Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

TTÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐẾN CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH VEN BIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 30 trang )

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐẾN
CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH VEN BIỂN VIỆT NAM

GVHD: TS. LÊ NĂM
HVTH: LÊ THỊ THÚY HÀ- LỚP CAO HỌC ĐLTN-K21


ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG

III. Kết luận

I. Cơ sở lí luận

Khái quát biển Đông

Các nhân tố của biển
Đông tác động đến địa
hình ven biển

KẾT LUẬN

Một số kiểu địa
hình ven biển


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta, ngoài phần lãnh thổ đất liền còn một phần rộng lớn hơn trên
biển Đông, bao gồm thềm lục địa, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cùng
với nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ. Giữa hai phần đất liền và biển có mối quan hệ
phát sinh và quan hệ không gian rất mật thiết, vì biển Đông là một biển được hình


thành trong quá trình phá vở vỏ lục địa Đông Nam Á cổ, trong lòng biển Đông có
những di tích của đất liền, rõ nhất ở thềm lục địa, đồng thời biển Đông ảnh hưởng
sâu sắc đến tính chất nội chí tuyên gió mùa ẩm qua tác động của các khối không
khí hải dương và các cơn bão. Sự tương tác biển- đất liền thể hiện rõ rệt nhất tại
vùng bờ biển và vùng biển nông ven bờ, thông qua sự thâm nhập của nước mặn
và sự đổ ra biển của nước và phù sa sông, tạo nên một dải cảnh quan với nhiều
dạng địa hình ven biển đa dạng


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.1. Một số khái niệm cơ bản:
- Bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực lam dời chuyển các sản phẩm phong
hóa khỏi vị trí ban đầu của nó
- Quá trình vận chuyển: là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn, đó là quá trình di
chuyển vật liệu từ nơi này sang nơi khác
- Quá trình bồi tụ: quá trình tích tụ các vật liệu, là sự kết thúc của quá trình vận
chuyển
- Đường bờ biển: là đường ranh giới giữa mặt biển và đại dương với bề mặt lục
địa bao quanh. Đường bờ biển không có một vị trí cố định mà di chuyển theo sự
thay đổi của mực nước biển
- Bờ biển: là dãi lục địa ngay sát đường bờ, trên đó có những dạng địa hình do
sóng ở mực nước biển hiện nay tạo ra
- Sườn bờ ngầm: là dải đáy biển nằm sát đường bờ, chịu tác động thường xuyên
của những vận động chuyển do sóng từ trên mặt truyền tới
- Đới bờ biển: do bờ biển và sườn bờ ngầm tạo thành
- Miền bờ biển: dải thạch quyển trên đó không những chỉ phát triển các dạng địa
hình liên quan với mực nước biển hiện tại



- Địa hình: Toàn bộ các hình dạng lồi lom trên mặt đất, có kích thước, nguồn gốc,
tuổi và lịch sử phát triển khác nhau
- Doi cát ven biển: dải cát hẹp ở vên biển, hình thành do tác động vận chuyển
phù sa của các dòng biển ven bờ
- Vịnh: Bộ phận của biển, đại dương (hoặc hồ lớn) lõm sâu vào đất liền. chổ vịnh
thông với biển, đại dương là cửa vịnh
- Vũng: vịnh nhỏ, ít chịu ảnh hưởng của gió bão và sóng lớn.
- Đảo: Bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương
bao bọc
- Quần đảo: nhóm gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau
về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung


II. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG
+ Biển Đông là biển ven lục địa, ở
trung tâm Đông Nam Á, thuộc bờ Tây
Thái Bình Dương.
+ Biển Đông có diện tích tự nhiên lớn
thứ 2 trong số các biển thuộc Thái Bình
Dương và thứ 3 trên toàn thế giới
(3,44 triệu km2)
+ Biển Đông có hai đặc tính quan
trọng:
- Là biển tương đối kín
- Đặc tính nội chí tuyến gió mùa với sự
phân hóa Bắc- Nam và sự biến đổi
theo mùa rõ rệt


