Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất khả năng phát triển một số mô hình nông nghiệp đô thị ở thành phố Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 32 trang )

UBND TỈNH TRÀ VINH

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ

HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất khả năng phát triển
một số mô hình nông nghiệp đô thị
ở thành phố Trà Vinh

Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Chủ nhiệm đề tài:

Võ Quang Minh

Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh

.........., tháng .... năm ...


Biểu B1-2b-TMĐTXH
1

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP TỈNH
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI



1

Tên đề tài:

1a. Mã số của đề tài: (được cấp khi hồ sơ

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất khả
năng phát triển một số mô hình nông
nghiệp đô thị ở thành phố Trà Vinh
2

Loại đề tài:
-

3

trúng tuyển)

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình), Mã số:

-

 Độc lập

-

Khác

Thời gian thực hiện: 18 tháng

(từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2018)

4

Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí: 973,709 (triệu đồng), trong đó:

5

-

Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 726,781 triệu đồng

-

Từ nguồn tự có của tổ chức: 11,100 triệu đồng

-

Từ nguồn khác: 235,828 triệu đồng

Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng

 Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: 726,781 triệu đồng
- Kinh phí không khoán: 246,928 triệu đồng

6


Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Võ Quang Minh
Ngày, tháng, năm sinh: 2/1/1962

Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị: Phó Giáo Sư Tiến sĩ
Chức danh khoa học: Giảng viên chính
Điện thoại của tổ chức: 07103832663

Chức vụ: Trưởng Bộ môn Tài nguyên đất đai
Nhà riêng: 07103 839252

Mobile 0913604101

Fax: ........................................................... E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ tổ chức: Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
1

Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 14

1


Địa chỉ nhà riêng: 54, đường B21, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
7

Thư ký đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Mi

Ngày, tháng, năm sinh: 04/12/1986

Nam/ Nữ: Nữ

Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Chức danh khoa học: ....................................................
Điện thoại của tổ chức: (84-0710) 3832663

Chức vụ: Nghiên cứu viên/Giảng viên

Nhà riêng: ........Mobile: (84) 903757727

Fax: ........................................................... E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ tổ chức: Khu II, Đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Địa chỉ nhà riêng: 124/30 Phạm Ngũ Lão, An Hòa, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
8

Tổ chức chủ trì đề tài 2:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Cần Thơ
Điện thoại: (84-0710) 3832663 Fax: (84-0710) 3838 474
E-mail: ................................................................................................................... ..................
Website: www.ctu.edu.vn
Địa chỉ: Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hà Thanh Toàn
Số tài khoản: 3713.0.105550600000
Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Cần Thơ

9


Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: (nếu có)
1. Tổ chức 1: Trung Tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư Tỉnh Trà Vinh
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: (84) 074 3840171

Fax: ................................................................

Địa chỉ: 109 Phạm Ngũ Lão, phường 1, thành phố Trà Vinh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Kim Huỳnh Khiêm
Số tài khoản: ..........................................................................................................................
Ngân hàng: ................................................................................................................. .............
2. Tổ chức 2: Phòng Kinh tế thành phố Trà Vinh
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Trà Vinh
Điện thoại: 074 3858257/3858184

Fax : …...........................................................................

Địa chỉ: Số 09, đường Lê Thánh Tôn, phường 2, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thị Ngọc Nhi
Số tài khoản: .......................................................................................................................
Ngân hàng: ................................................................................................................................
2

Tổ chức chủ trì đăng ký chủ trì đề tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực
chuyên môn của đề tài

2


Các cán bộ thực hiện đề tài:

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức
chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những
thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)
10

Họ và tên, học
hàm học vị

3

Tổ chức
công tác

Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm việc
cho đề tài
(Số tháng quy đổi3)

1

PGS.TS. Võ Quang Khoa
Môi
Minh
trường & Tài
nguyên Thiên
nhiên - Trường
Đại học Cần
Thơ


Nghiên cứu hiện trạng và khả
năng áp dụng các mô hình NNĐT
hiện nay của thành phố; các mô
hình NNĐT có triển vọng; định
hướng phát triển các loại mô hình
NNĐT triển vọng cho TP. Trà
Vinh; chủ trì tổ chức Hội thảo
khoa học

05 tháng

2

PGS.TS. Nguyễn
Bảo Toàn

Khoa
Nông
nghiệp & Sinh
học Ứng dụng
- Trường Đại
học Cần Thơ

Nghiên cứu các kỹ thuật canh tác
các mô hình nông nghiệp đô thị;
định hướng phát triển các loại mô
hình NNĐT triển vọng cho thành
phố

02 tháng


3

PGS.TS. Nguyễn
Minh Thủy

Khoa
Nông
nghiệp & Sinh
học Ứng dụng
- Trường Đại
học Cần Thơ

Nghiên cứu hiện trạng và khả
năng áp dụng các mô hình NNĐT
hiện nay của thành phố; đánh giá
nhu cầu sản phẩm nông nghiệp;
nghiên cứu các mô hình NNĐT có
triển vọng

02 tháng

4

PGS.TS. Trần Thị
Ba

Khoa
Nông
nghiệp & Sinh

học Ứng dụng
- Trường Đại
học Cần Thơ

Nghiên cứu các kỹ thuật canh tác
các mô hình nông nghiệp đô thị;
định hướng phát triển các loại mô
hình NNĐT triển vọng cho thành
phố

02 tháng

5

TS. Phạm Thanh


Khoa
Môi
trường & Tài
nguyên Thiên
nhiên - Trường
Đại học Cần
Thơ

Thu thập các báo cáo, tài liệu về
sử dụng đất; đánh giá biến động
sử dụng đất nông nghiệp; hiện
trạng và khả năng áp dụng các mô
hình NNĐT hiện nay; định hướng

phát triển các loại mô hình NNĐT
triển vọng

03 tháng

6

TS. Lê Thị Linh

Trung
tâm
Khuyến nông –
Khuyến
ngư
Trà Vinh

Nghiên cứu hiện trạng và khả
năng áp dụng các mô hình NNĐT
hiện nay của thành phố; nghiên
cứu các mô hình NNĐT có triển
vọng; định hướng phát triển các
loại mô hình NNĐT triển vọng
cho TP. Trà Vinh

03 tháng

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

3



7

ThS. Nguyễn Thị
Hà Mi

Khoa
Môi
trường & Tài
nguyên Thiên
nhiên - Trường
Đại học Cần
Thơ

Nghiên cứu hiện trạng và khả
năng áp dụng các mô hình NNĐT
hiện nay của thành phố; đánh giá
nhu cầu sản phẩm nông nghiệp;
nghiên cứu các mô hình NNĐT có
triển vọng; định hướng phát triển
các loại mô hình NNĐT triển
vọng; quy hoạch các mô hình
NNĐT cho TP. Trà Vinh; tổ chức
Hội thảo khoa học

07 tháng

8

KS. Ngô Văn Tài


Khoa
Nông
nghiệp & Sinh
học Ứng dụng
- Trường Đại
học Cần Thơ

Nghiên cứu hiện trạng và khả
năng áp dụng các mô hình NNĐT
hiện nay của thành phố; đánh giá
nhu cầu sản phẩm nông nghiệp

03 tháng

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
11 Mục tiêu của đề tài: (phát triển và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Trà Vinh; thử nghiệm một số
mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng, có hiệu quả và đề xuất định hướng phát triển nông
nghiệp đô thị cho thành phố.
Mục tiêu cụ thể:
 Đánh giá thực trạng áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị ở thành phố Trà Vinh.
 Nghiên cứu tiềm năng và khả năng phát triển của các mô hình nông nghiệp ở thành phố: nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chọn lọc mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng
 Thử nghiệm một số mô hình nông nghiệp đô thị có triển vọng: Rau non, giá đậu xanh, Rau thủy
canh rau ăn lá, bán thủy canh rau ăn trái, trồng lan cấy mô với 3 giống lan Dendrobium,
Cattleya, Hồ Điệp
 Đề xuất định hướng khả năng phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị có triển vọng cho
thành phố.

 Tổ chức tập huấn, hội thảo phổ biến mô hình nông nghiệp đô thị cho thành phố
12

Tình trạng đề tài:
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

13

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu
của đề tài:

13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
(Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên
cứu của đề tài)

4


Ngoài nước:
Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở
các quốc gia trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp
đô thị, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị. Rất nhiều đô
thị nổi tiếng trên thế giới phát triển mạnh về nông nghiệp đô thị. Ở Moskva (Nga) 65% gia đình có
mô hình VAC đô thị, ở Dactxalam là 68%, Maputo 37%,...; tại Berlin (Đức), có 8 vạn mảnh vườn
trồng rau ở đô thị; hàng vạn cư dân ở New York (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân thượng. Tại
nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu..., nông nghiệp đô

thị, ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% về thịt, trứng của người dân...

