Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

“PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH TRÀ VINH DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” (1930-2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 216 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỈNH ỦY TRÀ VINH
BAN TUYÊN GIÁO

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI
“PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH TRÀ
VINH DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”
(1930-2010)
------------

Cơ quan chủ trì đề tài: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân. Trần Bình Trọng

Trà Vinh - năm 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TỈNH ỦY TRÀ VINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BAN TUYÊN GIÁO

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI
“PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH TRÀ
VINH DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”


(1930-2010)
------------

Chủ nhiệm đề tài:

Cơ quan chủ trì đề tài:

CN. Trần Bình Trọng

Thái Văn Thìn

Sở Khoa học và Công nghệ

Trà Vinh - năm 2015


3
DANH SÁCH CÁC BẢNG

NỘI DUNG

STT

TRANG

Bảng 1 Dân số tỉnh Trà Vinh và dân tộc Khmer phân theo từng đơn vị vị
hành chính
Bảng 2 Dân số người dân tộc Khmer từ năm 1976 đến 1985 theo từng

9

107

đơn vị hành chính
Bảng 3 Danh sách mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Khmer huyện

181

Trà Cú
Bảng 4 Danh sách mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Khmer huyện

182

Cầu Ngang
Bảng 5 Danh sách mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Khmer huyện

182

Châu Thành
Bảng 6 Danh sách mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Khmer huyện

183

Cầu Kè
Bảng 7 Danh sách mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Khmer huyện

183

Tiểu Cần
Bảng 8 Danh sách mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Khmer huyện


184

Duyên Hải
Bảng 9 Danh sách mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Khmer huyện
Càng Long

184


4
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... …1
PHẦN II. NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN ............ 3
Chương 1. Khái quát đặc điểm tỉnh Trà Vinh ............................................... 4
I. Đặc điểm địa lý, dân số ................................................................................... 4
1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 4
2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 4
3. Lịch sử hình thành và phân chia hành chính qua các thời kỳ ........................ 6
4. Địa lý dân cư-xã hội........................................................................................ 8
II. Một số đặc điểm của đồng bào Khmer Trà Vinh ........................................... 9
1. Đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú ............................................................ 9
2. Đặc điểm về đời sống kinh tế .......................................................................... 10
3. Một số đặc điểm về văn hóa ............................................................................ 11
Chương II. Truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm
và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ....................................................... 16
I. Các Chi bộ Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách
mạng của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (từ năm 1930 đến năm 1945) ...... 16
1. Phong trào cách mạng của đồng bào Khmer Trà Vinh trước và sau khi
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đến năm 1939 .................................. 16

2. Phong trào cách mạng của đồng bào Khmer Trà Vinh
từ năm 1940 - 1945 ........................................................................................ 21
II. Đồng bào Khmer cùng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1945 - 1954).................................................................................. 26
1. Phong trào đấu tranh xây dựng chế độ mới và tiến hành kháng chiến
chống Pháp từ sau cách mạng Tháng Tám thành công đến năm 1950 .......... 26
2. Phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào Khmer Trà Vinh
từ năm 1951 đến tháng 7/1954 ....................................................................... 45
III. Phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào Khmer Trà Vinh
từ 1954 - 1975 ............................................................................................. 51
1. Sáu năm đấu tranh chính trị (từ tháng 7/1954 đến tháng 2/1960) ................. 51


5
2. Phong trào Đồng khởi..................................................................................... 58
3. Phát triển lực lượng cách mạng, đẩy mạnh chiến tranh du kích,
thực hiện ba mũi giáp công, góp phần đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” .... 62
4. Thế trận chiến tranh nhân dân chống bình định,
góp phần đánh bại chiến tranh cục bộ ....................................................... 73
5. Tăng cường đoàn kết đấu tranh, góp phần đánh bại chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” ....................................................................... 83
6. Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa giải phóng tỉnh Trà Vinh (30/4/1975) ...... 97
IV. Truyền thống đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
(từ 30/4/1975-2010)………………………………………………....... .105
1. Xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, ổn định đời sống Nhân dân
(từ sau 30/4/1975 đến 02/1976)……………………………………………….105
2. Tham gia phát triển sản xuất, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam
và làm nghĩa vụ quốc tế……………………………………………….............106
3. Cùng Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh thực hiện sự nghiệp đổi mới
đất nước (từ tháng 12/1986 - tháng 5/1992)………………………………..130

4. Trà Vinh bước vào thời kỳ ổn định để phát triển (1992 - 2010)………… ...138
5. Đồng bào Khmer Trà Vinh vững bước tiến vào thập niên
đầu thế kỷ XXI (2001 - 2010)………………………………………………….150
Chương 3. Một số nhân vật tiêu biểu
trong đồng bào Khmer Trà Vinh….....................................164
I. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, của khu là người Khmer
đã hy sinh, từ trần………………………………………………………...164
1. Đồng chí Lâm Phái………………………………………………………………..164
2. Đồng chí Maha Sơn Thông ...…………………………………………..............165
3. Đồng chí Maha Thạch SaBut………………………………………………….…166
4. Hòa Thượng Sơn Vọng…………………………………………………………....167
5. Hòa Thượng Thạch Som……………………………………………………….....168
6. Đồng chí Thạch Tụm………………………………………………………….…..168
7. Đồng chí Trần Lái…………………………………………………………………169
8. Đồng chí Kiên Sang……………………………………………………………….170
9. Đồng chí Sơn Thị Xiết……………………………………………………….........171


6
10. Đồng chí Thạch Sung…………………………………….………………………171
11. Đồng chí Thạch Phan Suôl……………………………………….……………..172
II. các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy và đang công tác
(ở Trung ương và các tỉnh, thành phố)……………………………………..173
III. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là người Khmer…………………174
1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Thạch Ngọc Biên…………………...174
2. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sơn Ton……………………………...174
3. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lâm Sắt .......................................... 175
4. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kiên Thị Nhẫn ............................... 176
5. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Thạch Thị Thanh ........................... 177
6. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Thạch Thị Phinh ............................ 178

7. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Trung tướng Sơn Cang……………179
IV. Danh sách các Mẹ Việt Nam anh hùng là người dân tộc Khmer ............... 181
V. Nhân sĩ, trí thức tiêu biểu người dân tộc Khmer .......................................... 184
1. Các nghệ sĩ người Khmer được phong danh hiệu nghệ sỹ ưu tú .................. 184
2. Các nhà giáo người Khmer được phong danh hiệu nhà giáo ưu tú ............. 186
Chương 4. Tổng luận, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm ..................... 187


1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ngoài nước: Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đồng bào
Khmer tỉnh Trà Vinh
Trong nước: Ở trong nước, đặc biệt các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long đã có một số bài viết, tác phẩm về phong trào đấu tranh của đồng bào
Khmer... đã in ấn phát hành có thể tham khảo cho công trình này .
Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã nêu
trong phần tổng quan này:
- Lịch sử tỉnh Trà Vinh tập I, II, III, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh xuất bản
năm 1995, 2000, 2005 .
- Tỉnh ủy Trà Vinh hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng - 70 năm thắng lợi vẻ
vang 1930-2000 .
- Nhân vật chí tỉnh Trà Vinh (tập I - Sở Văn hóa Thông tin Trà Vinh xuất bản
năm 2000 và tập II (bản thảo) .
- Lịch sử 8 huyện, thành phố và lịch sử các xã anh hùng trong tỉnh đã xuất bản.
- Một số tác phẩm đã công bố của các tỉnh, thành phố trong khu vực .
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ thêm khối đoàn kết Kinh- Khmer- Hoa trong quá trình
đấu tranh cách mạng, trong quá trình xây dựng quê hương đất nước. Nhằm phát huy
truyền thống và ghi lại thành tích của đồng bào Khmer Trà Vinh trong giai đoạn cách

mạng mới hiện nay, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn gây chia rẽ khối đoàn kết
dân tộc của các thế lực thù địch .
- Công trình hoàn thành sẽ là một tài liệu quý, có giá trị to lớn trong việc giáo dục
truyền thống cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
3. Tính cấp thiết của đề tài:
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc, có nhiều công lao đóng góp cho sự
nghiệp cách mạng chung của tỉnh qua các thời kỳ. Do đó, đề tài ra đời là yêu cầu
chung của cả dân tộc, đặc biệt là sự mong muốn của các bậc lão thành cách mạng là
người dân tộc Khmer qua các thời kỳ lịch sử cách mạng.
Nghiên cứu làm sáng tỏ thêm khối đoàn kết Kinh - Khmer - Hoa trong quá trình
đấu tranh cách mạng, trong quá trình xây dựng quê hương đất nước. Nhằm phát huy
truyền thống và ghi lại thành tích của đồng bào Khmer ở Trà Vinh trong giai đoạn
cách mạng mới hiện nay, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn gây chia rẽ khối
đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.


