Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Phần II trắc nghiệm lý thuyết đại cương và vô cơ 8 tổng hợp vô cơ image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 25 trang )

TỔNG HỢP VÔ CƠ
Câu 1. Cho các phản ứng sau:
(1) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

(5) F2 + 2NaCl → 2NaF +Cl2

(2) Br2 +2NaI → 2NaBr+ I2

(6) HF + AgNOg → AgF + HNO3

(3) Cl2 + 2NaF → 2NaCl+ F2

(7) HCl + AgNO3 → AgCl+ HNO3

(4) Br2 + 5Cl2 + 6H2O →2HBrO3 + 10HCl

(8) PBr3 +3H2O → H3PO3 + 3HBr

Số các phương trình hóa học viết đúng là:
A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 2. Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.


(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là:
A. 2

B. l

C.3

D. 4

Câu 3. Nhóm chứa những khí thải đều có thể xử lí bằng Ca(OH)2 dư là:
A. NO2, CO2, N2, Cl2.

B. CO2, SO2, H2S, Cl2.

C. CO2, C2H2, H2S, Cl2.

D. HCl, CO2, C2H4, SO2.

Câu 4. Dung dịch FeCl3 tác dụng được với các chất nào sau đây:
A. K2S, H2S, HI, AgNO3, Fe, Cu, NaOH

B. HI, CuSO4, Ba(OH)2, Mg, Ag, SO2

C. Na2SO4, CaS, Cu(NO3)2, HI, Cu, NaOH

D. AgNO3, H2SO4, H2S, Ca(OH)2, Al

Câu 5. Dung dịch FeCl2 tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. NaOH, Na2S, Pb, Cl2, SO2


B. Cl2, H2S, Cu, NaOH, Cu(OH)2

C. KMnO4 (H+), Mg, H2S, Na2SO4, Ca(NO3)2

D. AgNO3, Ch, KMnO4 (H+), Mg, KOH

Câu 6. Nung các ống nghiệm kín chứa các chất sau: (1) (Cu + O2); (2) (KNO3 + Fe), (3) (Cu(NO3)2 +
Cu); (4) (MgCO3+ Cu); (5) (KNO3 + Ag); (6) (Fe + S). Có bao nhiêu ống nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim
loại:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7. Chọn câu không chính xác:
A. Để bảo quản dung dịch FeSO4, cho thêm đinh sắt vào.
B. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có thể bị tan hoàn toàn trong dung dịch KHSO4
C. Na phản ứng được với H2O, Cl2, dung dịch HCl, H2, dầu hoả.
D. Dung dịch chứa 2 muối KHSO4 và KNO3 hoà tan được Cu, Ag.
Câu 8. Trong các câu sau:
a) Cu2O vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
b) CuO vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
c) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch NH3
d) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn vào dầu hỏa hoặc xăng.
e) CuSO4 có thể dùng để làm khô khí NH3
Trang 1



Các câu đúng là:
A. a, c, d

B. a, c, e

C. c, d

D. a, d

Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hố sau:
 H2
 FeCl3
 dd M
Rắn X1 
 Rắn X2  màu đỏ  
 X3 
 Fe  NO3 2
Muối X 

 hỗn hợp màu nâu đỏ
t0

Các chất X1, X2, X3 là
A. FeO, Fe, FeCl2

B. RbO, Rb, RbCl2

C. CuO, Cu, FeCl2.


D. K2O, K, KCl.

Câu 10. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH lỗng là
A. H2SO4, CaCO3, CuSO4, CO2.

B. SO2, FeCl3, NaHCO3, CuO.

C. H2SO4, SO2, CuSO4, CO2, FeCl3, Al.

D. CuSO4, CuO, FeCb, SO2.

Câu 11. Dãy các chất đều phản ứng với nước là
A. SO2, NaOH, Na, K2O.

B. SO3, SO2, K2O, Na, K.

C. Fe3O4, CuO, SiO2, KOH.

D. SO2, NaOH, K2O, Ca(OH)2.

Câu 12. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch CuCl2 là
A. NaOH, Fe, Mg, Hg.

B. Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3.

C. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2.

D. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ca(OH)2.


Câu 13. Cho các phản ứng sau:
(1) FeCl3 + HI →

(4) FeCb + H2S →

(2) Fe(NO3)2 + AgNO3 →

(5) dung dịch H2S + SO2 →

(3) FeCb + Ba(OH)2 →

(6) O3 + KI + H2O →

Có bao nhiêu phản ứng tạo ra đơn chất:
A. 2

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 14. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch chứa Fe(NO3)2 sau đó đem để ngồi khơng khí, hãy cho
biết hiện tượng nào sẽ quan sát được sau đây?
A. kết tủa lục nhạt xuất hiện sau đó kết tủa tan.
B. có kết tủa nâu xuất hiện sau đó chuyển sang màu lục nhạt.
C. kết tủa lục nhạt xuất hiện sau đó hố nâu ngồi khơng khí.
D. có kết tủa luc nhạt sau đó hố nâu rồi tan.
Câu 15. Cho các phản ứng sau:
(1) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 →


(4) FeCl3 + Cu →

(2) MnO2 + HC1 →

(5) Fe(NO3)2 + AgNO3 →

(3) H2O2 + KI →

(6) HI + H2SO4 đặc nóng →

Có bao nhiêu phản ứng tạo ra đơn chất:
A. 2

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 16. Cho hỗn hợp các chất rắn sau vào nước dư thì thu được các khí nào: Na, NH4Cl, Al4C3, CaCO3
A. Cl2, H2, CO2
B. N2, Cl2, H2
C. H2, NH3, CH4
D. NH3, CO2, H2
Câu 17. Nung hỗn hợp các chất rắn sau: KClO3, Fe(NO3)3, CaCO3, KMnCl2, KNO3 đến khi khối lượng
khơng đổi thì thu được các chất khí nào:
A. O2, NO2, CO2

B. Cl2, NO2, O2.


C. CO2, O2, NO

D. Cl2, CO2, O2
Trang 2


Câu 18. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
 B+D
A + HCl 

F
B + Cl2 

 H↓ + NaNO3
E + NaOH 

 E+ NO↑ + D
A + HNO3 

 G↓ + NaCl
B + NaOH 

 H↓
G + I + D 

Các chất A, G, H là
A. CuO, CuOH và Cu(OH)2.

B. FeO, Fe(OH)2 và Fe(OH)3.


C. PbO, PbCl2 và Pb(OH)4.

D. Cu, Cu(OH)2 và CuOH

Câu 19. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1) Hòa tan Fe2O3 bằng lượng HCl dư, sau đó thêm tiếp dung dịch KMnO4 vào dung dịch
2) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2S2O3;
3) Cho Mangan đioxit vào dung dịch HCl;
4) Trộn hỗn hợp KNO3 với C và S sau đó đốt nóng hỗn hợp;
5) Thổi khí Ozon qua kim loại Bạc;
6) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào NaBr khan;
7) Nung hỗn hợp gồm KClO3 và bột than;
8) Sục khí SO2 qua dung dịch Sôđa;
Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là
A. 6

B. 5

C. 7

D. 8

Câu 20. Cho các phát biểu sau:
1) SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
2) Sử dụng máy photocopy không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể do máy khi hoạt động tạo ra O3
3) SO3 tan vô hạn trong axit sunfuric
4) Phân tử SO2 không phân cực
5) KMnO4 và KClO3 được dùng để điều chế oxi vì có tính oxi hóa mạnh.
6) SiO2 tan dễ trong kiềm nóng chảy và đẩy được CO2 ra khỏi muối.