Vườn rau trong đô thị ở Mỹ

Trang trại rau trên mái nhà ở Mỹ

Ở London (Anh) có khoảng 650.000 người đến các nông trại đô thị và vườn cộng đồng mỗi
năm. Nếu bỏ qua diện tích đất cho các loại sản phẩm nông nghiệp khác, chỉ tính cho cây ăn trái và
rau, người ta ước đoán trung bình năng suất đạt 10,7 tấn/ha và London có thể tự sản xuất khoảng
232.000 tấn trái cây và rau. Nếu lấy theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, người dân London có
thể tự bảo đảm 18% khẩu phần ăn trái cây và rau của họ. Nông trại đô thị có thể làm giảm việc vận
chuyển thực phẩm, nhờ đó, cải thiện chất lượng không khí. Việc sử dụng phân hữu cơ được sản
xuất từ rác sinh hoạt cho nông nghiệp đô thị có thể làm giảm 40% chất thải gia đình, có thể làm
giảm bệnh cho cây dâu tây và đậu Hà Lan. Hai công ty chuyên bán hạt giống của Anh là Thompson
Morgan và Suttons Seeds đều nhận định, trong 5 năm trở lại đây, người dân Anh ngày càng có xu
hướng mua nhiều hạt giống để trồng rau quả ở vườn nhà. Nếu như trước đây, chỉ những người lớn
tuổi có sở thích làm vườn mới thuê đất trồng rau, quả, thì nay tất cả mọi người, từ sinh viên cho tới
những người trẻ tuổi bận rộn, đều muốn có một mảnh đất nhỏ để trồng các loại rau, quả mình yêu
thích. Nhiều người dân Anh trồng rau quả tại nhà vì lý do sức khỏe, họ muốn có thực phẩm hữu cơ,
không muốn thuốc hóa học hay bất cứ loại rác nào trên rau của họ (theo ông Lenny Moakes, 85
tuổi, người trồng rau ở London). Đối với họ, đây là phương thuốc giải độc tuyệt vời nhất để sống ở
London. Đây là cách giải stress hiệu quả và loại rau họ trồng có vị ngon hơn hẳn loại mua ngoài chợ
(Maeve Polkinhorn, một bà mẹ trẻ trồng rau tại một khu đất thuê ở Đông Nam London).
Nước Đức hiện nay vẫn còn hơn 1,4 triệu khu vườn dưới dạng được phân phối với tổng diện
tích khoảng 47.000ha. Ngoài ra, còn có hàng triệu khu vườn tư nhân. Các khu vườn sản xuất này có
vai trò rất quan trọng trong sản xuất trái cây tươi, rau tươi, có giá trị giải trí và bảo tồn tự nhiên
trong các thành phố lớn.

5



Mô hình vườn rau cộng đồng

Chương trình nông nghiệp đô thị của Cuba là một thành công ấn tượng. Phát triển mạnh mẽ
nông nghiệp đô thị để cung ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân đô thị, nhờ đó thủ đô La
Habana đã tự túc được đến 90% loại thực phẩm này. Năm 2008 có hơn 20 vạn thị dân Cuba làm
việc trong ngành nông nghiệp đô thị sử dụng 140 km2 đất đô thị. Các nông trại, trong đó nhiều nông
trại nhỏ như của gia đình nhà Bouza, hiện là nguồn cung cấp phần lớn lượng rau cho Cuba. Các
nông trại này cũng cung cấp khoảng 300.000 việc làm trên toàn Cuba với lương khá cao.
Mumbai (Ấn Độ) là một trong các thành phố có mật độ dân cao nhất thế giới, 48.215
người/km2. Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông người nghèo, Tiến sĩ Doshi đưa ra phương
pháp làm vườn hữu cơ quy mô nhỏ trên ban công, thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía
trộn đất đựng trong túi nhựa hay trong các loại hộp, ống, lốp xe, để hộ dân có rau ăn tại gia và tăng
thu nhập. Theo cách thức của ông, hộ gia đình có thể tự túc được 5kg rau quả mỗi ngày trong 300
ngày của năm (Nguyễn Minh Huy, 2013).
Tại Đài Loan, có khoảng 13.000 ha trồng các loại hoa, cây cảnh, tổng doanh thu ước đạt 500
triệu USD; các sản phẩm từ hoa, cây kiểng có đến 90% là tiêu thụ trong nước. Nhờ tác động của
hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà ngành hoa kiểng Đài Loan phát triển bền vững và ngày càng
đi vào năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Đài Loan rất chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái,
tức là nông nghiệp nghỉ ngơi, thư giãn là rất cần thiết, nhưng không nên xây dựng cơ ngơi đồ sộ,
cao tầng theo kiểu kiến trúc đô thị. Xây dựng các cơ sở nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn phải tôn trọng
thiên nhiên, hài hòa thiên nhiên và kiến trúc phù hợp với đặc điểm văn hóa, thẩm mỹ ở từng vùng,
cho dù có thiếu chút ít tiện nghi cũng là bình thường.
Bên cạnh đó, còn có 60% lượng rau tươi, hơn 50% thịt heo và gà, hơn 90% sữa và trứng được
sản xuất tại vùng đô thị và ven đô thị ở Thượng Hải (Trung Quốc). Rau ăn lá như cải bẹ xanh, bẹ
trắng, xà lách… được sản xuất ở vùng ven đô thị Bangkok (Thái Lan).
Trong sản xuất nông nghiệp ở các đô thị lớn, không nên duy trì chăn nuôi quy mô lớn, chăn
nuôi càng xa thành phố càng tốt, nên khai thác các lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, thời tiết, khí
hậu, đồng cỏ, nguồn nguyên liệu,… để phát triển.
Trong nước:

Ở Việt Nam, do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ, quỹ đất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp, một số địa phương đã nghiên cứu, sáng tạo và tìm ra các phương thức sản xuất riêng
cho mình, phù hợp với điều kiện đất đai hạn chế nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều gia đình ở Hà Nội có nhu cầu dùng rau sạch nên cũng bắt đầu tự trồng rau để phục vụ
bữa ăn gia đình. Để có rau sạch, nhiều hộ đã trồng rau vào chậu cảnh, hộp xốp, thậm chí cải tạo cả
tầng thượng thành một vườn rau như: vườn rau trồng trên sân thượng với các loại rau được trồng đa
phần đều dễ chăm sóc như rau muống, rau lang, cải cúc kèm với rau ăn sống như xà lách, rau diếp,

6


rau má, tía tô, mùi tàu… (bà Kim Ngân ở ngõ 553, đường Giải Phóng); những chậu cảnh cao chừng
40cm, đường kính 60cm, chứa đầy các cây rau tươi mướt với 20 chậu cải cúc, 10 chậu xà lách...
(ông Nguyễn Thái Quang ở A101, ngõ 466, La Thành); tận dụng khoảng lan can tầng 2, dùng
những hộp xốp thừa để trồng su su, cà chua, cải ngọt, ớt, hành, xà lách (chị Nguyễn Phương Lan ở
ngõ 72, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân).
Mô hình trồng hoa cây cảnh ở Đà Nẵng phát triển rất nhanh. Hiện, quận huyện nào cũng có Hội
Sinh vật cảnh và khu trưng bày sản phẩm, có hộ trồng tới 10.000 chậu cúc/vụ, hơn 5.000 gốc mai
cảnh, thu nhập 300-400 triệu đồng/năm. Trên địa bàn thành phố có khoảng 300 hộ hoạt động trong
lĩnh vực này, tạo ra lượng của cải trị giá 30-40 tỷ đồng/năm; công nghệ sản xuất rau mầm vào năm
2007 đã đem đến cơ hội làm giàu, mỗi ngày bán được 20-30kg, thu 600.000-700.000 đồng (Ông
Nguyễn Minh Trường, ở tổ 12, phường Bình Thuận, Hải Châu).

