Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy CHXHCN Việt Nam? Vận dụng nguyên tắc này vào trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.94 KB, 14 trang )

A. MỞ ĐẦU
Bộ máy CHXHCN Việt Nam được cấu thành từ hệ thống các cơ quan nhà
nước, với mỗi cơ quan nhà nước có vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền, cơ cấu tổ chức và hoạt động khác nhau, nhưng lại có mối liên hệ mật
thiết với nhau, cùng dựa trên các nguyên tắc tổ chức và hoạt động thể hiện sự
gắn kết mỗi cơ quan nhà nước với nhau để vận hành bộ máy nhà nước theo thể
thống nhất và hiệu quả. Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận một cách đầy đủ các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
dưới dạng các quy phạm pháp luật cụ thể. Theo đó, Hiến pháp 2013 đã quy định
các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
CHXHCN Việt Nam. Trong đó nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những
nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nhà nước nước CHXHN Việt Nam. Nguyên tắc này
đã được ghi nhận tại khoản 1, điều 8 Hiến pháp 2013. Không những ở nước ta,
các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp.
Nguyên tắc tập chung dân chủ được xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. Với mục đích trau dồi
kiến thức và tìm hiểu sâu hơn về nguyên tắc tập chung dân chủ trong bộ máy
nhà nước CHXHCN Việt Nam nên em xin lựa chọn đề tài số 3: “Phân tích
nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy CHXHCN Việt Nam? Vận dụng
nguyên tắc này vào trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương?”.

1


B. NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỘ
MÁY CHXHCN VIỆT NAM
1. Các khái niệm liên quan:


Tập trung là thâu tóm quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều
hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật.
Dân chủ: được hiểu là quyền tham gia, bàn bạc vào công việc chung, tôn
trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội, mở rộng quyền cho đối tượng
quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể vào hoạt động quản lý. Phát huy khả năng
tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật.
Tập trung dân chủ là gì?
Để hiểu được nguyên tắc tập trung dân chủ là gì, trước hết chúng ta cần
tìm hiểu thế nào là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội
chủ nghĩa để từ đó hiểu được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước CHXHCN Việt Nam.
“Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học
phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo thành cơ sở cho tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.”
Tập chung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, nước CHXHCN
Việt Nam nói riêng.
Theo Lê-Nin người đầu tiên nhắc tới khái niệm "Tập trung dân chủ", giải
thích rằng tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong
hành động.
Hồ Chí Minh thì viết “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân
bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ
quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban
2


kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải
phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục
tùng trung ương, thế là vừa dân chủ, vừa tập trung.”

Như vậy tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa
chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp
dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước.
2. Cơ sở hình thành của nguyên tắc tập trung dân chủ:
2.1. Cơ sở pháp lý:
Tập chung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể hiện tính đặc thù trong bộ máy nhà
nước CHXHCN Việt Nam.
Khoản 1, điều 8, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy
định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản
lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
2.2. Cơ sở chính trị.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mang bản chất giai cấp công
nhân, đại diện cho lợi ích và ý chí của nhân dân lao động. Đảng ta đã khẳng
định, Đảng cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu trung
thành cho lợi ích của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh
đã chỉ ra rằng chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do
dân và vì dân. Trong chế độ dân chủ với một nhà nước dân chủ như thế, quần
chúng nhân dân là người chủ của xã hội. Bao nhiêu quyền lực là của dân, bao
nhiêu lợi ích cũng thuộc về dân và vì dân, bao nhiêu sức mạnh và quyền lực đều
trong dân. Đó chính là cơ sở chính trị để chứng tỏ tập trung dân chủ như một
nguyên tắc trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
2.3. Cơ sở thực tiễn:
Bắt nguồn từ yêu cầu quản lý xã hội của nhà nước và bản chất giai cấp
của nhà nước. Trong quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội đòi hỏi phải có
3


sự tập chung quyền lực. Đây là yếu tố bắt buộc và mang tính tất yếu. Bởi vì có
tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập và duy trì được

