Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

80 đề thi thử môn văn các tỉnh có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 129 trang )

80 ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN CÓ
LỜI GIẢI



SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC: 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (03 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một
cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song
có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó
là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn,
nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… Nhưng, tất cả
đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong
cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử
của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong
tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng
đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội… Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được
sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu
tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống
dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong
cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời
hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở


thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày
của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình,
những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa
trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và,
trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia
phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác…
Cùng với gia đình là nhà trường. Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và
phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong
những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan… Truyền thống nhân văn, đạo lí làm
người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,… thông qua những câu chuyện truyền thống


thấm thía được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi
thành viên trong cộng đồng.
(Trích Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theo Bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 – 43)
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu thế
nào về truyền thống?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo tác giả, làm thế nào để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh
trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng truyền thống là của chìm, là kho
báu của mỗi dân tộc?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của truyền thống trong xã hội
ngày nay.
Câu 2 (5.0 điểm):
Dẫu xuôi về phương bắc
Con sóng dưới lòng sâu


Dẫu ngược về phương nam

Con sóng trên mặt nước

Nơi nào em cũng nghĩ

Ôi con sóng nhớ bờ

Hướng về anh – một phương

Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh

Ở ngoài kia đại dương

Cả trong mơ còn thức

Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

(Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXBGD, trang 115 – 116)
Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình
yêu.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2: Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu về truyền
thống là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế,
khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là
một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm
linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản
lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người.
Câu 3: Theo tác giả, để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay
và mãi mãi về sau cần phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy,
thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng
đồng. Tác giả có đưa ra:
+Học tập cha ông, truyền bài dạy về truyền thống vào những câu hát ru, bài ca dao; những
đứa trẻ được nghe ngay từ nhỏ. Dần dần những truyền thống đó ngấm vào tinh thần trở
thành những bài học luân lí, những tình cảm và tín niệm trong mỗi con người chi phối cách
ứng xử.
+Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống. Cần truyền
bài học truyền thống qua những câu chuyện truyền thống mà con người được thấm thía từ
tuổi thơ.
Câu 4: Truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc có thể được hiểu như sau:
+Truyền thống là của chìm: Truyền thống đã ẩn mình, ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi
dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng
chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người.
+Truyền thống là kho báu: truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức,
truyền thống mang một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng
xã hội và mỗi cá thể trong xã hội
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1:
 Yêu cầu về hình thức
- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu



- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo
nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
 Yêu cầu về nội dung
* Giới thiệu vấn đề.
_Truyền thống là đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác và được bảo tồn, phát huy.
_Sức mạnh của truyền thống chính là những mặt tích cực mà những giá trị truyền thống đem
lại cho cá nhân và xã hội.
* Phân tích vấn đề.
_Truyền thống có sức mạnh vô cùng lớn đối với cá nhân và xã hội.
+ Đối với mỗi cá nhân, nếu được nuôi dưỡng bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân
sẽ có cách sống, lối ứng xử đẹp và văn minh.
+ Đối với toàn xã hội: Khi những truyền thống tôt đẹp được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân
trong xã hội thì xã hội đó sẽ bớt đi những tệ nạn, con người trong xã hội sẽ biết sống một
cách văn minh với nhau. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi truyền thống được nuôi
dưỡng đủ lớn, được phát huy đúng thời điểm, nó sẽ giúp quốc gia, dân tộc đó bước qua
những thời kì khó khăn và đạt được những bước tiến lớn.
_Tại sao truyền thống lại có sức mạnh lớn như vậy?
+ Truyền thống là những tinh hoa được ông cha ta đúc kết tự bao đời.
+ Truyền thống được nuôi dưỡng tức là nó đã ăn sâu, ngấm vào cả đời sống tinh thần lần vật
chất của mỗi cá nhân.
_Dẫn chứng :
+ Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
+ Truyền thống “Thương người như thể thương thân”.
+ Truyền thống hiếu học.

_Nếu truyền thống không được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân, mỗi một cộng đồng thì coi
như cộng đồng đó không có chỗ để nương tựa, để bấu víu.