Vườn rau ở đô thị Hà Nội

Vườn lan ở độ thị Sa đéc Đồng Tháp

TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao như: Khu nông nghiệp
công nghệ cao (Củ Chi), Trung tâm Công nghệ sinh học (Quận 12), Trung tâm thủy sản (Cần Giờ),
trại thực nghiệm Bò sữa công nghệ cao hợp tác với Israel (Củ Chi),... nhằm tạo ra các giống cây

trồng vật nuôi chất lượng cao, đặc sản, phân bón, kỹ thuật để cung cấp cho nhu cầu tại chỗ và thị
trường bên ngoài trong tiến trình phát triển nông nghiệp đô thị. Sản xuất nông nghiệp đô thị thời
gian qua đã tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
cải thiện môi trường, đóng góp vào sự tăng trưởng của nông nghiệp thành phố. Có thể thấy,
“Chương trình phát triển hoa, cây cảnh, chim, cá cảnh” ở TP. Hồ Chí Minh cho hiệu quả kinh tế rất
cao. Từ đầu năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp và hộ nuôi cá cảnh đã xuất khẩu 1.280.000 con cá
cảnh các loại sang thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... với kim ngạch trên 1,5 triệu USD, tăng 30%
so với cùng kỳ năm 2007.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở TP HCM

Hiện nay sản xuất nông nghiệp đều có tại các đô thị ở Quãng Ngãi, song xét về mô hình nông
nghiệp đô thị thì chưa có hoặc có nhưng chưa hoàn chỉnh là nông nghiệp đô thị.
Trong 8 năm qua (2005 - 2013), thông qua chương trình nông nghiệp công nghệ cao, TP. Đà

7


Lạt đã tạo được cơ hội hợp tác quốc tế trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho trên
2.000 lượt người về kiến thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Việc áp dụng công nghệ sinh
học trong sản xuất cũng được chú trọng khi đã đưa vào ứng dụng trong một số sản phẩm thực
phẩm, ứng dụng phân bón, chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm chuồng trại, chăn nuôi, môi
trường thủy sản và đặc biệt là trong các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật. Bên cạnh những kết quả
đã đạt được thì sản xuất nông nghiệp đô thị của TP. Đà Lạt còn gặp những vấn đề như: theo mô
hình kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, phần lớn là sự sáng tạo của người dân nên việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản và thị trường hạn chế và khó
khăn, nhất là ngành rau, hoa; xảy ra tình trạng sạt lở, ngập úng hàng năm; ô nhiễm về môi trường
như rác thải, thuốc bảo vệ thực vật... cũng không nhỏ; lượng khí nhà kính tăng đáng kể trong những
năm gần đây, nhiệt độ Đà Lạt ngày càng tăng, ảnh hưởng đến du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.


Mô hình trồng rau thủy canh hoàn lưu dung dịch dinh dưỡng

Nông nghiệp đô thị ở ĐBSCL đang dần hình thành và phát triển rộng rãi khắp các tỉnh thành,
người ta đã biết tận dụng được diện tích đất nhỏ, hẹp để phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên
môn hóa, hiện đại hóa.
TPCT cũng đã bắt đầu đưa nền nông nghiệp từng bước phát triển ở đô thị với các mô hình như:
-

Trồng và kinh doanh cây kiểng, hoa kiểng với các loại cây cảnh phổ biến như: lan, sứ,
mai…để tạo cảnh quan đẹp và giải trí.

-

Trồng các loại rau: mướp, rau lang, rau râm, cải, rau má... xung quanh nhà để có nguồn thực
phẩm sạch tại chỗ.

-

Trồng cây ăn quả, cây lâu năm để tạo bóng mát, có trái cây sử dụng.

-

Chăn nuôi gia cầm để sử dụng các sản phẩm trứng, thịt từ chúng.

-

Nuôi cá cảnh, chim cảnh để thư giãn, cà phê hoa viên…

Một số mô hình trồng rau, phong lan trong độ thị ở TP Cần Thơ


Quận Bình Thủy được quy hoạch là vành đai xanh của TP Cần Thơ, chuyên sản xuất và cung
ứng rau màu và cây ăn trái các loại. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp đô thị còn nhỏ lẻ, manh mún,
nông dân thường gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Vì thế, quận Bình Thủy đã và đang tập trung
nguồn lực hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở chuyển đổi cơ

8


cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.
Ngày 25/11, tại Vĩnh Long, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài
nguyên và Môi trường tổ chức “Hội thảo liên kết phát triển đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long
theo hướng kinh tế xanh”. Hội thảo lần này tập trung vào hai chủ đề chính là liên kết phát triển đô
thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển đô thị bền
vững, tăng trưởng kinh tế xanh. Đồng thời, tạo cơ hội, điều kiện cho các nhà khoa học, quản lý và
doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
Đồng Tháp: Những năm gần đây trên địa bàn TP.Cao Lãnh xuất hiện nhiều mô hình về phát
triển nông nghiệp ở đô thị như: mô hình trồng hoa lan, trồng nấm bào ngư, trồng xoài theo hướng
an toàn... Các mô hình này không những góp phần giải quyết việc làm, giúp nâng cao thu nhập cho
người dân ở địa phương mà còn giúp giải quyết hiệu quả nhu cầu về sử dụng sản phẩm nông nghiệp
tươi sống, chất lượng của cộng đồng dân cư ở khu vực thành thị. Hiện mô hình trồng hoa lan đang
phát triển mạnh ở TP. Cao Lãnh, chủ yếu là trồng hoa lan cắt cành. Bên cạnh đó, những dịp lễ, Tết,
nhiều nhà vườn cũng đầu tư cung cấp sản phẩm lan chậu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng. Theo một số nhà vườn trồng lan ở TP. Cao Lãnh, những năm gần đây, xu hướng chơi lan phát
triển rất mạnh do đó ngoài thị trường cho hoa lan cắt cành thì lan chậu cũng là một đầu ra tiềm năng
cho nhà vườn.
Bạc Liêu: Với xu thế phát triển của nông nghiệp đô thị, TP. Bạc Liêu ngày càng xuất hiện
nhiều mô hình trang trại chăn nuôi động vật hoang dã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông
dân thành phố đã chọn hình thức trang trại chăn nuôi động vật hoang dã làm hướng phát triển bền
vững. Do diện tích đất sản xuất nhỏ hẹp nên những loại gia súc, gia cầm như: gà, vịt, trâu, bò,
heo… đang ngày càng trở nên khó nuôi và cho hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, nhiều nông dân TP.

Bạc Liêu đã thành lập trang trại chăn nuôi động vật hoang dã.Phần lớn những trang trại này chăn
nuôi những loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao như: đà điểu, kỳ đà, giông, rắn mối.
Hầu hết các thành phố lớn đã và đang gánh chịu nhiều hệ quả nặng nề như: môi trường đất,
nước, không khí ô nhiễm trầm trọng, nguy cơ dịch bệnh thường xuyên đe dọa con người và cả động
vật, thực vật chung quanh. Vì thế hình thành và phát triển nền nông nghiệp đô thị phải đáp ứng
được các nhu cầu về sản xuất hàng hoá phù hợp có giá trị cao, như hoa lan, cây kiểng, bonsai, cá
cảnh; nuôi trồng các loại đặc sản, cao sản; các loại rau sạch, thực phẩm an toàn, hạn chế tối đa
thuốc bảo vệ thực vật… bảo đảm cảnh quan, góp phần cải thiện môi trường sinh thái theo hướng
xanh - sạch - đẹp, hài hoà giữa thiên nhiên với con người cho cư dân đô thị.
Với những điều kiện sẵn có nông nghiệp đô thị ở ĐBSCL nói chung và TP. Trà Vinh nói riêng
có thể tiếp tục phát triển các mô hình trồng rau, trồng lan với các biện pháp, kỹ thuật mới, tiên tiến.
Ngoài ra, TP. Trà Vinh có thể phát triển và mở rộng các mô hình như: vườn cộng đồng, làm vườn
quy mô nhỏ, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi quy mô nhỏ, sản xuất chuyên môn hóa khi có các
chính sách quy hoạch tốt về đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiến tiến của nước ngoài.
13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
(Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và
thực tiễn của đề tài, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hoá mục tiêu và những định hướng nội dung chính
cần thực hiện trong đề tài)
Vận dụng quan niệm về Nông nghiệp đô thị của FAO (1996), UNDP (1999), RUAF foundation
(1999), Luc J.A Mougeot (2002)… vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta có thể hiểu: nông
nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử
dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận
đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Nông nghiệp đô thị bao gồm
nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị, với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi,

9


lâm nghiệp và thủy sản (Lê Văn Trưởng, 2008).