2
Công trình hoàn thành sẽ là một tài liệu quý, có giá trị to lớn trong việc giáo dục
truyền thống cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh là lịch sử của
khối đoàn kết giữa 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đã góp phần cùng khu vực và cả nước làm nên những chiến công oanh liệt
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong 2 cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thành tích chung đó, đồng bào Khmer Trà Vinh với gần 1/3 dân số của
tỉnh góp phần quan trọng. Để tiếp tục phát huy truyền thống, thành tích của đồng bào
Khmer trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhằm giáo dục nâng cao tinh thần yêu
nước, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đặc biệt là làm thất bại âm mưu, thủ đoạn gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế

lực thù địch. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phong trào yêu nước của đồng bào
Khmer Trà Vinh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010)” tại tỉnh
Trà Vinh là rất cần thiết.
Những vấn đề mới đề tài đặt ra nghiên cứu : làm rõ thêm mối quan hệ gắn bó
giữa các dân tộc trên đất Trà Vinh, đó là khối đoàn kết giữa 3 dân tộc Kinh-KhmerHoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đúc kết kinh nghiệm lịch sử trong
quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ, vận dụng và kế thừa, phát huy
trên các mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay; xây dựng lòng tự hào về
truyền thống và con người Trà Vinh, vun đắp và củng cố lòng tin của thế hệ trẻ tỉnh
nhà vào sự lãnh đạo của Đảng.
4. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
- Phương pháp luận: Trên cơ sở các quan điểm chủ yếu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, quan điểm phát triển, khách quan, quan điểm lịch sử, toàn diện...
Bám sát tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử dân tộc.
- Phương pháp cụ thể :
+ Sưu tầm tư liệu thành văn: các tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh
Long, Ban Dân tộc tỉnh, các huyện và thành phố Trà Vinh; các quyển lịch sử đã phát
hành trong tỉnh…
+ Tư liệu điền dã : gặp gỡ và trao đổi với các đồng chí lão thành cách mạng, các
nhân chứng lịch sử ở địa phương nhằm phỏng vấn và tìm hiểu thêm về những sự kiện
lịch sử đã diễn ra tại thời điểm đó…, tiếp theo tập hợp lại những bài phỏng vấn,
những file ghi âm cuộc nói chuyện để tổng hợp thành tư liệu điền dã phục vụ cho
việc biên soạn công trình.
+ Phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp biên soạn bản thảo.


3
+ Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia.
- Kỹ thuật sử dụng: ghi âm, ghi ảnh, sao chụp tư liệu…
PHẦN II- NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN
Bao gồm các nội dung:

1- Khái quát đặc điểm tỉnh Trà Vinh
- Đặc điểm về địa lý.
- Về dân số.
- Đặc điểm đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
+ Số lượng; địa bàn cư trú (huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn);
+ Đặc điểm về phong tục, tập quán, tín ngưỡng;
+ Đặc điểm về đời sống, kinh tế…
2- Truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc.
- Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đến cách mạng tháng Tám 1945
giành thắng lợi.
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
- Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975).
- Từ sau giải phóng 30/4/1975 đến năm 1986.
- Từ năm 1986 đến 2010.
(Trong phần này có các tiểu mục nêu số lượng cán bộ, đảng viên, công chức là
người dân tộc Khmer, số lượng anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Bà mẹ Việt
Nam anh hùng là người Khmer).
3- Một số nhân vật tiêu biểu trong đồng bào Khmer Trà Vinh.
- Các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, khu ủy và trung ương là người
Khmer (Ma Ha Sơn Thông; Sơn Song Sơn; Sơn Cang; Sơn Vọng; Thạch Som,…).
- Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (Lâm Sắt, Thạch Thị Thanh, Kiên Thị
Nhẫn,…).
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Một số nhân sĩ, trí thức có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
4- Rút ra kết luận và một số giải pháp, kiến nghị để phát huy truyền thống
tốt đẹp của đồng bào Khmer Trà Vinh trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.



4
Chương 1:KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỈNH TRÀ VINH:
I. Đặc điểm địa lý, dân số.
1. Vị trí địa lý:
Trà Vinh là một trong 13 tỉnh, thành của đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía
hạ lưu giữa sông Tiền và sông Hậu và giáp với biển Đông. Nhìn một cách tổng thể, Trà
Vinh có dạng như một hình tứ giác, với diện tích đất tự nhiên là 234.116 ha (chiếm
5,77% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long; chiếm 0,71% diện tích cả nước).
Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Trà Vinh giáp với tỉnh Bến Tre, có ranh giới là sông
Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), dài gần 60 km.
Phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, có ranh giới là sông Hậu, dài
gần 60 km.
Phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Long.
Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, bờ biển dài 65 km, với 02 cửa
Định An (sông Hậu) và cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên), nằm trên địa bàn ba huyện
Cầu Ngang, Châu Thành và Duyên Hải.
Trong hệ thống tọa độ địa lý, Trà Vinh có vị trí giới hạn từ 9 031, 46, đến
1004,45, vĩ độ Bắc và từ 105057’16’’ đến 106036’04’’ kinh độ Đông.
Do nằm ở hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, Trà Vinh có địa hình chủ yếu là những
khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mực nước biển. Địa hình của Trà
Vinh khá phức tạp do sự chia cắt của các giồng cát và hệ thống trục lộ, kênh rạch
chằng chịt. Nhiều vùng trũng xen kẽ với các giồng cát cao, chiều hướng của độ dốc chỉ
được thể hiện trên các cánh đồng. Phần phía Nam của Trà Vinh là vùng đất thấp, bị
chia cắt bởi các giồng cát hình cánh cung, nhiều nơi chỉ có độ cao từ 0,5m đến 0,8m so
với mực nước biển. Do đó, những nơi này thường bị ngập mặn từ 3 đến 5 tháng/năm.
2. Điều kiện tự nhiên
Trà Vinh có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng
như: khí hậu, đất đai, sông rạch, động thực vật, thủy hải sản...
2.1. Khí hậu
Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Gió ở Trà

Vinh thuộc loại gió mùa của đồng bằng ven biển nằm trong khu vực chí tuyến, phân
bổ hàng năm như sau: tháng 01 và 02 gió từ cấp 3 đến cấp 4 theo hướng Đông Nam
(gió chướng); tháng 3 và 4 gió từ cấp 3 đến cấp 4 theo hướng Tây Nam; tháng 5 và 6
theo hướng Tây Nam chính gọi là thời điểm hội tụ gió mùa; tháng 7 và tháng 12 gió
chuyển theo hướng Đông Nam rồi Đông Bắc với sức gió trung bình ở cấp 2.


5
Do đặc thù của vùng ven biển, nên khí hậu Trà Vinh thường có hiện tượng như:
độ bốc hơi cao, mưa ít, gió chướng mạnh... Lượng mưa ở Trà Vinh ở mức trung bình
thấp (1500-1627mm) và phân bổ không ổn định. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống
Nam, cao nhất là huyện Càng Long, thành phố Trà Vinh, thấp nhất là huyện Cầu
Ngang và Duyên Hải. Chế độ mưa nắng theo 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và thường có những đợt nắng gay
gắt liên tiếp từ 5 đến 10 ngày xen giữa mùa mưa (tháng 7 và tháng 8) gây ra hạn hán.
Nhân dân địa phương gọi hiện tượng này là "hạn bà chằn".
Nhiệt độ trung bình của Trà Vinh hàng năm từ 25 độ đến 27 độ. Vào mùa mưa,
nhiệt độ cao nhất khoảng 32 độ và thấp nhất khoảng 21 độ. Vào mùa khô, nhiệt độ cao
nhất khoảng từ 33 đến 34 độ và thấp nhất khoảng từ 23 đến 24 độ. Mùa nắng bắt đầu
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm của Trà Vinh vào mùa khô từ 76% đến 86% và mùa mưa từ 86% đến 88%.
Nhìn chung, khí hậu của Trà Vinh tương đối ôn hòa, thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp và ổn định cuộc sống cho người dân địa phương.
2.2. Đất đai
Đất đai Trà Vinh được hình thành từ lâu đời với những thăng trầm do quá trình
kiến tạo địa chất, với những lần "biển lùi", "biển tiến",...Do đó, Trà Vinh là một dải
đồng bằng ven biển, không núi đồi, được phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp
hàng năm. Xét về mặt địa chất, Trà Vinh có trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sông
biển, nên lượng khoáng sản ở Trà Vinh không nhiều, lượng sa khoáng không lớn
(tital), chỉ có cát san lấp và đất sét dùng làm gạch ngói, nước khoáng.