_Làm thế nào để phát huy được sức mạnh truyền thống:
+Cần có thái độ tôn trọng với những giá trị truyền thống tốt đẹp.
+Tổ chức các lễ hội truyền thống để gìn giữ những nét văn hóa.
+Trong nhà trường cần giáo dục về truyền thông thông qua những bài học, những câu
chuyện.


* Bàn luận, mở rộng.
Phê phán những hành động đi ngược lại những giá trị truyền thống
* Bài học liên hệ bản thân.
Anh/chị đã có những hoạt động nào thể hiện việc phát huy sức mạnh truyền thống?
* Kết luận.
Sức mạnh truyền thống là vô cùng to lớn với mỗi cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần có thái
độ, nhận thức đúng đắn để phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng xã hội tốt đẹp, văn
minh.
Câu 2:
 Yêu cầu về hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 Yêu cầu về nội dung:
I. Mở bài
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
_Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại và là một trong số
những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
_Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi
tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời
thường.
_Sóng là một trong những thi phẩm đặc sắc của nữ sĩ.
_Đoạn thơ trên không chỉ cho ta thấy những cung bậc cảm xúc trong tình yêu qua thế giới

cảm nhận của tác giả mà còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
II. Thân bài
1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Sóng
* Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
_Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình),
là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh
_Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
* Nội dung, nghệ thuật:
Bằng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm; thể thơ 5 chữ cô đọng, hàm súc và hình tượng sóng, bài thơ
diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách


của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Qua đó ta thấy được tình yêu là một thứ tình cảm
cao đẹp, là hạnh phúc lớn lao của con người.
2. Phân tích đoạn trích
* Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu => khát vọng yêu thương chân thành:
- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt
nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm
hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một
tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm
hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.
- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào
dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
* Sự thủy chung son sắt trong tình yêu:
_ Khổ 6 là tiếng nói thủy chung son sắt trong tình yêu:
“Dẫu xuôi về phương Bắc

Hướng về anh – một phương”
_Các danh từ chỉ hướng “Bắc – Nam” đã gợi ra sự xa cách. Cách nói ngược xuôi Bắc, ngược
Nam dường như đã hàm chứa trong nó những éo le, diễn tả những thường biến của cuộc đời.

_Đối lập lại với cái thường biến ấy là sự bất biến “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh –
một phương”. Với cô gái đang yêu, dường như không còn khái niệm phương hướng địa lý mà
chỉ còn một phương duy nhất – “phương anh”.
-> Tiếng lòng thủy chung son sắt, khẳng định tình yêu bất biến, trường tồn với thời gian.
* Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời
_Khổ 7 thể hiện niềm tin của tác giả vào tình yêu và cuộc đời.
_Xuân Quỳnh đã soi chiếu vào sóng để tìm ra sự tương đồng giữa lòng em và sóng.
_Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều
trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/đò là ẩn dụ cho người con trai, bờ/bến
ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm
hạnh phúc sum vầy
_Cách nói đối lập “Dù” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở” thay
vì “Dù muôn vời cách trở/ Con nào chẳng tới bờ” khiến câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn
phải vượt lên, đứng trên những khó khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình.
_Như vậy, trong khổ thơ, ta không chỉ thấy vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà
còn thấy được sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu.


3. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu
_Nỗi nhớ vô biên, tuyệt đích của một tình yêu chân thành, mãnh liệt. _Luôn luôn thủy chung
trong tình yêu.
_Dù trải qua nhiều đắng cay, đổ vỡ trong tình yêu, nhưng người phụ nữ ấy vẫn hồn nhiên, tha
thiết yêu đời, vẫn ấp ủ hi vọng và niềm tin vào hạnh phúc tương lai.
4. Đánh giá
Qua hình tượng song với nhiều trạng thái phức tạp, những cung bậc tình cảm của người phụ
nữ đang yêu được thể hiện sinh động và cụ thể. Đồng thời qua đó ta cũng thấy một tình yêu
chân thành, mãnh liệt, đầy nữ tính và nhân văn.
III. Kết bài
_Với thể thơ 5 chữ âm điệu nhịp nhàng, dào dạt như những đợt song biển, sóng lòng bồi hồi
da diết; hình ảnh thơ mộc mạc, giàu ẩn dụ, nhân hóa tài hoa nhà thơ Xuân Quỳnh đã cho

người đọc thấy được những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ khi yêu.
_Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả.