7) Giống như Cacbon, Silic có các số oxi hóa đặc trưng 0,+2,+4, -4
8) Cát SiO2 có chứa nhiều tạp chất.
Số phát biểu đúng là
A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 21. Tiến hành các thí nghiệm sau
1) Sục khí F2 vào dung dịch NaOH nóng.

2) Đổ NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.

3) Đổ HCl đặc vào dung dịch KMnO4 đun nóng.

4) Nhiệt phân muối KNO3 với H < 100%.

5) Hòa tan PCl3 trong dung dịch KOH dư.

6) Thêm 2a mol LiOH vào a mol H3PO4.

Số thí nghiệm sau phản ứng cho 2 loại muối khác nhau là:
A. 5

B. 3

C. 4


D. 2

Câu 22. Cho các phản ứng sau:
1) H2S + O2

2) Dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 (dư)

3) CaOCl2 + HCl đặc

4) Al + dung dịch NaOH
Trang 3


5) F2 + H2O

6) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4
t 0 1:2 

0

t
8) CH3OH + CuO 


7) SiO2 + Mg 
Số phản ứng có thể tạo ra đơn chất là
A. 5

B. 7


C. 8

D. 6

Câu 23. Cho các phát biểu sau
1) CaOCl2 là muối kép
2) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do
sự tham gia của các electron tự do.
3) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
4) Trong các HX (X: halogen) thì HF có tính khử yếu nhất.
5) Bón nhiều phân đạm sẽ làm cho đất chua.
6) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là crom (Cr).
7) CO2 là phân tử phân cực.
8) Axit axetic phản ling với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại
thu được axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 24. Cho các thí nghiệm sau:
1) Để nước Javen trong không khí một thời gian.
2) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
3) Bình nước vôi trong để ngoài không khí.
4) Sục khí sunfuro vào dung dịch thuốc tím.

5) Ngâm dây đồng trong bình đựng dung dịch HCl để trong không khí hở miệng bình.
6) Cho H2SO4 đặc nóng vào NaBr rắn.
7) Cho C2H4 hợp nước trong điều kiện thích hợp.
8) Cho muối crom (II) clorua tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:
A. 8

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 25. Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng với dung dịch FeCl2 là:
A. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3

B. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.

C. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3

D. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.

Câu 26. Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, ZnO và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hòa tan
chất rắn X1 vào nước thu được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục dung dịch H2SO4 dư vào dung dịch Y1
thu được kết tủa Fl. Hòa tan E1 vào dung dịch NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1
vào dung dịch AgNO3 dư (Coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra là
A. 7

B. 9


C. 6

D. 8

Câu 27. Trong các dung dịch sau: NaClO, KMnO4, CaOCl2, Na2CO3, Mg(HCO3)2, Na2ZnO2,
HCOONH4, NH4ClO4, Na2C2O4, (NH4)2SO3, CH3OH, AgNO3. Hãy cho biết dung dịch HCl tác dụng
được với bao nhiêu dung dịch trong điều kiện thích hợp?
Trang 4


A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Câu 28. Có dung dịch X gồm (KNO3 và H2SO4). Cho lần lượt từng chất sau: Fe2O3, FeCl2, Cu, FeCl3,
Fe3O4, CuO, FeO tác dụng với dung dịch X. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 29. Cho các phản ứng hóa học sau đây:
1) NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O

2) 2NaHCO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl + CO2 + H2O
3) NaHSO4 + BaCl2 → BaSO4 + NaCl + HCl
4) 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 2H2O
5) 4HCl + MNO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Các phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường là:
A. 2,3,5

B. 2,3,4

C. 2,4,5

D. 1,2,5

Câu 30. Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống
được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10-15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do:
A. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cr có tính khử.
B. Dung dịch NaCl độc.
C. Vi khuẩn mất nước do thẩm thấu.
D. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ có tính oxi hóa.
Câu 31. Cho các cặp dung dịch sau: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4)
NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Hãy cho biết cặp nào xảy ra phản ứng khi trộn các chất
trong các cặp đó với nhau?
A. (1), (4), (5).

B. (1), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (3), (2), (5).


Câu 32. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hỗn hợp HCl với NaNO3 có thể hoà tan bột đồng.
B. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3 dư có kết tủa trắng keo không tan xuất hiện.
C. Các dung dịch chứa Cu(NO3)2 , Zn(NO3)2 , AgNO3 tác dụng với dung dịch NH3 dư thì dung dịch
thu được không có kết tủa.
D. Hỗn hợp bột chứa FeS2, FeS, CuS tan hết trong dung dịch HCl dư.
Câu 33. Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến
khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2
chất tan và phần không tan C1. Cho khi CO dư qua bình chứa C1 nung nóng hỗn hợp rắn E (Cho các phản
ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất.

B. 3 đơn chất.

C. 2 đơn chất và 2 hợp chất.

D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.

Câu 34. Cho các chất sau tiếp xúc với nhau:
(1) FeCl2 + dung dịch H2S;

(2) dung dịch CuCl2 + H2S;

(3) BaCO3 + CO2 + H2O;

(4) FeCl2 + dung dịch H2S;

(5) CuSO4 + dung dịch Na2CO3;

(6) Ag + O2


Ở nhiệt độ thường, số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. 4.

B. 2.

C. 5

D. 3
Trang 5


Câu 35. Có các ống nghiệm chứa dung dịch riêng biệt sau: KHSO4; FeCl3, Al(NO3)3, CuCl2, AgNO3,
ZnBr2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư, sau đó thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào từng dung dịch trên. Sau các
phản ứng, số ống nghiệm thu được kết tủa là
A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

0

0

 O 2 ,t
 H 2SO 4
 H 2S

 NaOH
 Fe,t
Câu 36. Cho chuỗi phản ứng sau: FeS2 
 A  
B 

 A 
 C 
 D.

A, B, C, D lần lượt là:
A. SO2, Na2SO3, S, FeS

B. S, Na2S, H2S, FeS

C. SO2, Na2SO3, H2S, FeS

D. SO2, NaHSO3, SO3, FeSO4

Câu 37. Cho bột nhôm vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 lắc đều một thời gian thu được chất rắn
X1 và dung dịch X2. Cho X1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H2 và còn lại hỗn hợp hai kim
loại không tan. Cho X2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, được một chất kết tủa duy nhất X3. Các chất có
trong X1, X2, X3 gồm
A. X1. Ag, Cu, Al; X2. Al(NO3)3; X3. Cu(OH)2.
B. X1. Ag, Cu; X2. Al(NO3)3, Cu(NO3)2; X3. Al(OH)3.
C. X1. Ag, Cu, Al; X2. Al(NO3)3; X3. Al(OH)3.
D. X1. Ag, Cu, Al; X2. Al(NO3)3, Cu(NO3)2; X3. Cu(OH)2.
Câu 38. Nung hỗn hợp bột KClO3, KMnO4, Zn một thời gian. Lấy hỗn hợp sản phẩm rắn cho vào dung
dịch HCl đặc thì thu được hỗn hợp khí. Hỗn hợp đó là
A. Cl2 và O2.