Trà Vinh có nhiều đất giồng cát và gò cao với hợp chất là cát pha đất sét, một số
nơi có phù sa mùn. Đất giồng và gò có độ cao từ 2-5m so với mặt nước biển. Ngoài ra,
Trà Vinh còn có loại đất phù sa nằm ven sông Cổ Chiên và sông Hậu. Hàng năm,
lượng phù sa từ 2 con sông này bồi đắp để hình thành một lớp đất màu mỡ ở ven bờ, ở
các cồn, cù lao rất phù hợp cho việc trồng cây ăn trái. Đất phù sa ở phía sông Hậu tạo
nên cù lao Tân Qui, cồn Bần Chát (Cầu Kè). Phía sông Cổ Chiên có cù lao Long Trị
(thành phố Trà Vinh), cồn Hô (huyện Càng Long), cồn Chim, cồn Phụng, cù lao Long
Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành), cồn Bần, cồn Nghêu (huyện Cầu Ngang),...
Đất đai ở ven biển Trà Vinh có sự thay đổi theo thời gian, càng ngày càng lấn
dần ra biển. Từ năm 1940 đến nay, mũi Ba Động (Duyên Hải) đã lấn ra biển hàng km.
Hàng năm, đất được bồi tiến ra biển từ 30-50m. Ở thị trấn Duyên Hải có mỏ nước
khoáng với thành phần Bicacbonat Natri khá lớn. Khả năng cho phép khai thác vào
khoảng 2.400 mét khối/ngày.
Nhìn chung, đất đai tỉnh Trà Vinh phong phú và đa dạng, góp phần tạo nên nhiều
hệ sinh thái, động thực vật cùng tồn tại. Đây là một nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh.


6
2.3. Sông, rạch, biển
Nhìn tổng thể, Trà Vinh như một dải cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.
Càng tiến ra biển Đông, hai con sông này càng rộng hơn, lượng nước lớn hơn. Đây
được xem như 2 mạch dẫn cho cả hệ thống sông, rạch, kênh đào của Trà Vinh, giúp
chúng lưu thông, tuần hoàn. Mạng lưới sông, rạch được chia theo 3 hệ thống: hệ thống
đổ ra sông Cổ Chiên, hệ thống đổ ra sông Hậu, hệ thống đổ ra biển Đông. Với hệ
thống sông rạch chằng chịt, Trà Vinh có mạng lưới giao thông đường thủy nối liền các
địa phương trong tỉnh và các nơi khác, tưới tiêu ruộng đồng, phục vụ nông nghiệp,
cung cấp nguồn thủy sản trên sông và nguồn phù sa vô tận, cân bằng sinh thái,...là một
tiềm năng lớn của tỉnh.
Bờ biển của Trà Vinh dài 65 km với 2 cửa sông: Định An và Cung Hầu. Biển
Trà Vinh có độ sâu từ 5,5 m đến 23,8 m, có đà sóng lớn. Biển Trà Vinh ít cát, nhiều

phù sa, phần lớn là bãi bùn. Do phù sa, do bãi bùn và do trường sóng lớn, nên nước
biển hiếm khi trong xanh, phần lớn có màu nâu đục.
2.4. Động, thực vật
Với hệ thống sông rạch chằng chịt, đất đai khá màu mỡ và khí hậu ôn hòa, Trà Vinh có
hệ động thực vật vô cùng đa dạng, là điều kiện sinh trưởng của nhiều loài, giống khác nhau.
Về phía đồng bằng, trên những giồng cát và đồng bằng xưa kia là rừng dày,
rừng rậm, rừng nhiều tầng. Dấu vết còn sót lại ngày nay là những cây cổ thụ ở khu vực
Ao Bà Om (thành phố Trà Vinh). Nhiều loại gỗ quý hiện nay vẫn còn khá nhiều như:
sao, dầu... Đây cũng là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật như: Trâu, bò, dê, sóc,
chuột, khỉ, kỳ đà, các loại rắn, chim cò...Vì thế, Trà Vinh có nhiều vườn chim thiên
nhiên độc đáo như: Chùa Giồng Lớn (Trà Cú), chùa Hang (Châu Thành),...
Về phía ven biển là hệ thống rừng ngập mặn với các loại cây mắm, bần, sú, vẹt,...
thuộc các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành. Diện tích rừng và đất
rừng ven biển khoảng 24.000 ha. Các loài thủy, hải sản ven biển cũng khá phong phú
với khoảng 40 họ, 78 giống và 150 loài, bao gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di trú.
Sự phong phú và đa dạng về động, thực vật đã cung cấp cho Trà Vinh nhiều tài
nguyên thiên nhiên, là tiềm năng, lợi thế phục vụ cho việc khai thác phục vụ phát triển
kinh tế, xã hội của tỉnh và đời sống của Nhân dân.
3. Lịch sử hình thành và phân chia hành chính qua các thời kỳ
3.1. Lịch sử hình thành
Sau khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 1867, Pháp chia tỉnh
Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện) là Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre.
Địa danh Trà Vinh được xác lập là đơn vị hành chính cấp tỉnh đầu tiên dưới thời Pháp thuộc,
theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay


7
hạt tham biện, kể từ ngày 01/01/1900. Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long,
Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi thuộc Trà Vinh),
Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.

Ngày 27/6/1951, Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa) sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà,
huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, chính quyền Việt Nam Cộng hòa
đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22/10/1956.
Tuy nhiên, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và sau này là Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo Nghị định của Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về việc giải thể khu, hợp nhất các tỉnh ở
miền Nam, tỉnh Trà Vinh sáp nhập với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long vào tháng
02/1976. Đến ngày 26/12/1991, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ
10, tỉnh Cửu Long lại được tách thành hai tỉnh như cũ là Vĩnh Long và Trà Vinh. Như
vậy, tỉnh Trà Vinh được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1992.
3.2. Các đơn vị hành chính tỉnh Trà Vinh
Địa giới hành chính của tỉnh Trà Vinh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính
cấp huyện, thị xã và thành phố, 106 xã, phường, thị trấn, bao gồm: thành phố Trà Vinh(1)
(9 phường, 01 xã), thị xã Duyên Hải(2) (2 phường, 5 xã), huyện Càng Long(3) (01 thị
trấn, 13 xã), huyện Châu Thành1(4) (01 thị trấn, 13 xã), huyện Cầu Kè(5) (01 thị trấn, 10
xã), huyện Cầu Ngang(6) (02 thị trấn, 13 xã), huyện Duyên Hải(7) (01 thị trấn, 06 xã),
huyện Trà Cú(8) (02 thị trấn, 15 xã) và huyện Tiểu Cần(9) (02 thị trấn, 09 xã).
(1)

Thành phố Trà Vinh bao gồm Phường 1,2,3,4,5,6,7,8,9 và xã Long Đức.
Thị xã Duyên Hải gồm: Phường I, phường II, xã Long Toàn, Long Hữu, Trường Long Hòa, Dân Thành và Hiệp Thạnh.
(3)
Huyện Càng Long bao gồm: Thị trấn Càng Long và các xã: Mỹ Cẩm, An Trường, An Trường A, Tân An, Tân Bình,
Huyền Hội, Phương Thạnh, Bình Phú, Đức Mỹ, Nhị Long, Nhị Long Phú, Đại Phước, Đại Phúc.
(4)
Huyện Châu Thành bao gồm: Thị trấn Châu Thành và các xã: Đa Lộc, Lương Hòa, Lương Hòa A, Long Hòa, Hòa

Minh, Hòa Lợi, Hòa Thuận, Phước Hảo, Nguyệt Hóa, Song Lộc, Hưng Mỹ, Thanh Mỹ, Mỹ Chánh.
(5)
Huyện Cầu Kè bao gồm: Thị trấn Cầu Kè và các xã Phong Thạnh, Phong phú, Hòa Ân, Hòa Tân, An Phú Tân, Ninh
Thới, Tam Ngãi, Thông Hòa, Thạnh Phú, Châu Điền.
(2)

(6)

Huyện Cầu Ngang bao gồm: Thị trấn Cầu Ngang, Thị trấn Mỹ Long và các xã: Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, Mỹ Hòa, Thuận
Hòa, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Hòa, Kim Hòa, Nhị Trường, Trường Thọ, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn, Vinh Kim.
(7)

Huyện Duyên Hải bao gồm: Thị Trấn Long Thành và các xã: Long Khánh, Long Vĩnh, Đông Hải, Ngũ Lạc Đôn
Xuân, Đôn Châu..
(8)

Huyện Trà Cú bao gồm: Thị trấn Trà Cú, Thị trấn Định An và các xã: Ngãi Xuyên, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngọc Biên,
Tập Sơn, Thanh Sơn, Tân Sơn, Kim Sơn, Phước Hưng, Đại An, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân, An Quãng Hữu, Lưu
Nghiệp Anh,
(9)
Huyện Tiểu Cần bao gồm: Thị trấn Tiểu Cần, Thị trấn Cầu Quan và các xã: Phú Cần, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tập Ngãi,
Ngãi Hùng, Tân Hùng, Hùng Hòa, Tân Hòa, Long Thới.


