện HĐ phải báo cho bên kia biết về việc tạm
ngừng. Trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên kia.
e) Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310, 311): là việc một bên chấm dứt
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Căn cứ:
- xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình
chỉ HĐ


- một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của HĐ.
Khi HĐ bị đình chỉ thực hiện thì HĐ chấm dứt từ thời điểm 1 bên nhận
được thông báo đình chỉ. Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ HĐ.
+ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc
thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định
của Luật thương mại.
Bên đình chỉ thực hiện HĐ phải thông báo cho bên kia về việc đình chỉ.
f) Hủy bỏ hợp đồng (Điều 312, 313, 314): là việc một bên chấm dứt thực
hiện nghĩa vụ HĐ làm cho HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết
Căn cứ :
- xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ HĐ
- 1 bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ
2. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm: Điều 294;
Điều 295 LTM 2005
+ Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:

- xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
- sự kiện bất khả kháng
- hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
- hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm.
3. Giải quyết tranh chấp trong thương mại:
a) Thương lượng giữa các bên
b) Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các
bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải
c) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án


Khi có tranh chấp phát sinh, nếu thương lượng và hòa giải vẫn chưa thành
công, các công ty nên xử lý tranh chấp tại cơ quan trọng tài xét xử trong thương
mại đầu tiên (Luật trọng tài thương mại 2010; nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng
dẫn Luật trọng tài thương mại). Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có
nhiều ưu điểm như:
- Trình tự thủ tục xét xử đơn giản, gọn, tiết kiệm thời gian cho thương nhân
(vì trong quá trình giải quyết tranh chấp, họ có nhiều hoạt động kinh
doanh khác, không phải vì một vụ tranh chấp làm ảnh hưởng tới toàn bộ
hoạt động của doanh nghiệp)
- Xét xử kín, giữ bí mật kinh doanh của các bên tham gia.
- Đội ngữ các trọng tài viên là những người có chuyên môn cao, nên xử lý
khác chuẩn xác.
- Phán quyết của trọng tài thương mại cũng có hiệu lực như phán quyết của toà
án.
Trong trường hợp các bên không đồng ý với xét xử của trọng tài hoặc

không đưa ra trọng tài thương mại xét xử, thì cơ quan tiếp theo là tòa án. Tuy
nhiên, tòa án có những nhược điểm như:
- Xét xử công khai, nên việc giữ bí mật kinh doanh (nếu có) là khó thực
hiện.
- Trình tự thủ tục phức tạp, mất thời gian.
- Việc xử lý không chuẩn xác.
4. Thời hạn khiếu nại: (Điều 318 LTM 2005)
a) Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
b) Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá;
trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ
ngày hết thời hạn bảo hành;
c) Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành
đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
5. Thời hiệu khởi kiện (Điều 319 LTM 2005): 02 năm kể từ thời điểm
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm


B- TÌNH HUỐNG VỀ CHẾ TÀI
1) Tình huống 1:

Công ty TNHH thương mại A có trụ sở tại quận 1 Thành phố HCM ký
hợp đồng bán hàng thủ công mỹ nghệ cho Công ty B có trụ sở tại Toronto,
Canada thông qua Văn phòng đại diện của công ty này tại Việt Nam, qua một
hợp đồng bằng fax vào ngày 30 tháng 5 năm 2009. Theo hợp đồng, A sẽ bán cho
B 10.000 mặt hàng ghế mây và 20.000 kệ đựng báo chất liệu bằng mây với chất
lượng hàng hóa đã được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Tổng giá trị hợp
đồng là 100.000 USD. Với những điều kiện sau:
- Chuyến hàng đầu tiên sẽ được giao vào ngày 30 tháng 6 năm 2009 gồm: 5.000
ghế mây và 5.000 kệ đựng báo.