B. H2, Cl2 và O2.

C. Cl2 và H2.

D. O2 và H2.

Câu 39. Cho Fe vào H2SO4 1M (nguội); SO2 lội vào thuốc tím, CO2 lội vào dung dịch Na[Al(OH)4]
(hoặc NaAlO2); Al vào HNO3 đặc, nguội; Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng
hoá học là
A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 40. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung NH4NO3 rắn.

(2) Đun nóng NaCl tinh thể với dd H2SO4 đặc.

(3) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc.

(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(5) Cho K2S vào dung dịch AlCl3.

(6) Cho KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.


(7) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.

(8) Cho Na2CO3 vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là 
A. 8

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 41. Phát biểu đúng là
A. Than cốc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép.
B. Đốt cháy các chất thì chất oxi hóa phải là O2.
C. Điện phân dung dịch NaCl thì trên catot xảy ra sự oxi hóa H2O.
D. Ăn mòn điện hóa học ở cực âm xảy ra sự oxi hóa.
Câu 42. Nhận xét sai là
A. Ở điều kiện thường các phân tử khí hiếm chỉ có 1 nguyên tử.
B. Axit sunfuric có tính axit mạnh hơn axit pecloric.
C. SiH4, PH3, H2S, HCl điều kiện thường là những chất khí.
Trang 6


D. Nếu sục flo vào nước nóng thì sẽ bốc cháy.
Câu 43. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO.


B. Cho kim loại Be vào H2O.

C. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.

D. Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

Câu 44. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?
0

t
A. NH 4 Cl  NaOH 
 NaCl  NH3  H 2 O
H SO ñaëc, t 0

2
4
 C2 H 4  H 2 O
B. C2 H 5OH 
0

t
C. NaCl  raén   H 2 SO4 ñaëc 
 NaHSO4  HCl
0

CaO,t
D. CH3COONa raén   NaOH raén  
 Na2 CO3  CH 4


Câu 45. Cho hình vẽ thu khí như sau:
Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3, O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S có thể thu
được theo cách trên?
A. Chỉ có khí H2

B. H2, N2, NH3

C. O2, N2, H2, Cl2, CO2

D. Tất cả các khí trên

Câu 46. Cho hình vẽ thu khí như sau:
Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3, O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S có thể thu
được theo cách trên?
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là 
A. H2, NH3, N2, HCl, CO2

B. H2, N2, NH3, CO2

C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl

D. Tất cả các khí trên

Câu 47. Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S
B. O2, N2, H2, CO2
C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2
D. NH3, O2, N2, HCl, CO2
Câu 48. Cho sơ đồ thí nghiệm sau, hãy xác định phản ứng xảy ra trong bình tam giác:

A. NaCO3 +H2SO4 →
B. CaCO3 + HCl →
C. Zn + NaOH →
D. KMnO4 +HCl →
Câu 49. Cho các cặp oxi hóa khử và thế điện hóa chuẩn:

Trang 7


Zn2+ / Zn

(–0.76V)

Cu2+ / Cu

0,34 V

Ag+/Ag

0,80 V

Cho biết chỉ số của vol kế trong sơ đồ sau:
A. 1,1 V

B. 0,46 V

C. 1,56 V

D.0,54V


Câu 50. Xác định chất vô cơ X, Y, Z, T thỏa mãn sơ đồ bên. Biết X, Z có
mùi khó chịu; Y, Z có thành phần nguyên tố như sau:
A. H2S, SO3, SO2, H2SO4
B. SO2, H2SO3, H2SO4, H2S
C. H2SO4, SO2, SO3, H2S
D. H2S, SO2, SO3, H2SO4
Câu 51. Phần tử có khối lượng nhỏ nhất cấu tạo nên các chất có đặc điểm:
A. Không mang điện

B. Mang điện âm

C. Mang điện dương

D. Có thể mang điện hoặc không

Câu 52. Nêu hiện tượng xảy ra tại các bình (I) H2SO4, (II) Ca(OH)2 , (III) AgNO3
I

II

III

A.








B.







C.







D.







Câu 53. Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ. Biết các khí có cùng số mol. Nghiêng
ống nghiệm để nước ở nhánh A chảy hết sang nhánh B. Xác định thành phần của
chất khí sau phản ứng:
A. O2, CO2, I2

B. O2


C. CO2

D. CO2, O2

Câu 54. Để tẩy sát trùng, tẩy uế tạp xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta thường rải lên đó những
chất bột màu trắng, mùi hắc đó là chất gì?
A. Ca(OH)2

B. CaOCl2

C. CaCO3

D. CaO

Câu 55. Chất X, Y là gì để quỳ ẩm chỉ chuyển sang màu đỏ?
Trang 8


A. Dung dịch NaOH và NH4Cl rắn
B. Dung dich HCl và KMnO4 rắn
C. Dung dịch H2SO4 đặc và NaHSO3 rắn
D. H2O và P2O5 rắn
Câu 56. Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất
nhôm. Lý do nào sau đây không liên quan đến vai trò của criolit?
A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng
lượng
B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
C. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa
D. Giúp loại bỏ tạp chất nhôm

Câu 57. Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ, xác định chất khí X và chất rắn Y.

A. HCl và Ca(OH)2

B. CO2 và Na2CO3

C. NH3 và KHSO4

D. O2 và Na

Câu 58. Xác định các chất (hoặc hỗn hợp) X, Y tương ứng trong sơ
đồ:
A. K2MnO4, O2
B. NaHCO3, CO2
C. Cu(NO3)2;(NO2,O2)
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 59. Người ta nhận thấy nơi các mối hàn kim loại dễ bị rỉ (gỉ, mau hư) hơn so với kim loại không hàn,
nguyên nhân chính là:
A. Do kim loại làm mối hàn không chắc bằng kim loại được hàn
B. Do kim loại nơi mối hàn dễ bị ăn mòn hóa học hơn
C. Do nơi mối hàn thường là hai kim loại khác nhau nên có sự ăn mòn điện hóa học
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 60. Câu trả lời nào sau đây là sai?
A. Đồng có khả năng phản ứng với dung dịch HCl hay H2SO4 loãng khi có mặt oxi
B. Đồng sunfat nguyên chất bị hóa xanh khi kết hợp với H2O
C. Đồng (II) oxit phản ứng được với dung dịch NH3
D. Đồng (II) hidroxit tan dễ dàng trong dung dịch NH3
Câu 61. Dụng cụ sau điều chế khí gì? (thu trong bình trái tim)
A. H2


B. NH3

C. CO

D. HCl

Câu 62. Cho từ từ dung dịch AlCl3 và dung dịch chứa NaOH và NaAlO2.
Hiện tượng quan sát được là:
Trang 9


A. Có kết tủa sau đó kết tủa tan dần
B. Ban đầu có thấy kết tủa, nhưng kết tủa tan ngay sau đó kết tủa dần xuất hiện
C. Ban đầu chưa có kết tủa, sau đó kết tủa dần xuất hiện rồi lại tan dần
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 63. X, Y, Z là ba chất trong số các chất: H2O, C2H5OH, dầu
thực vật. Xác định các chất X, Y, Z (tương ứng) dựa vào thí nghiệm.
A. Dầu thực vật, C2H5OH, H2O
B. C2H5OH, dầu thực vật, H2O
C. H2O, C2H5OH, dầu thực vật
D. Dầu thực vật, H2O, C2H5OH
Câu 64. Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
A. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

B. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu

C. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓

D. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe↓


Câu 65. Xác định chất rắn X, và chất khí Y để khi chất X rơi xuống thì chất lỏng trơ đựng trong ống chữ
U mới dịch chuyển theo chiều mũi tên cong