Nông nghiệp đô thị cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị
(rau củ quả, thịt trứng sữa của gia súc, gia cầm,…); tạo việc làm, thu nhập cho một bộ phận dân cư
ở đô thị; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với con người; tạo cảnh quan đô
thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Cách thức quản lý đất đai và quy hoạch đất đai cho nông nghiệp đô thị trên thế giới:
- Cư dân Havana sử dụng đất bằng cách canh tác nhiều tầng lớp trên một diện tích, trong lòng
đất, trên mặt đất và treo cả trên cao. Điển hình là trồng sắn (cây cao cho bóng mát), khoai tây ngọt
(che phủ đất) và các loại đậu (tái tạo dưỡng chất cho đất); tận dụng cả những không gian công cộng
trong khu mình ở, những thảm cỏ hay sân chơi để biến thành vườn rau chung cung cấp cho cộng
đồng. Những nhà thiết kế và quản lý đô thị lại thấy hứa hẹn nhiều ý tưởng mới khi nhìn những vườn
rau xanh đó, vẫn là không gian xanh nhưng nó lại mang ý nghĩa lớn hơn.
- Tận dụng tất cả không gian sẵn có nhiều loại rau được trồng với nhiều tầng và được nghiên
cứu sao cho phù hợp với nhu cầu sinh trưởng và phát triển của từng loại cây để đảm bảo về năng
suất và chất lượng.
- Các không gian dưới những tòa nhà cao tầng là những vườn rau xanh cung cấp cho nhu cầu
tại chỗ của người dân. Những vườn rau này được chăm sóc đặc biệt với nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp, ánh sáng nhân tạo đảm bảo nhu cầu về ánh sáng để cây quang hợp tốt nhất.
Hiện nay, ở nước ta nhìn chung nông nghiệp đô thị đã hiện diện nhưng còn ở dạng manh mún,
tự phát, không theo quy hoạch và không đảm bảo tính an toàn. Xã hội ngày càng phát triển, dân số
ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó do
yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng,… một
diện tích lớn đất nông nghiệp đã và đang chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Điều này gây
khó khăn cho các hộ nông dân ở TP Trà Vinh nói chung và nhiều hộ nghèo ở vùng ven đô nói riêng
- nơi có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Vì
thế phát triển nông nghiệp đô thị ở TP Trà Vinh là giải pháp tối ưu giúp phát triển kinh tế hộ dân,
xóa đói giảm nghèo; tạo việc làm và thu nhập cho cư dân; góp phần tạo cảnh quan đô thị, cải thiện
sức khỏe cộng đồng; giúp quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.

Mô hình trồng rau trên mái nhà sử dụng hiệu quả không gian của ngôi nhà


Một trong những giải pháp phát triển kinh tế xã hội của TP Trà Vinh là tiếp tục tổ chức thực
hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (đảm
bảo xanh, sạch, an toàn vệ sinh), áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, cơ giới hóa;

10


chủ động phòng chống có hiệu quả các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tăng cường kiểm tra,
kiểm sóat vệ sinh thú y. Quản lý quy hoạch phát triển ngành thủy sản, gắn kết phát triển nuôi trồng
thủy sản với công nghiệp chế biến. Tăng cường củng cố hoạt động các mô hình kinh tế hợp tác, hợp
tác xã. Quan tâm đào tạo nghề cho nông dân, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông
thôn gắn với tổ chức lại sản xuất để phát triển kinh tế nông thôn. Tăng cường đầu tư cho công tác
thủy lợi như: nạo vét kênh, gia cố đê bao chống lũ và thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc
phục hậu quả thiên tai, bão lụt.

Tận dụng khai thác hiệu quả không gian đất sử dụng không hiệu quả, giảm thiểu các tác động đến môi trường

Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay,
đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan. Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít
gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó khăn lớn
của các đô thị như: một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn
việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi (Võ Hữu Hòa, 2013).
Đó là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của TP. Trà Vinh, để giải quyết các
bất cập trên thì phát triển nông nghiệp đô thị được xem như một hướng đi có tính khả thi cao,
hướng tới xây dựng đô thị sinh thái bền vững trong tương lai. Nông nghiệp đô thị mang lại nhiều lợi
ích như: có thể đem lại sức khỏe, môi trường và lợi ích kinh tế, làm cho nó trở thành một phong

trào hấp dẫn (Mukherji and Morales, 2010). Bên cạnh làm đẹp cảnh quan đô thị thành phố, nông
nghiệp đô thị cũng có thể hỗ trợ phục hồi môi trường, khắc phục thông qua tái sử dụng khu vực bỏ
hoang và một số dòng chất thải, chẳng hạn như sân ủ chất thải từ cảnh quan đô thị (Timothy
Beatley, 1997). Ngoài ra, còn có thể làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và ô nhiễm không khí vì giảm
được khoảng cách đi lại cho sản xuất, tiêu thụ. Một cảnh quan đô thị xanh hơn cũng có thể cung cấp
lợi ích về sức khỏe tâm lý và tình cảm. Trang trại đô thị và các khu vườn cộng đồng mang lại lợi ích
cho các thành phố và khu vực, điển hình hệ thống đô thị là một kết thúc của sinh thái. Thay vì một
hệ sinh thái khỏe mạnh, trong đó chủ yếu là các chất dinh dưỡng tái chế.
Bên cạnh đó, Trà Vinh có điều kiện khí hậu thích hợp cho việc trồng các giống hoa nhiệt đới
sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu thụ Tết và quanh năm tại địa phương. Hiện nay, trên địa bàn thành
phố Trà Vinh đã có 02 làng nghề hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức và ấp Long Bình, phường
4. Diện tích đất trồng hoa của 02 làng nghề là 35 ha với các chủng loại hoa kiểng: hoa giấy, hoa
cúc, đồng tiền, vạn thọ, huệ trắng, hồng, mai vàng,…để bán vào dịp Tết cho nhân dân trong tỉnh và
cung cấp cho các địa phương ngoài tỉnh (Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình
Dương,…). Trong năm 2014, số lượng hoa kiểng được sản xuất là 365.000 chậu, cung cấp hơn
1.200 chậu hoa mai và kiểng bonsai các loại, hàng triệu sản phẩm hoa cắt cành. Qua đó đã góp phần
tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ dân ở địa phương (phòng Kinh tế thành
phố Trà Vinh).
Sản xuất nông nghiệp đô thị một mặt vừa đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng, mặt khác nó
cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cư dân đô thị.
Mặc dù chỉ mới phát triển mạnh từ những năm 70 của thể kỉ XX trở lại, phạm vi hoạt động chưa

11


rộng, mức độ phát triển chưa cao, chưa toàn diện nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của
nông nghiệp đô thị đã được chứng minh ở nhiều thành phố thuộc nhiều nước phát triển và đang phát
triển trên thế giới. Nông nghiệp đô thị đã góp phần rất lớn trong chiến lược phát triển bền vững của
các đô thị.


Nhu cầu rau trong siêu thị và các cửa hàng rau sạch ở Trà Vinh

Đặc biệt ngày 28/07/2016 tại Trà Vinh, TCC CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã
khởi công xây dựng nhà lưới trong khuôn khổ dự án trồng rau thủy canh. Khi đi vào vận hành, hệ
thống nhà lưới này sẽ là nơi vừa sản xuất rau thủy canh theo hướng công nghệ cao hiện đại, an toàn,
bền vững, thân thiện môi trường. Điều này càng đưa đến sự cấp thiết phát triển nên nông nghiệp đô
thị đặc biệt là việc canh tác rau thủy canh tại Trà Vinh.
Vì thế đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất khả năng phát triển một số mô hình nông
nghiệp đô thị ở thành phố Trà Vinh” cần thiết được thực hiện để tận dụng được hiệu quả kinh tế xã hội - môi trường mà nông nghiệp đô thị mang lại, cũng như làm cơ sở cho địa phương lập quy
hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể về phát triển nông nghiệp đô thị hợp lý và bền vững trong tương lai.
14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên
quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
(tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn)
1.

Báo cáo tổng kết Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 phương hướng kế hoạch năm
2015. Phòng Kinh tế Thành phố Trà Vinh, tài liệu nội bộ.

2.

Beatley, 1997. Green Urbanism – Learning from European Cities.

3.

Bồng Sơn, 2013. Nông nghiệp đô thị – Hướng phát triển của thành phố Đà Lạt. Sở NN
& PTNT Lâm Đồng.

4.

Hà Vy, 2012. Mô hình nông nghiệp đô thị ở Cuba – Ý tưởng từ cuộc sống. Hội kiến

trúc sư Việt Nam.

5.

Huỳnh Văn Anh, 2009. Một vài suy nghĩ về nông nghiệp đô thị. Sở Khoa học và Công
nghệ thành phố Đà Nẵng.