8
4. Địa lý dân cư - xã hội
4.1. Dân số
Với ưu thế của vùng đất ven biển, nằm giữa hai cửa sông lớn, địa hình lại có nhiều
giồng cát và gò đất, Trà Vinh sớm được tiếp nhận lưu dân người Việt (Kinh) - Khmer - Hoa
đến bằng nhiều con đường nhờ vào những phương tiện giao thông đường thủy đương thời.

Vì vậy, Trà Vinh là nơi lưu dân người Việt (Kinh) -Khmer - Hoa hội tụ, định cư sớm hơn so
với một số địa phương khác ở Nam bộ. Hai hình thái cư trú cơ bản của cư dân Trà Vinh lúc
bấy giờ là phum, sóc của người Khmer và thôn, làng của người Việt (Kinh), người Hoa.
Theo thống kê, dân số Trà Vinh là 1.027.012 người (10), là tỉnh có quy mô dân số
nhỏ (đứng thứ 11/13 tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long). Trong đó, 854.808
người (83,19%) dân số sống ở khu vực nông thôn; 172.707 người (16,81%) sống ở
khu vực thành thị (thành phố và các thị trấn).
4.2. Cơ cấu dân số theo dân tộc
Tỉnh Trà Vinh là địa bàn chung sống lâu đời của ba dân tộc chính là người
Kinh, người Khmer, người Hoa và một số ít các dân tộc khác.
- Người Kinh có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số của tỉnh với 694.261 người,
chiếm 67,57% dân số của tỉnh, cư trú khắp các địa bàn trong tỉnh nhưng tập trung
nhiều nhất ở thành phố Trà Vinh, các thị trấn, thị tứ và các vùng đất ven sông rạch.
Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Trà Vinh là địa phương có đồng bào Khmer, đứng thứ hai ở đồng bằng sông
Cửu Long (sau tỉnh Sóc Trăng), với 324.877 người, chiếm 31,62% dân số. Đồng bào
Khmer có mặt ở các huyện, thành phố trong tỉnh, nhưng tập trung đông nhất ở huyện
Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần… và sống tập trung thành các
phum, sóc trên các giồng cát, ven các sông rạch hoặc ven đường giao thông xen kẽ với
các ấp, khóm của người Kinh. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và một số ít làm dịch vụ.
- Người Hoa có 7.690 người, chiếm 0,8% dân số của tỉnh. Người Hoa sống tập
trung nhiều nhất ở thành phố Trà Vinh và các thị trấn. Ngành nghề chủ yếu là dịch vụ
và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Ngoài ra, còn có một số đồng bào các dân tộc ít người khác như: Chăm 163
người, Churu 53 người, Dao 39 người...
4.3. Cơ cấu dân số theo tôn giáo

(10)


Số liệu của Cục Thống kê năm 2013.


9
Trà Vinh là tỉnh có nhiều tôn giáo, song các tôn giáo có tín đồ đông tập trung ở 3
tôn giáo chính là: Phật giáo (Nam tông và Bắc tông), Công giáo và Cao Đài. Tổng số
người theo các tôn giáo là 569.999 người, chiếm 54,5% dân số của tỉnh. Trong đó, Phật
giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, với 498.930 người, chiếm 86% tổng số tín
đồ các tôn giáo; tiếp đến là Công giáo với 54.370 tín đồ; Cao đài với 15.366 tín đồ. Còn
lại là tín đồ của các tôn giáo khác như: Tin lành (634 người); Tịnh độ cư sĩ Phật hội
(318 người); Hồi giáo (195 người); Phật giáo Hòa Hảo (142 người); Bửu sơn Kỳ hương
(19 người); Tứ Ân hiếu nghĩa (16 người); Minh sư đạo (07 người)... Sự đa dạng về tôn
giáo đã tạo ra sự đa dạng về bản sắc văn hóa. Mặc dù có sự đa dạng về tôn giáo, song
cộng đồng các tôn giáo trên địa bàn tỉnh luôn đoàn kết, hòa đồng, tương thân tương ái,
sống tốt đời đẹp đạo.
II. Một số đặc điểm của đồng bào Khmer Trà Vinh.
1. Đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú
Theo số liệu thống kê, vào năm 1916, đồng bào Khmer Trà Vinh có 66.607
người ;đến năm 1928 là 82.000 người(12);năm1973, có 150.246 người(13). Hiện nay, đồng
bào Khmer Trà Vinh có 324.877 người, chiếm 31,62% dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú có
mặt hầu hết ở các huyện và thành phố trong tỉnh. Cụ thể như sau:
(11)

Bảng 1: Dân số tỉnh Trà Vinh và dân tộc Khmer phân theo từng đơn vị hành chính
Số
TT
1
2
3
4

5
6
7
8

Đơn vị
Thành phố Trà Vinh
Huyện Trà Cú
Huyện Châu Thành
Huyện Cầu Ngang
Huyện Cầu Kè
Huyện Tiểu Cần
Huyện Duyên Hải
Huyện Càng Long
Tổng cộng

Dân số
chung
105.429
180.205
138.951
133.131
111.235
110.674
103.421
145.463
1.027.509

Dân số
Tỷ lệ

Khmer người Khmer
21.627
20,71
111.572
61,92
47.312
34,05
48.167
36,18
36.249
32,59
33.837
30,57
17.132
16,57
8.979
6,17
324.877
31,62

Sự tập trung vùng có đông đồng bào dân tộc biểu hiện đậm nét ở từng địa phương. Cụ
thể có rất nhiều xã có tỷ lệ đồng bào Khmer chiếm từ 60% trở lên như: xã Thanh Sơn, Ngọc
Biên, Hàm Giang, Tân Hiệp, Long Hiệp, Đôn Châu, Đôn Xuân…(huyện Trà Cú); xã Nhị
Trường, Trường Thọ, Long sơn, Thạnh Hòa Sơn (huyện Cầu Ngang); xã Hòa Ân, Châu

(11)

Monographie de la Tra Vinh-Pup.S.E.I Sài Gòn, Imprimerie Mesnard, 1903, trang 38.
Địa dư Tiểu học Trà Vinh.
(13)

Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình năm 1973.
(12)


10
Điền (huyện Cầu Kè); xã Lương Hòa, Lương Hòa A (huyện Châu Thành); xã Hiếu Tử
(huyện Tiểu Cần, xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải)…(14)
2. Đặc điểm về đời sống kinh tế
Từ xưa, người Khmer đã trồng lúa nước và có nhiều kinh nghiệm trong việc
canh tác lúa nước cũng như đánh bắt cá và chăn nuôi. Đồng bào phân biệt nhiều loại
ruộng đất gieo và trồng các giống lúa, biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng loại đất.
Người Khmer có nhiều sáng kiến tạo ra các biện pháp thủy lợi thích hợp với địa thế
ruộng đất nơi mình cư trú. Ở vùng đất gò hay vùng đất cao gần giồng cát, việc lợi
dụng nước mưa để làm ruộng và dùng thùng gánh hay gàu giai, gàu sòng kéo nước
lên. Đồng bào còn lợi dụng các đường nước để dẫn vào dự trữ nước, khi cần thì tát vào
ruộng. Ở những vùng gần sông rạch và bị nhiễm mặn, phèn, đồng bào còn lợi dụng
thủy triều để đưa nước vào ruộng, rồi đắp những đập nhỏ để giữ nước xổ phèn, giữ
phù sa lại hoặc tập trung đào các ao lớn ở các vùng đất giồng, đất cao để lấy nước như:
Ao Bà Om (phường 8, thành phố Trà Vinh); Bào Dài (xã Nhị Trường, huyện Cầu
Ngang). Đồng thời, bà con cũng biết chế tác nhiều công cụ hết sức đa dạng để phục vụ
sản xuất nông nghiệp như: cây nọc để cấy lúa ở những nơi đất cứng, cây phảng để phát
hoang trước khi cấy, cây vòng hái để gặt lúa (cái cộ, xe bò, cái ách, lưỡi hái, cái bè,
đòn xốc, ghế nhổ mạ,…). Đặc biệt trong khâu làm đất, bà con đã hình thành nên các
loại dụng cụ thích hợp như: cái cày có chui cầm, lưỡi hình tam giác, các loại bừa, trục
to dùng đôi trâu kéo thay sức người. Đồng bào Khmer cũng đã biết cách chọn giống
lúa sao cho phù hợp với từng loại ruộng, không sợ bị úng, bị hạn mà lại cho năng suất
cao. Ngày nay, với việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghề
nông của bà con Khmer đã có nhiều thay đổi so với trước đây, phần lớn các khâu làm
đất, thu hoạch... đã được cơ giới hóa, nhiều dụng cụ nhà nông và phương thức canh tác
cũ không còn được sử dụng.

