Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN BÍNH (Dựa trên cứ liệu trƣớc 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 158 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

ĐỖ ANH VŨ

NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN BÍNH
(Dựa trên cứ liệu trƣớc 1945)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 9 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. MAI NGỌC CHỪ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
cứ một công trình nào.

Tác giả luận án

Đỗ Anh Vũ


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................................. 2
2.1. Mục đích ................................................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu của luận án ................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
3.2. Phạm vi tƣ liệu ........................................................................................................ 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ............................................................................ 3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................................... 3
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án......................................................................... 4
6.1. Ý nghĩa lí luận ......................................................................................................... 4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ............................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khái niệm “thơ” và ngôn ngữ thơ ...................... 5
1.1.1. Khái niệm “Thơ” ................................................................................................. 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ thơ ..................................................................... 8
1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Bính ............................................. 14
1.2. Cơ sở lí thuyết ........................................................................................................... 16
1.2.2. Vần thơ (Thi vận) ............................................................................................... 17
1.2.5. Tín hiệu thẩm mỹ................................................................................................ 21
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ NGUYỄN BÍNH ...................................... 25
2.1. Đặc điểm vần thơ Nguyễn Bính................................................................................ 25
2.1.1. Mức độ hòa âm trong vần thơ thất ngôn của Nguyễn Bính ............................... 25
2.1.2. Phân bố vần khổ thơ thất ngôn của Nguyễn Bính ............................................. 29
2.1.3. Những bài thơ thất ngôn trƣờng thiên của Nguyễn Bính................................... 31
2.1.4. Mức độ hòa âm trong vần thơ lục bát của Nguyễn Bính ................................... 33
2.1.5. Phân bố vần trong thơ lục bát của Nguyễn Bính ............................................... 35
2.1.6. Những bài lục bát dùng vần chính tuyệt đối ...................................................... 36
2.2. Nhịp điệu trong thơ Nguyễn Bính ............................................................................ 38
2.2.1. Nhịp điệu trong thơ lục bát ................................................................................ 38

2.2.2. Nhịp điệu trong thơ thất ngôn ............................................................................ 41
2.3. Cấu trúc nhan đề tác phẩm ........................................................................................ 43
2.4. Nghệ thuật biểu hiện dấu câu .................................................................................... 46
2.4.1. Dấu ba chấm trong thơ Nguyễn Bính ................................................................ 46
2.5. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong thơ Nguyễn Bính .......................................... 53
2.5.1. Biện pháp tu từ điệp ngữ.................................................................................... 53
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA THƠ NGUYỄN BÍNH ...................................... 71
3.1. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính ................ 71
3.1.1. Vai trò của không gian trong nhan đề tác phẩm ............................................... 71
3.1.2. Những không gian chung ................................................................................... 72
3.1.3. Những không gian nông thôn............................................................................. 76
3.1.4. Không gian thành thị ......................................................................................... 79
3.1.5. Không gian phiêu bạt ......................................................................................... 82
3.1.6. Những không gian gắn với địa danh .................................................................. 83
3.1.7. Những không gian tượng trưng – ước lệ ........................................................... 87
3.2. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính .................... 88
3.2.1. Thời gian của ngày ............................................................................................ 88
3.2.2 Thời gian của năm .............................................................................................. 97


3.2.3. Các biểu hiện khác của thời gian .................................................................... 101
3.3. Một số tín hiệu thẩm mỹ đặc sắc trong thơ Nguyễn Bính ...................................... 106
3.3.1. Tín hiệu thẩm mĩ “vườn” ................................................................................. 106
3.3.2. Tín hiệu thẩm mỹ “bướm” ............................................................................... 109
3.3.3. Tín hiệu thẩm mỹ “rượu” ................................................................................ 114
3.4. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ con ngƣời trong thơ Nguyễn Bính .................................. 119
3.5. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bính ................................ 123
3.5.1. Các yếu tố chỉ thực vật .................................................................................... 123
3.5.2. Các yếu tố chỉ động vật.................................................................................... 125
3.6. Từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ................................................... 127

3.6.1.Tổng quan về từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ........................ 127
3.6.2. Phân loại và miêu tả từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ............ 131
3.6.3. Giá trị của việc sử dụng từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ...... 138
3.7. Tiểu kết ................................................................................................................... 141
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................. 152


DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 2.1: Số lƣợng các thể thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
2. Bảng 2.2: Phân loại thể thất ngôn trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
3. Bảng 2.3: : Số lƣợng các loại vần trong thể thất ngôn của thơ Nguyễn
Bính trƣớc 1945
4. Bảng 2.4: Bảng phân bố thanh điệu trong bài thơ Cô hái mơ
5. Bảng 2.5: Bảng phân bố thanh điệu trong bài thơ Gái xuân
6. Bảng 2.6: Tổng kết phân bố vần thơ thất ngôn Nguyễn Bính trƣớc 1945
7. Bảng 2.7: Tổng kết các loại vần trong thơ lục bát Nguyễn Bính trƣớc
1945
8. Bảng 2.8: Khảo sát các loại vần trong một số bài ca dao theo thể lục bát
9. Bảng 2.9: Tổng kết những nhịp ngắt phá cách trong thơ lục bát Nguyễn
Bính trƣớc 1945
10. Bảng 2.10: Tổng kết những nhịp ngắt mang tính phá cách trong thơ thất
ngôn Nguyễn Bính trƣớc 1945
11. Bảng 2.11: Bảng 2.10: Tổng kết những nhịp ngắt mang tính phá cách
trong thơ thất ngôn Nguyễn Bính trƣớc 1945
12. Bảng 2.12: Dung lƣợng nhan đề thi phẩm Nguyễn Bính trƣớc 1945
13. Bảng 2.13: Vị trí dấu ba chấm trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
14. Bảng 2.14: Các loại câu hỏi trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945

15. Bảng 2.15: Các loại điệp ngữ trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
16. Bảng 2.16: Tần số sử dụng hƣ từ trong các câu thơ
17. Bảng 2.17: So sánh tƣơng quan chuyển loại thực từ - hƣ từ
18. Bảng 2.18: So sánh tình hình sử dụng hƣ từ trong thơ Nguyễn Bính và
Huy Cận trƣớc 1945
19. Bảng 3.1: Những không gian chung trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
20. Bảng 3.2: Các đơn vị không gian nông thôn mang tính chất văn hóa
truyền thống trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
21. Bảng 3.3: Những không gian nông thôn cụ thể trong thơ Nguyễn Bính
trƣớc 1945
22. Bảng 3.4: Không gian phiêu bạt trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
22. Bảng 3.5: Các địa danh cụ thể trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945


