Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nhóm hàng không phân tích những nội dung pháp lý cơ bản của tổ bay của tàu bay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.31 KB, 6 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2
MÔN

LUẬT VẬN CHUYỂN
HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ.
Đề bài: Phân tích những nội dung pháp lý cơ bản
của tổ bay của tàu bay.

LỚP
NHÓM

: QT33A
: QT33A 2

Hà Nội, 2011


I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TỔ BAY.
Hiện nay trên thế giới chưa có một khái niệm cụ thể về tổ bay của tầu bay
mà chỉ liệt kê thành viên của tổ bay. Theo ghi nhận tại Phụ lục 1 của CƯ
Chicago, tổ bay bao gồm những người có bằng điều khiển tầu bay và được
giao nhiệm vụ điều khiển tầu bay trong thời gian bay. Tuy nhiên, thường pháp
luật của các nước trên thế giới coi khái niệm tổ bay rộng hơn. Theo pháp luật
Việt Nam, Điều 71 Luật HKDD quy định: “tổ bay bao gồm những người
được khai thác tầu bay chỉ định để thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
Thành phần của tổ bay bao gồm: Tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân
viên hàng không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay.”
Việc xác định khái niệm tổ bay có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan


trọng bởi nó gắn liền với việc điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực hàng không
liên quan đến tổ bay của tầu bay.
II. NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA TỔ BAY.
1. Thành phần của tổ bay.
Hiện nay có khá nhiều ĐƯQT và các Hiệp định song phương, đa phương
quy định về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của ngành HKDD quốc tế, tuy
nhiên, trên thực tế, vẫn chưa có một văn bản chính thống nào quy định rõ ràng
về vấn đề thành phần tổ bay của tàu bay mà vấn đề này chủ yếu được quy
định cụ thể trong pháp luật quốc gia của từng nước.
Theo quy định tại Điều 71 Luật HKDD VN, thành phần tổ bay bao gồm tổ
lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác theo yêu cầu thực
hiện chuyến bay. Trong đó, thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều
khiển tàu bay, bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù
hợp với loại tàu bay. Quy định này đã khẳng định sụ quan trọng của tổ lái khi
quy định này, “Tàu bay chỉ được phép thực hiện chuyến bay khi có đủ thành
phần tổ lái theo quy định của pháp luật quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc
gia của người khai thác tàu bay.”
Ngoài thành phần tổ lái thì tiếp viên hàng không cũng là một thành phần
khá quan trọng trong chuyến bay. Theo quy định tại Điều 73 Luật HKDD VN,
tiếp viên hàng không là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành
khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người
khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện
nhiệm vụ của thành viên tổ lái. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các nhân viên
kỹ thuật và một số nhân viên khác theo yêu cầu của từng chuyến bay.
2. Quốc tịch của thành viên tổ bay.
Nhóm 2 – QT33A