A. Na2O và CO

B. Ca và NO2

C. P2O5 và NH3

D. CuSO4 và H2S

Câu 66. Cho biết vị trí của F, O, Cl, N trong HTTH như bảng bên. Chọn so sánh đúng về độ phân cực
liên kết:
N

O

F
Cl

A. F2 O  FC1

B. Cl2O < CIF

C. NF3 > F2O

D. NCl3 > Cl2

Trang 10



ĐÁP ÁN
l. C

2. C

3. B

4. A

5. D

6. C

7. C

8. A

9. C

10. C

11. B

12. D

13. B

14. C


15. C

16. C

17. A

18. B

19. C

20. D

21. C

22. C

23. C

24. C

25. A

26. B

27. D

28. C

29. C


30. C

31. B

32. D

33. D

34. A

35. B

36. A

37. D

38. C

39. B

40. D

41. D

42. B

43. B

44. B


45. B

46. C

47. B

48. B

49. D

50. A

51. B

52. B

53. B

54. B

55. C

56. D

57. B

58. B

59. C


60. C

61. A

62. B

63. A

64. A

65. D

66. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án C
Các phương trình hóa học viết đúng là (1), (2), (4), (7) và (8).
(3) Không xảy ra phản ứng.
1
(5) Khi cho F2 vào dung dịch lập tức xảy ra phản ứng: F2 + 2H2O → 2HF + O2
2
(6): Muối AgF là muối tan nên không xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
CHÚ Ý
Với phương trình phản ứng (4) nhiều bạn không cho xảy ra phản ứng, tuy nhiên, do Br2 có độ âm điện
nhỏ hơn và có tính khử lớn hơn clo nên đã xảy ra phản ứng oxi hóa – khử, trong đó số oxi hóa của clo
giảm từ 0 xuống –1 và số oxi hóa của brom tăng từ 0 nên +5.
Khi đó, với câu hỏi lí thuyết yêu cầu nêu hiện tượng phản ứng khi: Cho khí clo từ từ đến dư qua dung
dịch NaBr thì hiện tượng quan sát được là gì thì hiện tượng đúng là:
+ Đầu tiên: Dung dịch từ không màu dần chuyển sang màu vàng (hoặc da cam):
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Màu của brom nguyên chất là nâu đỏ nhưng khi được cho vào nước tạo thành dung dịch, tùy nồng độ
dung dịch lớn hay nhỏ mà ta có màu nâu đỏ sẽ đậm nhạt khác nhau.
+ Sau đó màu của dung dịch nhạt dần do có phản ứng: Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 3HBrO3 + 10HCl
Câu 2. Đáp án C
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học: (I), (II), (III).
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr
CO2 + NaClO + H2O → NaHCO3 + HClO
CHEMTip
Khi Ca(OH)2 phản ứng với CO2 hoặc SO2 có tạo thành kết tủa CaCO3 hoặc CaSO3, còn khí H2S phản ứng
với dung dịch Ca(OH)2 tạo muối CaS là muối tan.
Câu 3. Đáp án B
Những khí thải có thể xử lí bằng dung dịch Ca(OH)2 là những chất khí phản ứng với dung dịch Ca(OH)2
hoặc những chất khí tan nhiều trong dung dịch Ca(OH)2.

Trang 11


4NO2  2Ca  OH   Ca  NO3   Ca  NO2   2H 2 O
CO2  Ca  OH   CaCO3  H 2 O
2
2
2
2


CO2  Ca  OH   CaCO3  H 2 O
SO2  Ca  OH   CaSO4  H 2 O
2
2

A. 
B. 
N 2 : khoâng tan trong dd Ca  OH 2
H 2 S  Ca  OH 2  CaS  H 2 O


Cl 2  Ca  OH 2  CaOCl 2  H 2 O
Cl 2  Ca  OH 2  CaOCl 2  H 2 O
CO2  Ca  OH   CaCO3  H 2 O
2

SO2  Ca  OH   CaSO4  H 2 O
2
C. 
C2 H 2 : khoâng tan trong dd Ca  OH 2

Cl 2  Ca  OH 2  CaOCl 2  H 2 O

2HCl  Ca  OH   CaCl 2  2H 2 O
2

CO2  Ca  OH   CaCO3  H 2 O
2
D. 
C2 H 4 : khoâng tan trong dd Ca  OH 2

SO2  Ca  OH 2  CaSO3  H 2 O

Với đáp án C và đáp án D, nhiều bạn sẽ nhầm khí C2H2 và C2H4 là các hidrocacbon không no sẽ phản ứng
với nước nên bị hấp thụ bởi dung dịch Ca(OH)2. Tuy nhiên, các bạn cần nhớ rằng, hai khí này phản ứng

với nước cần có điều kiện phản ứng xác định (tổng quát với các hidrocacbon không no khác chúng ta sẽ
tìm hiểu trong phần hữu cơ):
0

H 2SO 4 ,HgSO 4 ,80 C
C2H2 + H2O 
CH3CHO


0

H ,t
C2H4 + H2O 
 CH3CH2OH

Câu 4. Đáp án A
Trong phân tử FeCl3, số oxi hóa của sắt đạt giá trị cực đại là +3 và clo đạt số oxi hóa cực tiểu là –1 nên
khi tham gia phản ứng hóa học, FeCl3 có xu hướng:
+ Nếu không phải là phản ứng oxi hóa - khử, phản ứng trao đổi ion cần diễn ra theo chiều làm xuất hiện
kết tủa Fe(OH)3 hoặc muối clorua không tan ứng với kim loại nào đó.
+ Nếu là phản ứng oxi hóa - khử, FeCl3 vừa có khả năng là chất khử với sự tăng số oxi hóa của clo và có
thể là chất oxi hóa với sự giảm số oxi hóa của sắt.
Từ đó ta có các phương trình phản ứng như sau:
K2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2KCl + S↓
H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl + S↓
2HI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl +I2
3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 +2Fe(NO3)2
3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3↓ +3NaNO3

B. Loại CuSO4, Ag và SO2; C.Loại Na2SO4, Cu(NO3)2; D.Loại H2SO4.
Câu 5. Đáp án D
Trong phân tử FeCl2, số oxi hóa là +2 là số oxi hóa trung gian của sắt trong các chất, clo có số oxi hóa
cực tiểu là -1 nên trong các phản ứng hóa học, FeCl2 có xu hướng:
+ Nếu không phải là phản ứng oxi hóa - khử thì phản ứng trao đổi ion trong dung dịch sẽ có xu hướng tạo
thành kết tủa Fe(OH)2 hoặc kết tủa muối clorua của kim loại nào đó (ví dụ AgCl).
+ Nếu là phản ứng oxi hóa - khử thì FeCl2 có thể đóng vai trò là chất khử với sự tăng số oxi hóa của clo
hoặc của sắt lên +3, có thể đóng vai trò chất oxi hóa với sự giảm số oxi hóa của sắt về 0.
Trang 12


Từ đó ta có các phương trình phản ứng như sau:

2AgNO3  FeCl 2  2AgCl   Fe  NO3 

2
 2

3

Fe  Ag  Fe  Ag neáu Ag dö





1
FeCl + Cl2 → FeCl3
2


5Fe2   10Cl   3MnO4  24H   5Fe3  5Cl 2  3Mn 2   12H 2 O
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl
A. Loại Pb (xem vị trí các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa) và SO2.
B. Loại H2S và Cu(OH)2.
C. Loại H2S, Na2SO4 và Ca(NO3)2.
Câu 6. Đáp án C
Các ống nhiệm thỏa mãn: (1), (2), (3) và (6).
0

t
(1) 2Cu + O2 
 2CuO


1
t0
 KNO2  O2
KNO3 
2
(2) 
0
t
3Fe  2O 
 Fe3O4
2


1
t0

 CuO  2NO2  O2
Cu  NO3 2 
(3) 
2
t0
2Cu  O 
 2CuO

2
t0
MgCO 
 MgO  CO2
3
(4) 
Khoâng phaûn öùng
CO2  Cu :


1
t0
 KNO2  O2
KNO3 
(5) 
2
Ag  O :
Khoâ
n
g
phaû
n öùng


2
0

t
(6) Fe + S 
 FeS

CHEMTip
2
Trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử Fe

Fe

3
đứng trước cặp oxi hóa - khử Fe

Fe2 

nên

sắt sẽ bị oxi hóa trước Fe2+
Câu 7. Đáp án C
A. Để bảo quản Fe2+ không bị oxi hóa lên Fe3+, cho đinh sắt vào để đinh sắt bị oxi hóa trước

Fe3O4  8H   Fe2   2Fe3  4H 2 O
B. 
3
2
2

Cu  2Fe  Cu  2Fe
C. Người ta thường bảo quản các kim loại kiềm trong dầu hỏa vì vậy Na không phản ứng với dầu hỏa.

Trang 13


3Cu  8H   2NO3  3Cu2   2NO  4H 2 O
D. 



3Ag  4H  NO3  3Ag  NO  2H 2 O
Câu 8. Đáp án A
a) Vì trong Cu2O thì đồng có số oxi hóa là +1, đây là số oxi hóa trung gian của đồng nên Cu2O vừa có
tính oxi hóa, vừa có tính khử. Ví dụ:
1

2

0

Cu 2 O  2HCl  Cu Cl2  Cu  H 2 O

b) Trong phân tử CuO thì đồng đã đạt số oxi hóa tối đa là +2 nên CuO chỉ có tính oxi hóa.
c) Cu(OH)2 +4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
d) CuSO4 khan có màu trắng nhưng khi kết hợp với nước thành CuSO4.5H2O thì được tinh thể có màu
xanh.
e) CuSO4 không thể dùng làm khô NH3 vì CuSO4 có phản ứng với NH3 lẫn hơi nước.
CHEMTip
Phản ứng giữa CO2 và SO2 với dung dịch kiềm (các tỉ lệ số mol khác nhau) như trên là cơ sở cho những

bài toán định lượng về phản ứng của XO2 (gọi chung CO2 và SO2) với dung dịch kiềm. Các bạn cần lưu ý
đến tỉ lệ giữa các hệ số trong phản ứng này để nhanh chóng xác định sản phẩm của phản ứng.
Về mặt bản chất, phản ứng xảy ra theo thứ tự lần lượt như sau: XO 2  2OH   XO32  H 2 O 1
Tiếp theo, nếu OH– hết, XO2 còn dư thì xảy ra phản ứng: XO 2  H 2 O  XO32  2HXO3  2 
Hai phản ứng (1) và (2) trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phân tích hiện tượng thí nghiệm, tuy
nhiên trong các bài tập định lượng, để rút ngắn thời gian làm bài chúng ta thường phân tích dữ kiện đề bài
dựa trên các phương trình phản ứng giữa XO2 và kiềm.
Câu 9. Đáp án C
Khi nhiệt phân muối X thu được hỗn hợp màu nâu đỏ, ta nghĩ tới nhiệt phân muối nitrat thu được khí NO2
(màu nâu đỏ) và O2.
Mặt khác chất rắn X1 có phản ứng với H2 nên X1 là oxit kim loại và X2 là kim loại.
Vì X2 màu đỏ nên X2 là Cu. Khi đó X3 là FeCl2. Vậy đáp án đúng là C.
 ddPb  NO3 2
FeCl3
 H2
CuO 
 Cu 
 FeCl2 
 Fe  NO3 2
Cu  NO3 2 

 NO 2 , O 2
t0

Câu 10. Đáp án C
Dung dịch NaOH là một bazo mạnh, có tính chất như sau:
+ Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.
+ Tác dụng với một số dung dịch muối, tạo ra bazo không tan.
A. Loại CaCO3; B. Loại CuO; D. Loại CuO.
Các phương trình phản ứng xảy ra ở đáp án C:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
hoặc SO2 + NaOH → NaHSO3
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ +Na2SO4
Trang 14


CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3 
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
3
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2
2
Câu 11. Đáp án B
Các chất có thể phản ứng được với nước:
+ Các oxit axit hoặc oxit bazo có khả năng tác dụng với nước tạo thành axit hoặc dung dịch kiềm.
+ Một số kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng được với nước tạo dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
A: Loại NaOH
C: Loại Fe3O4, SiO2 và KOH
D: Loại NaOH và Ca(OH)2.
Các phương trình phản ứng ở Đáp án B:
SO3 + H2O → H2SO4;

 H2SO3
SO2 + H2O 

K2O + H2O → 2KOH;

1
Na + H2O → NaOH + H2

2

1
K + H2O → KOH + H2
2
CHEMTip
Các chất có thể phản ứng được với dung dịch CuCl2 :
+ Các dung dịch kiềm phản ứng với dung dịch CuCl2 tạo kết tủa Cu(OH)2.
+ Một số dung dịch muối phản ứng với dung dịch CuCl2 tạo kết tủa ứng với gốc Cl–.
+ Một số dung dịch chứa ion âm tạo chất không tan với Cu2+.
2

0

+ Một số chất khử có thể khử Cu về Cu .
1

+ Một số chất oxi hóa có thể oxi hóa Cl lên số oxi hóa cao hơn.
Câu 12. Đáp án D
A. Loại Hg; B. Loại Ag; C. Loại Ag.
Các phương trình phản ứng ở đáp án D:
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
2AgNO3 + CuCl2 → Cu(NO3)2 + 2AgCl↓
Ca(OH)2 + CuO2 → Cu(OH)2 + CaCl2
Câu 13. Đáp án B
Các phản ứng tạo đơn chất: (1), (2), (4), (5) và (6).
1
(1) FeCl3 + HI → FeCl2 + HCl + I2

2
(2) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 +Ag
Trang 15


(3) 2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3BaCl2
(4) 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S
(5) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
(6) O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2
Câu 14. Đáp án C
Các phương trình phản ứng xảy ra như sau:
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaNO3
1
1
Fe(OH)2 + H2O + O2 → Fe(OH)3
2
4
Trong đó Fe(OH)2 màu lục nhạt, Fe(OH)3 màu nâu.
Câu 15. Đáp án C
Các phản ứng tạo đơn chất: (1), (2), (3), (5) và (6).
(1) 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4 +2MnSO4 + 5O2 + 8H2O
(2) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(3) H2O2 + 2KI → 2KOH + I2
(4) 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
(5) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NP3)3 + Ag
0

t
(6) 2KI + H2SO4 đặc 
 I2 + SO2 + 2KOH


Câu 16. Đáp án C
Các phản ứng xảy ra khi hòa tan các chất vào nước:
1
Na + H2O → NaOH + H2↑
2
NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O
Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4↑
Câu 17. Đáp án A
3
t0
KClO3 
 KCl + O2;
2
0

t
CaCO3 
 CaO + CO2;