24. Bảng 3.6: Địa danh điển tích trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
25. Bảng 3.7: Không gian ƣớc lệ trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
26. Bảng 3.8: Thời gian ban ngày trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
27. Bảng 3.9: Biểu hiện của thời gian buổi chiều trong thơ Nguyễn Bính
trƣớc 1945
28. Bảng 3.10: Biểu hiện của thời gian “đêm” trong thơ Nguyễn Bính trƣớc
1945
29. Bảng 3.11: Biểu tƣợng của thời gian ban đêm trong thơ Nguyễn Bính
trƣớc 1945
30. Bảng 3.12: Bốn mùa trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945
31. Bảng 3.13: Bốn mùa trong thơ Nguyễn Bính căn cứ qua nhan đề tác
phẩm
32. Bảng 3.14: Các tín hiệu từ vựng đặc trƣng chỉ mùa thu trong thơ
Nguyễn Bính trƣớc 1945
33. Bảng 3.15: Thế giới nghệ thuật Nguyễn Bính qua ba tín hiếu thẩm mỹ
đặc sắc

34. Bảng 3.16: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ ngƣời trong thơ Nguyễn Bính trƣớc
1945
35. Bảng 3.17: Các định danh chỉ nhân vật nữ trong thơ Xuân Diệu trƣớc
1945
36. Bảng 3.18: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thực vật trong thơ Nguyễn Bính
trƣớc 1945
37. Bảng 3.19: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ động vật trong thơ Nguyễn Bính
trƣớc 1945
38. Bảng 3.20: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ động vật trong thơ Đoàn Văn Cừ
trƣớc 1945


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi ca từ lâu đã trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm của giới nghiên cứu
ngôn ngữ học, trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam. Trên phân ngành phong cách
học, các nhà Việt ngữ học luôn dành một khoảng đất cần thiết và tƣơng đối rộng
rãi để bàn về phần phong cách chức năng của văn bản nghệ thuật, trong đó
không thể không nói đến tầm quan trọng và những đặc điểm tiêu biểu của ngôn
ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng. Cùng với những thành tựu của
lí luận ngôn ngữ, hƣớng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học – văn học càng
đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc nhiều thành tựu. Nhìn lại nền thơ ca Việt Nam thế
kỷ XX, phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) là một trong những thành tựu rực rỡ
trong tiến trình văn học sử nƣớc nhà với sự góp mặt của nhiều tên tuổi, mà
Nguyễn Bính chính là một trong những đại diện tiêu biểu nhất, đƣợc mệnh danh
là thi sĩ chân quê với số lƣợng các ấn phẩm xuất bản trƣớc 1945 nhiều nhất so
với tất cả những thi sĩ đƣơng thời. Thơ Nguyễn Bính đƣợc đông đảo tầng lớp
quần chúng nhân dân yêu mến, thuộc lòng và đƣợc truyền tụng một cách rộng rãi
trên khắp các vùng miền của đất nƣớc. Cùng với thời gian, thơ Nguyễn Bính vẫn
ngày càng khẳng định đƣợc giá trị bền vững của mình trong lòng độc giả, thậm

chí có phần vƣợt cả Xuân Diệu, ngƣời vẫn đƣợc xem là hoảng từ của thời kỳ
Thơ Mới.
Ý thức về vị trí của thi tài Nguyễn Bính trong nền thi ca Việt Nam hiện
đại, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên
cứ liệu trước 1945) với mong muốn chỉ ra một cách hệ thống những đặc điểm
ngôn ngữ thi ca, thấy đƣợc những sáng tạo, đóng góp và cống hiến nghệ thuật
của ông, đồng thời cũng chỉ ra đƣợc một phong cách không thể trộn lẫn trong
mối tƣơng quan với những thi sĩ sáng tác theo khuynh hƣớng lãng mạn thời kỳ
trƣớc 1945. Công trình cũng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: Tại sao thơ Nguyễn
Bính lại đƣợc nhiều ngƣời yêu thích, say mê và thuộc lòng đến nhƣ vậy.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ phong cách thơ Nguyễn Bính
từ góc độ ngôn ngữ học, thấy đƣợc một bức tranh toàn cảnh về ba bình diện: đặc
điểm ngữ âm, đặc điểm ngữ pháp cũng nhƣ đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của thơ
Nguyễn Bính. Các bình diện trên cũng đồng thời thể hiện những giá trị nội dung
tƣ tƣởng và giá trị nghệ thuật ở các tác phẩm của ông, cho chúng ta thấy những
đóng góp và những cống hiến, sáng tạo của Nguyễn Bính.
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là qua 272 bài thơ sáng tác trong giai
đoạn trƣớc 1945 của Nguyễn Bính, đi vào thống kê, miêu tả, phân tích các đặc
điểm ngôn ngữ học tiêu biểu thuộc cả ba bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
ngữ nghĩa để thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về thế giới thơ Nguyễn Bính, thấy
đƣợc phong cách riêng của thi sĩ chân quê cùng những đóng góp nghệ thuật,
những sáng tạo cống hiến của ông.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn
Bính, bao gồm toàn bộ các đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ngữ nghĩa
trong toàn bộ các sáng tác ở dạng bài thơ (không tính thể loại truyện thơ) của
Nguyễn Bính, đƣợc viết trong thời kỳ trƣớc 1945.
3.2. Phạm vi tƣ liệu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là những bài thơ viết trƣớc 1945 của
Nguyễn Bính, đƣợc xác lập qua việc căn cứ vào bộ sách Nguyễn Bính toàn tập
(NXB Văn học, Hà Nội, 2008). Các thi phẩm đƣợc sáng tác trƣớc 1945 nằm
trong 7 tập thơ trƣớc cách mạng cùng một số bài thơ lẻ khác nằm ngoài các tập
trên. Danh sách 7 tập thơ cùng số lƣợng cụ thể mỗi bài trong tập nhƣ sau:
Lỡ bƣớc sang ngang (Lê Cƣờng, Hà Nội, 1940): 34 bài
Tâm hồn tôi (Lê Cƣờng, Hà Nội, 1940): 39 bài
Hƣơng cố nhân (Asiatia, 1941): 31 bài

2


Một nghìn cửa sổ (1941): 43 bài
Mƣời hai bến nƣớc (Mộng Hàm, 1942): 14 bài
Ngƣời con gái ở lầu hoa (Hƣơng Sơn, 1942): 25 bài
Mây Tần ( Huơng Sơn, 1942): 28 bài
Cùng với 61 bài thơ lẻ đã in báo nằm ngoài các tập kể trên, sau khi trừ đi
những bài thơ dịch (5 bài), tổng số các thi phẩm mà Nguyễn Bính sáng tác trƣớc
1945 nằm ở con số 272 bài. Đây sẽ là đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trọng
tâm của luận án, mong muốn chỉ ra đƣợc những đặc điểm về ngôn ngữ học, cụ
thể là: tu từ học, phong cách học, thi pháp học của thơ Nguyễn Bính từ nguồn cứ
liệu nói trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Phƣơng pháp chủ đạo đƣợc chúng tôi là phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ
học. Luận án đi vào miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính trên tất cả