Ngoài nghề làm lúa nước, một bộ phận đồng bào Khmer Trà Vinh còn làm nghề
trồng rẫy, trồng cây ăn trái, chăn nuôi bò, heo, gà vịt..Trong những năm gần đây, một
bộ phận nhỏ đồng bào ở các xã vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Duyên
Hải, Trà Cú có thêm nghề mới đó là nuôi thủy sản (tôm sú, tôm thẻ, cua, cá lóc..)
mang lại thu nhập khá cao.
Song song với nghề làm ruộng rẫy, đồng bào Khmer còn tham gia đánh bắt cá
trong tự nhiên nhằm cải thiện đời sống. Số người chuyên làm nghề đánh bắt thủy sản
không nhiều, chủ yếu một bộ phận đồng bào sống gần sông, biển ở các huyện Duyên Hải,
Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần…(các ngư cụ truyền thống như: sà di, sà ngôn, sà ki,…)

(14)

Số liệu này trước khi có Nghị quyết 934 của Ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện
Trà Cú và Duyên Hải để thành lập thị xã Duyên Hải và 02 phường thuộc thị xã Duyên Hải.


11
Đồng bào Khmer Trà Vinh rất khéo tay trong việc đan đát, dệt chiếu, mộc dân
dụng... từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương như mây, tre, trúc, lác... làm thành
nhiều đồ gia dụng như bồ đựng lúa, giường, ghế, thúng, rổ, thang, dụng cụ bắt cá,
tép... Sản phẩm đan đát bền, đẹp, phong phú, đa dạng về kiểu dáng, tinh tế trong cách
đan cài các hoa văn.
3. Một số đặc điểm về văn hóa
3.1.Về văn hóa.
Đồng bào Khmer có nền văn hóa phong phú, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần. Văn hóa vật chất bao gồm những dạng thức cơ bản như loại hình cư trú, nhà ở,
công cụ lao động, thức ăn, trang phục…Văn hóa tinh thần bao gồm các loại văn học,
nghệ thuật, âm nhạc, điệu múa, các lễ hội. Văn hóa của đồng bào Khmer là một bộ
phận quan trọng trong nền văn hóa đa dạng và thống nhất của Việt Nam. Đó là hoạt
động sáng tạo về vật chất, tinh thần của cộng đồng người trong quá trình chinh phục

và thích nghi với thiên nhiên.
3.2. Tín ngưỡng - tôn giáo
Trong quá trình phát triển, hai tôn giáo chính là Bà La Môn giáo và Phật giáo đã
tồn tại với tổ tiên người Khmer suốt nhiều thế kỷ qua, đã khắc sâu vào đời sống tinh
thần và phong tục tập quán của đồng bào. Cuối thế kỷ thứ XIII, khi vương triều
Ăngkor suy vong thì đạo Bà La Môn cũng suy sụp theo. Từ đó đạo Phật giành được
thế đứng. Trên bảy thế kỷ qua, đạo Bà La Môn tuy không còn là một nền đạo hiện diện
trong cộng đồng dân tộc Khmer, nhưng di sản mà nền văn hóa ấy để lại trong kiến trúc
xây dựng, nghệ thuật trang trí, kho tàng văn học, trong phong tục tập quán của dân tộc
đã và đang lưu truyền, nó vẫn khẳng định sự tồn tại và bền vững của nền văn hóa Bà
La Môn bên cạnh văn hóa Phật giáo. Hơn 90% đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh theo
Phật giáo Nam Tông. Là tỉnh có số lượng sư sãi và chùa Khmer nhiều nhất trong các
tỉnh Nam bộ, với 3.115 vị sư và 142 chùa (toàn khu vực Nam bộ có 463 chùa Khmer).
Về mặt tổ chức Phật giáo Nam tông Khmer: ở từng chùa có vị trụ trì (chau ach
thi ka), sư nhì (krôu sốt), các vị tỳ khưu, sa di. Bên cạnh các vị sư, ở từng chùa có
chọn một số người tham gia trong ban quản trị chùa. Ban quản trị chùa thường gồm:
trưởng ban quản trị, nhôm wot (chủ chùa), thư ký, thủ quỹ, trưởng ban nghi lễ, trưởng
ban hoằng pháp. Từng huyện có anukon, tỉnh có Mêkon phụ trách Salakon (Hội đồng
kỷ luật sư sãi tức Khnăs mântrây soong). Do đặc điểm của Phật giáo Nam tông Khmer
gắn liền với dân tộc, mọi diễn biến về chính trị, xã hội quan hệ đến cộng đồng dân tộc
đều ảnh hưởng, tác động trở lại đối với Phật giáo Nam tông Khmer và ngược lại mọi
diễn biến của Phật giáo Nam tông Khmer cũng đều ảnh hưởng đến cộng đồng dân tộc.
Thực tế lịch sử thời phong kiến, thời thực dân thống trị và cả trong thời kỳ đấu tranh
giành độc lập dân tộc đã chứng minh điều đó. Nhiều phong trào đấu tranh của Phật
giáo Nam tông Khmer đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và sư sãi Khmer


12
tham gia xuống đường, biểu tình biểu thị ý chí của dân tộc gắn với tôn giáo và tôn giáo
gắn với dân tộc. Chính trong quá trình đó, kẻ thù đã tìm cách phân hóa, chi phối Phật

giáo Nam tông Khmer, hình thành các hệ phái Thêravađa, Khemaranikai…Về phía
cách mạng, cũng tranh thủ vận động các vị sư tham gia kháng chiến.
Các huyện, thành phố trong tỉnh đều có chùa Khmer, trong đó: Trà Cú 44 chùa,
Cầu Ngang 23, Cầu Kè 22, Châu Thành 16, Tiểu Cần 15, thành phố Trà Vinh 11,
Duyên Hải 07 và Càng Long 04. Với Phật giáo Nam tông Khmer, ngôi chùa là trung
tâm của cả vùng và là niềm tự hào của người Khmer. Trung tâm khuôn viên chùa là
chính điện (vihia) mái cao vút theo môtíp uốn khúc của loài rồng, luôn quay mặt về
hướng Đông. Cuối chính điện là tượng Phật lớn và hàng chục tượng Phật nhỏ. Tường,
trần chính điện có các tranh vẽ về Đức Phật, hoặc tranh dân gian. Cạnh đó là các tòa
nhà Sa la mà các con sóc đến cúng bái vào các ngày Mùng 8, 15, 23 và 29 hoặc 30 Âm
lịch Khmer. Hai bên và sau chính điện là các tháp để hài cốt người (cho nhà chùa và
con sóc). Hiện nay, nhiều ngôi chùa ở Trà Vinh đã được xếp hạng là di sản Văn hóa
cấp Quốc gia như chùa Âng (phường 8), Chùa Ông Mẹt (phường 1), thành phố Trà
Vinh; chùa ấp Sóc (xã Phương Thạnh, huyện Càng Long) .
Đối với đồng bào Khmer, ngôi chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt Phật giáo
mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Chùa là biểu tượng đặc trưng cho văn hóa dân
tộc Khmer, nơi rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, cũng là nơi giáo dục thanh
thiếu niên người Khmer. Đồng bào Khmer xem chùa là nơi thiêng liêng, trang trọng,
nơi tập trung những gì tinh túy nhất của dân tộc. Nhiều lễ hội gắn với phong tục tập
quán được tổ chức tại chùa, các cuộc viếng thăm phum, sóc, bàn bạc công việc liên
quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhìn chung đều diễn ra ở chùa.
Ngoài ra, đồng bào Khmer Trà Vinh có một số ít theo Công giáo và đạo Tin Lành, tập
trung ở Phường 7 (thành phố Trà Vinh); xã Lương Hòa A (huyện Châu Thành) và thị
trấn Trà Cú (huyện Trà Cú).
3.3. Một số lễ hội tiêu biểu
Đồng bào Khmer ở Nam Bộ nói chung Trà Vinh nói riêng, có nhiều lễ hội.
Trong đó có lễ hội của dân tộc, lễ hội của tôn giáo và lễ hội dân gian. Tiêu biểu trong
lễ hội dân tộc như: Bund Chôl Chhnăm Thmây (lễ vào năm mới); Bund Sen Đôn Ta
(lễ cúng ông bà), Bund Thvai Preah Khe (lễ cúng trăng); lễ hội của tôn giáo tiêu biểu
như: Bund Cah Thin (lễ dâng y cà sa), Bund Banh Chôh Sây Ma (lễ kiết giới), Bund

