Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tìm hiểu hoạt động phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH thương mại thái hà dương – huyện phú lương – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.57 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG TIẾN ĐẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

“TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THỨC ĂN CHĂN NUÔI
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÁI HÀ DƯƠNG –
HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG TIẾN ĐẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

“TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THỨC ĂN CHĂN NUÔI
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÁI HÀ DƯƠNG –
HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN”
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Kinh tế nông nghiệp
: K46 – KTNN – N02

Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Kinh tế & PTNT

: 2014 - 2018
: TS. Nguyễn Thị Yến

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường,
toàn thể các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt
cho em những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị
Yến đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn
thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.
Qua đây em cũng xin cảm ơn tới lãnh đạo công ty TNHH Thương Mại
Thái Hà Dương đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian
thực tập và đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian em về
thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận và thu thập những thông
tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ em về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực thiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập
không nhiều vì vậy khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót
vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến
của các bạn sinh viên để bài khoá luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 01 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Tiến Đạt


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2012 - 2016 .......................... 25
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2012-2016 .....
27
Bảng 3.3. Kết quả thu thập thông tin thứ cấp ................................................. 32
Bảng 3.4. Cơ cấu kênh phân phối của Công ty giai đoạn 2012 – 2016 .......... 36
Bảng 3.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Thái Nguyên
của Công ty giai đoạn 2012-2016 ................................................... 40
Bảng 3.6: Tình hình tiêu thụ từng mặt hàng thức ăn chăn nuôi của Công ty
Giai đoạn 2012-2016....................................................................... 42
Bảng 3.7: Các công việc cá nhân ở cơ sở thực tập ......................................... 44
Bảng 3.8: Các hoạt động đoàn thể đã tham gia............................................... 46


3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .....................................20
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kinh doanh sản phẩm..............................................22
Hình 3.3. Biểu đồ tổng sản lượng tiêu thụ .......................................................28
Hình 3.4. Biểu đồ tổng doanh thu ....................................................................29
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình phân phối sản phẩm ...............................................39



4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
SC
T ác
1D
N

V
3T
N
4T
Ă
5S
P
6S
X
7V
N
8T
M

N
g
D
oa
Đ
ơn

Tr
ác
T
h
Sả
n
Sả
n
Vi
ệt
T
h


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... .
i

DANH

MỤC

BẢNG

BIỂU

..................................................................... .ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ
.......................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ,

CỤM

TỪ

VIẾT

TẮT

........................................

iv

LỤC...............................................................................................

MỤC
v

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................... . 1
1.1. Sự cần thiết để thực hiện nội dung thực tập ...............................................
1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................
5
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về hoạt động phân phối và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi.......... 5
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 10

2.2. Về cơ sở thực tiễn..................................................................................... 11
2.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn........................................................................... 11
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH TM Thái Hà Dương ............
16
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ........................................................ 18
3.1. Tìm hiểu về cơ sở thực tập ....................................................................... 18
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở thực tập .......................... 18
3.1.2. Hoạt động chủ yếu của công ty ............................................................. 18
3.1.3. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ .................................. 19


6

3.1.4. Quy trình kinh doanh, phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Công
ty TNHH TM Thái Hà Dương ........................................................................ 22
3.1.5. Khái quát hoạt động kinh doanh, phân phối của Công ty TNHH TM
Thái Hà Dương trong 5 năm từ 2012 – 2016 .................................................. 25
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 32
3.2.1. Thu thập văn bản, tài liệu liên quan ...................................................... 32
3.2.2. Tình hình hoạt động phân phối và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại công ty
TNHH TM Thái Hà Dương ............................................................................ 33
3.2.3. Thực trạng hoạt động tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại Công ty TNHH TM
Thái Hà Dương................................................................................................ 40
3.2.4. Những công việc cụ thể của cá nhân tại cơ sở thực tập ........................ 44
3.2.5. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 47
3.2.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ................................................ 47
3.2.7. Các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty ............. 48
PHẦN 4. KẾT LUẬN .......................................................................... 51
4.1. Kết luận .................................................................................................... 51
4.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại

Công ty TNHH TM Thái Hà Dương............................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 60


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết để thực hiện nội dung thực tập
Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền
kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục
tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả
năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi, còn các nước nào hướng nội tự cô lập
mình thì sẽ bị chì trệ và kém phát triển. Vì thế Việt Nam cũng đang từng bước
vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng khu vực và thế giới. Do đó vấn đề
lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sự cạnh tranh
khốc liệt với nhau để dành được ưu thế trên thị trường. Để làm được điều đó
đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực rất nhiều trong cả quá trình sản
xuất kinh doanh. Trong đó việc lựa chọn làm sao cho sản phẩm của mình phù
hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhằm mục đích tiêu thụ được
sản phẩm đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, đẩy mạnh công tác tiêu
thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa sống còn đối với
mỗi doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vì tiêu thụ sản phẩm đạt
hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, rút ngắn
chu kì kinh doanh, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao uy
tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Nước ta có thế mạnh về nông nghiệp, vì thế hiện nay có rất nhiều doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Công ty TNHH TM
Thái Hà Dương là một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng thức ăn phục


2

vụ cho ngành chăn nuôi. Cũng như các công ty khác Công ty TNHH TM Thái
Hà Dương luôn quan tâm và không ngừng cố gắng đẩy mạnh tình hình phân
phối và tiêu thụ sản phẩm của công ty mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động phân phối và tiêu thụ sản
phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai, em xin chọn
đề tài thực tập là “Tìm hiểu hoạt động phân phối thức ăn chăn nuôi tại
Công ty TNHH Thương Mại Thái Hà Dương – Huyện Phú Lương – Tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Công ty TNHH TM Thái Hà Dương là một công ty tư
nhân hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gia
xúc và gia cầm, công ty có mạng lưới phân phối tương đối rộng khắp. Tuy
nhiên, với môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty đã gặp
không ít những khó khăn, hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi nhiều
nguyên nhân, trong đó có những bất cập do hoạt động phân phối của công ty
gây ra. Trong đề tài này em xin trình bầy một số vấn đề có liên quan đến thực
trạng hoạt động của kênh phân phối cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhằm
chỉ ra những ưu nhược điểm trong hoạt động phân phối của công ty tại địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động phân phối tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty.
Mục tiêu cụ thể:
- Về chuyên môn: Nắm vững chuyên môn về kinh tế, kiến thức thực
hiện về hoạt động phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH TM Thái
Hà Dương tại địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

- Về thái độ: Tích cực chủ động trong công việc, sẵn sàng nhận và hoàn
thành các nhiệm vụ, luôn luôn lắng nghe và tiếp thu các ý kiến để hoàn thành
tốt đề tài.


3

- Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc: Nhanh nhẹn hoạt bát trong công
việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp, kỹ năng sử lý tình huống, kỹ năng
chuẩn bị và lập kế hoạch.
- Qua quá trình nghiên cứu tình hình phân phối và tiêu thụ sản phẩm
của Công ty TNHH TM Thái Hà Dương để học hỏi những kinh nghiệm làm
việc thực tế và tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh đang diễn ra
trên thị trường.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu về tình hình phân phối thức ăn chăn nuôi của công ty
TNHH
TM Thái Hà Dương tại địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
- Tham gia trực tiếp các hoạt động xây dựng và phát triển tình hình
phân phối của công ty.
- Phương pháp đánh giá lựa chọn thị trường phân phối có mục tiêu và
tiêu chuẩn phát triển mũi nhọn.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Tiến hành thu thập tài liệu, số liệu cần thiết cho quá trình tìm hiểu hoạt
động phân phối thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH TM Thái Hà Dương tại
địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2.1. Thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết của công ty hàng năm.
- Thu thập các báo cáo nguồn từ internet.

1.3.2.2. Thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát: là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián
tiếp để nắm được tổng quan về tình hình hoạt động phân phối của công ty.
- Phương pháp thu thập số liệu từ cơ sở.