các bình diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ngữ nghĩa. Việc miêu tả đƣợc tiến
hành chi tiết và kỹ lƣỡng, từ hình thức bên ngoài (định lƣợng hóa) cho đến các
giá trị đƣợc biểu đạt (định tính hóa) bởi nội dung tƣ tƣởng tác phẩm. Tuy vậy, ở
mỗi khu vực ngữ âm/ngữ pháp/từ vựng ngữ nghĩa, chúng tôi sẽ chỉ chọn và phân
tích những nội dung mang tính điển hình và đặc sắc nhất, phản ánh đƣợc những
đóng góp, sáng tạo cũng nhƣ nét riêng biệt về phong cách của Nguyễn Bính.
Các phƣơng pháp và thủ pháp liên ngành khác đƣợc chúng tôi sử dụng là
phân tích diễn ngôn, phân tích tu từ học, thống kê, so sánh và phân tích thể loại.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính từ góc nhìn
ngôn ngữ học, bao quát cả hai mặt hình thức và ngữ nghĩa với các đặc điểm nổi
bật về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ngữ nghĩa trong hệ thống thi phẩm sáng tác
trƣớc Cách mạng của thi sĩ chân quê. Những kết quả của luận án sẽ góp phần
khẳng định về một phong cách riêng không thể trộn lẫn của Nguyễn Bính, đồng
thời mở ra một hƣớng tiếp cận mới về ngôn ngữ tác giả, phong cách văn bản
nghệ thuật nói chung và phong cách nhà văn nói riêng.

3


6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án tiếp cận di sản thi ca của một tác gia tiêu biểu giai đoạn trƣớc
1945 từ góc nhìn phong cách học và ngôn ngữ văn chƣơng. Những vấn đề liên
ngành đƣợc đặt ra một cách thú vị bởi những giao thoa giữa ngôn ngữ học - văn
học – từ vựng học – thi pháp học – ngữ âm học – ngữ pháp học – phong cách
học. Khẳng định vai trò và sự nghiệp văn học của Nguyễn Bính trong giai đoạn
thơ ca lãng mạn 1930 – 1945, luận án cũng sẽ tiếp tục gợi mở cho những nghiên
cứu theo mô típ phong cách ngôn ngữ những tác gia tiêu biểu trong nền thơ Việt
Nam hiện đại.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có những đóng góp mới vào việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học ở
Việt Nam, đặc biệt là ở góc độ ngôn ngữ thơ với lối tiếp cận ngôn ngữ học, gắn
với việc nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ, đặt trong mối tƣơng quan với các
phân ngành khác.
Luận án cũng đóng góp vào việc tìm kiếm và đổi mới cách dạy môn Văn
ở nhà trƣờng phổ thông cũng nhƣ đại học và sau đại học, trƣớc hết qua một
trƣờng hợp cụ thể Nguyễn Bính. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể
đƣợc sử dụng trong việc giảng dạy và biên soạn các giáo trình về ngôn ngữ thơ
nói riêng và ngôn ngữ nghệ thuật nói chung.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bảng, Danh mục các
công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và Tài liệu tham khảo,
luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Đặc điểm hình thức thơ Nguyễn Bính
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa thơ Nguyễn Bính

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khái niệm “thơ” và ngôn ngữ
thơ
1.1.1. Khái niệm “Thơ”
Văn học nói chung, thơ nói riêng, là ngƣời bạn đồng hành từ bao đời nay
của nhân loại. Đã có vô vàn những quan điểm, định nghĩa về thơ đứng từ nhiều
góc độ khác nhau. Nhà thơ quan niệm khác, nhà phê bình văn học quan niệm
khác, nhà ngôn ngữ học quan niệm khác. Trƣớc khi đi đến một định nghĩa về thơ

để tiện cho làm việc, chúng ta cùng điểm lại những ý kiến, quan điểm nổi tiếng
về thơ.
Ở phƣơng Tây, từ thời cổ đại, Aristot trong cuốn Nghệ thuật thi ca đã
quan niệm thơ nhƣ là một sự mô phỏng, nhƣng phải là mô phỏng trong sáng tạo.
Ở phƣơng Đông, nhà thơ Bạch Cƣ Dị đời Đƣờng có lẽ là một trong những ngƣời
sớm nhất đƣa ra quan điểm riêng về thơ: “Cái gọi là thơ thì không gì cảm hóa
nhân tâm bằng tình cảm. Không thể bắt đầu bằng cái gì khác ngoài ngôn ngữ.
Không gì thân thiết bằng âm thanh. Không gì sâu sắc bằng nghĩa lý. Gốc của
thơ là tình cảm. Lá của thơ là ngôn ngữ. Hoa của thơ là âm thanh. Quả của thơ
là nghĩa lý”. [dẫn theo Nguyễn Thị Phƣơng Thùy,13-14, 47]. Ở Việt Nam, thời
hiện đại, mỗi nhà thơ gần nhƣ có một quan điểm riêng về thơ. Tố Hữu thì nói:
“Thơ là cảm hứng. Cảm hứng thì nên ghi lại”. Ông phát biểu thêm trong một số
lần khác: “Thơ biểu hiện tinh chất của cuộc sống”, “Thơ là cái nhụy của cuộc
sống”, “Thơ là tiếng nói tri âm”, “Thơ là chuyện đồng điệu”. Lƣu Trọng Lƣ thì
cho rằng: “Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc sống”. Thanh
Tịnh thì nghĩ: “Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm”. Chế
Lan Viên thì phát biểu về thơ bằng chính thơ:
Thơ, thơ đong từng ngao như tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời


5


Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
Như cây xanh thẳng quá chim không về
Nhà thơ Lê Đạt quan niệm: “Thơ, chính là một trong những lĩnh vực lao
động tạo ra các giá trị phi vật thể của một dân tộc. Một cái cảnh nên thơ, không
phải tự nó nên thơ, mà nó là do cái văn hóa mà các nhà thơ đã hình thành ra”.
Nhà thơ Trần Dần thì viết: “Thơ ca không nên là những tụng ca thời thượng, mà

phải đi sâu vào tâm trạng con người. Thơ cần phải liên tục đổi mới để đuổi kịp
sự phát triển của đời sống”.
Các nhà phê bình ở Việt Nam cũng có ý kiến riêng về thơ. Lê Hữu Trác từ
thời trung đại đã có quan điểm: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không
phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị”.
Phạm Quang Trung cũng chia sẻ tinh thần trên của Lê Hữu Trác: “Thơ là tình,
nhưng tình không tách rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể
làm nên những vần thơ tuyệt bút”. Còn Mã Giang Lân thì quan niệm: “Thơ là
một thông báo thẩm mỹ trong đó kết hợp 4 yếu tố Ý – Hình – Tình – Nhạc.”
Các nhà ngôn ngữ học cũng có những quan điểm khá phong phú về thơ.
Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên) thì viết: “Hình
thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu để thể hiện nội
dung một cách hàm súc”. Phan Ngọc trong bài “Thơ là gì?” thì cho rằng: “Thơ là
cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm
xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này”. Ông đƣa ra một
định nghĩa về thơ gồm 3 điểm:
1. Có giá trị phổ quát, tức là áp dụng cho mọi hiện tượng gọi là thơ trên
trái đất này, bất chấp ngôn ngữ, thời gian, tập quán, trường phái…
2. Mang tính hình thức giúp người ta nhận diện được ngay thơ, không cần
phải có kinh nghiệm và hiểu biết nghệ thuật.
3. Giúp người ta nắm được thực chất của thơ, để làm thơ, đọc thơ và
giảng thơ có kết quả.
Nguyễn Phan Cảnh trong công trình Ngôn ngữ thơ đƣa ra nhận xét: “ Rõ
ràng là, trong văn xuôi, lặp lại là điều tối kỵ và phương trình không được dùng

