Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân tại xã tân long huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.66 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG VĂN THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG ĐỂ
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
XÃ TÂN LONG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến Nông

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khoá học

: 2013 – 2017



Thái nguyên-năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG VĂN THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG ĐỂ
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
XÃ TÂN LONG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Lớp

: K45 - KN

Chuyên ngành


: Khuyến Nông

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khoá học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Mạnh Thắng

Thái nguyên-năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn hết sức quan trọng của sinh viên,
đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế nhằm củng cố và vận dụng
những kiến thức mà mình đã học được ở nhà trường. Một giai đoạn không thể
thiếu đối với mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh viên Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Sau một thời gian thực tập, đến nay đề tài “Ứng dụng phương pháp
tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân
tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” đã được hoàn thành.
Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được
nhiều sự hợp tác và giúp đỡ từ các thầy cô giáo, các ban ngành, gia đình và

bạn bè. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Mạnh
Thắng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ và đầy trách nhiệm
để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em trân trọng cảm ơn đến ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa KT & PTNT đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em trong quá trình thực tập tốt nghiệp
Em cũng chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND xã
Tân Long và người trực tiếp hướng dẫn em anh Hoàng Văn Chức cán bộ
khuyến nông đã tận tình giúp đỡ em và các cán bộ xã trên địa bàn cùng người
dân đã hợp tác và tạo điều kiện cho em trong quá trình tiếp cận thực tế.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hoàng Văn Thủy


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn xã Tân Long - Năm 2017. ....... 14
Bảng 3.2. Tình hình và công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của xã Tân
Long năm 2017 ............................................................................. 16
Bảng 3.3. Hiện trạng dân số từng xóm của xã Tân Long năm 2017. ............. 18
Bảng 3.4. Hiện trạng lao động của Tân Long năm 2017. ............................... 19
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính tại xã Tân Long năm
2017............................................................................................... 23
Bảng 3.6. Số lượng người tham gia tập huấn.................................................. 30
Bảng 3.7. Số lượng người tham gia vào buổi tập huấn của hai xóm: ............. 31

Hồng Phong và Mỏ Ba. ................................................................................... 31
Bảng 3.8. So sánh mức độ tham gia tập huấn giữa các nhóm hộ tại 2 xóm trên
địa bàn xã. ..................................................................................... 33
Bảng 3.9. Tổng hợp đánh giá của người dân về các buổi tập huấn. ............... 35
Bảng 3.10. Đánh giá thái độ tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn. .......... 36
Bảng 3.11. Đánh giá không khí trong buổi buổi tập huấn của SVTT. ........... 36
Bảng 3.12. Đánh giá phương pháp tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn . 37
Bảng 3.13. Đánh giá kỹ năng tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn. ........ 39
Bảng 3.14. Đánh giá kiến thức tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn ....... 40
Bảng 3.15. Đánh giá mức độ hài lòng về buổi tập huấn ................................. 41
Bảng 3.16. Mức độ khác nhau giữa buổi tập huấn này với những buổi tập
huấn trước đây .............................................................................. 43
Bảng 3.17. So sánh phương pháp tập huấn của SVTT với CBKN................. 44


3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ về Đánh giá không khí trong buổi buổi tập huấn của 2 xóm
Mỏ Ba và Hồng Phong. .............................................................. 37
Hình 3.2. Biểu đồ về phương pháp tập huấn trong buổi buổi tập huấn của 2
xóm Mỏ Ba và Hồng Phong. ...................................................... 38
Hình 3.3. Biểu đồ về kỹ năng tập huấn trong buổi buổi tập huấn của 2 xóm
Mỏ Ba và Hồng Phong. .............................................................. 39
Hình 3.4. Biểu đồ về kiến thức tập huấn trong buổi buổi tập huấn của 2 xóm
Mỏ Ba và Hồng Phong. .............................................................. 41
Hình 3.5. Biểu đồ về mức độ hài lòng của người tham gia tập huấn tại 2 xóm
Mỏ Ba và Hồng Phong. .............................................................. 42
Hình 3.6. So sánh phương pháp tập huấn của SVTT với CBKN. .................. 45