III. CÁC NHÂN TỐ Ở BIỂN ĐÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊA HÌNH VEN BIỂN

II.1. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm trên biển Đông toàn trên 20 và có xu hướng tăng
từ bắc vào nam và từ vùng ven bờ ra ngoài khơi
II.3. Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình từ 1500- 2000mm
II.1 Hướng và tốc độ gió:
-Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng (từ tháng X- IV)
- Gió hướng tây nam chiếm ưu thế trong 5 tháng mùa hạ (từ tháng V- IV)
- Về tốc độ gió trung bình năm, ở ngoài khơi gió thường mạnh (6-7m/s) và trong
mùa đông gió mạnh hơn mùa hạ, có thể trên 8- 9m/s. Còn tại vùng ven bờ thì tốc
độ gió trung bình năm chỉ khoảng 3- 4m/s và mùa đông gió mạnh lên, có thể đến
5- 6m/s
- Về tốc độ gió mạnh nhất, thì ngoài khơi có gió đến trên 50m/s, nhưng nói chung chỉ
40m/s. Tại vùng ven bờ, gió mạnh nhất thường là gió bão, cho nên có nơi cũng đến
trên 40m/s


III.4 Sóng
- Biển Đông nằm ở khu vực bất ổn định của trái đất và là nơi hình thành hoạt
động của bão, nên sóng trên biển Đông rất lớn. Độ cao sóng trung bình 0,7m1m, cực đại đạt đến 5m (khi có bão trên 6m).
- Do chịu tác động của gió mùa nên sóng trên biển Đông cũng có sự thay đổi
theo mùa rõ rệt. Sóng mùa đông thường có hướng đông bắc, độ cao lớn và ổn
định, Điều này là do ảnh hưởng của gió mùa đông trên biển và sự mở rộng các
cửa về phía Bắc. sóng mùa hạ thường có hướng tây nam, độ cao nhỏ và rất
biến động (do mùa hạ thường xãy ra các nhiễu loạn như bão, áp thấp nhiệt
đới…)
- Các sóng trên biển Đông cũng có sự phân hóa theo không gian, nhất là sóng
mùa hạ, Vào mùa hạ, sóng ở vùng biển phía Nam có cường độ và độ cao lớn
hơn vùng biển phía Bắc hướng thịnh hành là hướng năm hoặc đông nam



III.5 Thủy triều
-Thủy triều biển đông thuộc loại lớn trên thế giới. Đặc tính này của thủy triều được
quyết định bởi diện tích lớn, độ sâu của biển và sự thông thương với đại dương
bằng nhiều cửa
-Do điều kiện địa lí đa dạng nên thủy triều biển Đông rất phức tạp cả về tính chất và
độ lớn. Nếu lấy Thuận An làm điểm xét độ lớn và tính chất thủy triều có sự đối xứng.
- Càng ra Bắc và vào Nam độ lớn thủy triều càng lớn và tính chất nhật triều càng
tăng,
- Thủy triều biển Đông rất đặc sắc và độc đáo, thể hiện sự đa dạng của tính chất
triều, sự hạn chế của tính chất bán nhật triều và tính phổ biến của tính chất nhật
triều


III.6 Hải lưu
- Hải lưu trên biển Đông hình thành và phát triển chịu tác động sâu sắc của gió
mùa, mùa hạ hải lưu có hướng TN-ĐB, và trở lai ĐB-TN (xuôi chiều kim đồng hồ),
còn mùa đông có hướng ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ)
- Do vân tốc gió ĐB lớn hơn gió TN, đồng thời cửa phía Bắc mở rộng nên hải lưu
mùa đông mạnh hơn mùa hạ và tác động mạnh mẽ đên nhiêu yếu tố tự nhiên
- Ngoài 2 hải lưu này, ở 2 vinh lớn (vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan), mỗi vịnh đều
có hệ thông hải lưu riêng


IV. CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH BỜ BIỂN
Vùng biển và bờ biển khác hẳn hai vùng đồi núi và đồng bằng về động lực phát
sinh và phát triển, về cấu trúc hình thái và tất nhiên cả về các kiểu địa hình> Đâu
cũng thấy vai trò của biển với các quá trình mài mòn và tích tụ do sóng, thủy triều,
hải lưu.
Vì quan hệ của biển với các nhân tố hình thành địa hình bờ biển (như cấu trúc

của đường bờ, mạng lưới sông ngòi, điều kiện khí hậu- sinh vật) thay đổi tùy nơi,
dẫn đến các tập hợp địa hình bờ biển khác nhau, mà suốt dải bờ biển từ móng Cái
đến Hà tiên ta đã gặp nhiều kiểu địa hình bờ biển