6


để xây dựng nên những thông báo. Ấy thế mà chính cái điều văn xuôi cấm kỵ ấy
lại là thủ pháp làm việc của thơ. Trong thơ, tính tương đồng giữa các đơn vị

ngôn ngữ lại dùng để xây dựng các thông báo”. Nhận xét này chính là cơ sở để
Nguyễn Phan Cảnh đề cao một nguyên lí trong tổ chức ngôn ngữ thơ: nguyên lí
song hành.
Hữu Đạt trong tác phẩm Ngôn ngữ thơ Việt Nam thì đƣa ra định nghĩa:
“Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc
tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng
của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất, dưới
dạng các hình tượng nghệ thuật”.
Các tác giả Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi trong công
trình Từ điển thuật ngữ văn học thì quan niệm: Thơ là hình thức sáng tác văn
học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ
bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Các tác giả còn
cho rằng, dựa vào phương thức phản ánh có thể chia ra thơ tự sự và thơ trữ tình.
Dựa vào thể luật có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do. Xét về mặt gieo vần
có thể chia ra thơ có vần và thơ không vần. Ngoài ra còn có thể phân loại thơ
theo thời đại (thơ Đường, thơ Tống, thơ Lý Trần..) hoặc theo nội dung (thơ tình
yêu, thơ triết lý, thơ chính trị…)
Vì luận án này đƣợc thực hiện dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học nên chúng
tôi thiên về ủng hộ quan niệm định nghĩa thơ của tác giả Hữu Đạt trong công
trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng thơ có thể chấp
nhận những hình thức khá linh hoạt chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải ngắn
gọn và súc tích, chẳng hạn truyện thơ hay trƣờng ca chính là những minh chứng
điển hình. Do đó, chúng tôi đi đến một định nghĩa về thơ để tiện cho thao tác làm
việc nhƣ sau: “Thơ là một thể loại văn học, là một chỉnh thể văn bản ngôn từ có
sự tương xứng giữa nội dung và hình thức biểu hiện. Thơ mang đặc trưng của tư
duy hình tượng với sự tham gia của vần điệu và các quy luật hòa phối ngữ âm
trong từng ngôn ngữ, về nội dung có nhiệm vụ hướng con người đến Chân,

7



Thiện, Mỹ, đến những giá trị vững bền của đời sống; về hình thức cần đảm bảo
các nguyên tắc: thẩm mỹ, công phu, sáng tạo”.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ văn chƣơng nói chung, ngôn ngữ thơ nói riêng, có thể xem là
vấn đề đƣợc quan tâm của nhiều ngành khoa học, trong đó nổi bật là hai ngành
văn học và ngôn ngữ học. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về ngôn ngữ thơ có
thể nói đã đƣợc đặt ra từ nửa đầu thế kỷ XX với công trình Thi nhân Việt Nam
của Hoài Thanh – Hoài Chân và đƣợc tiếp bƣớc trong những thập kỷ tiếp theo
với hàng loạt công trình, bài viết của nhiều tác giả uy tín nhƣ Phan Ngọc,
Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Lê Trí Viễn, Nguyễn Phan
Cảnh, Hữu Đạt...Sau đây, chúng tôi sẽ lần lƣợt có những tổng kết sơ bộ về việc
nghiên cứu ngôn ngữ thơ qua hai góc nhìn văn học và ngôn ngữ học.
1.1.2.1. Tiếp cận ngôn ngữ thơ từ góc độ văn học
Có lẽ Hoài Thanh với lối phê bình ấn tƣợng là một trong những ngƣời tiên
phong tiếp cận ngôn ngữ thơ từ góc độ văn chƣơng. Qua 46 gƣơng mặt trong
tuyển tập Thi nhân Việt Nam, ông đã có nhiều lời nhận xét, phê bình tinh tế về
phong cách của từng ngƣời cũng nhƣ những đặc sắc riêng của từng câu thơ, khổ
thơ, bài thơ hoặc cả tập thơ. Nhiều nhận xét của ông về những gƣơng mặt ƣu tú
của thi ca Việt Nam cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “Chưa bao giờ người ta
thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như
Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp,
ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên…và
thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Một thời đại trong thi ca). Lối
phê bình ấn tƣợng của Hoài Thanh tiếp tục nối dài trong nhiều thập kỷ sau đó,
cho đến sau 1975, khi đất nƣớc chấm dứt chiến tranh thì giới văn chƣơng mới có
nhiều điều kiện hơn để tìm kiếm, xây dựng những bộ lí thuyết khác nhằm đi vào
tìm hiểu thế giới thi ca. Nguyễn Đăng Mạnh (1980) là ngƣời đầu tiên đƣa ra bộ
công cụ gồm 4 thành tố để tiếp cận phong cách các tác giả, bao gồm cả tác giả
văn xuôi và tác giả thơ. Bốn thành tố mà Nguyễn Đăng Mạnh đƣa ra là: cách

nhìn độc đáo vào thế giới, kết cấu/cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ và giọng điệu.

8


Từ một hƣớng đi khác, hƣớng đi thi pháp học, vấn đề ngôn ngữ thơ cũng
đƣợc đặt ra, phân tích và lí giải, từ đó nhắm làm nổi bật phong cách của nhà văn
cũng nhƣ những đóng góp cống hiến về mặt hình thức nghệ thuật cũng nhƣ nội
dung tƣ tƣởng của tác phẩm. Ngƣời đƣợc coi là tiên phong và có nhiều đóng góp
ở những nghiên cứu từ góc độ thi pháp học là Trần Đình Sử. Những tác phẩm
quan trọng và nổi bật của ông có thể kể đến là: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987,
1997, 2001), Thi pháp Truyện Kiều (2002, 2003, 2004, 2005), Thi pháp văn học
trung đại Việt Nam (1998, 2005), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995, 1996,
2001). Trong các tác phẩm nổi bật chúng tôi vừa kể tới, vấn đề ngôn ngữ thơ
đƣợc đƣa ra phân tích, xem xét từ những điểm nhìn khác nhau nhƣ: thời gian
nghệ thuật, không gian nghệ thuật, hình thức thể loại, chất tự sự, một số biện
pháp tu từ. Trong phần cuối chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử
dành một tiểu mục mang tên Chất thơ và phương thức thể hiện, trong đó cố gắng
làm nổi rõ một số đặc điểm mang dấu ấn ngôn ngữ tác giả nhƣ cách tạo mệnh đề
(hỏi, phủ định, cảm thán, khẳng định, khêu gợi..), tạo đối thoại/độc thoại, các
mảng từ ngữ, giọng điệu tác giả...
Một số tác phẩm quan trọng khác gắn với ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ tác
giả/tác phẩm cũng cần đƣợc kể tới là: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong
Truyện Kiều (1985) của Phan Ngọc, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện
đại (1974), Văn thơ Hồ Chí Minh (2000), Văn chương – tài năng và phong cách
(2001) của Hà Minh Đức...
1.2.2.2. Tiếp cận ngôn ngữ thơ từ góc độ ngôn ngữ học
Nhà ngôn ngữ học phƣơng Tây bàn nhiều đến thơ nhất trong thế kỷ XX
có lẽ là Roman Jakobson. Theo ông, “chức năng thi ca đem nguyên lí tƣơng
đƣơng của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp”. Trong bài viết nổi tiếng Ngôn