1



Trong CƯ Chicago không có quy định cụ thể về quốc tịch của các thành
viên tổ bay mà mỗi quốc gia tự xây dựng những quy định riêng cho mình
trong việc xác định quốc tịch của thành viên tổ bay. Tuy nhiên, nhìn chung
hiện nay các nước đều hạn chế việc tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc
thường xuyên với tư cách là thành viên của tổ bay (mà chủ yếu là tổ lái), chỉ
trong những trường hợp đặc biệt mới cho phép nhận người nước ngoài vào
làm việc tạm thời với tư cách là thành viên tổ bay.
Cũng theo xu hướng chung đó, tại luật HKDD VN cũng quy định thành
viên tổ bay là công dân Việt Nam, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết
có thể là công dân nước ngoài. Ví dụ, ba Hiệp định hàng không giữa Việt
Nam và Trung Quốc 8/3/1992, với Pháp 14/4/1977, với Thụy Sĩ 6/12/1979
đều ghi nhận nguyên tắc “các nhân viên tổ lái phải là công dân của bên kí kết
này hoặc bên kí kết kia trừ khi có sự thỏa thuận riêng.”
Lý do mà các quốc gia áp dụng các nguyên tắc trên để xác định quốc tịch
của thành phần tổ bay đó là:
- Thứ nhất, đây có thể coi là một giải pháp phòng ngừa, đảm bảo an ninh
quốc gia, an ninh hàng không, giữ gìn bí mật quốc gia và bí mật ngành. Hàng
không là tuyến đường huyết mạch của đất nước nên việc tiếp nhận người
nước ngoài vào làm việc trong tổ bay sẽ là một quyết định mạo hiểm, có thể
xuất hiện những rủi ro ngoài ý muốn. An ninh HKDD là nhiệm vụ quan trọng
của ngành HKDD VN nhằm bảo vệ hoạt động HKDD đối phó với các hành vi
can thiệp bất hợp pháp, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội tại các địa bàn hoạt động HKDD. Bên cạnh đó, quy định như vậy
phù hợp với các quy định khác của pháp luật quốc gia do quy chế pháp lý của
người nước ngoài bị hạn chế hơn so với công dân nước sở tại do những lí do
nhất định.
- Thứ hai, là việc tiếp nhận công dân nước mình vào làm việc thì sẽ dễ dàng
quản lý, giám sát hơn so với những người nước ngoài. Như đã trình bày, quy
chế pháp lý của người nước ngoài so với công dân nước sở tại sẽ có điểm
khác biệt, do đó công tác kiểm tra, giám sát quản lý sẽ khó khăn hơn.

3. Địa vị pháp lý của tổ bay.
Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về địa vị pháp lý của tổ bay
mà quy định riêng về các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ bay
như quyền và nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay, thành viên tổ bay.Việc quy
định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ của các thành phần tổ bay như vậy góp phần
làm cơ sở cho việc tổ chức chuyến bay được thực hiện một cách chuyên
nghiệp và an toàn nhất.
Nhóm 2 – QT33A

2


a. Địa vị pháp lý của người chỉ huy tàu bay.
Địa vị pháp lý của người chỉ huy tày bay được quy định tại các điều 74, 75,
76 Luật HKDD VN 2006; tại chương III (các điều từ điều 5 đến điều 10) CƯ
Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế.
Theo pháp luật HKDD VN, người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được
người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay (đối với hoạt động hàng
không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ
định). Người chỉ huy tàu bay có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách
nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người
và tài sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay. Pháp luật VN quy
định khá chi tiết và cụ thể về các quyền hạn cũng như trách nhiệm của người
chỉ huy tàu bay, bao gồm các quyền và nghĩa vụ như:
- Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến nghiệp vụ kỹ thuật như: Quyết định
và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến bay, quay trở lại
nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp;…
- Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự trên
chuyến bay như: được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người
thực hiện một trong các hành vi như phạm tội, đe dọa an ninh hàng không, sử

dụng ma túy, phá hoại,… và giao những người thực hiện các hành này cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân
bay gần nhất.
Khác với pháp luật VN, CƯ Chicago không quy định cụ thể nhiều quyền và
nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay như vậy mà chủ yếu tập trung quy định về
quyền và nghĩa vụ đảm bảo an ninh trật tự trên chuyến bay của người chỉ huy
tàu bay. Ngoài việc quy định những biện pháp ngăn chặn mà người chỉ huy
tàu bay được sử dụng khi có cơ sở cho rằng một người nào đó có hành vi đe
dọa hoặc uy hiếp đến an ninh trật tự trên chuyến bay, CƯ còn quy định người
chỉ huy tàu bay trong các trường hợp đó có quyền và có nghĩa vụ giao nộp
người thực hiện hành vi đó tại bất cứ lãnh thổ nước nào mà chuyến bay đi
qua, khi phát hiện hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp này CƯ quy định,
người chỉ huy tàu bay cần liên lạc với các nhà chức trách của Quốc gia đó và
cung cấp chứng cứ theo pháp luật của quốc gia đó để chứng minh hành vi
phạm tội của người bị giao nộp.
b. Địa vị pháp lý của các thành viên tổ bay.
Theo quy định của pháp luật VN, quyền của thành viên tổ bay được xác
định theo hợp đồng lao động. Thành viên tổ bay có nghĩa vụ tuân thủ mệnh
lệnh của người chỉ huy tàu bay.
Nhóm 2 – QT33A