4

- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu, phân tích số liệu: Tổng hợp các
tài liệu, số liệu đã thu thập, chọn lọc các thông tin cần thiết và loại bỏ các
thông tin không cần thiết để làm đề tài.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH TM Thái Hà
Dương, từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017
- Thời gian nghiên cứu: Từ các số liệu được thu thập và nghiên cứu
trong 5 năm từ 2012-2016
- Nội dung: Tìm hiểu tình hình phân phối và tiêu thụ mặt hàng thức ăn
chăn nuôi tại Công ty TNHH TM Thái Hà Dương trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về hoạt động phân phối và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi
2.1.1.1. Khái niệm về công ty
Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân)
bằng một sự kiện pháp lí trong đó bên thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay

khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung. [9]
Công ty TNHH là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu
hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ
sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. [11]
Lý luận về công ty TNHH: Khi bàn về tính chất pháp lý của loại hình
công ty này, nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép một cá nhân cũng có
quyền thành lập công ty TNHH một thành viên là một sự bất hợp lý. Đó là
việc một số cá nhân có quyền sở hữu riêng một công ty nhưng lại chỉ chịu
TNHH về các hoạt động của mình, trong khi đó một số cá nhân khác lại phải
chịu trách nhiệm vô hạn cho các hoạt động của cùng một hình thức sở hữu.
Một số ý kiến khác lại cho rằng: mặc dù về mặt hình thức, DNTN và công ty
TNHH một thành viên (trong trường hợp một cá nhân có quyền thành lập)
đều do một người làm chủ sở hữu nhưng đây là hai loại hình doanh nghiệp
khác nhau với những ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy chúng vẫn có thể cùng
tồn tại trong một nền kinh tế. Bên cạnh đó hai loại hình doanh nghiệp này vẫn
tồn tại những khác biệt về bản chất: DNTN là một đơn vị kinh doanh do một
cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ, cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là


6

người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh
nghiệp, còn công ty TNHH một thành viên là một doanh nghiệp do một tổ
chức làm chủ sở hữu và chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của mình.
Việc thừa nhận một cá nhân có quyền thành lập công ty TNHH một
thành viên sẽ tạo điều kiện cho các DNTN có thể chuyển thành công ty
TNHH, hoặc các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức công ty TNHH một

thành viên để kinh doanh ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Có thể nói đây
là một quy định phù hợp với thực tế, thể chế hóa kịp thời các mối quan hệ
mới phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của một nền kinh
tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của công ty, phát huy được thế
mạnh của loại hình doanh nghiệp này đồng thời vẫn bảo đảm được sự quản lý
của các cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này có thể được xem là sự thể
chế hóa “quyền tự do kinh doanh” đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm
1992, vì quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh là một yếu tố quan trọng
của quyền tự do kinh doanh. Ngoài ra, quy định này còn có ý nghĩa góp phần
làm đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, làm phong phú thêm các nhân tố
với tư cách là các chủ thể độc lập trong một nền kinh tế.
Trên thực tế, trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập với mô
hình công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên có không ít doanh nghiệp về
thực chất là sự biến hóa của hình thức công ty TNHH một thành viên. Điều
này có nghĩa là ngay từ khi thành lập, công ty chỉ có một thành viên đích
thực, còn các thành viên khác và số vốn góp của họ hoàn toàn chỉ mang tính
hình thức. Để lý giải cho nguyên nhân của hành vi này có thể có nhiều ý kiến
khác nhau, tuy nhiên các quan điểm đều thống nhất rằng hiện tượng “ lách
luật” này xuất phát từ tâm lý chung của các nhà đầu tư. Đó là tâm lý muốn tự
mình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, không muốn phân chia lợi