ngữ học và thi học (Tạp chí Ngôn ngữ số 14/2001, Cao Xuân Hạo dịch),
Jakobson viêt: “Trước khi bắt tay vào nghiên cứu chức năng thi ca, ta phải xác
định xem vị trí của nó giữa các chức năng khác của ngôn ngữ như thế nào”. Ông
cho rằng những nhân tố hũu cơ khác nhau của việc giao tiếp ngôn ngữ có thể
đƣợc trình bày bởi lƣợc đồ:

9


Chu cảnh
Ngƣời gửi…Thông điệp…Ngƣời nhận
Tiếp xúc

Theo ông, mỗi nhân tố trong 6 nhân tố trên sinh ra một chức năng ngôn
ngữ khác nhau và chức năng thi ca chính là một trong 6 chức năng cơ bản của
việc giao tiếp ngôn ngữ. Thứ tự 6 chức năng mà Jakobson đƣa ra gồm: chức
năng thể hiện, chức năng thi ca, chức năng tiếp xúc, chức năng siêu ngôn ngữ,
chức năng biểu cảm, chức năng tác động.
Ông tiếp tục nhấn mạnh: “ Công việc nghiên cứu ngôn ngữ học về chức
năng thi ca phải vƣợt ra ngoài giới hạn của thơ, và mặt khác, việc phân tích thơ
về phƣơng diện ngôn ngữ học không thể tự bó hẹp trong chức năng thi ca.
Những đặc điểm của các thể loại thi ca khác nhau bao hàm sự tham gia, bên cạnh
chức năng thi ca là chức năng chủ đạo của những chức năng ngôn ngữ khác,
trong trật tự tôn ti có thể thay đổi tùy từng trƣờng hợp. Thơ sử thi, vốn tập trung
vào ngôi thứ ba, sử dụng rất nhiều đến chức năng thể hiện. Thơ trữ tình, vốn tập
trung vào ngôi thứ nhất, thì lại gắn bó mật thiết với chức năng biểu cảm. Thơ
hiệu triệu, vốn tập trung vào ngôi thứ hai, cho thấy rõ chức năng tác động, nó có
thể mang tính chất van xin hay động viên tùy ở chỗ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ
hai có cƣơng vị cao hơn.
Ông cho rằng “việc sử dụng những phương tiện thi ca để phục vụ một ý

định xa lạ đối với thi ca không thể che lấp cái bản chất nguyên sơ của nó, cũng
như những yếu tố ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng trong thi ca không hề mất
sắc thái biểu cảm của nó”. Bản chất nguyên sơ mà ông muốn nhấn mạnh ở đây
chính là nguyên lí mà chúng tôi đã nhắc đến ở phần đầu “đem nguyên lí tương
đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp”.
Phần cuối cùng của bài viết là một nhận định quan trọng của Jakobson,
xứng đáng đƣợc coi là kim chỉ nam cho những ai nghiên cứu về thi ca: “Nói tóm
lại việc phân tích câu thơ hoàn toàn thuộc lĩnh vực thi học và thi học có thể được
định nghĩa là cái bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu chức năng thi ca trong

10


mối quan hệ của nó với các chức năng khác của ngôn ngữ. Thi học hiểu theo
nghĩa rộng quan tâm đến chức năng thi ca không phải chỉ trong thơ ca, nơi mà
chức năng này chiếm ưu thế so với các chức năng khác của ngôn ngữ mà cả bên
ngoài thi ca, là nơi mà chức năng này hoặc một chức năng khác chiếm ưu thế
hơn so với chức năng thi ca”.
Trong một số bài viết đi vào phân tích một số bài thơ cụ thể nhƣ Sonnet
của Joachim Du Beliay, Chán chường và Những con mèo của Baudelair (đã
đƣợc tập hợp và đƣa vào tuyển tập Thi học và ngữ học do Trần Duy Châu dịch,
NXB Văn học – Trung tâm nghiên cứu quốc học 2008), Jakobson thể hiện sự
chú ý đồng đều tới tất cả các biểu hiện nghệ thuật của một tác phẩm thơ bao gồm
từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp.
Một công trình khác bàn về ngôn ngữ thơ là tác phẩm Cấu trúc văn bản
nghệ thuật của Iu. M. Lotman. Tác phẩm gồm 9 chƣơng với các nội dung: nghệ
thuật với tư cách ngôn ngữ, vấn đề nghĩa trong văn bản nghệ thuật, khái niệm
văn bản, văn bản và hệ thống, những nguyên tắc kết cấu văn bản, các yếu tố và
các cấp độ biến thái của văn bản nghệ thuật, trục cú đoạn của cấu trúc, kết cấu
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, văn bản và các cấu trúc ngoài văn bản.

Trong tác phẩm có một số phần bàn riêng về giá trị nghệ thuật của câu thơ
mà chúng tôi đánh giá rất cao nhƣ: nguyên lý của sự lặp lại, tính lặp lại ở cấp độ
ngữ âm học, những lặp lại về nhịp điệu, tính lặp lại được và ý tưởng, các nguyên
tắc phân đoạn dòng thơ, vấn đề cấp độ âm luật của cấu trúc thơ, những lặp lại
thuộc ngữ pháp trong văn bản thơ, các thuộc tính cấu trúc của câu thơ trên cấp
độ ngữ nghĩa – từ vựng, câu thơ như một tổng thể giai điệu, câu thơ như một
tổng thể ngữ nghĩa, các lặp lại siêu thơ, năng lượng của câu thơ, trình tự âm vị
học trong câu thơ, cú đoạn học các đơn vị từ vựng ngữ nghĩa, vấn đề không gian
nghệ thuật.
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ đầu tiên cần đƣợc kể
tới là tác phẩm Ngôn ngữ thơ (1987) của Nguyễn Phan Cảnh. Cuốn sách gồm 12
chƣơng: Ngôn ngữ giao tế và ngôn ngữ nghệ thuật, Nghệ thuật ngôn ngữ và các
loại hình nghệ thuật, Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, Các tín hiệu đơn,

