Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

NGUY CƠ SÓNG THẦN TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.38 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG

THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI

NGUY CƠ SÓNG THẦN TRÊN
BIỂN ĐÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI
VIỆT NAM
Học Viên: Lê Ngọc Anh - Khóa XXI
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Lê Năm


CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến sóng thần
ở biển Đông
Chương 2. Nguy cơ sóng thần trên biển Đông
và Việt Nam
Chương 3. Các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ
thiệt hại của sóng thần

C. KẾT LUẬN


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biển Đông có nghĩa quan trọng và thiết thực đối với nền


kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta. Nhưng biển
Đông cũng là nơi gây ra nhiều thiên tai và hiểm họa cho người
dân Việt Nam. Ngoài những thiên tài diễn biến theo chu kì rõ rệt
như áp thấp nhiệt đới, bão lũ...thì một trong những nguy cơ tiềm
ẩn cần phải quan tâm là nguy cơ sóng thần trên biển Đông.
Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng Âu- Á, giữa
mảng Ấn Độ, mảng Philippines và mảng châu Úc do vậy ít bị
động đất và sóng thần so với các nước trong khu vực. Nhưng trên
lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp do
vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra.


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Sóng thần
Sóng thần (tsunami) là chuỗi sóng biển chu kỳ dài (từ vài phút
tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn (có khi tới 800km/giờ). Khi
tới bờ, phụ thuộc vào độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng
thần có thể đạt tới độ cao hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền, gây
ra thảm họa. Động đất, núi lửa phun trào và các vụ nổ dưới nước (kể
cả các vụ thử hạt nhân dưới nước, trượt lở đất, va chạm của các
thiên thạch… ) xảy ra trên biển đều có khả năng gây ra sóng thần.
Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần là vùng đất nằm trong
phạm vi sóng thần có thể lan truyền tới và gây thiệt hại. Tùy thuộc
vào độ cao địa hình, vùng này có thể tới hàng km tính từ bờ biển.


II. Nguyên nhân hình thành sóng thần:
- Những trận động đất làm va chạm các mảng sẽ tạo ra các cơn
sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục

địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới.
Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy
giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái
Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động
đất tại đáy biển.
- Những vụ lở dưới đáy biển cũng như những vụ sụp đổ của núi
lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá
trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển.


- Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển
cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần.
Mô hình sóng thần



III. Dấu hiệu nhận biết sóng thần
Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần :
- Cảm thấy động đất.
- Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm
giác như nước đang bị sôi.
- Nước trong sóng nóng bất thường.
- Nước có mùi trứng thối (khí hydro sulfua) hay mùi xăng,
dầu.
- Nước làm da bị mẩn ngứa.
- Nghe thấy tiếng nổ như là: Tiếng máy nổ của máy bay phản
lực, tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, tiếng huýt
sáo.
- Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.



CHƯƠNG II: NGUY CƠ SÓNG THẦN TRÊN BIỂN ĐÔNG
I. Khái quát nền địa chất biển Đông
Trên biển Đông là nơi giao thoa của các đơn vị kiến tạo:
+ Địa khối nền Dương Tử.
+ Miền địa máng uốn nếp Katazia.
+ Miền địa máng uốn nếp Nhật Bản, Đài Loan.
+ Miền địa máng Philippin.
+ Miền địa máng Melanezia.
+ Miền địa máng uốn nếp Himalaya – Tây Tạng.
+ Nền cổ Indostan.
+ Miền địa máng uốn nếp Đông Dương.
+ Miền địa máng uốn nếp In – đô – nê – xi – a.
+ Nền cổ Úc.
+ Máng đại dương Ấn Độ Dương.
Tất cả các đơn vị kiến tạo trên thuộc các đại địa động cỡ lớn
trên hành tinh. Do hình thành trên khu vực nhiều địa động nên trên
biển Đông tồn tại nhiều đơn vị kiến tạo lớn.


Dựa vào cấu trúc địa chất cho thấy rằng biển Đông được
hình thành bởi quá trình nứt vỡ, sụp lún. Quá trình này xảy ra theo
các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Xuất hiện các võng chồng sụp võng ở rìa đông nam
của lục địa Á-Âu do quá trình dịch chuyển các mảnh đại dương phía
nam. Vì vậy song song với quá trình dịch chuyển thì thời kì này tồn
tại các đới hoạt động mắc ma.
* Giai đoạn 2: hình thành và hoạt động của các Rifei, đáy biển
Đông hình thành các đứt gãy làm cho lớp vỏ lục địa dịch chuyển về
phía đông nam.