7

nhuận nhưng lại muốn chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong
phạm vi phần vốn góp vào công ty, tức là chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng
số vốn họ đem vào hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường với
nhiều cơ hội kinh doanh phát triển nhưng cũng có không ít những rủi ro, phức
tạp, việc quy định hình thức công ty TNHH một thành viên với những lợi thế
của nó đã đáp ứng được nguyện vọng của nhiều nhà đầu tư. Điều này sẽ tạo

nên động lực giúp cho những người có tiềm năng về vốn, có khả năng về kinh
doanh mạnh dạn bỏ vốn, bỏ công sức đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ
đó góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh sống động, giải phóng lực
lượng sản xuất, tạo đà phát triển cho một nền kinh tế. Chính yếu tố chỉ “chịu
trách nhiệm hữu hạn” đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho
các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn trên thương trường khi mà họ biết các
yếu tố rủi ro sẽ được phân tán, điều kiện này giúp các nhà đầu tư vẫn có khả
năng giữ lại một số vốn để làm lại từ đầu khi hoạt động kinh doanh của họ
gặp thất bại.
Ngược lại nếu không quy định hình thức công ty TNHH một thành viên
do một cá nhân thành lập vì lo ngại hiện tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật,
tiến hành xin thành lập công ty, thực hiện các giao dịch như: ký hợp đồng,
vay vốn và hậu quả cuối cùng là thua lỗ mà chỉ chịu TNHH về các hoạt động
này thì việc đó sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trên thực tế, như
đã phân tích, vẫn tồn tại rất nhiều chủ thể về hình thức là công ty TNHH có từ
hai thành viên trở lên nhưng bản chất lại do một cá nhân làm chủ, hiện tượng
này hiện nay trở nên khá phổ biến và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ
quan quản lý nhà nước về kinh tế. Hơn nữa các cơ quan quản lý nhà nước sẽ
gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết các hậu quả phát sinh từ hoạt động của
loại hình doanh nghiệp này, bởi vì bản thân nó không có sự thống nhất về
hình thức và nội dung pháp lý. Do vậy, việc cho phép một cá nhân được thành


8

lập công ty TNHH một thành viên là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Thực
tế phát triển nền kinh tế thị trường hàng trăm năm qua đã chứng minh rằng:
một hoạt động kinh doanh đã tồn tại trên thực tế đáp ứng được nhu cầu của xã
hội, được xã hội thừa nhận thì phải được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh, tức
là nó phải được luật định, ngược lại nếu như các cơ quan quản lý nhà nước áp

dụng các biện pháp ngăn cấm hoặc hạn chế thì các hoạt động này dễ có
khuynh hướng đi vào hoạt động ngầm và nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà
nước. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng những yếu tố tích cực từ việc quy
định hình thức công ty TNHH một thành viên đã vượt xa những yếu tố tiêu
cực có thể có phát sinh từ hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. [12]
2.1.1.2. Khái niệm về phân phối, tiêu thụ sản phẩm
Phân phối là những quyết định và triển khai hệ thống tổ chức và công
nghệ nhằm đưa hàng hóa đến thị trường mục tiêu, thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng với chi phí thấp nhất.
Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức độc lập tham gia vào quá trình
đưa hàng hóa và dịch vụ đến nơi tiêu thụ hoặc sử dụng.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ
sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa sản phẩm từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu dung nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. [7]
Hoạt động phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào
quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Các hoạt động phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất
đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt
động phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Những thành viên nằm


9

giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung
gian phân phối. Có thể có các loại trung gian phân phối sau đây:
Nhà bán buôn: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản
xuất và bán cho các trung gian khác hoặc cho các khách hàng công nghiệp.
Nhà bán lẻ: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm từ nhà sản xuất

hoặc nhà bán buôn và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Đại lý và môi giới: Là các trung gian phân phối có quyền thay mặt cho
nhà sản xuất để bán sản phẩm. Các đại lý và môi giới không có quyền sở hữu
sản phẩm.
Nhà phân phối: Là các trung gian phân phối trên thị trường công nghiệp,
hoặc các nhà bán buôn.
2.1.1.3. Vai trò của phân phối đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung
Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa luôn là một vấn đề quan
trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng hóa phải được tiêu
chuẩn hóa thì vấn để chất lượng hàng hóa đưa ra thị trường phải được đảm
bảo là điểu tất yếu. Việc tiêu thụ hàng hóa phân phối của doanh nghiệp và
thực hiện các chiến lược phân phối đó. Hãng ô tô Nissan đã đưa ra nhận định
hết sức tinh tế về vai trò của Marketing hiện đại “vấn đề không chỉ là anh đưa
ra người tiêu dung cái gì mà còn là anh đưa nó như thế nào sẽ quyết định
thành công trên thương trường”.
Khi sản xuất với công nghệ hiện đại và thách thức tổ chức quản lý khoa
học, doanh nghiệp sẽ thành công trong khâu này, số lượng và chất lượng của
sản phẩm được đảm bảo nhưng rất có thể doanh nghiệp chỉ thành công ở đây
nếu khâu tiếp theo là phân phối không được thực hiệp tốt. Phân phối hàng hóa
hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại phân phối hàng hóa không