11


Cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển
nghĩa có tính chất ẩn dụ, Lắp ghép hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa
có tính chất hoán dụ, Nhạc thơ, Nét khu biệt và nét dư trong ngôn ngữ thơ, Thể
loại hay ngưỡng âm tiết, Lục bát, Dịch thơ/ Thơ dịch, Động học của thi pháp
hay sự giãn nở của ngôn ngữ thơ. Nguyễn Phan Cảnh đã lấy điểm xuất phát từ tƣ
tƣởng của Saussure, coi ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ thơ nói riêng, thực chất
là sự thể hiện hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, đó là thao tác lựa
chọn và thao tác kết hợp. Tiếp đến, ông khẳng định về hai phƣơng thức quan
trọng bậc nhất khi đi vào tìm hiểu ngôn ngữ thơ, đó chính là phƣơng thức tạo
hình và phƣơng thức biểu hiện. Các phần tiếp theo của cuốn sách giải quyết các
vấn đề về tổ chức ngữ nghĩa trong thơ, những biểu hiện hình thức của thơ nhƣ
vần, nhạc tính cùng một số vấn đề về thể loại. Có thể xem đây là công trình
mang tính tiên phong, tạo ra một nền móng tốt cho các công trình khác tiếp nối ở

những thời kỳ sau.
Sau Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh 11 năm, giới Việt ngữ có thêm
công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam (1998) của Hữu Đạt. Tác giả đứng trên quan
điểm của phong cách học để phân tích những biểu hiện của ngôn ngữ thơ. Cuốn
sách gồm 42 tiểu mục, 6 phần và 11 chƣơng. Hữu Đạt cũng kế thừa quan điểm
của Nguyễn Phan Cảnh về phƣơng thức tạo hình và phƣơng thức biểu hiện trong
ngôn ngữ thơ, từ đó, ông nhấn mạnh hơn nữa vào tính hình tƣợng của tác phẩm
thi ca cũng nhƣ những biểu hiện quan trọng về hình thức nhƣ tính tƣơng xứng
trong ngôn ngữ thơ và tính nhạc. Ông dành một phần riêng để viết về nghệ thuật
chơi chữ trong thi ca và tỏ ra khá chú ý đến vấn đề phong cách tác giả, phong
cách thi ca của mỗi thời kỳ lịch sử và các vấn đề khác về thể loại.
Bên cạnh hai công trình có tính chất tổng quan khá toàn diện, chú ý đến
nhiều mặt của ngôn ngữ thơ, còn phải kể đến những chuyên luận đi sâu vào một
khu vực nào đó của tác phẩm thi ca dƣới góc nhìn ngôn ngữ học. Tác phẩm Vần
thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học (1991, 2005) của Mai Ngọc Chừ đi
sâu phân tích về vai trò, chức năng, tầm quan trọng của vần thơ, từ đó đi đến
phân loại vần thơ, xét về vị trí hoạt động của vần và các xu hƣớng phát triển của

12


vần. Tác phẩm Nhịp điệu ngôn ngữ thơ văn Việt Nam (2015) của Vũ Thị Sao Chi
đi sâu vào nhận diện nhịp điệu, đƣa ra các tiêu chí và cách thức tổ chức nhịp
điệu, khẳng định giá trị và tầm quan trọng của nhịp điệu trong văn chƣơng nói
chung, trong thi ca nói riêng. Tác phẩm Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều
(2015) của Lý Toàn Thắng đi sâu vào vấn đề tổ chức ngữ âm của thơ, cụ thể là
vần (thi vận), thi tiết, thi điệu (nhịp điệu), thi âm (kết hợp thanh âm) trong
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Một công trình khác ra mắt gần đây
hơn cả là chuyên luận thi học Âm tiết tiếng Việt và ngôn từ thi ca (2017) của hai
tác giả Nguyễn Quang Hồng – Phan Diễm Phƣơng. Đây cũng là một tác phẩm

tập trung miêu tả vào vấn đề tổ chức ngữ âm của thơ với một quan niệm khá
rộng rãi về các thể loại thi ca trong tiếng Việt (gồm ba loại lớn: ngôn từ thi ca
truyền miệng, ngôn từ thi ca thành văn và các thể loại khác, bao gồm cả giải trí,
ứng dụng, diễn ca quảng cáo…)
Cũng trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giới Việt ngữ học còn có
một số chuyên luận hoặc giáo trình khác, bàn chung về ngôn ngữ văn chƣơng,
trong đó có dành một phần quan trọng cho thơ. Có thể kể đến các tác phẩm nhƣ
Ngôn ngữ văn chương (2011) của Hoàng Kim Ngọc – Hoàng Trọng Phiến, Ngôn
ngữ với văn chương của Bùi Minh Toán. Giáo trình của Hoàng Kim Ngọc –
Hoàng Trọng Phiến dành trọn vẹn Chƣơng 2 (162 trang) để bàn về ngôn ngữ thơ,
trong đó nhấn mạnh vào ba thành phần của ngôn ngữ thơ với các biểu hiện mang
tính đặc trƣng riêng biệt, đó là ngữ âm thơ, từ vựng ngữ nghĩa thơ và ngữ pháp
thơ. Chuyên luận của Bùi Minh Toán nhấn mạnh về tính giao tiếp của ngôn ngữ
văn chƣơng và các vấn đề về tín hiệu thẩm mỹ trong thi ca.
Từ sau năm 2000 trở lại đây, còn phải kể tới một số luận án tiến sĩ, luận
văn cao học làm về ngôn ngữ thơ, vấn đề ngôn ngữ tác giả/tác phẩm. Có thể kể
tới ba luận án tiêu biểu (hai trong số đó đã đƣợc in thành sách): So sánh và ẩn dụ
trong ca dao trữ tình của người Việt (Hoàng Kim Ngọc, 2003), Đặc trưng ngôn
ngữ thơ lục bát hiện đại (Hồ Văn Hải, 2004 ), Nghiên cứu sự tự do hóa ngôn ngữ
thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX (Nguyễn Thị Phƣơng Thùy, 2008)…

13


Những luận văn thạc sĩ về ngôn ngữ thơ trong khoảng 10 năm trở lại đây
xuất hiện khá nhiều và thƣờng chia làm 3 chƣơng. Ngoài chƣơng mở đầu mang
tính chất lí luận, hai chƣơng sau một chƣơng đi vào miêu tả hình thức tác phẩm
(vần, nhịp, thể thơ), chƣơng còn lại đi vào miêu tả ngữ nghĩa (các lớp từ vựng,
các biện pháp tu từ). Có thể kể ra một số luận văn tiêu biểu nhƣ: Đặc điểm ngôn
ngữ thơ Giang Nam (Dƣơng Thị Hƣơng, Đại học Vinh, 2007), Đặc điểm ngôn

ngữ thơ Vũ Quần Phương trong Vết thời gian (Trần Thị Mai, Đại học Vinh,
2011), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Huy Cận trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca (Đại học
Vinh, 2009), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ (Nguyễn Thị Thanh Bình,
Đại học Vinh, 2008), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong tập Gió lộng (Trần
Đình Thạo, Đại học Vinh, 2011), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên qua Di
cảo thơ (Ngô Văn Huỳnh, Đại học Vinh, 2001). Một loạt các tác giả tên tuổi
khác trong nền thơ Việt Nam thế kỷ XX cũng đƣợc chọn làm đổi tƣợng để khảo
sát và nghiên cứu trong các luận văn thạc sĩ khác của Đại học Vinh nhƣ: Nguyễn
Đình Thi, Nguyễn Duy, Tản Đà, Thu Bồn, Hữu Thỉnh...
1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Bính
Những nghiên cứu, hay nói đúng hơn là những nhận định, đánh giá đầu
tiên về Nguyễn Bính có lẽ thuộc về Hoài Thanh – Hoài Chân trong tuyển tập Thi
nhân Việt Nam: “Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu
trong lòng ta (…). Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm
được một số đông công chúng mộc mạc khó lọt vào con mắt của các nhà thông
thái thời nay. Tình cờ đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ như thế này có
gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lí
trí, một điều đáng quý vô ngần: hồn xưa của đất nước”.
Cùng thời với Hoài Thanh – Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà
văn Việt Nam hiện đại cũng đã chỉ ra thứ “tình quê xác thực” đƣợc toát lên từ
những câu thơ mang dáng vẻ “thực thà”, “hai lần hai là bốn” của Nguyễn Bính.
Vũ Ngọc Phan cũng đã đánh giá rất cao những bài thơ viết về làng quê của
Nguyễn Bính.