4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CN-TTCN
CNH - HĐH

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

CT
CV
DTĐTN
HTX

Chỉ thị
Công văn
Diện tích đất tự nhiên

Hợp tác xã

KN

Khuyến nông

KT

Kinh tế

KT – XH

Kinh tế - xã hội


MTTQ
NN

Lao động
Mặt trận tổ quốc
Nông nghiệp

PTNT
PTNT

Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn




Quyết định

SP
SV

Sản phẩm
Sinh viên

SX
TT
TH
THCS
THCS
UBND

Sản xuất
Thực tập
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng


5

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.2.3. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ ......................................................... 2
1.2.4. Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm............................................... 2
1.2.5. Yêu cầu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc........................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.4. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện ............................................ 3
1.4.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.4.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.5. Thời gian, Địa điểm ................................................................................... 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập................................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập. ........................... 9
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 11
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Long ................................. 11
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của xã Tân Long.................................... 24
3.2. Kết quả tập huấn và đánh giá nhu cầu, sự tham gia................................. 25
3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở. ....................... 25
3.2.2. Chuẩn bị các nội dung cho buổi tập huấn. ............................................ 26
3.3. Nhu cầu và sự tham gia của người dân trong tập huấn. ........................... 27
3.3.1. Thuận lợi. .............................................................................................. 28
3.3.2. Khó khăn. .............................................................................................. 29
3.3.3. Kết quả tập huấn.................................................................................... 30


6


3.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế. .................................................. 46
3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả tập huấn khuyến nông. ........................... 47
PHẦN 4. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ............................................................. 49
4.1. Kết luận. ................................................................................................... 49
4.2. Kiến nghị. ................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế chủ yếu sản xuất
nông nghiệp, nằm trong nhóm các nước đang phát triển và thuộc trong số các
nước nghèo trên thế giới. Với phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, phát
triển kinh tế nông thôn được xem là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của quốc gia. Nông thôn góp phần giải quyết vấn đề việc
làm và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng
cao và phong phú của con người về lương thực, thực phẩm. Có thể khẳng
định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, trạm khuyến nông giữ
vai trò đặc biệt quan trọng, giúp thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Phát triển công tác khuyến nông là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng đó của hoạt động khuyến nông đối
với sự nghiệp phát triển của nước ta ngày 02/03/1993 Chính Phủ ban hành
nghị định 13/CP về công tác khuyến nông hệ thống khuyến nông nhà nước
chính thức được thành lập từ trung ương đến địa phương, từ đó đến nay hoạt
động khuyến nông thường xuyên được tiến hành góp phần đưa đất nước ngày
một phát triển.

Hiện nay phương pháp tập huấn đang được áp dụng rộng rãi trên cả
nước nhất là đối với các trạm khuyến nông. Nhờ vào công tác khuyến nông
mà cán bộ khuyến nông truyền đạt được những kiến thức, khoa học kỹ thuật
đến người dân. Thông qua các buổi trao đổi truyền đạt kiến thức cho người
dân về kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt mà có thể đánh giá được mức độ quan
tâm của người dân đối với việc sản xuất thay đổi phương thức trồng trọt.
Tuy nhiên công tác khuyến nông còn gặp nhiều khó khăn và thử thách
như: Kinh phí cho các hoạt động khuyến nông còn hạn chế ảnh hưởng đến
quá trình triển khai thực hiện, các hoạt động tuyên truyền, thông tin đại chúng