* Giai đoạn 3: giai đoạn tách dãn của đáy để hình thành và mở rộng
biển Đông. Theo tài liệu địa chất thì quá trình tách dãn đáy xảy ra
vào hai thời kì, thời kì thứ nhất từ trung sinh đại (cuối Jura đầu
Krêta) tách dãn không mạnh mẽ, thời kì thứ hai vào Ô-li-gô-xen và
Mi-ô-xen là thời kì tách giãn mạnh nhất để hình thành biển Đông.


II. Nguyên nhân gây ra sóng thần trên biển Đông
Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng Âu- Á, giữa mảng
Ấn Độ, mảng Philippines và mảng châu Úc. Lãnh thổ Việt Nam
nằm ở rìa các mảng do vậy ít bị tổn thương bởi động đất so với các
nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia. Nhưng
trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt
động phức tạp như đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sông
Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy Sông Hồng, đới đứt gãy Sông
Cả... do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra.


Do có vị trí khá đặc thù, vùng bờ biển VN nhiều khả năng
phải chịu tác động chủ yếu từ các vùng nguồn sóng thần nằm trên
khu vực biển Đông. Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu
nhấn mạnh, theo rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu địa chấn,
hải dương học trong nước và quốc tế thì sóng thần ít xảy ra và
không quá nguy hiểm ở vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra, tại phía Tây Nam Philippines (tức rìa phía
Đông biển Đông) đã xảy ra động đất mạnh với đầy đủ các điều kiện
để gây ra sóng thần: năng lượng đủ lớn (M > 8), độ sâu chấn tiêu
nhỏ (h < 30km) và có cơ chế trượt thuận. Đồng thời tại đây, thực tế
cũng đã xảy ra sóng thần.
 



Mặt khác, các số liệu GPS đo dịch
chuyển tuyệt đối ở Việt Nam và Thái
Lan cho thấy, chuyển dịch của Đông
Dương về phía Đông có vận tốc 3 (cộng
trừ 0,2) cm/năm. Chuyển dịch của
Philippines về phía Tây không dưới
8cm/năm. Như vậy tốc độ dịch chuyển
tương đối giữa hai mảng không dưới
10cm/năm. Tốc độ này lớn hơn so với
tốc độ của mảng Ấn Độ hút chìm dưới
mảng Burma. Vì thế, nếu động đất có
khả năng gây sóng thần xảy ra tại ranh
giới giữa mảng Philippines và mảng
châu Á-Âu thì nguy cơ sóng thần đối với
vùng bở biển Việt Nam sẽ rất cao.
Phân bố chấn tâm động đất trên lãnh thổ
Việt Nam và các vùng kế cận (Số liệu
1903-2009).


III. Các vùng nguồn động đất gây sóng thần có thể ảnh hưởng tới
vùng bờ biển và hải đảo Việt Nam
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng
 
Phương cho hay các nhà khoa học của
Viện Vật lý Địa cầu đã xác định được
các vùng nguồn sóng thần có thể gây
nguy hiểm trực tiếp tới bờ biển VN

trên khu vực biển Đông. Cụ thể có thể
xác định được 3 vùng nguồn gây động
đất có kèm theo sóng thần trên Biển
Đông. Vùng nguồn nguy hiểm nhất là
đới hút chìm Manila. Hai vùng nguồn
ít nguy hiểm hơn là vùng nguồn tại đới
đứt gãy nam Hải Nam và vùng nguồn Các vùng nguồn động đất gây sóng thần có
thể ảnh hưởng tới vùng bờ biển và hải đảo
tại đới hút chìm Ryukyu (Nhật Bản).
Việt Nam
 