IV.1 Kiểu bờ biển tích tụ- thủy triều
Tại các vũng kín đáo, dò có đảo che khuất, tác động phân phối phù sa của thủy
triều là ưu thế, quá trình tích tụ mạnh hơn quá trình mài mòn ta sẽ có kiểu bờ biển
tích tụ thủy triều thấp, với tập hợp các dạng bãi triều rộng lầy bùn, có nơi mọc sú
vẹt, các lạch triều, các chương (các bãi cát nổi ngoài biển) và đôi khi cả đảo sót.
Điển hình cho kiểu bờ biển này là khu vực bờ biển Quảng Yên- Hải Phòng


IV.1 Kiểu bờ biển tích tụ- sóng gió
Khi bờ biển thoáng, sóng gió mạnh lên thì vai trò tích tụ của sóng và vai trò vun
cao của gió sẽ trở thành ngoại lực chủ yếu. Các dạng địa hình thống trị là cồn
cát, đụn cát, tại nơi gió mạnh thì đụn cát khá cao như ở Trung- trung bộ. bên
trong các dải cồn cát, đụn cát thường có các phá, là các vũng nước còn thông
với biển hoặc đã đóng kín mà sông chưa bồi lấp xong


Đầm phá Tam Giang


IV.3 Kiểu bờ biển tích tụ sinh vật:
Hình thành chủ yếu tại châu thổ sông Cửu Long, nơi mà dải rừng nước mặn
đước vẹt điển hình rộng lớn đã có tác dụng củng cố bờ biển, giúp sông lấn biển
rất nhanh, như ở Cà Mau



IV.4. Kiểu bờ biển san hô
Là một kiểu bờ biển sinh vật đặc biệt, phát triển tại các biển nhiệt đới nông
có đá ngầm và nước trong. Các dạng đian hình phổ biến là vách đá san hô cũ đã
nâng trên mặt biển, ở đay san hô đã chết, còn lại vỏ đá vôi của chúng và các rạn
san hô ngầm mà san hô sông đang phát triển tại VN bờ biển san hô gặp từ đèo
Hải Vân, nhưng tập trung ở đoạn từ Mũi Nạy đến mũi kê gà và ở các quần đảo
san hô Trường Sa và Hoàng Sa
Những san hô sống tụ với nhau thành tập đoàn. San hô chỉ sống ở những
nơi có nước trong và đáy biển không sâu quá bốn chục mét vì sống cộng sinh
với rong biển mà rong biển lại cần có ánh sáng để quang hợp. San hô có thể
sinh sống ở những vùng biền lạnh nhưng biển vùng nhiệt đới là nơi thích hợp
nhất để chúng tăng sinh.
Ấu trùng san hô bám vào một nơi thuận tiện, trở thành con san hô, sinh
trưởng ở đó rồi chết để lại xác tại chỗ. Những nơi thuận tiện có thể là một cồn
đất ngầm, một hải đảo, một xác thuyền bị đắm,... Lâu dần những xác san hô tụ
lại tạo thành những đá ngầm. Thường thì xác san hô chồng chất lên nhau cho
tới sát gần mặt nước. Nhưng có khi sóng biển có thể làm vỡ những mảnh san
hô và đẩy chúng lên đỉnh đá. Lâu dần có một khối san hô vượt khỏi mặt biển
chừng vài centi mét đến một hai thước tạo thành đảo. Cũng có khi mặt nước
biển rút xuống hay đáy biển nhô lên tùy biến đổi của địa chất làm cho đá ngầm
nổi trội khỏi mặt nước.



Bờ biển san hô


IV.5 Kiểu bờ biển mài mòn: trong trường hợp núi ra sát biển thì tác dụng mài
mòn do sóng phát triển, thí dụ như đoạn từ mủi Nạy đến mũi Đá Vách sau Cam
Ranh



Vách, bờ biển mài mòn


IV.6 Kiểu bờ biển tích tụ mài mòn
- Thấy ở bờ biển tích tụ mà nay mà nay bị sóng biển mài mòn làm sụt lở, như
đoạn bờ biển Nam Định tại Châu thổ sông Hồng và đoạn bờ biển Bạc Liêu- Cà
Mau tại châu thổ sông Cửu Long


IV.7. Kiểu bờ biển mài mòn- tính tụ
Diễn ra tái các nơi có núi nhô ra biển, nhưng quanh đáy lai có sông nhiều
phù sa, khiến cho chân vách mài mòn có bãi biển tích tụ cát do hải lưu ven bờ
tương đối rộng


Doi cát biển


Bãi bồi


Vịnh biển Cam Ranh


×