- Chuyến hàng thứ hai sẽ được giao vào ngày 15 tháng 7 năm 2009 gồm: 10.000
kệ đựng báo .
- Chuyến hàng thứ ba sẽ được giao vào ngày 30 tháng 8 năm 2009 gồm: 5.000
ghế mây và 5.000 kệ đựng báo.
- Thanh toán bằng L/C có xác nhận và không hủy ngang.
- Đảm bảo thực hiện hợp đồng trị giá 5% tổng trị giá hợp đồng do bị đơn cấp “
ngay sau khi L/C tương ứng được mở”.
Chuyến hàng đầu tiên đã được giao vào ngày 30 tháng 6 năm 2009 theo
như hợp đồng. Tuy nhiên, đến chuyến hàng thứ 2 thì A thông báo cho B bằng
Telex rằng do mưa lớn, thiếu nhiện liệu và giá cả tăng cao nên không thể giao
hàng theo đúng hợp đồng. Vì thế, chuyến hàng thứ 2 sẽ được giao vào ngày 30
tháng 7 năm 2009 và bên B đã đồng ý.
Nhưng sau đó, A không hề có động thái gì và thực tế đã không tiến hành
giao chuyến hàng thứ 2. Ngày 20 tháng 8, 2 bên gặp nhau để bàn bạc về việc
thực hiện hợp đồng. A viện cớ rằng mình phải chịu những tổn thất do giá dầu
tăng đề nghị tăng thêm 30% hợp đồng. B không chấp nhận yêu cầu này. Vì thế
A muốn hủy bỏ hợp đồng vì lý do bất khả kháng và đòi được thanh toán tiền
hàng cho chuyến hàng đầu tiên đã giao.
Được biết trong hợp đồng hai bên thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng
là 20% và không thoả thuận điều khoản bồi thường thiệt hại
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không
đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên
hoặc theo quy định của Luật Thương mại.
Luật Thương mại 2005 quy định: Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu


cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp
đồng có thoả thuận.
Phạt vi phạm chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận
cụ thể trong hợp đồng. Điều này có nghĩa phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa

các bên nên một bên không thể yêu cầu bên kia phải chịu phạt vi phạm nếu các
bên không có thỏa thuận trong hợp đồng về vấn đề này. Tuy nhiên trên thực tế,
vẫn có những trường hợp một bên đòi được phạt vi phạm mặc dù các bên không
hề có quy định gì về vấn đề này, đơn giản chỉ vì nghĩ rằng mình có quyền được
pháp luật bảo vệ trong trường hợp quyền và lợi ích của mình đã không được bên
kia tuân thủ theo hợp đồng.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì việc thoả thuận về phạt vi
phạm chỉ xảy ra nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. Điều này có thể hiểu là phải
có thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Nhưng quy định như trên của pháp luật
là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, nếu như các
bên chưa quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng thì họ vẫn có quyền quy
định một điều khoản ngoài hợp đồng, độc lập với hợp đồng và có thể giao kết
sau khi hợp đồng được ký kết thì vẫn có hiệu lực thi hành bình thường như đã
được quy định trong hợp đồng từ trước.
Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng, nên
khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên
chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại mà thôi. Trong trường hợp các bên có
thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi
phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với
nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá
trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Cũng theo quy định này thì mức phạt vi
phạm là 8% trên giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Có thể hiểu quy định
này là mức phạt thực tế mà các bên có thể đưa ra là 8% nhưng phải là trên phần
nghĩa vụ bị vi phạm. Vì vậy, phải xác định được phần nghĩa vụ bị vi phạm là bao
nhiêu để có thể tính toán ra số tiền phạt vi phạm thực tế. Việc hiểu và chứng
minh thế nào là giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm hoàn toàn không đơn
giản. Chưa kể việc đánh giá, kết luận trong trường hợp phải đưa ra Tòa án giải
quyết thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của Thẩm phán hoặc Hội
đồng xét xử.

Do đó việc hai bên thỏa thuận với nhau về việc phạt vi phạm là 20% giá
trị hợp đồng là không phù hợp với Luật Thương mại, do đó Công ty A viện cớ lý
do bất khả kháng là mưa lớn, thiếu nhiên liệu, giá cả tăng nên vi phạm thời gian
giao hàng là không đúng, Công ty A đã vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty B
cũng không thể phạt vi phạm hợp đồng với mức 20% giá trị hợp đồng, mà chỉ có
thể áp dụng mức phạt là 8% giá trị hợp đồng.