6.

Kim Sơn, 2013. Liên kết phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng
kinh tế xanh. Tổng cục Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường.

12


7.

Nguyễn Minh Huy, 2013. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội.

8.

Nguyễn Văn Bắc, 2013. Nông nghiệp đô thị và ven đô thị. Trung tâm nghiên cứu đô thị
và phát triển.

9.

Trần Anh Tuấn và Lê Hoàng Trung, 2013. Phát triển đô thị sông nước vùng đồng bằng
sông Cửu Long hướng tới tăng trưởng xanh. Cục Phát triển đô thị. Bộ Xây Dựng.


10.

Trần Văn Mạnh, 2014. Nông nghiệp đô thị và các bước đi khả thi để hình thành, phát
triển tại Quảng Ngãi đến năm 2020. Tập san Thông tin KH&CN. Sở Khoa học & Công
nghệ tỉnh Quảng Ngãi.

11.

Trần Văn Mạnh, 2014. Nông nghiệp đô thị và các bước đi khả thi để hình thành, phát
triển tại Quảng Ngãi đến năm 2020. Tập san Thông tin KH&CN. Sở Khoa học & Công
nghệ tỉnh Quảng Ngãi.

12.

Trương Hoàng, 2008. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị ở lãnh thổ Đài Loan.
Sở NN & PTNT Hồ Chí Minh.

13.

Võ Hữu Hoài, 2011. Phát triển nông nghiệp đô thị: Hướng đi bền vững cho các đô thị
trong tiến trình đô thị hóa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14.

Võ Quang Minh và Nguyễn Thị Hà Mi, 2015. Bài giảng Nông nghiệp đô thị. Trường
Đại học Cần Thơ.

15 Nội dung nghiên cứu của đề tài:
(xác định các nội dung nghiên cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logíc, phù hợp cần thực hiện để

đạt mục tiêu đề ra; ghi rõ các chuyên đề nghiên cứu cần thực hiện trong từng nội dung)
Nội dung 1: Nghiên cứu hiện trạng và khả năng áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị hiện
nay của thành phố
-

Tổng hợp, phân loại bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005-2015;
các báo cáo, tài liệu về sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu

-

Đánh giá các số liệu, tài liệu, bản đồ đã thu thập

-

Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015

-

Tổng hợp và xử lý thông tin từ 30 cán bộ quản lý, kĩ thuật, người sản xuất (nhóm KIP)
về nông nghiệp ở thành phố

-

Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra nông hộ về hiện trạng áp dụng các mô hình nông
nghiệp đô thị của TP. Trà Vinh

-

Xây dựng báo cáo kết quả điều tra


Nội dung 2: Đánh giá nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của TP. Trà Vinh và chọn lọc
mô hình có triển vọng
-

Đánh giá biến động nhu cầu, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn
2005 – 2015

-

Xây dựng báo cáo kết quả điều tra về hiện trạng tiêu thụ, chế biến các sản phẩm nông
nghiệp của thành phố hiện nay

13


-

Thu thập các số liệu, tài liệu về các loại hình nông nghiệp đô thị trong và ngoài nước

-

Phân tích, đánh giá hiệu quả áp dụng nông nghiệp đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam

-

Đánh giá tính khả thi, thích ứng của các mô hình nông nghiệp đô thị hiện tại; hiệu quả
kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình trong sự phát triển nông nghiệp đô thị của
TP. Trà Vinh.

-


Phân tích, lựa chọn, xác định các mô hình nông nghiệp đô thị có triển vọng

Nội dung 3: Thử nghiệm và phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị có triển vọng cho TP.
Trà Vinh
-

Thực hiện bố trí thử nghiệm mô hình trồng rau: 4 hộ qui mô gia đình ở phường 5, 8, 9,
mỗi hộ 4 mô hình trồng rau không dùng đất (rau non, giá đậu xanh, thủy canh rau ăn
lá, bán thủy canh rau ăn trái)
+ Chuẩn bị giá thể, chuẩn bị hệ thống trồng
+ Cho giá thể vào chậu và trồng cây.
+ Tưới nước 2 lần/ngày.
+ Bón phân, dinh dưỡng
+ Chăm sóc khác

-

Theo dõi và lấy chỉ tiêu các mô hình trồng rau
+ Đo chiều cao cây, đếm số lá trên cây, đường kính gốc.
+ Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại của cây
+ Thành phần năng suất và năng suất
+ Nhập số liệu các mô hình
+ Phân tích số liệu.

-

Tổng hợp số liệu sau khi lấy chỉ tiêu các mô hình trồng rau

-


Đánh giá mô hình trồng rau thử nghiệm

-

Tổ chức tập huấn quy trình trồng rau ứng dụng công nghệ tiên tiến (3 lớp tập huấn)

-

Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình trồng rau (1 cuộc hội thảo)

-

Thực hiện thử nghiệm, chăm sóc mô hình trồng lan: 2 mô hình trồng lan cấy mô qui
mô hộ gia đình cho 2 hộ ở phường 5
+ Lập vườn lan và các tiêu chuẩn (ánh sáng, nước, gió)
+ Làm giàn lan (kệ hoặc treo)
+ Che lưới sáng
+ Gắn hệ thống tưới phun sương có timer
+ Lấy cây lan ra khỏi bình chứa
+ Bón phân cho lan
+ Đặt cây lan vào chậu

-

Theo dõi và lấy chỉ tiêu chính cho mô hình trồng lan cấy mô
+ Đo chiều cao cây
+ Đo kích thước lá

-


Tập huấn kỹ thuật trồng lan và bón phân: 3 lớp tập huấn

14


-

Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lan cấy mô

-

Thực hiện thí nghiệm và phân tích mẫu sản phẩm rau

-

Phân tích chỉ tiêu vi sinh theo TCVN tại các tổ chức kiểm nghiệm

-

Bảo quản, xử lý rau sau thu hoạch và trước tồn trữ: áp dụng các kỹ thuật xử lý rau sau
thu hoạch và trước tồn trữ như xử lý ozone, kết hợp các phụ gia an toàn, các loại bao
bì và nhiệt độ

Nội dung 4: Định hướng phát triển các loại mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng cho thành
phố
-

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, tính thích nghi đất đai của các mô hình canh
tác triển vọng (kể cả mô hình không thử nghiệm) để xác định những vùng có khả năng

phát triển phù hợp ở TP. Trà Vinh

-

Thành lập bản đồ định hướng phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị cho thành phố

-

Đề xuất và định hướng phát triển các loại mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng, hiệu
quả cho thành phố; biện pháp nhân rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, và đảm
bảo về môi trường.

Nội dung 5: Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu và phổ biến mô hình nông nghiệp đô thị
-

Mục đích: Báo cáo kết quả đề tài và phổ biến mô hình nông nghiệp đô thị cho các Sở
ban ngành, huyện thị thành phố và chuyên gia địa phương đóng góp, bổ sung ý kiến.

-

Thành phần: Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư; đại diện lãnh đạo UBND, phòng Nông
nghiệp & PTNT các huyện thị thành phố trong tỉnh Trà Vinh; phòng Kinh tế, hội Nông
dân, hội Phụ nữ TP. Trà Vinh, đại diện lãnh đạo UBND một số xã phường của TP. Trà
Vinh và tỉnh Trà Vinh... (Quy mô dự kiến: 50 đại biểu tham dự)

-

Địa điểm tổ chức: TP. Trà Vinh (Dự kiến tại hội trường Khách sạn Cửu Long).


16 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:
(giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài)
- Sưu tầm, tham khảo, dịch tài liệu về các mô hình nông nghiệp đô thị trên Thế giới
- Khảo sát/điều tra thực tế trên địa bàn TP. Trà Vinh gồm 7 phường và 1 xã về hiện trạng sử
dụng đất đai; hiện trạng sử dụng các mô hình nông nghiệp đô thị; nhu cầu sản phẩm nông nghiệp tại
thành phố; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường cho khả năng áp dụng các loại mô hình
nông nghiệp đô thị có triển vọng tại thành phố… bằng phương pháp phỏng vấn chính quyền địa
phương và nông hộ thông qua phiều điều tra.
17 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử dụng
gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và
phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng)
Cách tiếp cận:
Kế thừa tham khảo, tổng hợp tài liệu trên cơ sở các số liệu, tài liệu có liên quan trước đây của
các cơ quan ban ngành, các kết quả nghiên cứu khoa học đã có nhằm ứng dụng, phát triển theo
hướng mới của đề tài.