chưa sát với người dân, trình độ dân trí còn chưa cao, cơ sở hạ tầng còn kém
ảnh hưởng đến quá trình đi lại và học tập của người dân, số lượng người tham
gia trong các lớp tập huấn còn ít…
Xuất phát từ những vấn đề đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm Khoa
KT & PTNT trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ của
trạm khuyến nông huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của thầy giáo Th.S Nguyễn Mạnh Thắng, em tiến hành đề tài:“Ứng dụng
phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu và sự tham gia của
người dân tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được các hoạt động khuyến nông của xã để đánh giá nhu cầu
mức độ tham gia vào các hoạt động khuyến nông mà trạm thực hiện tại xã
Tân Long, huyện Đồng Hỷ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Tân Long.
- Tổ chức và thực hiện được 2 lớp tập huấn cho nông dân.
- Đánh giá được nhu cầu và sự tham gia của người dân trong tập huấn
khuyến nông.

- Đề suất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tập huấn khuyến nông.
1.2.3. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm vững được những chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước và
các nghành.
- Tham khảo những kỹ năng quản lý, tổ chức các buổi tập huấn.
- Có kiến thức về các phương pháp phân tích, tổng hợp, báo cáo.
1.2.4. Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Về thái độ: Luôn trung thực, đánh giá đúng đời sống tinh thần của
người dân.


- Ý thức trách nhiệm: Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc.
+ Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân.
+ Có tác phong làm việc, hợp tác, thân thiện với cộng đồng.
+ Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, có ý tưởng sáng tạo trong mọi
công việc.
1.2.5. Yêu cầu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị.
- Thông qua việc thực tập bên ngoài trường không chỉ giúp học tập
được chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong môi trường tập
thể, giúp cho khả năng giao tiếp và xử thế tốt hơn.
- Tạo được mối quan hệ tốt đẹp thân thiện với mọi người, hòa nhã với
các cán bộ tại nơi thục tập và người dân tại xã.
- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đối với việc học tập: Thông qua đề tài giúp cho tôi nắm chắc những
kiến thức đã học ở trường. Học hỏi được những kinh nghiệm trong thực tế
phục vụ cho công việc sau này.
- Đối với thực tiễn: Qua quá trình tìm hiểu về tình hình tập huấn và sự

tham gia của người dân trong đó rút ra được những tồn tại, những khó khăn
trong việc truyền tải cho người kiến thức cho người dân, những nguyên nhân
chủ yếu, từ đó có giải pháp phù hợp để khắc phục.
1.4. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện
1.4.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi của xã.
- Chọn 2 thôn mỗi thôn mở một lớp tập huấn nội dung của các lớp tập
huấn là: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây na và kỹ thuật ủ phân vi sinh
làm phân bón cho cây bưởi da xanh.


- Sử dụng bảng hỏi để đánh giá nhu cầu, mức độ tham gia của người dân.
- Nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tập huấn khuyến nông.
1.4.2. Phương pháp thực hiện
1.4.2.1. Phương pháp thảo luận
Tổ chức trao đổi, thảo luận các vấn đề về thực tập bao gồm các thành
phần là cán bộ tại cơ sở thực tập, giảng viên hướng dẫn và sinh viên nhằm
giúp cho sinh viên hình thành, nắm bắt được các nguyên tắc cần tuân thủ
trong quá trình thực tập; từ đó rút ra được các kết luận theo yêu cầu của quá
trình thực tập.[3]
1.4.2.2. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Từ việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tìm hiểu các nguồn thông tin,
tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tại cơ sở thực
tập để tiến hành thực hiện vai trò của cán bộ.[3]
1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp
bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra để tìm hiểu một số thông tin như: Vai
trò, chức năng, nhiệm vụ,... của cán bộ trong các buổi tập huấn phẩn vấn để
lấy thông tin của mọi người.[3]
1.4.2.4. Phương pháp chọn hộ tham gia lớp tập huấn

Lựa chọn số hộ tham gia băng cách mỗi xóm chọn 30 hộ tham buổi tập
huấn bằng cách phát giấy mời chọn hộ ngẫu nhiên, trên địa bàn 2 xóm tại xã
Tân Long.
1.4.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thông tin thông qua cuộc đối thoại được lặp đi
lặp lại giữa người điều tra và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc
sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua
chính ngôn ngữ của người ấy, thông qua phỏng vấn không cấu trúc và phỏng
vấn bán cấu trúc.