2) Tình huống 2:
Trong một hợp đồng cung cấp lắp đặt 200 máy tính giữa Công ty TNHH
thiết bị văn phòng TH với Công ty SXTM TBA. Trong hợp đồng, các bên thỏa
thuận nếu bên lắp đặt không thực hiện đúng hợp đồng về lắp đặt thiết bị đúng
các chi tiết kỹ thuật, hoặc không đúng tiến tiến độ thì chịu phạt và bồi thường
100% giá trị hợp đồng, thực tế giá trị hợp đồng là 2 tỷ đồng. Trong quá trình
thực hiện, bên lắp đặt không thực hiện đúng tiến độ lắp đặt theo quy định của
HĐ là 5 ngày (theo biên bản giám định thì tỷ lệ hoàn thành mới chỉ đạt 50%
khối lượng). Việc lắp đặt trễ khiến công ty SXTM TBA không kịp cho thuê trụ
sở theo đúng HĐ cho thuê đã ký trước đó nê phải bồi thường theo HĐ 500 triệu
đồng. Vì vậy, Công ty SXTM TBA đã khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng và đòi
tiền phạt và bồi thường theo thoả thận tại hợp đồng (100% giá trị hợp đồng hay
2 tỷ đồng). Tranh chấp được giải quyết qua hai cấp xét xử của tòa án, với các
bản án tuyên buộc Công ty TNHH thiết bị văn phòng TH phải trả một khoản
tiền về phạt vi phạm bằng 100% giá trị hợp đồng cho Công ty SXTM TBA đúng
như thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã ký.
Điều 229, khoản 1 LTM 2005 quy định: “ Bồi thường thiệt hại là việc bên có
quyền lợi vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng gây ra”. Theo Điều 230 của LTM, để có thể áp dụng chế tài buộc bồi
thường thiệt hại cần có các yếu tố sau:
- Có hành vi vi phạm Hợp đồng
- Có thiệt hại vật chất

- Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất
- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng
Nếu một trong bốn yếu tố trên không thỏa thì không thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại, chẳng hạn nếu có hành vi vi phạm hợp đồng mà không phát


sinh thiệt hại thì vẫn không phải bồi thường. Theo như ví dụ trên ta thấy có
hành vi vi phạm: giao và lắp đặt trễ hạn, không đúng tiến độ quy định trong
Hợp đồng, có thiệt hại vật chất: lắp đặt trễ nên không giao kịp cho đối tác bị
phạt 500 triệu đồng, có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm dẫn đến thiệt hại là
500 triệu đồng tiền phạt do lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Điều 229 khoản 1
LTM quy định số tiền thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi
đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm
hợp đồng gây ra. Theo đó , số tiền bồi thường thiệt hại bao gồm: Giá trị tổn thất
thực tế trực tiếp tức là chi bồi thường những thiệt hại trực tiếp, thực tế xảy ra
tức 500 triệu đồng mà Công ty SXTM TBA phải bồi thường là 500 triệu đồng.
Như vậy việc phán quyết công ty Công ty TNHH thiết bị văn phòng TH phải trả
tiền bồi thường thiệt hại là đúng. Tuy nhiên còn số tiền phải bồi thường thiệt hại
là 100% giá trị hợp đồng thì có ý kiến cho rằng việc bồi thường như vậy không
thỏa theo quy định của Luật Thương mại do trong quy định Luật này mức bồi
thưởng được tính trên tổn thất thực tế tức là 500 triệu đồng.
Đối với doanh nghiệp khi thỏa thuận về những khoản bồi thường hay tiền
phạt trong hợp đồng, cần thỏa thuận rõ và tách biệt đâu là tiền bồi thường, đâu
là tiền phạt. Bởi nếu không rõ ràng hoặc mô tả rằng đó là khoản tiền phạt vi
phạm mà số tiền phạt vượt quá mức quy định thì phần vượt quá như vậy không
có giá trị pháp lý. Mặt khác, nếu cho rằng đó là một khoản tiền bồi thường mà
các bên thỏa thuận trước thì cũng không phù hợp vì Luật Dân sự và Luật
Thương mại hiện hành không quy định về trường hợp các bên được ấn định một
khoản tiền bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.




×