Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG dự GIỜ số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.14 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ 1

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ 1
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
Thời gian: tiết 4, chiều thứ 3, ngày 07/02/2012
Lớp: 11B2
Phòng: 2
Giáo viên lên lớp: Đinh Thị Luyến
Sinh viên dự giờ: Trần Thị Hải Yến
---------------------------------------------------------I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích
những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự
phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được quá trình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài
nguyên khoáng sản của Nhật Bản.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh
tế của Nhật Bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đàm thợi gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Nêu và giải quyết vấn đề.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên Nhật Bản.
- Hình ảnh, tư liệu liên quan đến tự nhiên, dân cư, kinh tế của Nhật Bản.
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT:



GVHD: Nguyễn Thị Bích Huế

SVTT: Trần Thị Hải Yến


ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ 1
Bài 9: NHẬT BẢN
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Vị trí địa lí:
- Nằm ở Đông Á.
2. Lãnh thổ:
- Gồm đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo
nhỏ.
3. Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình: chủ yếu là núi trung bình, núi thấp, ít đồng bằng.
- Khí hậu: gió mùa.
- Sông ngòi: ngắn và dốc.
- Tài nguyên thiên nhiên: nghèo nàn nhất là về khoáng sản.
- Thiên tai nhiều: động đất, núi lửa, song thần,…
 Ảnh hưởng:
- Thuận lợi:
+ Là quốc đảo, dễ dàng giao lưu với các quốc gia, nhất là bằng đường
biển.
+ Vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo thành các bãi
cá, hình thành các ngư trường lớn trong khai thác thủy sản.

- Khó khăn:
+ Đất nông nghiệp bị hạn chế.
+ Thiếu nguyên vật liệu trong sản xuất.
+ Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần,…
II. DÂN CƯ:
1. Đặc điểm về dân cư:
- Dân đông: số dân là 127,7 triệu người (2005).
- Tốc độ gia tăng dân số chậm và có xu hướng giảm.
- Kết cấu dân số già.
GVHD: Nguyễn Thị Bích Huế

SVTT: Trần Thị Hải Yến


ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ 1
→Thiếu lao động trong tương lai, chi phí cho phúc lợi xã hội cao.
- Phân bố dân cư: chủ yếu là ở các thành phố lớn ven biển.
2. Đặc điểm về lao động:
- Cần cù, có ý thức, trách nhiệm cao.
- Trình độ KH-KT phát triển mạnh.
→Động lực lớn cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
Kinh tế Nhật Bản phát triển trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm
sau:
- Từ 1945-1952: kinh tế suy sụp nghiêm trọng.
Do: bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2.
- Từ 1955-1973: kinh tế khôi phục và phát triển với tốc độ cao.
Do:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn.
+ Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
- Từ 1973-1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút.
Do:
+ Khủng hoảng dầu mỏ ảnh hưởng.
- Từ 1986-1990: tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi.
Do:
+ Sự điều chỉnh các chiến lược kinh tế.
- Từ 1991- nay: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Do:
+ Thiên tai.
+ Chính trị không ổn định.
+ Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính,…
3. Củng cố bài:
4. Dặn dò làm bài tập về nhà và học bài cũ.
Duyệt của GVHD
Giáo sinh thực tập

Nguyễn Thị Bích Huế
GVHD: Nguyễn Thị Bích Huế

Trần Thị Hải Yến
SVTT: Trần Thị Hải Yến



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×