Visak Bôchia (lễ Phật đản), Bund Chôl Vassa (lễ nhập hạ), Bund Chênh Vassa (lễ
xuất hạ); lễ hội dân gian như: Bund Com san srốc (lễ cầu phước), Bund sôm tức
Phliêng (lễ cầu mưa)...
Hầu hết lễ hội của đồng bào Khmer gắn với lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội,
gia đình, cộng đồng phum sóc và các sinh hoạt tôn giáo. Các hoạt động lễ hội thể hiện
rõ tinh thần vị tha, tính nhân đạo cao cả, giáo dục sự đoàn kết trong cộng đồng và nêu


13
lên quan niệm về đạo đức nhằm giáo dục con người hướng thiện, duy trì quan hệ tốt
đẹp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong xã hội và từng gia
đình, cộng đồng phum sóc. Điều đó được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức lễ và mục
đích ý nghĩa của nó. Từ đó, lễ hội thu hút được nhiều tầng lớp người trong xã hội tham
gia. Một số lễ hội tiêu biểu:
- Lễ vào năm mới (Bund Chôl Chhnam Thmây)
Như Tết Nguyên đán của đồng bào Kinh, lễ Chôl Chnăm Thmây diễn ra vào
khoảng ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch hàng năm, nhằm vào cuối tháng Chetr hoặc
đầu tháng Vihsak theo Âm lịch Khmer. Đây là Tết chịu tuổi của người Khmer nên
những ngày này, người Khmer tổ chức rất trang trọng. Thường thì có 3 ngày, nếu là
năm nhuận thì sẽ tổ chức trể hơn một ngày.
Ngày thứ nhất (ngày Sangkran): là ngày rước đại lịch “Mah ha Song Kran mới”.
Đồng bào đem nhang đèn, lễ vật đến chùa làm lễ tiễn đưa Têvađa (chư thiên) năm cũ và đón
Têvahđa năm mới, cúng dường các vị chư tăng, làm lễ cầu siêu cho các vị ân nhân đã quá cố
và cầu an cho những người còn sống, mong năm mới được mọi sự an lành.
Ngày thứ hai (ngày Won nah bót): Trong ngày này, đồng bào làm lễ dâng cơm
sớm và trưa cho các vị sư, gọi là “Wên chong hăn”. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì vào
các ngày lễ, tín đồ đi chùa, lạy Phật và mang cơm, thức ăn đến dâng cho sư sãi. Trước
khi ăn, các vị sư đọc kinh, tạ ơn những người đã làm ra vật thực, đồng thời cũng đưa
vật thực đến những linh hồn đói khát. Sau khi ăn, các vị sư lại tụng kinh một lần nữa
để chúc phúc cho thí chủ.

Trong ngày “Won nah bót”, người ta làm lễ đắp núi cát gọi là “Puôn Phnôm
khsách”. Cũng trong ngày này, đồng bào còn mời các vị sư thuyết pháp về kiếp trước
của Đức Phật (theo Satra hoặc theo sách Nea nea Chea đóc…)
Ngày thứ ba (ngày Lơng sắc). Sau khi dâng cơm sáng cho các vị sư, mọi người
đem nước ướp hương thơm cùng nhang, đèn đến chánh điện để làm lễ tắm tượng Phật,
rồi kế đó là tắm cho các vị cao tăng với ước nguyện năm mới được mát mẻ và được
hưởng mọi điều tốt lành.
Xong lễ tắm Phật là lễ cầu siêu gọi là “Băng skôl”. Người ta mời các vị sư đến
các ngôi tháp đựng hài cốt để tụng kinh, cầu siêu cho những người quá cố. Sau đó, mọi
người về nhà làm lễ tắm cho ông bà, cha mẹ gọi là để báo hiếu.
Đêm đến, đồng bào tiếp tục đến chùa làm lễ an vị Phật tại chính điện của chùa.
- Lễ cúng ông bà (Sêne Đôlta)
Đây là lễ hội lớn thứ hai của đồng bào Khmer Trà Vinh, để nhớ đến công ơn ông
bà, cha mẹ, dòng họ; tạ ơn những người còn sống và cầu phước cho những người đã
khuất; tạo tình đoàn kết trong xóm làng, bạn bè thân thích. Vào ngày cuối trong lễ Sêne
Đôlta có phần thả tàu, thuyền được làm bằng bẹ chuối, mo cau, có đặt lên đó một số "thức


14
ăn đi đường" như một nghi thức đón tiễn ông bà trên đường đi về sum họp với con cháu.
Lễ được tổ chức từ ngày 30 tháng 10 đến 1 tháng 11 Âl Khmer, nhằm vào ngày 30 tháng
8 và 1 tháng 9 Âl của người Kinh hàng năm.
Ngày thứ nhất: Đồng bào thường rước các vị sư về nhà độ cơm, đọc kinh cầu
siêu cho những thân nhân đã quá cố. Sau đó mới dọn mâm cơm để cúng và mời họ
hàng, bạn bè dự tiệc.
Ngày thứ hai: Đồng bào tiếp tục đem cơm, bánh, trái cây, lễ vật đến chùa để
làm lễ cầu siêu cho những thân nhân đã quá cố. Trong ngày nầy, đồng bào đến chùa
rất đông, vì đây là ngày chính của lễ Sêne Đôlta gọi là Thngay Phchum Bund.
Ngày thứ ba: Là ngày tiển đưa ông bà - những thân nhân đã quá cố. Thông
thường từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 30 tháng 10 Âl Khmer, nhằm ngày 16 tháng 8 đến

ngày 30 tháng 8 Âl của người Kinh, đồng bào đến chùa để Wên chong hăn cho sư sãi.
- Lễ cúng trăng hay lễ Đút cốm dẹp (Ok-Om-Bok)
Lễ được tổ chức hàng năm vào đêm 15 tháng 12 Âl Khmer, nhằm ngày 15 tháng
10 Âl Việt, để tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng vốn được người Khmer coi như một vị
thần điều động mùa màng trong năm. Thức cúng đặc biệt trong ngày này là cốm dẹp
nên người ta còn gọi là ngày lễ đút cốm dẹp.
Đúng đêm 15 tháng 12 Âl Khmer, nhằm ngày 15 tháng 10 Âl của người Kinh,
trước khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi người tập trung tại khuôn viên chùa, hoặc tại sân
từng nhà hay nhiều nhà cùng tập trung tại một sân bãi rộng rãi để chuẩn bị cúng.
Trước hết, họ đào hai lỗ cắm hai cây trúc hoặc hai cây mía làm trụ và buộc một cây đà
ngang dài chừng 3m hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá.
Đặt biệt, là các lá trầu vấn và những quả cau tươi được sẻ thành hai cánh gọi là "Con
long” treo vào đà ngang. Dưới cổng, người ta kê một cái bàn bày các vật dụng cúng.
Ngoài thức cúng chính là cốm dẹp làm bằng lúa nếp, còn có dừa, chuối và các loại
khoai củ khác như khoai lang, khoai mì và các loại bánh, kẹo…Sau đó, mời bà con, cô
bác ngồi chắp tay quay về mặt trăng để chuẩn bị làm lễ. Đúng khi mặt trăng lên cao,
tỏa sáng, người ta đốt nhang, đèn cầy rồi mời một cụ già làm chủ lễ. Ông khấn vái, nói
lên lòng biết ơn của đồng bào đối với mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận những lễ vật
của đồng bào dâng và chúc phúc cho mọi người sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió hòa
để mùa màng tốt tươi.
Cúng xong, ông gọi các trẻ em lại ngồi gần xếp chân, chắp tay lại, rồi bốc cốm
dẹp cùng các thức cúng khác, mỗi thứ một ít đút vào đầy miệng các em. Tay kia đấm
lưng nhè nhẹ hỏi các em ước gì. Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người
lớn vào kết quả xấu tốt của năm đó.
Kế đó họ mời bà con dùng những thức cúng. Còn các em thì múa hát, vui chơi
cho tới khuya mới chấm dứt.