15


Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
a) Vùng nghiên cứu: đề tài thực hiện ở 7 phường và 1 xã của thành phố Trà Vinh (trừ phường 2
và 3 vì không canh tác nông nghiệp)
b) Đối tượng nghiên cứu: mô hình nông nghiệp tại đô thị thành phố Trà Vinh
c) Thu thập số liệu: thực hiện thu thập tại các đơn vị, cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, chuyên
môn (Sở TNMT, Sở NN &PTNT, phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị tỉnh Trà Vinh) các
thông tin có liên quan về:


Điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất;




Điều kiện kinh tế xã hội, chính sách, an sinh tại khu vực nghiên cứu;



Các báo cáo kết quả quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
vùng nghiên cứu;



Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp đô thị của thành phố.

d) Phương pháp phỏng vấn
Nghiên cứu sử dụng phươg pháp phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu Key Informant
Panel - KIP dành cho những cán bộ quản lý, kỹ thuật hoặc người am hiểu về nội dung nghiên
cứu thuộc các Sở, ngành, đơn vị trong TP. Trà Vinh, chính quyền các xã/phường, người sản
xuất.
e) Phương pháp điều tra PRA để xác định:


Hiện trạng sử dụng đất, hiệu quả việc áp dụng các mô hình nông nghiệp, các dạng sản phẩm
được sản xuất và tiêu thụ từ sản xuất nông nghiệp của đô thị Trà Vinh



Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình canh tác ở địa phương




Nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp đô thị



Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình đã và đang được áp dụng.



Tiềm năng và khó khăn của từng mô hình NNĐT, xu hướng phát triển của vùng.



Điều tra nông hộ cho 7 phường và 1 xã, gồm 2 cuộc điều tra:
(1) Điều tra nông hộ về hiện trạng áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị của TP. Trà
Vinh với 400 phiếu điều tra (50 phiếu/phường, xã)
(2) Điều tra về hiện trạng tiêu thụ, chế biến các sản phẩm nông nghiệp của thành phố với
400 phiếu điều tra (50 phiếu/phường, xã)
Số lượng mẫu được xác định dựa theo phương pháp Slovin (1984) với công thức sau:
n = N/(1 + Ne2)
Trong đó:
N: Số quan sát tổng thể

16


e: Sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý) để xác định cỡ
mẫu
f) Phương pháp bố trí thí nghiệm
Phần mô hình sản xuất rau

* Mô hình trồng rau đô thị quy mô gia đình
- Mục đích: trình diễn trồng rau ứng dụng công tiên tiến không dùng đất qui mô nhỏ cho
người dân sống ở đô thị (có ít không gian và ít thời gian) làm mô hình điểm để cán bộ kỹ thuật
Khuyến nông nắm vững quy trình để nhân rộng và người dân tham quan học hỏi ứng dụng mô hình
tự sản xuất rau an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình, thư giản sau ngày làm việc vất vã, giáo dục trẻ
em yêu thiên nhiên, yêu lao động và góp phần tạo mảng xanh tại nhà và trong đô thị.
- Đối tượng: cán bộ đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu.
- Địa điểm: tại hộ gia đình ở TP. Trà Vinh (4 hộ), sử dụng không gian trống sân thượng,
hành lang hoặc sân vườn diện tích mỗi hộ khoảng 5-10 m2
- Chọn 4 hộ thực hiện mô hình (mỗi mô hình thực hiện 3 vụ) trong đó mỗi hộ có 4 mô hình
nhỏ vì cần đa dạng mô hình để dễ đánh giá chọn lọc và có nhiều loại rau để bổ sung dinh dưỡng
trong bữa ăn:
1. Giá đậu xanh
2. Cải mầm
3. Rau non (Bồn di động, khay xốp: mỗi hộ 1 kiểu)
4. Thủy canh (thùng xốp, ống hoàn lưu nhiều tầng, ống hoàn lưu 1 tầng: mỗi hộ 1 kiểu)
- Sản phẩm dự kiến: Nhiều chủng loại rau ăn lá và gia vị
* Tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất rau an toàn
- Mục đích:


Các cán bộ kỹ thuật (ít nhất 2 cán bộ) tiếp nhận quy trình công nghệ để sau khi đề tài
kết thúc có thể nhân rộng mô hình sản xuất này ra quy mô lớn và tạo ra mạng lưới
liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP. Trà Vinh



Giúp người sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ dân) và người kinh doanh (công ty)
rau trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận có thể tiếp cận được các công nghệ
sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp từ đó có thể áp dụng vào sản xuất nhằm nâng

cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người sản xuất ở các
khu độ thị.

- Đối tượng tham gia tập huấn:


Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Khuyến công,
hội nông dân và những người tham gia thực hiện mô hình của TP. Trà Vinh.



Các hộ nông dân, các hộ gia đình ở đô thị, các tổ hợp tác, các hợp tác xã, các trang
trại, các công ty sản xuất và kinh doanh rau quả trên địa bàn TP. Trà Vinh.

17


Phần mô hình trồng lan: Trồng lan cấy mô (chung cho tất cả giống lan: Dendrobium, Hồ
Điệp, Cattleya)
Do hiện nay lan giống chủ yếu là cây cấy mô, giai đoạn lan con có ý nghĩa quan trọng. Chăm
sóc tốt thời kỳ này có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây ra hoa sớm.
* Qui trình trồng lan cấy mô bao gồm các bước sau:
-

Cây lan cấy mô thích nghi môi trường mới
Lấy cấy cấy mô từ trong chai nuôi cấy hay trong bich nylon nuôi cấy ra khỏi chai hay
bịch nylon. Cây lan sau khi lấy ra khỏi ống nghiệm cần rửa sạch thạch (agar) bám trên
rễ để tránh phát sinh nấm bệnh. Dùng xơ dừa đã ngâm nước nhiều lần để loại bớt chất
chát hoặc dùng than, bó thành từng cây riêng biệt hoặc đặt nhiều cây vào trong một
chậu, sau đó đặt trên kệ cao cách mặt đất 80 - 100 cm, giữ thoáng mát, che ánh sáng còn

từ 40% đến 60%, tưới phun sương ngày một lần. Ẩm độ không khí tốt nhất ở giai đoạn
này là >60%. Trong thời gian này có thể tưới dinh dưỡng N-P2O5- K2O; 30 - 10 - 10
loãng từ 0,05 - 0,1% khoảng nữa tháng một lần.

-

Lan cấy mô làm quen với ánh sáng tự nhiên có cường độ thấp
Thời gian làm quen với ánh sáng tự nhiên từ 3-4 tuần


Đặt bịch lan dưới lưới che sáng 10-20% hoặc



Đặt bịch lan bên trong rổ vuông (có khe)

-

Lấy cây ra khỏi bịch rửa sạch agar

-

Chọn giá thể trồng cây


Chỉ xơ dừa



Than cây tạp




Than + chỉ xơ dừa

-

Trồng cây con vào chậu hoặc khay trồng cây

-

Để cây con mới trồng nơi có ánh sáng thấp (10-20% ánh sáng tự nhiên)

-

Tưới nước mỗi ngày bằng bình tưới, Không tưới nước quá nhiều

-

Tưới dinh dưỡng, phân bón theo công thức 30-10-10 (N-P2O5-K2O)

* Tập huấn cho mô hình trồng lan cấy mô: với 3 lớp tập huấn như sau
-

Trồng lan cấy mô cho 3 giống (Dendrobium, Hồ Điệp, Cattleya): lập vườn lan, làm giàn
lan, che lưới sáng, gắn hệ thống tưới phun sương có timer, cách để chai lan hay bịch lan
trước khi lấy cây ra khỏi bình chứa, cách lấy cây lan ra khỏi bình chứa đặt trên rỗ có giá
thể chỉ sơ dừa

-


Bón phân cho 3 giống lan (Dendrobium, Hồ Điệp, Cattleya): cách ngâm phân dơi theo
liều lượng, cách bón phân hữu cơ cho 3 giống, bón phân vô cơ tự pha theo công thức của
từng giống

18


Trồng lan trong chậu: chọn giá thể cho từng giống lan, cách đặt cây lan con trong chậu
có giá thể, cách gắn móc treo chậu, cách chắm sóc cấy để đạt kích thức theo yêu cầu

-

g) Phương pháp bảo quản, chế biến các sản phẩm từ kết quả các mô hình
* Chọn lựa một vài loại nông sản (chủ yếu là rau: dạng lá, trái, rau mầm..) được sản xuất
chủ lực ở địa phương.
* Thu hoạch:
-

Xác định đặc tính của từng loại nguyên liệu theo các thời điểm thu hoạch (3 thời điểm
thu hoạch cho mỗi loại rau: dạng lá (3 loại), trái (2 loại), rau mầm (2 loại)

-

Chọn lựa thời điểm thu hoạch rau phù hợp tạo sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.