1.5. Thời gian, Địa điểm
Thời gian: Ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30 tháng 05 năm
2018
Địa điểm: UBND xã Tân Long - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
- Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư
liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.[5]
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát
triển.

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai: Là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.[5]
- Nông nghiệp chuyên sâu: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu. [5]
- Kinh tế hộ: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều
dựa trên cơ sở sản xuất chung, các nguồn sản phẩm do các thành viên cùng


tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành một
các độc lập và điều quan trọng là các thành viên của hộ thường có cùng huyết
thống, thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng
là một đơn vị để tổ chức lao động. Kinh tế hộ là sản xuất tự cung tự cấp, sản
xuất phục vụ cho gia đình không kinh doanh mua bán ra thị trường nên sản
phẩm của kinh tế hộ không gọi là hàng hóa. Kinh tế hộ không thuê mướn lao
động mà chỉ sử dụng lao động trong gia đình.[1]
- Giá trị sản xuất nông nghiệp: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
toàn bộ kết quả lao động trực tiếp, hữu ích của ngành nông nghiệp trong một
thời kỳ nhất định, và được thể hiện bằng giá trị của sản phẩm vật chất và dịch
vụ sản xuất ra trong thời kỳ đó của ngành nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế tạo kiều kiện cho con người bất

kỳ nơi đâu trong 1 quốc gia hay cả hành tinh này nữa, điều được thỏa mãn
nhu cầu sinh sống, đều được tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt mà không phải
lao động cực nhọc đều có trình độ học vấn cao, đều được những thành tựu về
văn hóa tinh thần, có đủ tiện nghi cho một cuộc sống sung túc và đều được
sống trong một môi trường lành mạnh, được hưởng các quyền lợi cơ bản của
con người và việc đảm bảo an ninh.[1]
- Phát triển kinh tế: Là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của
nền kinh bao gồm tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã
hội.[1]
- Khuyến nông:
+ Khuyến nông theo nghĩa hẹp Khuyến nông: Là công việc khi có
những tiến bộ kỹ thuật mới do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo, nhà
nghiên cứu… sáng tạo ra làm thế nào để nhiều nông dân biết đến và áp dụng
có hiệu quả. Có nghĩa khuyến nông là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất.
+ Khuyến nông theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cả


những hoạt động hỗ trự sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến
nông là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải
giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết
các chính sách, luật lệ Nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản
lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt
hơn. Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng
thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp,
những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin
về thị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình
và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí,
góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.[3]
- Tập huấn: Là một quá trình dạy và học nhằm giúp cho người học làm

được những công việc của họ mà trước đó họ chưa làm được.
- Xây dựng nông thôn mới: Cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn
diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
- Cán bộ khuyến nông: Là người trực tiếp đào tạo các tiểu giáo viên
khuyến nông hoặc đào tạo trực tiếp nông dân.
- Cán bộ: Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau này gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau này gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
- Đánh giá nhu cầu tập huấn: Là được tiến hành nhằm giải thích những
tính chất khác nhau của học viên có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ


như: Giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hoá, kinh nghiệm, nhu cầu học
tập và mong muốn.
-Nhu cầu đào tạo: Nhu cầu đào tạo của một người là những gì người đó
cần học để có thể đạt được một mục tiêu nhất định trong cuộc sống hay công
việc của họ.
- Đánh giá nhu cầu đào tạo: Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu
thập và phân tích thông tin để làm rõ nhu cầu cải thiện kết quả công việc.
- Thuyết trình: Là phương pháp phổ biến và được nhiều giảng viên, tập
huấn viên sử dụng khi giảng giải cho học viên trong nhà trường và các lớp tập
huấn khuyến nông…
- Thảo luận: Là phương pháp đơn giản khi thực hiện tập huấn, tuy đơn
giản nhưng đem lại hiệu quả cao khi tất cả các học viên đều tham gia thảo