14


Sau những nhận định đánh giá của Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, tình hình
nghiên cứu về Nguyễn Bính nói riêng cũng nhƣ các nhà thơ trong phong trào
Thơ Mới nói chung bị hạn chế ở miền Bắc trong nhiều thập kỷ, một phần vì lí do

chiến tranh, phần khác vì do quan niệm tƣ tƣởng của ta trong một thời gian dài
không muốn đề cập đến văn thơ lãng mạn. Nhƣng cũng ở miền Nam trong
những thập niên 60, thơ Nguyễn Bính và việc nghiên cứu thơ ông đƣợc chú ý
hơn. Thơ Nguyễn Bính đƣợc đƣa vào giáo trình của Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Có thể kể đến phần viết về Nguyễn Bính của Trần Tuấn Kiệt trong Thi ca Việt
Nam hiện đại (Sài Gòn, 1967), phần viết về Nguyễn Bính của Nguyễn Tấn Long
trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển Thƣợng) (NXB Sống mới, Sài Gòn,
1968), phần viết về Nguyễn Bính của Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử
giản ước tân biên (Quốc học tùng thƣ xuất bản, Huế, 1961). Nhìn chung, các tác
giả nói trên mới chỉ dừng lại ở những miêu tả bề mặt của nội dung thơ Nguyễn
Bính nhƣ: chất làng quê trong thơ Nguyễn Bính, hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong
thơ Nguyễn Bính, nỗi buồn trong thơ Nguyễn Bính. Sau 1975, ở miền Bắc,
những nghiên cứu về Nguyễn Bính xuất hiện nhiều hơn. Đỗ Lai Thuý với tập
Con mắt thơ (Phê bình phong cách Thơ mới, 1992) đã có một chƣơng khá thú vị
về Nguyễn Bính. Chu Văn Sơn với Ba đỉnh cao Thơ mới (2003) đã đánh giá
Nguyễn Bính nhƣ một nhân vật không thể không nhắc đến khi bàn về giai đoạn
văn học nửa đầu thế kỷ XX. Đoàn Đức Phƣơng lại có một công trình khác về
Nguyễn Bính mang tên Nguyễn Bính – hành trình sáng tạo thi ca (NXB Giáo
dục, 2005), thực chất là sự công bố luận án tiến sĩ văn học bảo vệ trƣớc đó không
lâu. Ở hải ngoại mấy năm gần đây, Thụy Khuê là ngƣời có những bài viết về
Nguyễn Bính đáng lƣu ý nhất, trong đó nổi lên hai bài Thi pháp Nguyễn Bính và
Nguyễn Bính mười hai bến nước.
Nghiên cứu thơ Nguyễn Bính từ cấp độ luận văn thạc sĩ đã có một số đề
tài đƣợc thực hiện nhƣng chủ yếu từ góc nhìn của chuyên ngành văn học, có thể
kể đến một số đề tài tiêu biểu nhƣ sau: Giá trị của một số tín hiệu thẩm mỹ tiêu
biểu trong thơ Nguyễn Bính (Bùi Tấn Văn, 2011), Một số phƣơng diện chủ yếu
trong phong cách thơ Nguyễn Bính trƣớc năm 1945 (Nguyễn Thị Kim Dung,

15



2016), Mặc cảm tha hƣơng trong thơ Nguyễn Bính trƣớc Cách mạng (Lê Thị
Thu Hiến, 2006), Hệ thống biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Bính trƣớc Cách mạng
(Lê Thị Hằng, 2008).
Những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính từ góc độ ngôn
ngữ học có ít hơn, có thể kể tới các đề tài: Từ đồng nghĩa trong thơ Nguyễn Bính
(Vũ Thị Hoà, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV, HN,
2007), Những phương tiện nối kết trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu thơ
Nguyễn Bính ) (Đỗ Anh Vũ, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, Khoa Ngôn ngữ,
ĐHKHXH&NV, HN, 2008), Chất chân quê trong thơ Nguyễn Bính từ góc độ
ngôn ngữ (Trần Yến Ngọc, 2010)
Nhìn chung, các luận văn trên đều tiếp cận thơ Nguyễn Bính từ góc độ
ngôn ngữ tác giả và/hoặc ngôn ngữ tác phẩm, cố gắng làm rõ phong cách riêng
của Nguyễn Bính trong tƣơng quan với các nhà thơ lãng mạn cùng thời. Khung lí
thuyết đƣợc các tác giả vận dụng chủ yếu vẫn đi theo con đƣờng phong cách học
truyền thống với phƣơng pháp miêu tả làm chủ đạp. Tóm lại, chƣa có một công
trình nào nghiên cứu về sự nghiệp thơ Nguyễn Bính giai đoạn trƣớc 1945 từ góc
nhìn ngôn ngữ học một cách thực sự toàn diện và đầy đủ.
1.2. Cơ sở lí thuyết
Đứng trƣớc tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ nói chung, tác phẩm
của Nguyễn Bính nói riêng nhƣ đã trình bày phía trên, luận án của chúng tôi
quyết định tiếp cận thế giới thơ của Nguyễn Bính trên ba bình diện: ngữ âm, ngữ
pháp và từ vựng ngữ nghĩa. Ở mỗi phần, chúng tôi đều có sự kế thừa và vận
dụng một phần lý thuyết tƣơng ứng của những tác giả đi trƣớc trong giới Việt
ngữ học.
1.2.1. Ngôn ngữ thơ là gì?
Xuất phát từ một định nghĩa về thơ nhƣ chúng tôi đã trình bày trong phần
trƣớc, ngôn ngữ thơ, theo đó, cần đƣợc hiểu là ngôn ngữ của tác phẩm thi ca,
đƣợc dùng trong thi ca. Ngôn ngữ thơ vì thế, đƣợc xem là một thứ ngôn ngữ
nghệ thuật có độ trau chuốt từ hình thức đến nội dung. Về hình thức, phải đảm