3
t0
2Fe(NO3)3 
 Fe2O3 + 6NO2 + O2
2
0

t
2KMnO4 
 K2MnO4 + MnO2 + O2


1
t0
KNO3 
 KNO2 + O2
2
Câu 18. Đáp án B
Từ phản ứng của A với HCl và HNO3 thấy tạo thành sản phẩm muối khác nhau là B và E, mặt khác khi A
phản ứng với HNO3 giải phóng khí NO nên nguyên tố kim loại trong oxit A chưa đạt số oxi hóa mà vẫn
còn thể hiện tính kim loại cao nhất. Do đó chọn được Đáp án B. Khi đó có các phương trình phản ứng
như sau:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
1
t0
FeCl2 + Cl2 
 FeCl3
2
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
Trang 16


3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
1
1
Fe(OH)2 + H2O + O2 → Fe(OH)3
2
4
CHEMTip
Chú ý: Hỗn hợp gồm 75% KNO3, 10% S và 15%C là thuốc nổ đen (thuốc nổ có khói). Dung dịch sôđa

chứa Na2CO3
Câu 19. Đáp án C

FelO3  6H   2Fe3  3H 2 O
1) 



2
16H  10Cl  2MnO4  2Mn  5Cl 2  8H 2 O
2) K2S2O3 + H2SO4 → S↓ + SO2 + H2O + K2SO4
3) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
0

t
4) 2KNO3 + S + 3C 
 K2S + N2↑ + 3CO2↑

5) O3 + 2Ag → Ag2O + O2↑
6) H2SO4 loãng + NaBr: không phản ứng 
0

t
7) 2KClO3 + 3C 
 2KCl + 3CO2↑

8) Na2CO3 + SO2 → Na2SO3 + CO2↑
Câu 20. Đáp án D
Các phát biểu đúng là 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 8.
1) Ngoài SO2, còn có thể một số khí khác gây ra mưa axit như NO, NO2,...

2) Phía trên tầng đối lưu và phía dưới tầng bình lưu ở độ cao 20 - 30 km là tầng ozon. Tầng ozon đóng vai
trò cực kì quan trọng, nó có tác dụng như lá chắn bảo vệ cho sự sống trên Trái Đất, ngăn không cho tia
cực tím từ vũ trụ thâm nhập Trái Đất:
UV
O3 
O2  O 

Ở tầng thấp (trên mặt đất) thì ngược lại, O3 là chất gây ô nhiễm. Nó cùng với những hợp chất oxit nitơ
gây nên mù quang hóa bao phủ bầu trời thành phố trong những ngày hè không gió. Mù quang hóa gây
đau cơ bắp, mũi, cuống họng, đó là nguồn gốc của bệnh khó thở. Khí ozon dễ gây ra những bệnh về hô
hấp như viêm phế quản, viêm mũi... chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp.
Ozon cũng như khí cacbon đioxit, là chất gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ O3 trong tầng khí quyển tăng
lên 2 lần thì nhiệt độ mặt đất tăng thêm l°C.
Trong tự nhiên, ozon được tạo ra từ khí oxi dưới tác động của tia cực tím (tử ngoại, UV) từ ánh sáng mặt
trời, hay khi sét đánh, từ các hoạt động của động cơ (tàu, xe...). Thậm chí trong đời sống hằng ngày, máy
photocopy, tivi khi hoạt động cũng tạo ra một lượng nhỏ khí ozon. Vậy sử dụng máy photocopy không
đúng cách có thể gây hại cho cơ thể do máy khi hoạt động tạo ra O3.
3) SO3 tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric.
4) Phân tử SO2 phân cực (phân tử CO2 không phân cực).
t0
2KMnO 
 K 2 MnO4  MnO2  O2
4
5) 
t0
 2KCl  3O2
2KClO3 

Trang 17



t0
SiO  2NaOH 
 Na2 SiO4  H 2 O
2
6) 
0
t
 Na2 SiO3  CO2
SiO2  2Na2 O3 

7) Cũng như cacbon, silic có các số oxi hóa -4, 0, + 2 và +4; số oxi hóa +2 ít đặc trưng đối với Si.
8) Thành phần chính của cát là SiO2. Tuy nhiên, thành phần hợp thành của cát có sự biến động lớn, phụ
thuộc vào các nguồn đá và các điều kiện khác tại khu vực.
Câu 21. Đáp án C
1
t0
1) 2NaOH + F2 
 2NaF + H2O + O2
2
2) Ba(HCO3)2 + 2NaOH (dư) → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
3) 2KMnO4 + 14HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 7H2O 
1
t0
4) KNO3 
 KNO2 + O2
2
Vì H < 100% nên hỗn hợp thu được gồm KNO3 và KNO2.
5) PCl3 + 5KOH (dư) → 3KCl + K2HPO3 + 2H2O
6) 2LiOH + H3PO4 → Li2HPO4 + 2H2O

Câu 22. Đáp án C
1) 2H2S + O2 → 2H2O + 2S

Cl   Ag  AgCl 
2)  
2
3
Ag  Fe  Fe  Ag 
3) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
4) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
1
5) F2 + H2O → 2HF + O2
2
6) Na2S2O3 + H2SO4 → S + SO2 + H2O + Na2SO4
0

t
7) SiO2 + 2Mg 
 Si + 2MgO
0

t
8) CH3OH + CuO 
 HCHO + Cu + H2O

Câu 23. Đáp án C
Các phát biểu đúng là: 2, 3, 4
1

1


1) CaOCl2 có công thức cấu tạo là Cl  O  Ca  Cl . Như vậy, clorua vôi là muối của kim loại canxi với
hai loại gốc axit là clorua (Cl–) và hipoclorit (ClO–). Muối của một kim loại với nhiều loại gốc axit khác
nhau được gọi là muối hỗn tạp.
Ví dụ về muối kép: NaCl.KCl, KCl.MgCl2.6H2O,...
3) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (khoảng từ 12C
đến 24 C) không phân nhánh (axit béo).
5) Một số phân đạm nitrat không làm cho đất chua, ví dụ như KNO3. Đất chua hay đất phèn là chất có
tính axit tức là lượng H+ cao.
6) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W nóng chảy ở 3410°C, Cr là kim loại có tính cứng cao nhất.
7) Liên kết cộng hóa trị giữa C và O là liên kết phân cực nhưng phân tử CO2 không phải là phân tử phân cực.
Trang 18


 CO

 NaOH
2
8) CH3COOH +NaOH 
CH3COONa 
 không xảy ra phản ứng vì axit CH3COOH mạnh
hơn axit H2CO3.