luận về chủ đề.
- Hỏi đáp: Là phương pháp được các tập huấn viên sử nhiều trong khi
tập huấn khuyến nông cho người dân, phương pháp này giúp cho các học viên
tham gia vào nội dung tập huấn sôi nổi hơn ngoài ra giúp cho tập huấn viên và
các học viên hòa nhập, gần gũi nhau hơn.
- Làm mẫu: Phương pháp này thường được các tập huấn viên sử dụng
trong các buổi tập huấn có mô hình và làm mẫu cho các học viên xem để học
viên nắm được quy trình thực hiện tốt hơn.
- Động não: Phương pháp động não là một hoạt động có chỉ định của
giảng viên, trong đó giảng viên đưa ra những câu hỏi hoặc vấn đề đòi hỏi học
viên suy nghĩ và thu thập tất cả những câu trả lời của học viên.[3]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Căn cứ Nghị đinh số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của
Chính Phủ về khuyến nông, nêu rõ mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của
khuyến nông.
Mục tiêu của khuyến nông


Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về
kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và
thị trường.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường.
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

tham gia khuyến nông.
Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nước.
Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông
dân trong hoạt động khuyến nông.
Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông
để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
tham gia hoạt động khuyến nông.
Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng.
Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa
bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.[4]


PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Long
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Tân Long nằm ở phía Bắc huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện
khoảng 18 km có tuyến đường nhựa liên xã chạy qua trung tâm xã với chiều
dài 2km và trục đường liên xóm từ trung tâm xã đi đến các xóm trên địa bàn.
Đây là trục đường chính để lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường,
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội.
Tổng diện tích tự nhiên của xã Tân Long là 4.114,7ha bao gồm 9 xóm, có
vị trí tiếp giáp với các địa phương lân cận như:

- Phía Đông giáp với xã La Hiên, huyện Võ Nhai.
- Phía Tây giáp với xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ.
- Phía Nam giáp với xã Hóa Trung, Quang Sơn huyện Đồng Hỷ.
- Phía Bắc giáp với xã Văn Lăng, Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ.
- Đặc điểm địa hình:
Xã Tân Long là xã miền núi vùng cao của huyện Đồng Hỷ, địa hình
tương đối phức tạp, núi đá vôi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của xã. Địa hình
của xã mang đặc trưng của địa hình miền núi, cao về phía bắc, thấp dần về
phía nam và chia làm 2 miền rõ rệt; miền trong (SaLung) địa hình phức tạp và
đi lại khó khăn hơn, miền ngoài Nằm xen kẽ là hệ thống khe suối tạo thành
những cánh đồng ruộng bậc thang có quỹ đất khá rộng để phát triển nông
nghiệp.
Diện tích đất tự nhiên của xã là 4.114,7ha. Trong đó diện tích đất đồi
núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất sản xuất nông nghiệp:

980,36ha


+ Đất lúa:

364 ha

+ Đất trồng cây hàng năm:

616,36ha

- Đất lâm nghiệp:

2.265,40ha


+ Đất trồng cây lâu năm:

274,66ha

+ Đất rừng phòng hộ:

1.083,72ha

+ Đất rừng sản xuất:

907,02ha

- Diện tích đất khu dân cư:

39,24ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:

9,31ha

- Diện tích đất chưa sử dụng khác:

384,82ha[2]

b. Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu, thời tiết:
Xã Tân Long thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành 4
mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau, chịu ảnh huởng của gió mùa đông bắc khô hanh và rét đậm

kéo dài. Mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ trung bình
22°C, cao nhất 37°C và thấp nhất có thể xuống tới 8°C.
Độ ẩm không khí trung bình đạt 82%, lượng mưa trung bình năm là
2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều
nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ.
Đặc điểm gió: Hướng gió chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào
mùa khô là gió Đông Bắc.
Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày.
- Thủy văn:
Xã có 2 con suối chính Suối Hồng Phong - Đồng Mây - Đồng Luông
dài khoảng 7 km và suối Làng Mới - Đồng Mẫu - Ba Đình dài 4 km, ngoài ra
có một số mạch nước ngầm tự nhiên như: Giếng Nước Lạnh xóm Làng Mới,
Đập khe Giặt xóm Ba Đình… Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục
vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.


Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m – 15m với chất lượng nước được
coi là đảm bảo vệ sinh.
- Tài nguyên, khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là núi đá vôi, đá xây dựng. Hiện
trên địa bàn xã có 1 xí nghiệp kẽm chì khai thác quặng và có 5 mỏ đá khai
thác đá xây dựng.
- Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng của xã Tân Long là 2.265,4ha. Trong đó rừng trồng sản
xuất 907,02ha, rừng phòng hộ: 1.083,72ha, sản lượng khai thác gỗ hàng năm
đạt khoảng 800m3.
Những năm gần đây với chủ chương, chính sách của Nhà nước trong
việc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc,
bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó đã nâng cao ý thức cũng như trách
nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Do đó diện tích rừng

được chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Đất đai:
Xã Tân Long tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7ha; Trong đó diện
tích đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, tầng đất tương đối dày;
diện tích đất có độ dốc cao được bố trí trồng rừng, diện tích đất có độ dốc
trung bình, tầng đất mặt dày hơn được nhân dân sử dụng trồng chè, cây ăn
quả và làm nhà ở.
Đất nông nghiệp còn tương đối tốt, tuy nhiên mấy năm gần đây việc sử
dụng thuốc BVTV và phân hóa học đã phần nào gây cho đất bị bạc mầu và
thoái hóa. Loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực và các
loại cây hoa màu.
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7ha; hiện trạng sử dụng đất
đai được phân bố như sau:


Bảng 3.1: Diện tích các loại đất trên địa bàn xã Tân Long - Năm 2017
Cơ cấu
STT
Loại đất
Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích đất

4.114,7

100,00

Nhóm đất nông nghiệp


3.250,51

78,99

980,36

23,82

364

8,85

616,36

14,83

2.265,40

55,05

274,66

6,67

1.083,72

26,34

907,02


22,05

4,75

0,12

Nhóm đất phi nông nghiệp

179,37

4,36

2.1

Đất ở

39,24

0,95

2.2

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

80,34

1,95

2.3


Đất có mục đích công cộng

49,88

1,21

2.4

Đất trụ sở cơ quan công trình sự

0,25

0,006

1
1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1

Đất lúa

1.1.2

Đất trồng cây hàng năm

1.2

Đất lâm nghiệp


1.2.1

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

1.2.3

Đất sản xuất

1.3
2

Đất nuôi trồng thủy sản

nghiệp
2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

0,35

0,008

2.6

Đất sông suối và mặt nước chuyên


9,31

0,23

684,82

16,65

dùng
3

Đất chưa sử dụng

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

3,14

0,08

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

68,85

1,67


3.3

Đất núi đá không có rừng cây

612,83

14,90

(Nguồn: UBND xã Tân Long năm 2017)
Đất đai của xã Tân Long đã được quy hoạch tổng thể, nhưng chưa quy