15
- Lễ hội đua ghe Ngo

Lễ được tổ chức vào chiều trước ngày lễ cúng trăng, tức là chiều ngày 14 tháng
12 Âl Khmer, nhằm chiều ngày 14 tháng 10 Âl của người Kinh. Ngày nay, lễ hội đua
ghe Ngo của tỉnh được tổ chức hàng năm trên sông Long Bình (thành phố Trà Vinh)
và có các đội ghe Ngo của hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh bạn
tham dự. Cuộc đua ghe Ngo được tổ chức nhiều vòng và nhiều cự ly, tạo được không
khí náo nhiệt, hấp dẫn trên sông nước do tiếng còi hiệu, tiếng trống điều khiển đội bơi
và tiếng hò reo cỗ vũ của người xem hai bên bờ sông Long Bình. Những chiếc ghe
Ngo được trang trí nhiều màu sắc hoa văn đặc thù của từng huyện, thành phố và đồng
phục của các vận động viên khiến cho ngày lễ thêm phần đông vui.
- Lễ Phật đản
Được tổ chức vào ngày rằm tháng 6 Âm lịch Khmer .
Lễ được tổ chức long trọng trong một ngày và một đêm tại chùa. Cả ngày 15 Âl,
phật tử đi chùa, dâng cơm cho các vị sư và làm lễ tụng kinh mừng Đức Phật ra đời. Suốt
đêm ấy, phật tử ở lại chùa cùng sư sãi tiếp tục ngâm kinh cho đến sáng. Sau khi dâng cơm
cho các vị sư lần nữa, các phật tử mới ra về và lễ được chấm dứt.
- Lễ nhập hạ
Đây là một lễ dành riêng cho sư sãi Khmer, có mục đích là tập trung các vị sư ở
trong chùa suốt ba tháng mùa hạ (tức 3 tháng mưa) để tu học và hành đạo, tạo điều kện
cho các vị sư đỡ vất vã trong mùa mưa, bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng
11 Âl Khmer, nhằm vào ngày 15 tháng 6 đến 15 tháng 9 Âl của người Kinh. Trong ba
tháng nhập hạ, các vị sư chủ yếu sinh hoạt tại chùa, chiều và khuya đều phải lên chính
điện để đọc kinh.
- Lễ xuất hạ
Đây là lễ chấm dứt ba tháng nhập hạ của các vị sư Khmer. Sau lễ này, các vị sư
được đi lại qua đêm ở các xóm, ấp khi có việc cần, không cần phải lên chính điện đọc
kinh, xin phép Đức Phật như khi nhập hạ. Lễ xuất hạ được tổ chức lớn hơn lễ nhập hạ,
kéo dài từ chiều ngày 14 tháng 11 Âl Khmer, nhằm chiều ngày 14 tháng 9 Âl của
người Kinh, suốt đêm và đến trưa ngày 15 mới chấm dứt. Ngày 15 tháng 11 Âl
Khmer, nhằm ngày 15 tháng 9 Âl của người Kinh, đồng bào Phật tử dâng cơm cho các
vị sư rồi tiếp tục đọc kinh, vui chơi cho đến trưa lễ mới được xem như chấm dứt.

- Lễ dâng y cà sa
Đây là một lễ hội tôn giáo lớn của đồng bào Khmer Trà Vinh để dâng áo cà sa
cho các vị sư trong chùa. Lễ được tổ chức trong khoảng 29 ngày, kể từ ngày 16 tháng
11 đến ngày 15 tháng 12 Âl Khmer, nhằm vào ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10


16
Âl của người Kinh. Phật tử Khmer sẽ chọn một trong 29 ngày đó để làm lễ dâng y cho
các vị sư đã nhập hạ xong trong chùa thuộc khu vực mình.
Chương II: TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC
NGOẠI XÂM VÀ XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC:
I. Các chi bộ Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách
mạng của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (từ năm 1930 đến năm 1945).
1. Phong trào cách mạng của đồng bào Khmer Trà Vinh trước và sau khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đến năm 1939.
1.1. Một số đặc điểm tình hình tỉnh Trà Vinh trước 1930
Những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, dưới chế độ thuộc địa nửa phong
kiến, mâu thuẫn xã hội ở Trà Vinh tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt : giữa một bên là
thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai; một bên là nông dân, người lao
động nghèo khổ, thợ thuyền và những trí thức tiến bộ. Thời gian này trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh, địa chủ chỉ có 1% trong tổng số dân, nhưng đã chiếm hữu 80% diện tích đất
canh tác, đa số người nông dân không đất sản xuất, phải đi làm thuê, bị bóc lột nặng nề,
điển hình như quận Bắc Trang (nay là huyện Trà Cú) dân cư sinh sống đa số là đồng bào
Khmer, quận có 30.000 ha đất ruộng, thì trên 27.000 ha nằm trong tay 20 gia đình địa chủ
trong và ngoài quận, trong đó có những địa chủ lớn, nắm giữ quyền hành trong bộ máy
chính quyền thực dân ở địa phương, chúng có đầy đủ thế lực đàn áp, bóc lột nông dân…
Khi thực dân Pháp chuẩn bị lao vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ra sức
khai thác, vơ vét nguồn nhân lực, tài lực các nước thuộc địa, thúc đẩy guồng máy tay sai,
dùng mọi biện pháp để thu gom thật nhiều lúa gạo, thực phẩm; ruồng bố bắt thanh niên đi
lính, đổ vào các chiến trường… Sự đàn áp, khủng bố, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp

và bọn phong kiến tay sai làm cho đời sống nhân dân, nhất là lao động nghèo ngày càng
cơ cực, bần cùng hóa về vật chất, bị đè nén về tinh thần…
Không ngoài quy luật phát triển của lịch sử loài người “có áp bức, có đấu
tranh” các phong trào yêu nước, chống thực dân phong kiến mang tính chất nông dân
và tiểu tư sản của đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh liên tiếp diễn ra như cuộc khởi
nghĩa của Chau-Vai-Srooc-Kui (1822) ở thị xã Trà Vinh; cuộc khởi nghĩa của Tê Sa
Som ở Lạc Hóa (1841-1842), phản kháng chống lại chế độ, chính sách hà khắc bóc lột
của chế độ phong kiến nhà Nguyễn và địa chủ, cường hào. Khi Pháp xâm lược nước
ta, phong trào đoàn kết đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và sự bất
lực bù nhìn của triều đình nhà Nguyễn, cùng với phong trào Cần Vương, các sĩ phu
yêu nước khởi nghĩa chống Pháp, ở Nam bộ có Trương Định, Phan Tôn, Phan Liêm,
Nguyễn Trung Trực chiêu mộ dân binh, khởi nghĩa chống Pháp. Ở Trà Vinh có Lý Rót
(người Khmer), Đề Triệu tập hợp nghĩa quân Kinh - Khmer chống Pháp. Nghĩa quân


17
hoạt động trên một địa bàn rộng từ Ba Động, Cồn Cù (Duyên Hải) đến Cầu Ngang,
Tiểu Cần, Trà Cú và một số xã của huyện Càng Long, Vũng Liêm đánh địch bằng
nhiều phương thức gây tổn thất cho quân Pháp và tay sai, làm cho địch lúng túng đối
phó. Ở Vũng Liêm (trước đây thuộc tỉnh Trà Vinh) phong trào chống Pháp xâm lược
do Lê Cẩn, Nguyễn Giao chủ xướng tập hợp đông đảo đồng bào Kinh - Khmer đánh
giặc Pháp và tay sai, điển hình là trận đánh địch tại chợ Vũng Liêm, sau đó là trận
đánh phục kích quân Pháp tại Cầu Vông (xã Trung Ngãi), giết chết tên tham biện
Salycetty (Tỉnh trưởng) làm quân Pháp lo sợ, tập trung càn quét đánh phá, giết hại
hàng trăm đồng bào vô tội tại Vũng Linh (Vũng Liêm), Bình Phú (Càng Long). Tuy bị
đàn áp khốc liệt, các cuộc đấu tranh khởi nghĩa nêu trên bị thất bại, nhưng phong trào
yêu nước, khởi nghĩa của đồng bào Kinh - Khmer Trà Vinh sau đó vẫn tiếp diễn, như
cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Phụng và Đoàn Công Bửu (1874), của Lê Tấn Kế
và Trần Bình (1875) ở Ba Động (Duyên Hải)... Nhưng trong xu thế chung của thời kỳ
này, khởi nghĩa mang tính tự phát thiếu đường lối đúng đắn, các cuộc đấu tranh, các