3


CƯ Chicago không có điều khoản cụ thể quy định về quyền và nghĩa vụ
của thành viên tổ bay mà quy định rải rác ở các điều luật. Theo quy định tại
điều 32 và 33 của CƯ, phi công và thành viên khác trong tổ lái của mỗi tàu
bay thực hiện giao lưu quốc tế phải có chứng chỉ về khả năng và văn bằng của
quốc gia nơi có tàu bay cấp hoặc làm cho có giá trị, ngoài ra còn phải được
các quốc gia ký kết khác công nhận giá trị, với điều kiện là các yêu cầu mà

các chứng chỉ và văn bằng đó được cấp hoặc được làm cho có giá trị phải
ngang bằng hoặc trên tiêu chuẩn tối thiểu đã được thiết lập cho từng thời kỳ
theo CƯ.
Ngoài ra các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các thành viên tổ bay còn được
quy định chi tiết trong các văn bản khác như Nghị định số 27/2011/NĐ-CP về
cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập
cảnh Việt Nam qua đường hàng không,… bên cạnh các văn bản do các công
ty hàng không ban hành, như Quy định cấp vé, đặt giữ chỗ và xếp chỗ cho tổ
bay đi làm nhiệm vụ ban hành theo Quyết định số 1567/QĐ/TCT ngày
17/8/1999 của Tổng công ty HKVN,…
c. Nhận xét điểm khác biệt giữa CƯ Chicago và pháp luật Việt Nam.
Như vậy, giữa CƯ Chicago và pháp luật Việt Nam có những điểm khác biệt
nhất định.
Thứ nhất, phạm vi quy định của tổ bay theo pháp luật VN rộng hơn CƯ
Chicago do CƯ Chicago coi tổ bay chỉ gồm những người điều khiển tầu bay
trong khi luật HKDD VN cho rằng tổ bay bao gồm cả những người phục vụ
trên các chuyến bay như tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không.
Thứ hai, khi quy định về địa vị pháp lý của người chỉ huy tàu bay, pháp luật
VN quy định khá cụ thể, rõ ràng trong khi CƯ Chicago tập trung quy định
quyền và nghĩa vụ đảm bảo an ninh trên chuyến bay. Như vậy không có nghĩa
là pháp luật VN hoàn thiện hơn CƯ này mà điều này theo nhóm thấy lại rất
hợp lý bởi do là một ĐƯQT với sự tham gia của nhiều thành viên, mỗi quốc
gia có đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật,…
khác nhau bởi vậy các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nên để riêng cho pháp
luật của từng quốc gia quy định. Còn đối với việc thực hiện các biện pháp
ngăn chặn đối với người thực hiện hành vi đe dọa đến an ninh trật tự trên
chuyến bay, khi xảy ra các hành vi đó, tàu bay có thể đang bay trên bầu trời
của bất cứ quốc gia nào, trong khi đó, nhu cầu thực hiện các biện pháp khắc
phục, giao nộp người vi phạm,… là cần thiết. Bởi thế, việc CƯ quy định rõ
ràng về những vấn đề này là hợp lý, tạo điều kiện cho người chỉ huy tàu bay

trong các trường hợp đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Nhóm 2 – QT33A

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006;
2. Công ước Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế;
3. Nghị định số 27/2011/NĐ-CP về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng
thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng
không;
4. Hiệp định hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày
8/3/1992;
5. Hiệp định hàng không giữa Việt Nam và Pháp ngày 14/4/1977, ;
6. Hiệp định hàng không giữa Việt Nam và Thụy Sĩ ngày 6/12/1979;
7. Quy định cấp vé, đặt giữ chỗ và xếp chỗ cho tổ bay đi làm nhiệm vụ
ban hành theo Quyết định số 1567/QĐ/TCT ngày 17/8/1999 của Tổng công ty
HKVN;

Nhóm 2 – QT33A



×