Câu 24. Đáp án C
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử: 2, 4, 5, 6, 7, 8.
1) Thành phần của nước Javen gồm NaCl, NaClO và H2O.
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

Ag  Cl   AgCl 
2)  

2
3
Ag  Fe  Fe  Ag
3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
4) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
1
5) Cu + O2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
2
0

t
6) 2NaBr + H2SO4 
 Na2SO4 + SO2 + Br2 + H2O


0

H ,t
7) CH2 = CH2 + H2O 
 CH3CH2OH

8) 4CrCl2 + O2 + 12NaOH → 4NaCrO2 + 8NaCl + 6H2O
Câu 25. Đáp án A
2FeCl2  Cl2  2FeCl3

A. FeCl2  Na 2S  FeS  2NaCl

2



3
3Fe  4H  NO3  3Fe  NO  2H 2 O

B. Loại dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl.
C. Loại dung dịch BaCl2.
D. Loại dung dịch HCl.
Câu 26. Đáp án B
H 2SO 4
Y1 : BaZnO 2 
  F1 : BaSO 4
BaO
BaO



H2O
CO,t 0
 X1  Zn 

 ZnO 
 Zn du NaOH
AgNO3

 G1 : Fe 
 Ag  Fe  NO3 3
FeO
Fe
E1 : Fe






Các phản ứng xảy ra:
0

t
(1) Zn + CO 
 Zn + CO2
0

t
(2) FeO + CO 
 Fe + CO2

(3) BaO + H2O → Ba (OH)2
(4) Ba(OH)2 + Zn → BaZnO2 + H2
(5) BaZnO2 + H2SO4 → BaSO4↓ + Zn(OH)2↓
(6) Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O
(7) Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2
(8) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
(9) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Vì hòa tan E1 vào NaOH dư thấy bị tan 1 phần nên E1 có ZnO và FeO.
Trang 19


Câu 27. Đáp án D
Tất cả các chất đều phản ứng được với dung dịch HCl trong điều kiện thích hợp:
NaClO + HCl → NaCl + HClO
2KMnO4 + 16HCl đặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Mg(HCO3)2 + 2HCl → MgCl2 + 2CO2 + 2H2O
Na2 ZnO2  2HCl  2NaCl  Zn  OH 
2

 Zn  OH 2  2HCl  ZnCl 2  2H 2 O  coù theå coù

HCOONH4 + HCl → NH4Cl + HCOOH
1
5
NH4ClO4 + 4HCl → N2 + Cl2 + 4H2O
2
2
(COONa)2 + 2HCl → 2NaCl + HOOC – COOH
(NH4)2SO3 + 2HCl → 2NH4Cl + SO2 + H2O
CH3OH + HCl → CH3Cl + H2O
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Câu 28. Đáp án C
Các phản ứng oxi hóa – khử xảy ra khi cho dung dịch X tác dụng với các chất: FeCl2, Cu, Fe3O4 và FeO.

 

Dung dịch X có vai trò oxi hóa của NO3 H  .
Câu 29. Đáp án C
0

t
2) 2NaHCO3 + CaCl2 
 CaCO3 + 2NaCl + CO2 + H2O

0

t
4) 3Cl2 + 6KOH 
 5KCl + KClO3 + 2H2O
0

t
5) 4HCl đặc + MnO2 
 MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 30. Đáp án C
Khi ngâm thực phẩm trong nước muối thì nồng độ muối NaCl trong dung dịch nước muối và trong thực
phẩm có sự chênh lệch. Do đó muối NaCl sẽ thẩm thấu vào thực phẩm và nước từ thực phẩm đi ra dung
dịch do chất tan dịch chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp và nước đi từ nơi có nồng độ chất
tan thấp sang nơi có nồng độ chất tan cao. Khi đó vi khuẩn sẽ bị mất nước do thẩm thấu.
Câu 31. Đáp án B
(1) 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
(3) 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + 2H2O
(5) NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
Câu 32. Đáp án D
A. 3Cu + 8H+ + 2 NO3 → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
B. 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2
C. Cu(NO3 )2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4NO3
Zn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4NO3
Trang 20


1
1

AgNO3 + NH3 + H2O → Ag2O↓ + NH4NO3
2
2
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Ag2O + 4NH3 + H2O →2[Ag(NH3)2]OH
Do [Cu(NH3)4](OH)2, [Zn(NH3)4](OH)2 và [Ag(NH3)2]OH là các phức chất tan nên dung dịch thu được
không có kết tủa.
D. FeS2 + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ + S↓ ; FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
CuS không tan trong dung dịch HCl.
Câu 33. Đáp án D
 Ba  AlO 
BaCO3
2 2
BaO
B 


 Ba  OH 
Fe  OH 2
Fe2 O3
2
 


H2 O dö
t 0 ,kk
X Al  OH 3 
 A1 Al 2 O3   Fe O
Fe


CuO
  2 3  CO, dö, t 0

CuO

C1 CuO  E Cu
MgCO
MgO
 MgO

3
MgO

 

 Với bài này vì đề bài hỏi số chất chứa tối đa trong E nên nhiều bạn sẽ nghĩ tới trường hợp E có cả
Al2O3 để đạt được số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng dung dịch B chứa 2 chất tan:
khi hòa tan A1 vào nước thì dung dịch thu được chắc chắn phải có Ba(AlO2)2 nên để có 2 chất tan thì chất
tan còn lại chỉ có thể là Ba(OH)2. Do đó khi Al2O3 bị hòa tan hết trong dung dịch kiềm thì Ba(OH)2 vẫn
dư.
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 +Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
Câu 34. Đáp án A
Các trường hợp xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường là: (1), (2), (3), (5).
CHEMTip
Khi dung dịch muối tan của bạc phản ứng với dung dịch kiềm, hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết
tủa đen, tuy nhiên kết tủa này không phải là AgOH mà AgOH không bền có sự phân hủy:
2AgOH → Ag2O + H2O
Do đó kết tủa đen quan sát được là Ag2O. Nếu lọc kết tủa này đem nung thì ta thu được Ag:

1
Ag2O → 2Ag + O2
2
Câu 35. Đáp án B
Các ống nghiệm thu được kết tủa: KHSO4, FeCl3.
Ba OH  dö

NH dö

2
3
KHSO4 
↓ BaSO4 
↓ không tan

Ba OH  dö

NH dö

2
3
FeCl3 
↓ Fe(OH)3 
↓ không tan

Ba OH  dö

NH dö

2

3
Al(NO3)3 
↓ không có 
không có ↓

Ba OH  dö

NH dö

2
3
CuCl2 
↓ Cu(OH)2 
↓ tan

Trang 21


Ba OH  dö

NH dö

2
3
AgNO3 
↓ Ag2O 
↓ tan

Ba OH  dö


NH dö

2
3
ZnBr2 
↓ Zn(OH)2 
↓ tan

Câu 36. Đáp án A
Các phương trình phản ứng xảy ra:
0

t
4FeS2 +11O2 
 2Fe2O3 + 8SO2

SO 2  2NaOH  Na 2SO3  H 2 O
SO  NaOH  NaHSO
3
 2
 Na 2SO3  H 2SO 4  Na 2SO 4  SO 2  H 2 O
 2NaHSO  H SO  Na SO  2SO  2H O
3
2
4
2
4
2
2


SO2 + 2H2S →3S + 2H2O
0

t
Fe + S 
 FeS

Câu 37. Đáp án D
Vì cho X1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H2 và còn lại hỗn hợp hai kim loại không tan
trong X1 có nhôm (tan trong dung dịch NaOH dư) và Cu, Ag (không tan trong dung dịch NaOH).
Vì đã có kim loại mới sinh ra nên trong dung dịch X2 chắc chắn có Al(NO3)3. Mà cho X2 tác dụng với
dung dịch NaOH dư, được một chất kết tủa duy nhất X3 nên trong dung dịch X2 còn một muối nữa là
muối Cu(NO3)2 vì khi cho nhôm vào dung dịch ban đầu thì khi AgNO3 phản ứng hết với Al, Cu(NO3)2
mới phản ứng với nhôm.
Do đó kết tủa X3 là Cu(OH)2.
Câu 38. Đáp án C
Vì chỉ nung hỗn hợp bột một thời gian nên có thể các phản ứng xảy ra trong quá trình nung chưa hoàn
toàn. 
KCl