hoạch chi tiết do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với từng
loại đất, người dân địa phương chưa thay đổi được tập quán canh tác, trình độ
thâm canh còn ở mức thấp, hàng năm do mưa lũ nên đất thường xuyên bị rửa
trôi, xói mòn, hệ số sử dụng đất còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế trên 1 ha
canh tác chưa cao.
Qua bảng trên cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Long
là: 4.114,7ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 980,36ha chiếm
24% diện tích đất tự nhiên, hàng năm nhân dân địa phương đã tận dụng triệt
để diện tích này trồng các loại cây lương thực đảm bảo cung cấp đủ lương
thực cho người dân trong xã.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.265,4ha chiếm 55% diện tích tự
nhiên. Đó là một lợi thế thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và làm cho
khí hậu ôn hoà hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái.[2]
- Tình hình, công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của xã Tân Long
năm 2017.
Kinh nghiệm của địa phương
Xã Tân Long chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong đó lúa là cây
trồng múi nhọn, để thấy điều đó ta tiến hành tìm hiểu hoạt động sản xuất nông

nghiệp của xã (năm 2017) và từ đó rút ra những kinh nghiệm để phát triển
trong sản xuất cũng như trong đời sống xã hội.


Bảng 3.2. Tình hình và công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của xã Tân
Long năm 2017
Nội dung

Xã Tân Long
Cây lương thực:
-Lúa: được gieo trồng hàng năm với diện tích 130 ha/2
vụ, năng suất bình quân đạt 47 tạ/ha, sản lượng đạt
611tấn; Trong đó lúa lai 60 ha. Lúa chất lượng cao 50 ha
- Ngô: địa bàn xã với diện tích cả năm là 200 ha,
100 % là ngô lai, năng suất bình quân 44,5 tạ/ha, sản
lượng đạt 890 tấn,

Trồng
trọt

Cây rau màu:
- Với các loại cây trồng: Lạc, đậu đỗ, khoai, rau xanh…
diện tích khoảng 100ha

Tình

Cây công nghiệp:

hình


- Địa bàn xã có 165 ha chè, năng suất bình quân đạt 110

chung

tạ/ha, sản lượng đạt 1.815 tấn; trong đó diện tích chè

trong

giống mới 35ha.

SXNN

Cây ăn quả:
- Chủ yếu là Vải, Nhãn, Hồng, Na với diện tích 100 ha
Xã có:
Chăn

+ Trâu 850con, bò 250 con, chủ yếu dùng để cày kéo và

nuôi

lấy phân bón.
+ lợn có 5.500 con, trong đó lợn nái 500 Con.

Dịch

xã có: 85 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ với 135 lao

vụ


động tham gia. Thu nhập bình quân

thương

3,5 triệu đồng/người/tháng.

mại


Xã có 2.265,40ha lâm nghiệp. Trong đó rừng sản xuất
Lâm
nghiệp

907,02ha, rừng phòng hộ 1.083,72ha. Sản lượng khai
thác gỗ hàng năm đạt khoảng 1000m3 Diện tích rừng
trồng lại, trồng thay thế hàng năm đạt 100 ha trở lên.
Đảng ủy và chính quyền xã đẩy mạnh việc XDNTM xã

Chương trình

tân long cơ bản hoàn thành 13/19 tiêu chí.

XDNTM
Tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và
phat triển nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Công tác chỉ đạo

nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống cây
trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.
Kết hợp với các ban ngành có liên quan như: Hội nông


Kinh nghiệm của dân, hội phụ nữ,…
cán bộ KN
( nguồn: UBND xã Tân Long năm 2017 )
3.1.1.2.Điều kiện xã hội:
- Dân số, lao động.
Xã Tân Long có 1.405 hộ với 6.036 nhân khẩu sinh sống trên 9 xóm
bản trên địa bàn xã, gồm: 8 dân tộc cùng chung sống trong đó Dân tộc Nùng:
687 hộ với 2.705 người chiếm 44,81%, Dân tộc kinh 370 hộ với 1.354 người
chiếm 23,43%, dân tộc khác 348 hộ với 1.977 người chiếm 32,75%. Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là của xã 0,12%; mật độ dân số 146 người/km2, công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua luôn được thực hiện tốt
góp phần ổn định dân số, phát triển kinh tế - xã hội.


×