10

hiệu quả sẽ dẫn đến ách tắc trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp không
chi trả được chi phí dẫn đến phá sản. Thực tế này không chỉ đạt ra đối với
doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại, loại hình doanh
nghiệp hoạt đông trong khâu phân phối lưu thông hàng hóa.

Ngoài ra, các công ty còn nhận thấy rằng cạnh tranh thành công, họ
không phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà
còn phải thực hiện tốt hơn khả năng sẵn sàng ở công ty: ở đâu? khi nào? Và
như thế nào đối với nhu cầu thường trực và không thường trực của người tiêu
dung. Doanh nghiệp chỉ có thể được mục tiêu an toàn, lợi nhuận và vị thế khi
công việc phân phối hàng hóa của mình được thực thi một cách có hiệu quả
cao. [6]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định hoạt động nhập khẩu phân phối
của doanh nghiệp FDI về thương mại.
- Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng
hóa của doanh nghiệp.
- Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12
tháng 02 năm 2017 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của
doanh nghiệp.
- Nghị quyết của chính phủ số: 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương
và chính sách về dịch chuyển cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm.
- Thông tư 08/2013/TT-BCT về hoạt động mua bán hàng hóa của
doanh nghiệp.
- Kế hoạch số 47/KH-UBND kế hoạch quản lý chất lượng hàng hóa và
an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng.


11

- Chỉ thị số 25/2008/CT-TTG của Thủ tướng Chính Phủ: Về việc tăng
cường chỉ đạo tiêu thụ và phân phối sản phẩm.
- Quyết định số 80/2002/QT-TTG ngày 24/6/2002 của Thủ tướng

Chính Phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ, phân phối hàng hóa thông
qua các hợp đồng.
- Thông tư số 04/2003/TT-BTC của bộ tài chính: Hướng dẫn một số
vấn đề về tài chính thực hiện quyết định số 80/2002/QĐ-TTG ngày 24/6/2002
của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ và phân phối
sản phẩm.
2.2. Về cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn
Trở lại xóm Ngò, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình vào những ngày cuối
cùng của năm 2016, một tín hiệu vui đối với làng quê còn nhiều khó khăn
này. Bởi lẽ, nếu như trước đây, thu nhập của đa số các hộ chăn nuôi trong
xóm khá bấp bênh, thì giờ đây, tất cả đã khác xưa rất nhiều. Đơn cử, như hộ
chăn nuôi của anh Đồng Văn Vang. Nếu như những năm về trước, gia đình
Anh gần không có sự chủ động đối với việc phòng chống dịch bệnh do diễn
biến bất thường của thời tiết, cũng như giá các loại vật tư nông nghiệp và thức
ăn chăn nuôi, thì 3 năm trở lại đây, gia đình anh Vang và các hộ chăn nuôi
xóm Ngò đã chú trọng hơn công tác phòng, chống dịch, chính vì vậy, lứa bán
cũng như xuất chuồng của các hộ được đều hơn, sản lượng cao hơn.
Anh Vang nói “Qua nhiều năm chăn nuôi, bản thân tôi và gia đình đã
tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, để chăn nuôi có hiệu quả thì
lợn giống phải được mua tại các cơ sở cung cấp giống có uy tín, con giống
phải được tuyển chọn kỹ càng...Trong quá trình chăm sóc, phải tuân thủ tuyệt
đối các yêu cầu về vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh an