Đề thi minh họa kì thi THPT QG môn Ngữ Văn năm 2017 (có lời giải chi tiết)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM
2017
Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI MINH HỌA

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí
và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế
giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm
trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và
tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không
phải để mang lại sự thoả mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của
chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống
mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình.
Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt
cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley
của thầy Hiệu trưởng David McCullough - Theo , ngày 5/6/2012)

Câu 1. Xác định phuơng thức biểu đạt chính đuợc sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt
qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng; “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào
lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. ”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến đuợc nêu trong
đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải
để thế giới nhận ra các em.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
--------- Hết --------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: ..................................................... ; Số báo danh: .......................................................


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI MINH HỌA THPT QG 2017 MÔN: NGỮ VĂN
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

Phần

Câu


Nội dung
Đọc hiểu

I
1


Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

2

“Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua
thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh
rộng lớn xung quanh”, có thể hiểu:
- “Cắm cờ”: để khẳng định chủ quyền, để thể hiện sức mạnh,
đánh dấu thành tích.
- “Bầu không khí”, “quang cảnh rộng lớn xung quanh” là thành
quả sau cuộc hành trình gian khổ.
=> Ý nghĩa: Trong mỗi hành trình, khó khăn, thử thách là để ta
có cơ hội khám phá chính bản thân mình và khi vượt qua thử
thách, ta cũng chiến thắng chính mình. Đồng thời, vượt qua nó
để được tận hưởng những điều tốt đẹp - đó là một quan điểm
sống tích cực, lành mạnh, có sức mạnh cổ vũ rất lớn với mỗi
chúng ta.

3

“Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến lúc các em
nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả”. Tác giả nói như vậy
vì:
- Khi nhận ra mình “chẳng có gì đặc biệt cả” tức là các em hiểu
rõ mình là ai, mình đang ở đâu, các em hiểu rằng thế giới ngoài
kia kì vĩ, lớn lao, thú vị vô cùng. Và khi đó, các em sẽ có ý
thức, có ham muốn, có niềm vui khi học hỏi, khám phá và
chinh phục thế giới.
- Ngược lại, nếu tự mãn về bản thân, các em sẽ không tìm ra

mục tiêu cho cuộc sống của mình, vì vậy, cuộc sống sẽ trở nên
nhàm chán, vô vị.

4

HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý
nghĩa với em nhất?
Có thể lựa chọn thông điệp về ý nghĩa của việc vượt lên thử


thách hay về sự khiêm tốn,...

Làm văn

II
1

“Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để
thế giới nhận ra các em ”
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích:
- Leo lên đỉnh cao: chinh phục phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao.
- Các em nhìn ngắm thế giới: quan sát, ngắm nhìn, phát hiện sự lớn lao cũng như
tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh.
- Thế giới nhận ra các em: được mọi người ghi nhận.
=> Câu nói xác lập thái độ của con người khi vươn tới tầm cao, khi đạt được mục
đích: không phải để ghi danh tên tuổi mà là để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới ở

tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn. Từ đó, có những thu hoạch thấm thía, ý
nghĩa hơn.
2. Phân tích:
a/ Vì sao khi vươn lên đỉnh cao, các em có thể nhìn ngắm thế giới và nên coi
đó là mục đích của việc chinh phục những đỉnh cao?
- Những đỉnh cao trong cuộc sống (đỉnh cao địa lí, đỉnh cao tri thức, tâm hồn, trí
tuệ... ) không có đỉnh cao nào là dễ dàng chinh phục; để vượt qua nó, chúng ta
phải được trang bị rất nhiều tri thức, kĩ năng và có ý chí mạnh mẽ, kiên cường,
lòng quyết tâm cao độ. Khi lên tới đỉnh cao, ta sẽ nhìn lại được khả năng của
chính mình, có thêm nhiêu kinh nghiệm mới.
- Mỗi hành trình đều chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị mà đi đến tận cùng ta sẽ nhận
ra nó, giúp ta mở mang thêm kiến thức. Ở tầm cao, nhìn ngắm thế giới sẽ rộng
hơn, khái quát và chính xác cao hơn.
- Nhìn ngắm thế giới là công việc phải làm hàng ngày nếu muốn tiến bộ, muốn
phát triển bởi cuộc sống không ngừng vận động. Vì vậy, cần coi đó là cái đích
của việc chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời.
b/ Leo lên đỉnh cao không phải để “thế giới nhận ra các em” vì:
- Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa
mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa
3. Bàn luận, mở rộng:
(Làm thế nào để “leo tới đỉmh cao”?)
- Trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng.
- Tôi rèn ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, quyết tâm cao độ.