một xã hội ổn định. Đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam tập chung quyền lực
và dân chủ là cần thiết đây là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân.
3. Nguyên tắc tập chung dân chủ:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản áp
dụng cho toàn thể bộ máy nhà nước XHCN. Mục đích của nguyên tắc này nhằm
tập trung một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước để giải quyết các công việc
của đất nước và đảm bảo tính thống nhất cao trong bộ máy nhà nước.
Về mặt tổ chức nguyên tức này thể hiện ở chế độ bầu cử, cơ cấu tổ chức
bộ máy, chế độ công vụ, xác lập và giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận của
bộ máy nhà nước nói chung, giữa trung ương với địa phương, giữa các bộ phận
trong cơ quan nhà nước và trên bình diện chung nhất là giữa nhà nước với dân.
Về mặt hoạt động, các cơ quan nhà nước ở trung ương có quyền quyết
định những vấn đề cơ bản, quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, an
ninh, quốc phòng, đối ngoại trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan nhà nước ở địa
phương, quyết định những vấn đề thuộc địa phương mình. Quyết định của cơ
quan nhà nước cấp trên có ý nghĩa bắt buộc đối với cơ quan nhà nước cấp dưới.
Tuy nhiên trong phạm vi luật định thì cơ quan nhà nước ở địa phương có quyền
tự quyết định và chịu trách nghiệm về quyết định của mình và cơ quyền kiến
nghị với cấp trên về các kiến nghị của họ. Các cơ quan nhà nước ở trung ương,
cấp trên có quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước cấp dưới. Thậm chí
có thể đình chỉ, hủy bỏ quyết định cơ quan cấp dưới của mình nếu quyết định
đấy không phù hợp với luật định, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan nhà nước ở
địa phương có thể phát huy sự chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các vấn
đề, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước.
Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức
và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực
4



hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước
thông qua cơ quan quyền lực nhà nước do mình bầu ra đó là Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn đảm bảo
và tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong cả bộ máy nhà
nước nói chung và trong ừng cơ quan, bộ phận của bộ máy nhà nước nói riêng.
Tâp chung dân chủ là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong bộ
máy nhà nước. “Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, không bao
giờ được phép cường điệu hoặc coi nhẹ bất cứ mặt nào. Vì như vậy sẽ dẫn đến
những hậu quả như: chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, hạn chế tự do, sáng
tạo, coi thường pháp luật v.v…”. “Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể
thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. “Nghệ thuật của sự vận dụng nguyên tắc
tập trung dân chủ là tìm tỷ lệ kết hợp tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ
trong từng lĩnh vực, ngành cụ thể, trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, thậm
chí là từng vấn đề cụ thể”. “Trong từng địa phương, từng thời điểm khác nhau
cần định ra liều lượng kết hợp giữa những chế độ tập trung và chế độ dân chủ
thích hợp tạo nên sự thống nhất hai mặt của nguyên tắc”.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ.
Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp
sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý
thức kỷ luật cao.
- Trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước tập
trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương. Có sự kiểm tra, giám sát việc thực thi
quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương; cơ quan quyền lực nhà nước
(quốc hội, Hội đồng nhân dân) có quyền giám sát hoạt động đối với các cơ quan
khác trong bộ máy nhà nước (Cơ quan hành chính, cơ quan xét xử,...); cơ quan
nhà nước cấp trên có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan cấp dưới.
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy, cơ quan nhà nước cấp trên quyết định
và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng; kiểm tra việc
chấp hành của cơ quan cấp dưới.
5



- Có sự thống nhất của pháp luật từ trung ương đến địa phương xuất phát
từ việc tuân thủ hiến pháp và pháp luật, đồng thời, đòi hỏi pháp luật, mệnh lệnh,
chỉ thị, quyết sách của cấp trên phải được cấp dưới phục tùng tuyệt đối. nguyên
tắc thể hiện sự phục tùng, chấp hành của địa phương với trung ương, của thiểu
số với đa số. Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải thực hiện chế độ báo
cáo, thông tin và xác lập chế độ trách nghiệm rõ ràng giữa cấp trên với cấp dưới,
kiên quyết đấu tranh với tệ tập trung quan liêu, thói tự do vô chính phủ nhằm
đảm bảo trật tự kỷ cương, pháp luật của nhà nước và hạn chế việc độc đoán,
chuyên quyền, mất dân chủ...
- Những vấn đề quan trọng của các cơ quan nhà nước phải được đưa ra
thảo luận tập thể và theo quyết định đa số. Đây là nội dung quan trọng của
nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên xuất phát từ vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền, của mỗi cơ quan mà biểu hiện tính dân chủ vào trong hoạt
động, chế độ làm việc của mỗi cơ quan này sẽ thể hiện sự khác nhau.
Chẳng hạn, quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa
số. Chính phủ làm việc có sự kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể với chế độ thủ
trưởng, chỉ những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định
mới được đưa ra thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số trong các phiên họp.
Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của
người đứng đầu là thủ trưởng.
Trong tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân, nguyên tắc tập chung
dân chủ thể hiện rất đa dạng như chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội; trong thời gian quốc hội không họp
thì chịu trách nghiệm báo cáo công tác trước ủy ban thường vụ quốc hội và Chủ
tịch nước; trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân địa
phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng
cấp. Toà án khi xét xử, tuân theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa


6


số. Việc xét xử của toà án có hội thẩm tham gia, hội thẩm và thẩm phán độc lập
ngang bằng khi đưa ra quyết định.
Đối với Viện kiểm sát nhân dân , nguyên tắc tập trung dân chủ được thể
hiện mang tính chất đặc thù. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do quốc
hội bầu, chịu trách nghiệm báo cáo công tác trước quốc hội.ngoài ra nguyên tắc
tập trung dân chủ còn là cơ sở của nguyên tắc tập trung thóng nhất lãnh đão
trong nghành kiểm sát nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Viện kiểm
sát nhân dân có chế độ làm việc theo nguyên tắc thủ trưởng lãnh đạo (tập trung
thống nhất lãnh đạo trng nghành) kết hợp với vai trò của ủy ban kiểm sát. Những
vấn đề quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân được đưa ra thảo luận tập thể, lấy
ý kiến thành Uỷ ban kiểm sát,nhưng việc quyết định thuộc về người đứng đầu
(viện trưởng).
Nguyên tắc tập chung dân chủ được thể hiện rõ nhất trong chế độ bầu cử
với tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật bầu cử. Điều 27 hiến pháp
năm 2013 quy định: “ công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc
thực hiện các quyền này theo luật định. Những nguyên tắc đó vừa đảm bảo tính
công khai, dân chủ và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu
cử vừa đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước và tính tối cao của
quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà
nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội
đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước.
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước luôn có sự phụ thuộc
vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
- Tập trung: Cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyền hạn nhất định

trong việc thành lập, bãi bỏ các cơ quan hành chính Nhà nước:
+ Ở trung ương: Quốc hội thành lập Chính phủ và trao quyền hành pháp
cho Chính phủ.
7


+ Ở địa phương: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
(điều 114 Hiến pháp2013) và thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà
nước ở địa phương.
+ Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (như
Bộ, cơ quan ngang Bộ…) đều do các cơ quan quyền lực nhà nước ở cùng cấp
trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ.
- Dân chủ: Thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực Nhà nước trao
quyền chủ động, sáng tạo cho cơ quan hành chính Nhà nước trong qua trình cơ
quan này chỉ đạo thực hiện pháp luật và các văn bản khác của cơ quan quyền
lực. Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích
của nhân dân lao động, bảo đảm sự tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lựccơ quan do dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
4. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Thứ nhất nó đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa sự lãnh đạo,chỉ đạo tập
trung thống nhất của cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan nhà nươc ở địa
phương, giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới; với
việc mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cự, chủ động sáng tạo của cấp dưới và
địa phương trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ hai, việc thực hiện nguyên tắc tập chung dân chủ bảo đảm phát huy
tích cực, sáng tạo của quần chúng nhân dân, của nhân viên các cơ quan nhà
nước và nâng cao ý thức kỷ luật, ý thức trách nhiệm của vien chức nhà nước.
Thứ ba, việc thực hiện nguyên tắc này vừa có thể khắc phục được tình
trạng chuyên quyền, độc đoán vừa có thể tránh được tình trạng vô chính phủ

trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.
Thứ tư, nó thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, đảm bảo cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước. “Dân biết,
8


dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là phương cham mở rộng dân chủ tạo điều
kienjecho nhân dân tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
Thứ năm, tập chung dân chủ mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập
được xã hội nhất định làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Đồng thời, việc thực hiện nguyên tắc tập chung dân chủ còn định hướng
cho sự phát triển của nhà nước và xã hội, là yếu tố để hình thành nhân cách con
người xã hội chủ nghĩa, hình thành bầu không khí chính trị đạo đức xã hội chủ
nghĩa: Dân chủ và kỷ luật.
Nguyên tắc này phù hợp với các nguyên tắc khác như quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất. Nguyên tắc
này thể hiện tính ưu Việt của nó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước khi có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố đó là tập chung và dân chủ. Tập
chung quyền lực để đảm bảo sự lãnh đạo có hiệu quả, dân chủ để tạo ra sự chủ
động, linh hoạt trong việc giải quyết các công việc chung và phát huy tính dân
chủ của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Nếu quá tập trung
quyền lực thì sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền. Nhưng nếu chỉ có
dân chủ thì sẽ dẫn đến tình trạng dân chủ quá trớn. Nghệ thuật của nguyên tắc
tập trung dân chủ là tìm tỉ lệ kết hợp tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ
tưởng như là mâu thuẫn này trong tổ chức và hoạt động của từng lĩnh vực,
nghành lĩnh vực cụ thể trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh.
Như vậy, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc tập
trung dân chủ có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn áp dụng, vừa đảm