12

toàn thực phẩm trong sử dụng thức ăn chăn nuôi. Có như vậy, sản phẩm mới
có tính cạnh tranh cao"
Cũng giống như gia đình anh Vang, gia đình ông Nguyễn Văn Bái ở

xóm Ngò lại có bí quyết chăn nuôi khá độc đáo. Ông chia sẻ, “Trong chăn
nuôi, tôi đặc biệt chú trọng vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường chăn nuôi an
toàn, giữ nhiệt độ chuồng không quá nóng vào mùa hè, không quá lạnh vào
mùa đông, đảm bảo cho đàn lợn sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt, để xử lý
lượng phân thải ra mỗi ngày, tôi đã sử dụng chế phẩm sinh học E-M do Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Thái Nguyên cung cấp. Nhờ
đó, mùi hôi thối giảm đi rất nhiều; hơn nữa còn tận dụng làm phân bón hữu
cơ…”
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trong cả nước có số lượng trang
trại chăn nuôi lớn với nhiều trang trại quy mô trên 16 nghìn con gà/lứa; 4.000
con lợn thịt. Các trang trại tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Phú Bình,
Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, T.X Sông Công. Tính đến nay, toàn tỉnh có
hơn 750 trang trại chăn nuôi. Tăng 300 trang trại so với năm 2013. Sự phát
triển đột biến trong lĩnh vực chăn nuôi cũng đặt ra nhiều vấn đề bức thiết như
môi trường, phòng dịch và đầu ra thị trường sản phẩm.
Ông Nguyễn Trường Giang, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y
Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết “Thực hiện các chương trình, dự án về chăn
nuôi; Trạm Chăn nuôi và Thú y Phổ Yên đã và đang chủ động nguồn con
giống tốt, an toàn dịch bệnh; tiếp tục thực hiện công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng, nâng cao khả năng sinh sản của đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là chú
trọng đến số lượng và quy mô chăn nuôi lợn siêu nạc và gia cầm; khuyến
khích phát triển chăn nuôi ở những vùng ngoại thành còn nhiều quỹ đất để
dần xóa bỏ chăn nuôi trong vùng nội thành; di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô
nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư… Cùng với đó, thực hiện các biện pháp
tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đẩy mạnh áp


13

dụng các mô hình chăn nuôi an toàn và xử lý chất thải chăn nuôi theo hướng

an toàn sinh học”.
Với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng chăn nuôi, nâng cao chất
lượng đàn vật nuôi, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập
trung, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn, đảm bảo an
toàn phát triển bền vững, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2016, uớc
tổng doanh thu loại hình ngành sản xuất chăn nuôi của tỉnh đạt trên 5.200 tỷ
tăng trên 9 % so với năm 2015; doanh thu bình quân của mỗi trang trại là gần
3 tỷ đồng. Nhóm trang trại có giá trị sản lượng hàng hóa bình quân cao từ 4 -5
tỷ đồng chủ yếu là các trang trại gia công. Các trang trại chăn nuôi trên địa
bàn hiện đang phát triển ổn định. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thông tin về thị
trường và tổ chức sản xuất của các chủ trang trại còn hạn chế; thiếu các mối
liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. các địa phương chưa có
quy hoạch vùng nhằm quản lý chặt chẽ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi
trường sinh thái.
"Năm 2017, ngành chăn nuôi Thái Nguyên sẽ chú trọng phát triển theo
hướng nâng cao giá trị, phát triển chiều sâu, tỉnh sẽ quy hoạch vùng chăn nuôi
gắn liền với hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển sản
xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác đào tạo nâng cao
năng lực tổ chức quản lý cho các chủ trang trại chăn nuôi phát triển theo
hướng công nghiệp bền vững…Cùng với đó, tập trung nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ sinh học tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm chăn nuôi, hạ giá thành, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm…” – Ông
Phạm Ngọc Quán, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái
Nguyên khẳng định./.
Giai đoạn 2011 – 2015, dù chịu tác động của dịch bệnh, suy thoái kinh
tế toàn cầu, giá cả vật tư, thức ăn tăng mạnh…, tuy nhiên chăn nuôi tiếp tục