- Khiêm tốn, không ngừng hoàn thiện bản thân.
4. Bài học và liên hệ bản thân:
- Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ đúng đắn trong cuộc sống để sống và
tận hưởng, khám phá trọn vẹn.
- Liên hệ bản thân.


2

Phân tích vẻ đẹp hào hùng của, hình tượng người lính trong bài thơ “Tây
Tiến” của Quang Dũng.

2.1

Giới thiệu chung:
- Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn
thơ hào hoa, lãng mạn, thấm đượm tình đồng bào đồng chí
- “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất, xuất sắc nhất, làm nên tên tuổi
của Quang Dũng; đồng thời được coi là "đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa
của nền thơ ca kháng chiến". Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh
khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
- Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào
hùng.

2.2

Phân tích:
a/ Vài nét chung về những người lính Tây Tiến:
- Xuất thân: Phần đông các chiến sĩ trong trung đoàn đều là những chàng trai Hà
thành, xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của non sông.
- Nêu phạm vi hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị.
b/ Vẻ đẹp hào hùng của hình tưọng ngưòi lính trong bài thơ:
• Hào hùng là vẻ đẹp mang phẩm chất, cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí
• Biểu hiện trong bài thơ:
- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ:
+ Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm

trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
+ Trên cái phông nền đó, ta càng thấy rõ hơn vẻ đẹp hào hùng của những người
lính Tây Tiến. Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu,
thú dữ, bệnh tật, thể hiện qua cách nói vừa táo bạo vừa tinh nghịch “súng ngửi
trời”, “không mọc tóc”, “bỏ quên đời”...
- Tinh thần yêu nước, lí tưởng chiến đấu luôn chói ngời, bất chấp cả sự sống và
tuổi trẻ của bản thân mình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”, “Chiến trường
đi chẳng tiếc đời xanh” - coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
-Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: hi sinh của những người lính Tây Tiến.
c/ Nghệ thuật xây dựng và khắc họa hình tượng:
- Bút pháp tả thực kết hợp hài hòa với cảm hứng lãng mạn.
- Sử dụng số lượng lớn từ Hán Việt
- Cách nói giảm, nói tránh, thủ pháp đối lập
- Giọng điệu hào hùng, bi tráng


2.3

Đánh giá:
- Nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa chân thực và sinh động vẻ đẹp hào hùng của
những người lính Tây Tiến - những con người ưu tú của đất Việt, những tấm
gương sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần cống hiến cho lớp trẻ noi theo.
- Khẳng định tài hoa của Quang Dũng và sức sống bền bỉ của bài thơ trong lòng
độc giả nhiều thế hệ.

THPT Chuyên Thái Bình

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề

I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị
giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích cho hành động của mình: “Nếu
các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có
nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên
trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí
hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự
kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc
đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho
mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh
hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại
tiền cho con và ra đi năm 2012. Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị
rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.
Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại
là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành
luôn số tiền đó cho từ thiện.
[…] Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là
đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho
con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu
trách nhiệm.


(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, dân theo , ngày 10/5/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn
để lại tiền cho con.