phong trào yêu nước đều bị dập tắt, thực dân Pháp lần lượt đặt chế độ thuộc địa trên
khắp Nam kỳ. Đồng bào Kinh - Khmer Trà Vinh cũng như các dân tộc sống trên đất
nước Việt Nam cùng chịu chung số phận của người dân mất nước, một cổ hai tròng,
dưới ách kềm kẹp bóc lột của chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.
1.2. Các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào đấu
tranh cách mạng của các dân tộc ở Trà Vinh từ năm 1930-1935
Giữa bối cảnh các phong trào cứu nước đang khủng hoảng về đường lối, vẫn
còn những người yêu nước tìm hướng đi cho con đường cứu nước, trong đó có người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) và người
thủy thủ Tôn Đức Thắng. Quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, thức tỉnh phong trào yêu nước của
Nhân dân ta. Tôn Đức Thắng sau khi về nước, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và
sáng lập tổ chức Công Hội đỏ tại Sài Gòn (nay là TP.Hồ Chí Minh), tổ chức cách
mạng này nhanh chóng lan tỏa đến các nơi. Đồng chí Dung Văn Phúc (Dương Quang
Đông), hội viên Công hội đỏ về Trà Vinh xúc tiến thành lập tổ chức Thanh niên đỏ
(còn gọi là Công - Nông đỏ) tại quận Cầu Ngang, sau đó tổ chức Thanh niên đỏ được
thành lập ở tỉnh lỵ Trà Vinh, quận Càng Long… Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung
Quốc) Nguyễn Ái Quốc lập ra tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội,
năm 1926, tổ chức này đã có cơ sở trong nước. Năm 1927, tổ chức Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí hội ở Nam kỳ được thành lập. Ở Trà Vinh tháng 3/1927,
các tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội lần lượt được thành lập,
hầu hết hội viên Thanh niên đỏ trở thành hội viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng
đồng chí hội. Hội viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội hoạt động sâu
rộng trong các tầng lớp nhân dân, truyền bá tư tưởng cách mạng, gầy dựng cơ sở phát
triển hội viên, chuẩn bị cho các bước phát triển mới của cách mạng. Tổ chức Việt Nam


18
Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ở Trà Vinh là tiền thân của tổ chức Đảng Cộng
sản ở Trà Vinh.

Ngày 03/02/1930, tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng), dưới sự chủ trì của
đồng chí Nguyễn Ái Quốc, hội nghị thành lập Đảng được tiến hành và thống nhất
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Điều lệ Đảng, Đề cương đường lối cách mạng tư sản dân quyến (đến Đại
hội II của Đảng gọi là Cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân) đánh đổ đế quốc, giải
phóng dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội (bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa). Trên cơ sở những
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc. Các văn kiện đầu tiên
của Đảng đã nói đến vấn đề quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc...Trong Nghị
quyết về các dân tộc thiểu số, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Đảng Cộng sản
thừa nhận cho các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Đảng chống chế độ thuộc địa,
chống hết các hình thức trực tiếp đem dân tộc này vào đàn áp, bóc lột dân tộc khác”.
Khẩu hiệu của Đảng là: "Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận quyền dân tộc
tự quyết”. Bằng đường lối đúng đắn này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp xung
quanh mình các tầng lớp, giai cấp, các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam (trong đó có đồng bào Khmer Trà Vinh) trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống
thực dân, phong kiến.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Xứ ủy Nam kỳ được thành lập, Xứ ủy
cử đồng chí Ung Văn Khiêm, đồng chí Dung Văn Phúc (Dương Quang Đông) đến Trà
Vinh xúc tiến việc thành lập các chi bộ Cộng sản, đồng chí Ung Văn Khiêm chỉ đạo
thành lập chi bộ đầu tiên ở xã An Trường, huyện Càng Long, đồng chí Dương Quang
Đông thành lập chi bộ Đảng ở địa bàn Cầu Ngang, tỉnh lỵ Trà Vinh. Sau khi được
thành lập, các chi bộ đảng ở Trà Vinh triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động
quần chúng, rà soát, móc nối các tổ chức, cơ sở cách mạng trên địa bàn nông thôn, bồi
dưỡng, phát triển đảng viên, thành lập chi bộ mới, v.v… Cũng như các địa phương
trên cả nước, sự ra đời của các chi bộ Đảng Cộng sản ở Trà Vinh vào năm 1930 là
mốc lịch sử đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào đấu
tranh chống thực dân và phong kiến của đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh. Từ đây,
Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thông qua các
đảng viên lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc Việt Nam phát

triển đúng hướng, phù hợp với qui luật phát triển của thời đại, làm nên những thắng lợi
vẻ vang ở những chặng đường tiếp sau.
Trước phong trào yêu nước, đoàn kết đấu tranh ngày càng rộng mạnh của đồng
bào các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực dân Pháp và tay
sai ra sức ngăn chặn phong trào bằng nhiều biện pháp như : khủng bố những người
yêu nước, mở chiến dịch tuyên truyền chống chủ nghĩa Mác - Lênin, tăng cường hoạt
động mật thám, theo dõi, xét xử, kết tội những đảng viên Cộng sản…Trước tình hình


19
ấy, Tỉnh ủy chỉ đạo những chi bộ Cộng sản ở Trà Vinh nêu cao ý thức cảnh giác trước
âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đồng thời dựa vào dân để hoạt động, các chi bộ Đảng ở
các huyện được thành lập, cán bộ, đảng viên bám vào dân để hoạt động. Trong phong
trào đó có nhiều nhà sư, ngôi chùa trở thành cơ sở vững chắc của cách mạng như Chùa
Giác Linh (Chùa Dơi) của người Kinh ở Cầu Ngang, chùa Kompông (Ông Mẹt) của
người Khmer ở tỉnh lỵ Trà Vinh và những nhà sư yêu nước như : Sư cả Kim Nhiêu
Kem ở chùa Bào Môn (xã Đôn Châu, huyện Trà Cú),Lục Ke, Lục Kụi ở Châu
Thành.v..v.. Đặc biệt chùa PISÊSARAM, ấp Nguyệt Lãng A (xã Bình Phú, Càng
Long) là điểm hội họp sinh hoạt của các phong trào yêu nước chống Pháp, bảo vệ an
toàn cho nhiều cán bộ cách mạng. Tại đây, đồng chí Nguyễn Văn Vàng, hội viên Công
hội đỏ huyện Càng Long, tuyên truyền giác ngộ sư cả Thạch Út trụ trì chùa
PISÊSARAM. Sư cả Thạch Út trực tiếp giáo dục, vận động phật tử trong khu vực chùa
thường xuyên đấu tranh chống thực dân phong kiến, đòi dân sinh, dân chủ. Tại chùa
này, có những cơ sở cách mạng tiêu biểu như: Sơn Ngọc Minh, Sơn Huỳnh (Tu Sa
Mút) được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1937, hai đồng chí đã tham gia
cách mạng khi còn là giảng viên Phật học tại chùa và tiếp tục tham gia kháng chiến,
sau đó trở thành những nhà lãnh đạo cấp cao của nước bạn Campuchia.
Sự ổn định và phát triển của các tổ chức cộng sản ở Trà Vinh đã không ngừng
củng cố niềm tin, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân vào các tổ chức cách mạng
và dẫn dắt phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc ở Trà Vinh phát triển đúng

hướng, giành được những thành tựu cách mạng quan trọng góp phần cùng phong trào
đấu tranh chung để giải phóng dân tộc.
Nội dung đấu tranh trong thời kỳ này chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế trước mắt
kết hợp với những khẩu hiệu đấu tranh chính trị chống đế quốc, phong kiến, bằng
những hình thức đấu tranh phong phú như: Tuyên truyền cổ động, míttinh, rãi truyền
đơn, lưu hành sách báo cách mạng, treo băng, cờ, khẩu hiệu, tụ họp đấu tố và cảnh cáo
địa chủ, quan lại, ngăn chặn sự càn quét, lùng sục của lính làng v.v… Ngày 03 đến
ngày 05 tháng 7/1930 nông dân Kinh, Khmer huyện Cầu Kè và thị xã Trà Vinh tổ
chức 2 cuộc biểu tình chống Pháp, lực lượng hơn 500 người, trong 2 cuộc biểu tình
này, thực dân Pháp đã bắn chết 3 người và làm bị thương một số người khác... Đặc
biệt, là cuộc míttinh và biểu tình ngày 01/8/1930, thu hút gần 4.000 đồng bào Kinh Khmer - Hoa ở Càng Long và các vùng phụ cận. Thực dân Pháp và tay sai dùng mọi
thủ đoạn để khủng bố, đàn áp biểu tình, làm hàng chục người bị thương. Chúng bắt
những đồng chí lãnh đạo, dẫn đầu đoàn biểu tình. Cuộc biểu tình sau đó đã giải tán bởi
sự tập trung đàn áp của địch. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ tinh thần đoàn
kết đấu tranh dũng cảm, kiên cường của các dân tộc Kinh - Khmer - Hoa Trà Vinh,
tiếp theo cuộc biểu tình ở Càng Long, nhiều cuộc míttinh, biểu tình của đồng bào các
dân tộc tiếp tục diễn ra ở các quận Trà Cú, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Cầu Kè…


×