14


duy trì được tốc độ ấn tượng từ 4,5 – 5%/năm. Đến năm 2015, ước tính tổng
giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt khoảng 205,44 nghìn tỉ đồng, tổng sản
lượng thịt hơi tăng bình quân 3,38%/năm, trong đó thịt lợn tăng 2,7%, thịt gia
cầm và trứng tăng lần lượt 10%/năm và 7,56%/năm. Sữa tươi là sản phẩm có
mức tăng trưởng đột phá nhất trong 5 năm 2011 – 2015 với mức tăng lên tới
22,1%/năm.
Từ một nước thiếu thốn trầm trọng về thực phẩm, đến nay, có thể nói
nhiều sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước như trứng, thịt lợn, thịt gia
cầm… đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cả không
cao hơn nhiều so với mặt bằng chung thế giới, một số sản phẩm chăn nuôi
như thịt lợn, trứng, sữa… đã có xuất khẩu.
Từ một nước gần như không có sữa uống, đến nay chăn nuôi bò sữa đã
có bước phát triển vượt bậc với trên 220 nghìn con, nhiều doanh nghiệp chế
biến sữa có vị thế hàng đầu khu vực, đưa mức tiêu thụ sữa bình quân của Việt
Nam đạt trên 15 kg/người/năm… Để có bước phát triển vượt bậc như trên,
phải kể tới một số tiến bộ kỹ thuật đã được nhanh chóng đưa vào sản xuất.
Thứ nhất là nhiều loài giống mới đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả,
nhất là giống lợn, giống gia cầm, giống bò. Nhiều giống lợn ngoại phong phú
về nguồn gốc đã được đưa vào sản xuất và lai tạo giúp giống lợn trong nước
được nâng lên một bước, nhất là tỉ lệ nạc. Tỉ lệ giống lợn ngoại, lợn lai 2-3
máu ngoại được nuôi ở các trang trại đang ngày càng tăng. Tiến bộ về giống
là yếu tố quan trọng giúp trọng lượng lợn thịt xuất chuồng cả nước bình quân
từ 67,7 kg/con (năm 2011) tăng lên trên 70 kg/con (năm 2015).
Về giống gia cầm, các giống gà chuyên trứng nổi tiếng thế giới như gà
ISA Brown, Brown Nick, Hisex Brown, Babcock B380, Hyline, Lohmann
Brown… đã và đang được nuôi ở nước ta. Ở trong nước, Việt Nam đã từng
bước nghiên cứu, chọn tạo và chủ động sản xuất được nhiều giống gà lông


15


màu, giống vịt có năng suất, chất lượng cao, nhất là giống gia cầm chuyên
thịt. Chăn nuôi gia cầm đã áp dụng các công thức lai nhằm khai thác ưu thế ở
đời sau để tăng thêm giá trị từ 8-9%.
Bên cạnh đó, các giống bò thịt, bò sữa cao sản nguồn gốc ôn đới như
HF, bò lai HF với tỉ lệ máu khác nhau đã được nuôi thành công tại nhiều địa
phương. Nhờ có giống tốt, năng suất sữa đã tăng từ 4.000 kg/con/năm (giai
đoạn 2006 – 2010) lên bình quân trên 5.000 kg/con/năm (giai đoạn 20112015). Cùng với việc du nhập, lai tạo các giống gia súc, gia cầm nhập ngoại,
các giống bản địa (như lợn Móng Cái, bò H’Mông, trâu, gà Mía, gà Đông
Tảo…) đã tiếp tục được nghiên cứu bảo tồn, tăng năng suất và chất lượng.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp năng suất, chất lượng sản
phẩm chăn nuôi có bước đột phá trong giai đoạn 2005 – 2015 không thể
không nói tới vấn đề thức ăn chăn nuôi. Trong 10 năm qua, việc quản lí, sản
xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tăng mạnh đầu tư mở rộng sản xuất.
Đến nay, cả nước đã có trên 203 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thức
ăn chăn nuôi . Tổng khối lượng thức ăn chăn nuôi hỗn hợp từ 5,34 triệu tấn
năm 2005 đã tăng lên gấp đôi (10,6 triệu tấn) năm 2010 và dự kiến năm 2015
đạt trên 15,6 triệu tấn, đáp ứng 75% lượng thức ăn cho chăn nuôi trên toàn
quốc. Với mức tăng trưởng giai đoạn 2005-2010 khoảng 20% và gần 9,5%
giai đoạn 2010 – 2015, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng trong sản xuất
thức ăn chăn nuôi mạnh nhất khu vực châu Á.
Công nghệ trong chăn nuôi là yếu tố thứ ba góp phần thúc đẩy chăn
nuôi phát triển nhanh và bền vững trong thời gian qua, nhất là chăn nuôi khép
kín, kết hợp với quản lí chất thải, môi trường chăn nuôi bằng công nghệ đệm
lót sinh học, bể biogas.