bảo tính tập trung thống nhất về tổ chức, kỷ luật, vừa thể hiện tính linh hoạt
trong cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đây cũng là một nguyên tắc
mang tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN
Việt Nam.

9


5. Biện pháp phát huy nguyên tắc tập chung dân chủ trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú trọng xây dựng và thực hiện tốt
chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra và xử lý các vấn đề kịp thời đúng đắn, khách
quan và khoa học giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại. Đồng thời phải bảo
đảm chế độ kỷ luật nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
Phải kết hợp hài hòa đúng mức giữa tập trung và dân chủ. Hay nói cách
khác phải tìm ra một tỉ lệ hợp lý trong sự kết hợp giữa dân chủ với tập trung
trong từng cơ quan nhà nước để đảm bảo tính tực hiện và mang lại hiệu quả cao
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
II. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY VÀO TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Ở chính quyền địa phương nguyên tắc tập chung dân chủ được thể hiện
trong việc thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Mỗi
khi có chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến cấp cơ
sở khi về đến địa phương thông qua cuộc họp hội đồng nhân dân ủy ban nhân
dân sẽ phổ biến rộng rãi đến nhân dân .
Nguyên tắc tập trung dân chủ còn được thể hiện ở việc: “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhân dân bày tỏ ý kiến, quan điểm, đóng góp thông
qua tiêp xúc cử tri hoặc các cuộc trưng cầu dân ý. Ở mỗi cơ quan nhà nước cấp
địa phương đều có hòm thư góp ý để nhân dân có thể đóng góp tâm tư nguyện

vọng ý kiến của mình đối với chính quyền địa phương .
Bên cạnh đó nguyên tắc tập trung dân chủ còn được thể hiện qua việc
nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, bằng
dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,HĐND và thông qua các cơ quan khác
của nhà nước.

10


Ví dụ như việc thực hiện chủ trương 135 của nhà nước đến các địa
phương trong quá trình triển khai, địa phương phải chú trọng thực hiện công tác
công khai dân chủ để các chương trình hỗ trợ đến đúng đối tượng, các nguồn
vốn đầu tư thực hiện đúng mục đích. Khi họp HĐND, các địa phương tổ chức
tiếp xúc cử tri và trong các buổi tiếp xúc này, bà con cũng đã đóng góp cho xã.
Sau đó khi triển khai công trình cũng họp dân để công khai lộ trình của từng
tuyến.
Tổ chức họp bàn thảo luận các Nghị quyết, Quyết định, Đề án về lãnh đạo
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc ban hành các nghị quyết của cấp
ủy đều được bàn bạc, thống nhất qua biểu quyết của tập thể Ban Chấp hành
Đảng bộ; Việc ban hành các đề án được thảo luận, tham gia ý kiến của Ban
Thường vụ Huyện ủy và các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn có liên quan
trước khi ban hành hoặc trình tỉnh phê duyệt. Sau ban hành các đề án được triển
khai, tuyên truyền, phổ biến công khai rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân. Các dự án, chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
người dân cũng được bàn thống nhất với người dân trước khi triển khai thực
hiện. Quá trình thực hiện được sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của nhân
dân, các cơ quan của huyện của xã, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Hội đồng
nhân dân và người dân.

11



C. KẾT LUẬN
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản được
áp dụng cho toàn thể bộ máy nhà nước XHCN.Có đảm bảo dân chủ mới có thể
phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể , phát huy tính chủ động và sáng tạo
của nhân dân .Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nhà nước và nhân dân ta đã
và đang nỗ lực hết mình góp phần xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng hoàn
thiện được củng cố và kiện toàn.

12


TÀI LỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật Hiến pháp- đại học kiểm sát Hà Nội
2. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam- ĐH kiểm sát HÀ Nội
3. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ ngĩ Việt Nam 2013
4. Giáo trình luật hành chính- đại học kiểm sát Hà Nội
5.
6. › Luận Văn
7. tai-lieu.com

13


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................................... 14

14




×