Câu 3: Việc không nhận tài sản kế thừa của những người con có phải là do họ không coi
trọng tiền bạc hay không? Vì sao?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần
trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà
thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về
bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” không?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: Đoạn trích phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người,
nhất là tuổi trẻ? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị.
Câu 2: Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở chỗ những tình cảm chính trị được truyền tải bằng
giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:
- Mình về mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục 2010, tr 109)


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Yêu cầu chung:
- Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; có thể trả lời theo các cách khác nhau, miễn là đảm
bảo nội dung thông tin.
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.
Yêu câu cụ thể:

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: báo chí.
Câu 2: Những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lại tiền cho con
vì họ cho rằng: Nếu con cái họ giỏi thì sẽ không cần đến tiền của họ, nếu chúng kém cỏi thì
tiền sẽ chỉ làm hại chúng và mỗi con người đều phải lao động kiếm sống để phục vụ cho nhu
cầu của bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển.
Câu 3:
Không nhận tài sản do cha để lại không phải là hành động không coi trọng tiền bạc.
Vì: Họ hiểu được một điều vô cùng quan trọng đó là năng lực tự chịu trách nhiệm về bản thân
mình, rồi sau đó là chịu trách nhiệm với gia đình, xã hội,... Hơn thế nữa, họ còn nhận ra
những hiểm họa khi tiêu sài đồng tiền không phải do mình làm ra. Chỉ có bằng lao động và
thông qua lao động để kiếm tiền họ mới biết trân trọng và sử dụng đồng tiền đúng cách.
Câu 4: Đồng ý với nhận xét trên.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)
Trong đoạn văn khoảng 200 chữ, anh/ chị hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tính tự
lập của mỗi con người.
 Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng viết đoạn và nghị luận
một vấn đề xã hội để tạo một đoạn văn hoàn chỉnh. Bài viết phải đầy đủ, rõ ràng; văn viết có
cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.


c) Triển khai vấn đề thành các luận cứ phù hợp; các luận cứ được triển khai theo trình tự hợp
lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa
dẫn chứng.
Có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giới thiệu vấn đề.
* Giải thích vấn đề: Tính tự lập

Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm
chủ cuộc sống của mình.
=> Tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ
trong xã hội hiện đại.
* Phân tích vấn đề
- Biểu hiện của tính tự lập: Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương
đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
+ Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn
lên để đạt thành tích cao hơn,…
+ Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó,
giúp đỡ những người xung quanh,…
- Vì sao phải rèn luyện tính tự lập?
+ Rèn luyện đức tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến
thành công.
+ Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.
+ Đức tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình.
+ Đức tính tự lập giúp ta sẵn sàng đối đầu thách thức và đảm nhận trách nhiệm.
+ Người có tính tự lập là một hình ảnh đẹp, một tấm gương tốt để mọi người học tập và noi
theo.
* Dẫn chứng:
Đỗ Nhật Nam, cậu bé được coi là thần đồng tiếng anh, 13 tuổi em đã sống tự lập ở Mỹ,
không ngừng nỗ lực, phấn đấu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Không chỉ vậy, cậu
bé còn có những đóng góp cho xã hội khi mở lớp học tiếng anh miễn phí ở Hà Nội cho các
bạn nhỏ.
* Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm
chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một hành động đáng chê trách và lên án,


- Muốn có đức tính tự lập các bạn trẻ cần chủ động trong mọi việc, sẵn sàng hăng hái tham

gia mọi hoạt động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
* Liên hệ bản thân
Anh/chị có phải là một người có tính tự lập? Anh/chị sẽ làm gì để rèn luyện, nâng cao tính tự
lập của bản thân?
* Kết luận
Mỗi chúng ta cần tự rèn luyện cho mình đức tính tự lập. Đức tính này chính là chìa khóa cho
sự thành công của mỗi người.
Câu 2:
Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn nghị luận văn học.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt,
lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm; kết hợp
nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
 Yêu cầu cụ thể
- Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu
được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở chỗ những tình cảm
chính trị được truyền tải bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện
giàu tính dân tộc.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng
tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Để đảm bảo yêu cầu trên, học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và hình thức nghệ thuật giàu tính
dân tộc.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm.
- Tình cảm chính trị trong thơ Tố Hữu nói chung tình cảm Cách mạng còn trong bài thơ Việt

Bắc đó là tình quân dân.
- Giọng thơ là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng của mỗi người đối với hiện tượng được
miêu tả. Nó được thể hiện trong lời thơ: trong quy định về cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc


điệu tình cảm,... Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị
hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà thơ và tác dụng
truyền cảm cho người đọc.
Giọng tâm tình, ngọt ngào: giọng của tình thương mến, tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
- Tính dân tộc trong văn học là một khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng thẩm mĩ chỉ mối liên
hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua những đặc điểm độc đáo, tương đối bền
vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch
sử và phân biệt với văn học các dân tộc khác… Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố từ nội
dung đến hình thức của sáng tác văn học.
Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc (tính dân tộc thể hiện ở hình thức nghệ thuật): mỗi nền
văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện
riêng, nhất là có ngôn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm hồn của dân tộc
mình, góp phần làm giàu có kho tàng nghệ thuật và thi pháp của thơ ca dân tộc.
=> Đoạn thơ trên trích trong bài Việt Bắc rất tiêu biểu cho hai nét phong cách thơ Tố Hữu:
giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật.
2. Chứng minh
2.1 Giọng thơ tâm tình ngọt ngào
- Thể thơ lục bát mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.
- Từ láy: bâng khuâng, bồn chồn.
- Cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, mang đến giọng điệu tâm tình, ngọt ngào.
- Cặp đại từ mình – ta trong ca dao, tạo nên kiểu kết cấu đối đáp quen thuộc, như những lời
tâm sự thủ thỉ, đầy tình nghĩa.
2.2 Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật
- Thể thơ:
Tố Hữu đã sử dụng thể thơ truyền thống: lục bát. Ông đã sử dụng rất nhuần nhuyễn, thuần

thục thể thơ này. Không chỉ áp dụng thành thục mà Tố Hữu còn có những biến đổi, sáng tạo
sao cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. - Kết cấu:
Kết cấu theo lối đối đáp. Đây là lối kết cấu phổ biến trong ca dao giao duyên của đôi nam nữ.
Đây là kết cấu mang đậm tính dân tộc, thể hiện được những tình cảm cảm xúc, điệu tâm hồn
của con người Việt Nam.
- Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài
thơ:
+ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
+ Hình ảnh áo chàm.


- Ngôn ngữ và các biệp pháp tu từ :
+ Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng'' ta - mình, mình - ta'' quấn
quýt với nhau và đại từ phiếm chỉ ''ai''. Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thành
công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. Các biện pháp tu tù quen thuộc: sử dụng từ láy, điệp
từ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ,…
- Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc từ thể thơ lục bát: nhịp nhàng tha thiết, ngọt
ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, không đơn điệu.
* Kết luận: Tất cả những biểu hiện trên về hình thức đều tập trung thể hiện tình cảm quân dân
thiết tha, gắn bó…
III. Kết bài:
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật tiêu biểu giàu tính dân tộc của Tố Hữu đã góp
phần quan trọng vào
thành công của bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sống lâu bền
trong lòng độc giả.
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Lần 1 - năm 2017 - Đề số 1 (có lời
giải chi tiết)
SỞ GDĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 1


TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI SỐ
2

NĂM HỌC: 2016 – 2017

(Đề thi có 01 trang)

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Môn: NGỮ VĂN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi cộng đồng chung tay
vào những việc nhân văn, có ýnghĩa. Đây được xem là “chuyện lạ” giữa showbiz tràn ngập những
ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook.
Trong một lần trả lời phông vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình như sau: "Tôi
cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn trong các mối
quan hệ xã hội nói chung thì tôi chọn 2 chữ T: tử tế”.
Có lẽ chính vì quan điếm sống hết sức nhân văn trên mà Phan Anh là nghệ sĩ hiếm hoi ở Việt
Nam gây dựng được uy tín cá nhân với cộng đồng. Những phát ngôn và hành động của anh hầu hết
đều nhận được sự ủng hộ tích cực của xã hội.
Chứng kiến hình ảnh xúc động về người dân miền Trung trong cơn bão lũ cuối tuần qua, MC
Phan Anh đã lập tức bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung tay cùng
mình để sẻ chia bớt những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với người dân miền Trung.


Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu ứng bất ngờ. Sau gần 1 ngày anh phát ra thông
báo chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, tài khoản của MC này đã thu về gần 8 tỉ đồng. Tính đến

trưa 18/10 thì con số đã vượt qua 10 tỉ.
(Nguồn 19/10/2016)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Tại sao nói MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn?
Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng gì xảy ra trong đời
sống được nhắc đến trong văn bản? Nêu hậu quả của hiện tượng đó?
Câu 4. Văn bản gửi gắm thông điệp gì?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Suy nghĩ của Anh/chị về cái nhìn đối với người “tử tế” được gợi ra ở phần Đọc hiểu bằng đoạn
văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao anh nắng dao gài thắt lưng.
Ngày xuân hoa nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."
- Việt Bắc (Tố Hữu)
--------- Hết --------Họ tên thí sinh: ..................................................... ; Số báo danh: .......................................................


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Phần đọc hiểu.
1. Học sinh trả lời phong cách báo chí (0.5 đ)

2. MC Phan Anh đã bày tỏ quan điểm sống của mình “Tôi cố gắng trở thành một người tốt sống có
tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn trong các mối quan hệ xã hội nói chung tôi chọn 2 chữ T:
Tử tế.” Người sống có tâm có tình, tử tế trong xã hội chính là người có quan điểm sống hết sức nhân
văn. (0.75đ)
3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của Phan Anh là hiện tượng những ngôi sao chỉ biết khoe
thân khoe của trên facebook. (0.5đ)
Hậu quả của hiện tượng này trước hết đối với người chủ động khoe thân họ nhận phải những ý
kiến trái chiều trong đó không ít những bình luận ác ý ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lí của họ thậm chí
có người bị cộng đồng tẩy chay, lên án... Bên cạnh đó còn có tác động xấu tới xã hội đặc biệt là giới
trẻ vì những nhận thức còn hạn chế mà không ít bạn học đòi theo những ngôi sao thích thể hiện mình
hơn là việc học tập để hòa nhập với xã hội... (0.5đ)
4. Thông điệp văn bản gửi tới đó là mỗi con người chúng ta cần phải xác định lí tưởng sống cho mình
biết hướng tới điều thiện, lẽ phải để trở thành một người tốt biết sống có tâm, có tình và luôn là người
“tử tế” (0.75đ)
II. Phần tự luận
Câu 1 (2 đ)
Viết đoạn văn 200 từ cần đảm bảo những ý sau:
- Giải thích “tử tế” là gì: Là một chuẩn mực đạo đức thể hiện ở sự cẩn thận kĩ lưỡng thận trọng
cách ăn ở cư xử với nhau cho tốt.
Biểu hiện của “tử tế”: Không toan tính, không lợi danh hành động vì một trái tim nhân ái, sự tử tế
là do người khác nhìn nhận ...
Xã hội chúng ta rất cần những con người “tử tế” để có thể xây dựng được một cộng đồng đoàn
kết, vững mạnh...Người tử tế luôn được mọi người tôn trọng bởi hành động suy nghĩ của họ luôn
trong sáng vô tư và họ quan tâm đến lợi ích chung chứ không phải vì bản thân mình.
Còn không ít những kẻ sống ích kỉ, vụ lợi, thoái hóa về phẩm chất đạo đức bị xã hội lên án.
- Mỗi người cần rèn luyện phẩm chất đáng quý này...
Câu 2 (5 đ)
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ
- Đây là đoạn thơ tiêu biểu nhất kết tinh vẻ đẹp cảnh và người Việt Bắc)

Thân bài:


- Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô cực của thi ca - gói
trọn bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông trong những sắc màu đẹp nhất, hài hòa nhất.
- Hai câu thơ đầu mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ đó là cảm xúc nhớ nhung không
nguôi về Việt Bắc. Nỗi nhớ “hoa” và “người”.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
- Bức tranh mùa đông với thiên nhiên núi rừng đầy sức sống
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi của hoa chuối nổi bật giữa màu xanh trầm
mặc của rừng già. Mùa đông trong câu thơ Tố Hữu cũng lan toả hơi ấm của mùa hè, không hề có cảm
giác lạnh lẽo, bởi sắc đỏ hoa chuối cũng như phun trào từ giữa màu xanh của rừng.
Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp của người thật khoẻ khoắn “Nắng ánh dao gài thắt lưng” là
hình ảnh người dân miền sơn cước. Cách hoán dụ không phải tình cờ ngẫu nhiên mà chọn con dao đi
rừng - vật bất ly thân của người miền núi - nét đặc trưng của cuộc sống Việt Bắc. Con người nổi bật
trong không gian đèo cao, càng nổi bật trong ánh nắng , thành một điểm sáng giữa khung cảnh mùa
đông, mang trong mình nét hiên ngang hùng vĩ kiêu hãnh của núi rừng.
- Bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ nguời đan nón chuốt từng sợi giang
Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức sống mùa xuân lan toả khắp núi rừng
Việt Bắc. Giữa nền trắng hoa mơ, nổi bật hình ảnh “người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể đến từng
chi tiết “chuốt từng sợi giang”. Người Việt Bắc hiện lên ở nét đẹp cần mẫn, chịu thương chịu khó.
Trong cách tả không có một âm vang nào của núi rừng, nhưng vẻ đẹp của mùa xuân vẫn sinh động
nhờ hoạt động của con người. Sợi nhớ, sợi thương đan dày trong tâm tưởng, con người đẹp tự nhiên
trong những công việc tỉ mẩn hàng ngày.
- Bức tranh mùa hè:

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Không gian nỗi nhớ hình như rõ nét nhất, đậm đà nhất trong bức tranh mùa hạ. Và cũng đọng lại
hình ảnh ngọt ngào thân thương nhất của “cô em gái hái măng”. Câu thơ tả cảnh giàu sức biểu cảm,
tiếng ve ran gọi màu vàng tràn ngập không gian. Không gian lung linh hơn khi sắc vàng đổ xuống. Ấn
tượng màu vàng đẹp như bức vẽ tả thực vừa làm xao xuyến lòng người trong tiếng ve dóng dả gọi hè,
như gọi cả màu vàng đất trời về phủ kín cánh rừng. Nổi bật giữa khung cảnh là hình ảnh “cô em gái”.
Cách gọi biểu lộ niềm thân thương trìu mến của con người. Câu thơ gợi nhớ vẻ đẹp nên thơ của một
“cô hái mơ” trong thơ Nguyễn Bính (Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ). Nhưng ở đây cô gái Việt Bắc


mang vẻ đẹp khoẻ khoắn mộc mạc hơn. Một mình nhưng không tạo cảm giác cô đơn hiu quạnh, vì cả
không gian nhuộm rực ánh vàng.
- Bức tranh mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Không gian chuyển về đêm. Như hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng Việt Bắc. Đêm thu
và ánh trăng như lan toả vào màu xanh của núi rừng, vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh trăng gợi lên vẻ
huyền ảo. Khung cảnh gọi hồn thơ. Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh trăng, thành “tiếng hát ân tình
thuỷ chung”. Nhớ không cụ thể một đối tượng nào. Như ca dao: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ - Nhớ ai, ai
nhớ, bây giờ nhớ ai”.
Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc đồng điệu giữa kẻ ở - người đi. Đọng lại
trong nỗi nhớ là “ân tình thuỷ chung” dào dạt.
Tóm lại:
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng Việt Bắc. Mỗi mùa mang một sắc màu
riêng và bốn mùa hoà chung màu sắc đa dạng, làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh phong cảnh trữ tình.
Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng thời gian không làm phai nỗi nhớ. Mỗi mùa đi qua có một khoảnh
khắc đáng nhớ - đó là khi trái tim nhà thơ bắt nhịp cùng không gian - cảnh vật. Đó là tình yêu đích
thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ. Cũng là tấm lòng của những người con kháng chiến
sâu nặng với thủ đô kháng chiến.

Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.
--------- Hết ---------

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu:
Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất
đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có
một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang
Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một
huyền thoại. Mấy năm liền đi đâu cúng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng
sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác
là làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.


Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức của thủa xưa đã thường xuyên được đánh
đồng với đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng
của sự thông minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi
thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ
đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng,
của huyện,…
Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi.

Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa
từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống
vô cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao
động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một
người chơi …thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ
lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc
lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều
đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người
xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh
và người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhày lầu, nhảy cầu thương tâm.
Cuộc sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con
đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho
tận cùng đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc
“Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
(Đủ chỗ cho đam mêm khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học,
tr.188)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ep ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học
trò”?
Câu 3. Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ
không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu 4. Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục
tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng như thế nào
đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)



×