16


Đến năm 2014, số lượng trang trại chăn nuôi đã đạt con số gần 10
nghìn, trong đó đa số các cơ sở chăn nuôi sử dụng phương thức chăn nuôi
công nghiệp, chuồng khép kín. Nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp gắn với
giết mổ, chế biến tập trung đã hình thành. Chăn nuôi từ chỗ nhỏ lẻ, manh mún
đã cơ bản chuyển sang hàng hóa.
Chỉ trong 5 năm 2011 – 2015, Bộ NN-PTNT phối hợp với nhiều bộ,
ngành, địa phương đã xây dựng được trên 2,5 triệu công trình khí sinh học,
với khoảng 140 nghìn hộ được hỗ trợ kinh phí, góp phần nâng dần tỉ lệ hộ
chăn nuôi có hệ thống xử lí chất thải lên 88% (năm 2015) trong tổng số trang
trại cả nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây cũng là yếu tố phát triển
vượt bậc, góp phần quan trọng để kiểm soát dịch bệnh, ổn định sản xuất.
Cùng với các tiến bộ kỹ thuật, việc đổi mới mô hình quản lí, hình thành các tổ
chức sản xuất kiểu mới như hợp tác xã, tổ hợp tác trong chăn nuôi nhằm tạo
mối liên kết, giảm giá thành, bao tiêu sản phẩm… cũng đã được thành lập và
hoạt động hiệu quả trên cả nước.[10]
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH TM Thái Hà Dương
Sau quá trình tìm hiểu quá trình sản xuất, phân phối tiêu thụ sản phẩm
trong nước. Tôi nhận thấy rằng trong những năm qua nước ta đã có sự cố
gắng lỗ lực trong sản xuất, đặc biệt là trong vấn đề phân phối và tiêu thụ sản
phẩm. Từ kết quả đã đạt được và những khó khăn vướng mắc của nước ta sẽ
là bài học thiết thực để hoàn thiện hoạt động phân phối thức ăn chăn nuôi tại
công ty TNHH TM Thái Hà Dương. Cụ Thể:
- Một là: Đẩy mạnh quy mô phân phối đi các tỉnh lân cận để chiếm lĩnh
thi trường. Đồng thời đưa đội ngũ marketing trực tiếp đến trang trại vừa và
lớn để tiếp thị sản phẩm của công ty đến tận tay người sử dụng ko phải qua
các đại lý.


17


- Hai là: tăng doanh số bán hàng qua các chương trình do công ty tổ
chức để giới thiệu sản phẩm như hội nghị, hội thảo về sản phẩm hay tổ chức
các cuộc thăm quan cho các hộ chăn nuôi và kênh phân phối biết về qua quá
trình sản xuất ra sản phẩm, chất lượng, thành phẩm của sản phẩm có độ an
toàn và an tâm của sản phẩm với người tiêu dung.
- Ba là: Sự liên kết khăng khít giữa công ty và các đại lý nói riêng
và khu vực nói chung là một điều kiện để hoạt động phân phối và tiêu thụ thức
ăn chăn nuôi được dễ dàng. Liên kết sẽ tạo ra được lượng cầu lớn, cùng với
chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho sự phân phối thức ăn chăn nuôi được tốt hơn.


×