Trong khu vực biển Đông, vùng
nguồn Máng biển Manila Bắc
được coi là vùng nguồn sóng thần
nguy hiểm nhất đối với bờ biển
VN.  Rãnh Manila, hay còn gọi là
“đới hút chìm Manila” (Manila
trench) thuộc khu vực biển Đông,
nằm phía tây Philippines ở độ sâu
khoảng 5.400m, trong khi độ sâu
trung bình của biển Đông là
1.500m.
Các vùng nguồn động đất gây sóng thần có
thể ảnh hưởng tới vùng bờ biển và hải đảo
Việt Nam


IV. Không gian tác động của sóng thần ở

Việt Nam
Vùng ven biển và hải đảo Trung
Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi,
vùng ven biển Bắc Trung Bộ từ Nghệ An
đến Quảng Trị, vùng ven biển Nam
Trung Bộ đều có nguy cơ sóng thần.
Theo tài liệu do Viện Khoa học –
Công nghệ Việt Nam công bố gần đây
cho thấy các vùng nói trên có mức độ
nguy hiểm sóng thần hiện hữu với độ
cao sóng cực đại từ 4 – 6m trong chu kỳ
475 năm hoặc 950 năm. Điều may mắn,
không phải tất cả các vùng ven biển Việt
Nam đều có nguy cơ sóng thần và càng
không phải là nguy cơ cao như nhau.

Thời gian lan truyền sóng thần từ khu
vực đới hút chìm Manila tới vùng bờ
biển Việt Nam.


Vùng

biển Tam Kỳ, Quảng
Ngãi là nơi có khả năng bị ảnh
hưởng sóng thần rất lớn, sóng cao
tới hơn 6m ở chu kỳ 950 năm, hơn
5m ở chu kỳ 475 năm. Cũng với
các chu kỳ trên, TP Đà Nẵng độ
cao sóng khoảng 5-6m, hoặc 4-5m.

Vùng ven biển miền Trung từ
Quảng Ngãi tới Tuy Hòa sóng cao
khoảng 5-6m, hoặc 3-4m. Từ Tuy
Hòa tới Phan Rang, Phan Thiết,
ảnh hưởng sóng thần giảm bớt, độ
cao khoảng 2-3m (chu kỳ 950
năm), khoảng 2m (chu kỳ 475
năm).

Thời gian lan truyền sóng thần từ khu
vực đới hút chìm Manila tới vùng bờ
biển Việt Nam.


V. Mô hình dự báo sóng thần ở Việt Nam
Theo những dự báo trên, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu đã xây
dựng bản đồ nguy hiểm sóng thần cho toàn quốc. Bản đồ này được xây dựng từ 8 trận
động đất kịch bản xảy ra trên đới hút chìm Manila dựa theo chương trình tính bản đồ
độ nguy hiểm sóng thần do các chuyên gia Viện Địa chất và hạt nhân New Zealand
viết riêng cho Việt Nam.
Ở nước ta đến nay vẫn chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa ghi
nhận được thông tin nào về sóng thần. Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng
thần được thành lập ngày 4-9-2007, hiện là thành viên chính thức của hệ thống cảnh
báo sóng thần khu vực và thế giới. VN cũng như nhiều nước Đông Nam Á nằm trên
bờ biển Thái Bình Dương chưa đủ điều kiện trang bị thiết bị quan trắc và phát hiện
sóng thần từ giữa đại dương. Vì vậy, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng
thần các quốc gia thành viên có sự phối hợp chặt chẽ với hai trung tâm đầu não của hệ
thống là Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Mỹ) và Trung tâm Tư vấn
sóng thần Tây Bắc Thái Bình Dương (Cục Khí tượng thủy văn Nhật).



Mỗi khi xuất hiện động đất mạnh có khả năng xảy ra sóng thần, các thông
tin cảnh báo được truyền từ hai trung tâm này tới trung tâm của các quốc gia trong
khu vực, trong đó có VN.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ sở dữ liệu chứa toàn bộ 25 kịch bản ứng
phó với sóng thần trên biển Đông được chuyển giao cho trung tâm. Khi có thông tin
về động đất có khả năng xảy ra sóng thần trên biển Đông và ven biển VN, các
thông số quan trắc động đất được nhập vào hệ thống. Các công cụ tính toán của hệ
thống sẽ tự động lựa chọn kịch bản gần nhất với trận động đất thực và đưa ra các
bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần tương ứng, từ đó nhanh chóng xác định các khu
vực có khả năng phải chịu thiệt hại do sóng thần. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ đưa ra
các bản tin cảnh báo và biện pháp ứng phó tương ứng.
Theo thống nhất giữa Bộ NN&PTNT và Viettel, dọc ven biển miền Trung
sẽ có 100 trạm với thiết bị kỹ thuật do Viettel nghiên cứu, lắp đặt. 10 trạm đầu tiên
sẽ được xây dựng tại Đà Nẵng. Ngay sau khi hệ thống thu sóng ghi nhận nguy cơ
xảy ra sóng thần trên biển Đông, các trạm này sẽ hú còi báo động để người dân, du
khách, tàu bè biết, khẩn trương phòng tránh…


CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ
THIỆT HẠI CỦA SÓNG THẦN
Chúng ta đều biết loại trừ tai hoạ thiên nhiên, như động đất, sóng thần …
là điều không thể làm được, ngay cả khi chúng ta dự báo chính xác về tai họa
sẽ xảy ra. Nhưng chúng ta có thể giảm nhẹ thiệt hại đến mức thấp nhất, nếu có
sự chuẩn bị đương đầu với chúng:
-

Cần nâng cao ý thức của người dân về những tai hoạ thiên nhiên này và có
những sự chuẩn bị trước vẫn là điều cần thiết, nhất là đối với những vùng có
độ nguy hiểm động đất và sóng thần cao.


-

Một trong những giải pháp quan trọng và có hiệu quả nhất trong việc chuẩn bị
phòng chống tai họa là tiến hành phân vùng động đất và phân vùng nguy cơ
sóng thần vùng ven bờ biển. Các bản đồ phân vùng này là cơ sở để bố trí các
công trình xây dựng và khu dân cư, áp dụng các biện pháp kháng chấn cho các
công trình, chuyển các khu dân cư ra khỏi vùng có khả năng bị sóng thần đe
dọa.


- Khác với động đất, sóng thần chỉ đe dọa vùng ven bờ biển. Ví dụ ở Thành Phố Hồ Chí
Minh, chỉ có huyện Cần giờ cần có sự chuẩn bị ứng phó đối với nguy cơ sóng thần.
Dân cư ở vùng ven biển và du khách nghỉ ngơi vùng ven biển phải có hiểu biết nhất
định về sóng thần.
- Sóng thần không phải là sóng đơn độc mà gồm một loạt đợt sóng. Do đó phải ở xa
vùng nguy hiểm (hải cảng, vịnh, cửa sông hay bờ biển) cho đến khi tất cả các đợt sóng
đi qua thời gian có thể kéo dài vài giờ.
- Theo dõi các cảnh báo về sóng thần khi xuất hiện động đất xa.
-Mọi động đất gần bờ đều có thể gây ra sóng thần địa phương. Do đó, nếu cảm thấy
chấn động cần lập tức rời khỏi bờ biển.
- Không được lội xuống nước để chiêm ngưỡng và chụp ảnh sóng bạc đầu. Khi thấy
sóng tiến đến gần thì việc chạy trốn sóng thần đã muộn.
- Để tránh những thiệt hại có thể xảy ra biện pháp tốt nhất là xây dựng nhà ở và các
công trình bên ngoài vùng có nguy cơ chịu tác động của sóng thần. Thực tế, biện pháp
này khó thực hiện, vì trước hết phải dự báo được độ cao của sóng thần khi ập vào bờ
đồng thời phải phân vùng nguy cơ sóng thần một cách chính xác.


C. PHẦN KẾT LUẬN

Như vậy, ở biển Đông ngoài những thiên tài diễn biến
theo chu kì rõ rệt như áp thấp nhiệt đới, bão lũ...thì một trong
những nguy cơ tiềm ẩn cần phải quan tâm là nguy cơ sóng
thần. Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm ở rìa các mảng do vậy ít bị
động đất và nguy cơ sóng thần so với các nước trong khu vực,
nhưng trên lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt
động phức tạp do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra. Với
đề tài này đã xác định cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu nguy
cơ sóng thần trên biển Đông, khoanh vùng phân bố các trung
tâm hình thành sóng thần trên biển Đông và xác định không
gian tác động của sóng thần trên lãnh thổ Việt Nam...từ đó có
những giải pháp phòng ngừa hạn chế thiệt hại do sóng thần
gây nên.





×