Các khảo sát được lặp lại 3 lần, mỗi mẫu khoảng 3 kg
Nguyên liệu cần sử dụng:
-


Rau dạng lá: 3 loại x 3 (thời điểm thu hoạch) x 3 (lần lặp lại) x 3 kg = 81 kg

-

Rau dạng trái: 2 loại x 3 (thời điểm thu hoạch) x 3 (lần lặp lại) x 3 kg = 54 kg

-

Rau dạng mầm: 2 loại x 2 (thời điểm thu hoạch) x 3 (lần lặp lại) x 3 kg = 36 kg

* Các biện pháp và kỹ thuật tồn trữ nông sản (dạng nguyên hoặc dạng chế biến giảm thiểu)
- Xử lý nguyên liệu sau thu hoạch và trước tồn trữ: áp dụng các kỹ thuật như xử lý ozone, xử
lý bằng các phụ gia an toàn, kết hợp với làm lạnh nhằm làm tăng giá trị cảm quan (cấu trúc,
màu sắc, hình dạng bên ngoài).
Khảo sát được lặp lại 3 lần, mỗi mẫu khoảng 3 kg


Xử lý kết hợp acid ascorbic + acid citric với các nồng độ (%): 0,2; 0,3; 0,4
Tổng số thí nghiệm: 3 x 3 (lần lặp lại) = 9 khảo sát



Xử lý kali sorbate với các nồng độ (%): 0,05; 0,1
Tổng số thí nghiệm: 2 x 3 (lần lặp lại) = 6 khảo sát



Xử lý kết hợp acid ascorbic + kali sorbate với các nồng độ (%): 0,1; 0,2; 0,3
Tổng số thí nghiệm: 3 x 3 (lần lặp lại) = 9 thí nghiệm


Tổng cộng các khảo sát cho hoạt động này: 9 + 6 + 9 = 24 khảo sát
Lượng nguyên liệu cần sử dụng:


Rau dạng lá: 3 loại x 24 x 3 kg = 216 kg



Rau dạng trái: 2 loại x 24 x 3 kg = 144 kg



Rau mầm: 2 loại x 24 x 2 kg = 96 kg

19


- Bảo quản: Ảnh hưởng của các loại bao bì và nhiệt độ tồn trữ đến chất lượng và thời gian tồn
trữ sản phẩm được khảo sát
Các khảo sát được lặp lại 3 lần, mỗi mẫu khoảng 3 kg
Loại bao gói: Khay xốp và màng PVC, bao gói PP đục lỗ, hộp nhựa PET...
Nhiệt độ tồn trữ (oC): 10-15; 25-30
Tổng số: 3 x 2 x 3 (lần lặp lại) = 18 khảo sát
Nguyên liệu cần sử dụng:


Rau dạng lá: 3 loại x 18 x 3 kg = 162 kg




Rau dạng trái: 2 loại x 18 x 3 kg = 108 kg



Rau mầm: 2 loại x 18 x 3 kg = 108 kg

- Áp dụng sản xuất ở quy mô nhỏ (hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất nhỏ). Điều chỉnh và hoàn
thiện các quy trình kỹ thuật áp dụng
Các nguyên liệu sử dụng:


Rau dạng lá: 10 kg



Rau dạng trái: 10 kg



Rau mầm: 5 kg

* Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật sản xuất tại địa phương
Các nguyên liệu sử dụng:


Rau dạng lá: 5 kg




Rau dạng trái: 5 kg



Rau mầm: 3 kg

h) Phân tích số liệu:
- Phương pháp thống kê: Từ các kết quả điểu tra thu thập số liệu, thực hiện thống kê mô tả và
so sánh các mô hình nông nghiệp đô thị, các chỉ tiêu cần thiết liên quan về kinh tế, xã hội, môi
trường, .v.v để tính toán dự báo nhu cầu sử dụng đất và không gian theo dự kiến.
- Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng mô hình
nông nghiệp đô thị, theo một thứ tự logic, tìm ra điểm mạnh, cơ hội, hạn chế, thách thức của
thành phố Trà Vinh. Từ đó đề ra một phương án chiến lược khả thi để phát triển mô hình.
- Phương pháp phân tích kinh tế: Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình được tính
toán dựa trên số liệu thu thập ở mỗi hộ gia đình. Bên cạnh việc tính toán về các đặc điểm kinh
tế sản xuất, thông tin về các đặc điểm thuận lợi, khó khăn của mô hình cũng được đúc kết để
từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển sản suất một cách hiệu quả cho nông dân. Các chỉ số
của mô hình là tổng của các vụ sản xuất trong mô hình.

20


+ Chi phí (cost): Tổng các chi phí sản xuất
+ Thu nhập (Benefit, Gross Return) = Tổng sản phẩm * giá
Lợi nhuận = (Net Benefit, Net Return) = chi phí – thu nhập
+ Thu nhập/chi phí (TN/CP) (Benefit Cost Ratio - BCR): Tỷ số này phản ánh một đồng chi
phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số BCR nhỏ hơn 1
thì người sản xuất bị lỗ, nếu BCR bằng 1 thì hoà vốn, BCR lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.
Do đó BCR còn được gọi là hiệu quả đồng vốn.
+ Lợi nhuận/ngày công gia đình: Chỉ tiêu này đánh giá mức hiệu quả của việc sử dụng ngày

công nhàn rỗi của gia đình.
Hiêu quả lao động = lợi nhuận/tổng lao động. Chỉ tiêu nay nói lên lợi nhuận do sử dụng
một ngày công tạo ra (kể cả lao động gia đình và lao động thuê mướn).
- Phương pháp hệ thống thông tin địa lý GIS: được sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng và
quy hoạch các mô hình nông nghiệp đô thị thành phố Trà Vinh.
- Phương pháp chuyên gia: Được vận dụng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhằm xây
dựng phương án phát triển tối ưu thông qua việc tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu
và phổ biến mô hình nông nghiệp đô thị.
i) Phương pháp đề xuất, định hướng nhân rộng các mô hình
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO (1976, 2007) nhằm xác định tiềm năng đất đai trên cơ sở
các đặc tính đất đai (độ sâu tầng phèn và sinh phèn, lượng mưa, nhiệt độ, thời gian mưa, nguồn
nước tưới…) với các yêu cầu của loại hình canh tác để chọn lựa ra những vùng có khả năng phát
triển phù hợp.
Quy trình đánh giá đất đai theo hệ thống đánh giá đất đai của FAO (1976)
Bước 1: Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các
nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản
đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận
trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
Bước 2: Chọn lọc và mô tả các mô hình nông nghiệp đô thị có triển vọng mà nó phải phù hợp và
liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bới các nhà qui hoạch cũng
như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường mà thành phố
đang thực hiện.
Bước 3: Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng
đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiêp đến các mô hình đã được chọn
lọc.
Bước 4: Xác định yêu cầu về đất đai cho các các mô hình đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử
dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.
Bước 5: Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các mô hình được diễn tả dưới dạng phân
cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố
chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ

đất đai với từng mô hình nông nghiệp đô thị.