K 2 MnO4
MnO
KClO3
2

Cl 2
0

t
HCl ñaëc

  ZnO

KMnO4 

H 2
 Zn
KClO
3


KMnO4

 Zn

Câu 39. Đáp án B
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học:
Fe + H2SO4(dd loãng) → FeSO4 + H2
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
CO2 + NaAlO2 + 2H2O →Al(OH)3↓ + NaHCO3
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Câu 40. Đáp án D
Các phản ứng:
Trang 22


0

t
(1) NH4NO3 
 N2O↑ + 2H2O


(2) 2NaClrắn + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl↑
(3) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2↑ + H2O
(4) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(5) 3K2S + 2AlCl3 + 3H2O → 3H2S↑ + 2Al(OH)3↓ + 6KCl
(6) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O
(7) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
(8) 3Na2CO3 + Fe2(SO4)3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2↑ + 3Na2SO4
Câu 41. Đáp án D
A. Than cốc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất gang.
B. Đốt cháy các chất thì các chất không nhất thiết phải là O2, có thể là O3, thậm chí là CO2 (phản ứng của
CO2 với một số kim loại),...
C. Điện phân dung dịch NaCl thì trên catot xảy ra sự khử nước:
2H2O + 2e → H2 + 2OH–
Câu 42. Đáp án B
B. Axit pecloric có tính axit mạnh hơn axit sunfuric.
D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Câu 43. Đáp án B
A. CO2 + NaClO + H2O → NaHCO3 + HClO
B. Trong nhóm IIA:
+ Be không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao.
+ Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO.
+ Ca, Sr, Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazo.
C. 2Fe2+ + Cl2 → 2Fe3+ + 2Cl–
D. Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Câu 44. Đáp án B
Quan sát dụng cụ thí nghiệm, ta thấy khí Y thu được bằng cách đây nước (Ống thí nghiệm thu khí Y đặt
ngược miệng ống trong nước) do đó khí Y thu được phải là khí không tan trong nước.
Trong 4 đáp án với 4 khí sản phẩm gồm NH3, C2H4, HC1, CH4 thì có C2H4 và CH4 thỏa mãn không tan
trong nước.

Tiếp tục quan sát bộ dụng cụ phản ứng, các chất tham gia phản ứng chứa trong ống nghiệm đun trên đèn
cồn chỉ chứa dung dịch mà không có chất rắn nên loại đáp án D tạo CH4 (hai chất tham gia phản ứng đều
là chất rắn).
H SO ñaëc,t 0 C

2
4
Vậy hình vẽ minh họa phản ứng C2H5OH 
 C2H4↑ + H2O

Câu 45. Đáp án B
Quan sát hình vẽ ta thấy: thí nghiệm thu khí được thực hiện với ống nghiệm được úp ngược. Do đó các
khí thỏa mãn cần nhẹ hơn không khí (khối lượng mol nhỏ hơn 29). Do đó các khí thỏa mãn là H2, N2,
NH3.
Câu 46. Đáp án C
Trang 23


Quan sát hình vẽ ta thấy: thí nghiệm thu khí được thực hiện với miệng ống nghiệm hướng lên trên. Do đó
các khí thõa mãn cần nặng hơn không khí (khối lượng mol lớn hơn 29).
Do đó các khí thỏa mãn là: O2, Cl2, CO2, HCl, SO2 và H2S.
Câu 47. Đáp án B
Các khí thu được bằng cách dời nước như hình vẽ cần là các khí ít tan hoặc không tan trong nước.
A. Loại HCl tan nhiều trong nước.
B. Cả 4 khí đều thỏa mãn.
C. D. Loại NH3 và HCl tan nhiều trong nước.
Câu 48. Đáp án B
Chỉ ngọn đèn bên dưới tắt  khí không duy trì sự cháy và nặng hơn không khí
Phản ứng trong bình là chất rắn + dung dịch → phải là:
CaCO3 + HCl → CO2

Câu 49. Đáp án D
Sơ đồ là 2 pin mắc xung đối (2 cực dương gắn trực tiếp vào nhau nên chỉ số đo được là hiệu 2 sức điện
động).
Câu 50. Đáp án A
Câu 51. Đáp án B
Câu 52. Đáp án B
H2SO4 giữ H2O và một phần HCl; Ca(OH)2 giữ CO2 và toàn bộ HCl

 Không còn HCl để tác dụng với AgNO3
Câu 53. Đáp án B
O3 + 2KI + H2O → 2KOH +I2 + O2↑
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
Câu 54. Đáp án B
CaOCl2 chứa Cl+1 có tính oxi hóa mạnh → có tính sát trùng.
CaO cũng có thể dùng để sát trùng nhưng tác dụng không bằng CaOCl2
Câu 55. Đáp án C
Vì H2SO4 (đặc) + NaHSO3 → Na2S + SO2↑ + H2O
SO2 bay lên làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.
Câu 56. Đáp án D
Al2O3 đã được tinh chế kỹ trước khi điện phân.
Câu 57. Đáp án B
Na2CO3 hấp thụ CO2 → nước dâng lên
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
A, C sai: HCl và NH3 bị H2O hấp thụ (hòa tan) không cần Ca(OH)2 hoặc KHSO4
D sai: O2 không bị NaOH hấp thụ.
Câu 58. Đáp án B
NaHCO3 → H2O + CO2 + Na2CO3
Hơi H2O bị nước hấp thụ hết chỉ còn CO2
Trang 24



A sai: phải thay KMnO4 bằng KMnO4; K2MnO4 không bị nhiệt phân
C sai: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
NO2 và O2 cùng bị nước hấp thụ: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
D sai vì sản phẩm khí là N2O: NH4NO3 → N2O + H2O
Câu 59. Đáp án C
Câu 60. Đáp án C
Cu + O2 + 2H+ → Cu2+ + H2O
CuSO4 (trắng) + H2O → CuSO4.nH2O (xanh) (n  5)
Câu 61. Đáp án A
Khí tan nhiều trong nước (HCl, NH3,... ) thì không thể thoát ra
Bình thu úp ngược → khí nhẹ hơn không khí. (O2 nặng hơn không khí).
Câu 62. Đáp án B
Có kết tủa: 3NaOH + AlCl3 → 3NaCl + Al(OH)3↓
Kết tủa tan ngay: NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Kết tủa trở lại: AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O → 3NaCl + 4Al(OH)3↓
Câu 63. Đáp án A
Chú ý quan sát: Màu sắc và thể tích của chất X giống chất lỏng nối phía trên sau khi đổ chất Z. X nổi phía
trên → X là dầu thực vật X và Y tan vào nhau → Y là C2H5OH → Z còn lại là nước.
Câu 64. Đáp án A
Cu là chất khử mạnh; khử được Fe3+ thành Fe2+
Fe2+ là chất khử yếu, không khử được Cu2+
Câu 65. Đáp án D
Khí Y ban đầu phải không tan trong nước để từ đầu chất lỏng không → dịch chuyển. (C, B bị loại).
Muốn chất lỏng dịch chuyển theo chiều mũi tên cong thì dung dịch do (X + H2O sinh ra) phải hấp thụ khí
Y.
NaOH không hấp thụ CO → A bị loại
Câu 66. Đáp án C
Chênh lệch độ âm điện càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh. Từ vị trí trên chỉ có kết luận về độ âm
điện: F > O > N; F > Cl.


Trang 25


×