bảo đƣợc các tính chất nhƣ vần, nhịp, hòa âm. Về nội dung, ngôn ngữ của thơ

16


phải thể hiện đƣợc tính chất đặc trƣng là tƣ duy bằng hình tƣợng, cũng nhƣ thể
hiện đƣợc nguyên lý đem trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp theo tinh thần của
Jakobson. Sự kết hợp hài hòa nhuẫn nhuyễn giữa phần hình thức và phần nội
dung của ngôn ngữ thơ sẽ tạo ra những tác phẩm với nội dung tích cực, khẳng
định những giá trị Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống con ngƣời. Tìm hiểu ngôn
ngữ thơ nói chung, ngôn ngữ thơ của một tác giả nói riêng, sẽ kéo theo một loạt
các khái niệm cơ bản mà chúng tôi sẽ lần lƣợt trình bày trong những phần tiếp
theo dƣới đây: vần thơ (thi vận), nhịp điệu (thi điệu), tín hiệu thẩm mỹ, các lợp
từ trong tiếng Việt.
1.2.2. Vần thơ (Thi vận)
Tán thành quan điểm về vần của Mai Ngọc Chừ trong công trình Vần thơ
Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, chúng tôi sử dụng định nghĩa về vần của
ông: “Vần là sự hòa âm, sự cộng hƣởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất
định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những
chức năng nhất định nhƣ liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng
nhịp”. Dựa trên tiêu chí mức độ hòa âm giữa hai từ hiệp vần, Mai Ngọc Chừ
phân chia vần thành 3 loại là: vần chính, vần thông và vần ép với những miêu tả
cụ thể nhƣ sau:
- Vần chính
Hai âm tiết đƣợc coi là hiệp vần với nhau theo kiểu vần chính nếu chúng
đáp ứng đƣợc ba yêu cầu sau:
- Đồng nhất ở đặc trƣng tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc) của thanh
điệu
- Đồng nhất ở thành phần âm cuối
- Đồng nhất ở thành phần âm chính

Các cặp vần chính lại có thể phân chia tiếp thành 4 tiểu nhóm nhƣ sau
Kiều 1: Khác nhau hoàn toàn ở âm đầu, thanh điệu đồng nhất hoàn toàn
hoặc đồng nhất đặc trƣng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn:
can – ban, kiếp – hiệp, tha – là, ai – hai

17


Kiểu 2: Khác nhau hoàn toàn ở âm đệm, thanh điệu đồng nhất hoàn toàn
hoặc đồng nhất đặc trƣng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn:
loan – lan, hoài – hài…
Kiểu 3: Khác nhau ở thanh điệu nhƣng vẫn nằm trong phạm vi đồng nhất
đặc trƣng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn: dài – dai, bồ bô…
Kiểu 4: Khác nhau vừa âm đầu vừa âm đệm, thanh điệu đồng nhất hoàn
toàn hoặc đồng nhất đặc trƣng tuyền điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn
toàn: quan – tan, oan – lan…
- Vần thông
Hai âm tiết đƣợc coi là hiệp vần với nhau theo kiểu vần thông nếu chúng
đáp ứng đƣợc ba yêu cầu sau:
- Thanh điệu đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất đặc trƣng tuyền điệu
- Âm cuối trong hai âm tiết hiệp vần hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc đồng
nhất đặc trƣng vang, hoặc đồng nhất đặc trƣng vô thanh
- Âm chính trong cặp vần hoặc đồng nhất đặc trƣng âm sắc (cùng bổng,
cùng trầm vừa hoặc cùng trầm), hoặc đồng nhất đặc trƣng âm lƣợng (cùng âm
lƣợng lớn, cùng âm lƣợng trung bình hoặc cùng âm lƣợng nhỏ)
Các cặp vần thông lại có thể có các dạng nhƣ sau:
Kiểu 1: Chỉ khác nhau ở âm chính, các thành phần còn lại đồng nhất hoàn
toàn, ví dụ: quên – quen, chua – chƣa, hôn – hơn…
Kiểu 2: Khác nhau ở âm chính và một hoặc một số thành phần khác:
- Khác nhau ở âm chính và âm đầu: quên – hoen, mƣa - tua

- Khác nhau ở âm chính và âm cuối: quân – quang, cốc – cúp
- Khác nhau ở âm chính và âm đệm: toàn – tần, chuyến – chín
- Khác nhau ở âm chính và thanh điệu: mùa – mƣa, toan – tuần
- Khác nhau ở âm chính, âm đầu và âm đệm: tuyết – hét, tuần – hàn
Kiểu 3: Khác nhau ở tất cả các thành phần, chỉ đồng nhất những đặc trƣng
ngữ âm nhất định mà thôi. Ví dụ: quầng – lan, em – chuyền, tuất – lộc

18


Kiểu 4: Âm chính đồng nhất, thanh điệu đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng
nhất đặc trƣng tuyền điệu, âm cuối giống nhau về đặc trƣng ngữ âm nhƣng
không đƣợc đồng nhất. Ví dụ: làng – làm.
- Vần ép
Hai âm tiết đƣợc coi là hiệp vần với nhau theo kiểu vần ép nếu đáp ứng
đƣợc các tiêu chuẩn sau:
- Thanh điệu và âm cuối đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất những đặc
trƣng ngữ âm nhất định
- Nguyên âm làm âm chính vừa không đồng nhất đặc trƣng âm sắc, vừa
không đồng nhất đặc trƣng âm lƣợng:
Xe đi xe đi mù trời không dứt
Xẻng cuốc bi đông chạm nhau lách cách
(Ghi chép ở đại đội – Bằng Việt)
Xin cảm ơn những ngày gian khổ
Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa
(Xin cảm ơn những ngày gian khổ - Dƣơng Hƣơng Ly)
1.2.3. Nhịp điệu (Thi điệu)
Chúng tôi tán thành quan điểm của Vũ Thị Sao Chi trong công trình Nhịp
điệu ngôn ngữ thơ văn Việt Nam và sử dụng định nghĩa sau về nhịp điệu : “Nhịp
điệu là cách thức diễn ra lặp lại đều đặn theo chu kì của hiện tƣợng ngôn ngữ nào

đó trong tác phẩm văn chƣơng, gây ấn tƣợng về sự chuyển động nhịp nhàng, hài
hòa, cân đối. Nhịp là những khoảng, đoạn đều đặn, nối tiếp và lặp lại nhiều lần
theo chu kỳ nhất định, còn điệu chính là tính chất, đƣờng nét vận động của
nhịp”.
Để nhận diện về nhịp có thể thông qua bộ tiêu chí gồm 9 điểm:
ngừng/ngắt nhịp, trƣờng độ, cao độ, tốc độ, cƣờng độ, điểm nhấn, đƣờng nét,
hiệp vần (hòa âm) và phối hợp thanh điệu (hòa thanh).
Tuy thế, chúng tôi cũng cho rằng, để tránh rƣờm rà và cồng kềnh, có thể
gộp các tiêu chí 3 (cao độ), 7 (đƣờng nét) và 9 (phối hợp thanh điệu) lại trong
một tiêu chí, tạm gọi tên là “cao độ và đƣờng nét”. Sở dĩ có thể gộp ba tiêu chí

19


×