21


- Phương pháp bản đồ: xác định thực trạng sản xuất thông qua phân tích và đoán ảnh vệ tinh, phân
tích sự thay đổi hiện trạng sản xuất, diễn biến ngập lũ, hạn, lịch thời vụ. Ứng dụng khả năng GIS
xây dựng các bản đồ chuyên đề.
- Phương pháp quy hoạch được thực hiện theo khung FAO, 1993: trên cơ sở tiềm năng đất đai, các
định hướng phát triển kết hợp với tiềm năng thị trường và nhu cầu thực tế của Thành phố Trà
Vinh. Ngoài ra, kết hợp với kết quả quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng.
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
- Diện tích đất nông nghiệp được quy hoạch sử dụng có hiệu quả cao ở vùng nội đô và ven đô,
nhằm cung cấp lương thực sạch, rau quả tươi cho nội thành, TP. Trà Vinh và các vùng khác.
- Giải quyết lao động, tăng thu nhập cho người dân và có thể là nơi ứng dụng công nghệ cao để tạo
ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn và bảo vệ cảnh quan môi trường của thành phố văn minh
hiện đại.
- Tận dụng không gian để hình thành vành đai xanh, tạo màu xanh cho đô thị, cải thiện môi trường
sinh thái đô thị.
- Phù hợp định hướng phát triển của Thành phố với các thế mạnh như: nông nghiệp ven đô (vành
đai xanh, vườn rau, cây kiểng); thương mại - du lịch (vườn cây ăn trái với du lịch sinh thái, phát
triển làng nghề); giúp cân bằng, giảm ô nhiễm môi trường khi công nghiệp là thế mạnh kinh tế
của TP. Trà Vinh
18 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước:
[Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài (kể cả
tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu) và nội dung công việc tham gia trong đề tài; khả năng đóng
góp về nhân lực, tài chính - nếu có]
- Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Trà Vinh
- Phòng Kinh tế TP. Trà Vinh
Phối hợp tham gia trong đề tài ở các nội dung/công việc như: thu thập bản đồ hành chính, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005-2015, các báo cáo, tài liệu về sử dụng đất, về kinh tế, xã hội,
môi trường, về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị của thành phố; khảo
sát, thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sản phẩm nông nghiệp; điều tra hiện trạng
áp dụng các loại mô hình nông nghiệp đô thị; khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường cho khả năng áp dụng các mô hình có triển vọng và định hướng phát triển các loại mô hình
nông nghiệp đô thị cho thành phố.
Là các đơn vị thụ hưởng, sử dụng kết quả nghiên cứu phục vụ chi chỉ đạo triển khai ứng dụng
các kết quả và quy hoạch các vùng sản xuất.
19 Phương án hợp tác quốc tế: (nếu có)
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã
có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ
lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài)
20 Kế hoạch thực hiện:
Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện;
các mốc đánh giá chủ yếu
1

Kết quả phải
đạt

Thời gian
(bắt đầu,
kết thúc)

Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*

Dự kiến

kinh
phí

Nội dung 1: Nghiên cứu hiện trạng và khả năng áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị hiện

22


nay của thành phố
Công việc 1: Tổng hợp, phân
loại bản đồ hành chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2005-2015; các báo cáo,
tài liệu về sử dụng đất, sản
xuất nông nghiệp tại vùng
nghiên cứu

Bản đồ hành
chính, các bản đồ
hiện trạng sử
dụng đất; các báo
cáo, tài liệu

15/12/2016 31/12/2016

N.T.H.Mi,

Công việc 2: Đánh giá các số Các báo cáo, tài
liệu, tài liệu, bản đồ đã thu liệu
thập


15/12/2016 31/12/2016

N.T.H.Mi,

Công việc 3: Đánh giá biến Báo cáo chuyên
động sử dụng đất nông đề 1: Biến động
nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 hiện trạng sử
dụng đất nông
nghiệp giai đoạn
2005-2015

01/01/2017 31/01/2017

V.Q.Minh,

Công việc 4: Tổng hợp và xử
lý thông tin từ 30 cán bộ quản
lý, kĩ thuật, người sản xuất
(nhóm KIP) về nông nghiệp ở
thành phố

Thông tin về mô
hình NNĐT, nhu
cầu sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm
nông nghiệp ở TP

15/01/2017 31/01/2017


V.Q.Minh,

Công việc 5: Tổng hợp và xử Đầy đủ thông tin
lý số liệu điều tra nông hộ về theo phiếu điều
hiện trạng áp dụng các loại tra
mô hình nông nghiệp đô thị
của TP. Trà Vinh

01/02/2017 28/02/2017

V.Q.Minh,

P.T.Vũ

P.T.Vũ

N.T.H.Mi,

4,465
triệu

2,976
triệu
18,065
triệu

L.T.Linh

N.T.H.Mi


N.T.H.Mi,

5,941
triệu

9,050
triệu

N.M.Thủy,
P.T.Vũ,
N.V.Tài

Công việc 6: Xây dựng báo Bảng tổng hợp về
cáo kết quả điều tra
các mô hình

01/3/2017 31/3/2017

V.Q.Minh,
N.T.H.Mi,

9,050
triệu

P.T.Vũ,
N.V.Tài
2

Nội dung 2: Đánh giá nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của TP. Trà Vinh và chọn lọc
mô hình có triển vọng

Công việc 7: Đánh giá biến
động nhu cầu, sản xuất, tiêu
thụ các sản phẩm nông
nghiệp giai đoạn 2005 –
2015

Báo cáo chuyên đề 2:
Biến động nhu cầu,
sản xuất, tiêu thụ các
sản phẩm nông nghiệp
giai đoạn 2005 – 2015

01/01/2017
31/01/2017

V.Q.Minh,
N.T.H.Mi,

18,065
triệu

N.M.Thủy,
N.V.Tài

Công việc 8: Xây dựng báo Bảng tổng hợp số liệu
cáo kết quả điều tra về hiện điều tra
trạng tiêu thụ, chế biến các
sản phẩm nông nghiệp của
thành phố hiện nay


01/02/2017
28/02/2017

V.Q.Minh,
N.T.H.Mi,
N.M.Thủy,
N.V.Tài

23

9,051
triệu


Công việc 9: Thu thập các số Các tài liệu, số liệu về
liệu, tài liệu về các loại hình nông nghiệp đô thị
nông nghiệp đô thị trong và
ngoài nước

15/01/2017
31/01/2017

Công việc 10: Phân tích,
đánh giá hiệu quả áp dụng
nông nghiệp đô thị trên Thế
giới và ở Việt Nam

01/02/2017
28/02/2017


Báo cáo chuyên đề 3:
Hiệu quả áp dụng
nông nghiệp đô thị
trên Thế giới và ở Việt
Nam

V.Q.Minh,

4,441
triệu

N.T.H.Mi,
L.T.Linh
V.Q.Minh,
N.T.H.Mi,

17,605
triệu

P.T.Vũ,
L.T.Linh

Công việc 11: Đánh giá tính
khả thi, thích ứng của các
mô hình nông nghiệp đô thị
hiện tại; hiệu quả kinh tế xã hội - môi trường của các
mô hình trong sự phát triển
nông nghiệp đô thị của TP.
Trà Vinh


Báo cáo chuyên đề 4:
Hiệu quả KT-XH-MT
của các mô hình trong
sự phát triển nông
nghiệp đô thị của
thành phố

01/3/2017 31/3/2017

Công việc 12: Phân tích, lựa Các mô hình nông
chọn, xác định các mô hình nghiệp đô thị có triển
nông nghiệp đô thị có triển vọng cho thành phố
vọng

01/4/2017 15/4/2017

V.Q.Minh,
N.T.H.Mi,

19,227
triệu

P.T.Vũ,
L.T.Linh

V.Q.Minh,

8,047
triệu


N.T.H.Mi,
P.T.Vũ,
L.T.Linh

3

Nội dung 3: Thử nghiệm và phát triển mô hình nông nghiệp đô thị có triển vọng cho TP.
Công việc 13: Thực hiện bố Các mô hình trồng rau
trí thử nghiệm, chăm sóc, lấy được bố trí đúng quy
cách
chỉ tiêu mô hình trồng rau

16/4/2017 30/7/2017

T.T.Ba

9,200
triệu

Công việc 14: Tổng hợp số Đủ chỉ tiêu để đánh
liệu sau khi lấy chỉ tiêu các giá mô hình
mô hình trồng rau

16/4/2017 30/7/2017

T.T.Ba,

4,163
triệu


Công việc 15: Đánh giá mô Báo cáo chuyên đề 5:
Nghiên cứu về mô
hình trồng rau thử nghiệm
hình trồng rau an toàn
hoàn toàn mới ứng
dụng công nghệ tiên
tiến

01/8/2017 15/8/2017

V.Q.Minh,

Công việc 16: Tổ chức tập
Có 03 lớp với 90 học
huấn quy trình trồng rau ứng
viên
dụng công nghệ tiên tiến

16/8/2017 31/8/2017

T.T.Ba

15,450
triệu

Công việc 17: Hội thảo đánh Báo cáo kỹ thuật mô
giá hiệu quả mô hình trồng hình trồng rau được
thông qua
rau


16/8/2017 31/8/2017

T.T.Ba,

11,950
triệu

Công việc 18: Thực hiện thử Mô hình trồng lan cấy
nghiệm, chăm sóc mô hình mô được bố trí đúng

16/4/2017 30/11/2017

24

N.T.H.Mi

N.T.H.Mi,

17,194
triệu

T.T.Ba

N.T.H.Mi,
V.Q.Minh
N.B.Toàn

30,819
triệu



×