Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÀI báo cáo HOẠT ĐỘNG NHÓMCUNG –cầu của THỊTRƯỜNGÔ tô VIỆT NAM GIAI đoạn 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.06 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

BÀI BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM
CUNG – CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016-2017
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S.Nguyễn Thị Vĩnh Hằng

Nhóm phụ trách:
Nhóm 5 ( sáng thứ 5 ca 1)

TP. Hồ Chí Minh - 2017


BÀI BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM
CUNG – CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016-2017
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S.Nguyễn Thị Vĩnh Hằng

Nhóm phụ trách:
Nhóm 5 ( sáng thứ 5 ca 1)
1. Nguyễn Thị Phương
2. Cao Thị Ly Ly
3. Nguyễn Hoàng Thùy Vân
4. Mai Thị Trinh
5. Hoàng Thị Hương
6. Hoàng Thị Lan Nhi
7. Trần Thị Quỳnh Na


TP. Hồ Chí Minh - 2017


PHẦN MỞ ĐẦU:
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng
động nhất khu vực. Đặc biệt là Việt Nam đang ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ
ôtô hấp dẫn.
Thị trường ô tô chưa bao giờ có biến động mạnh trong thời gian gần đây khi giá nhiều
loại xe được giảm nhanh, mạnh. Chủng loại xe phong phú và đặc biệt chất lượng xe
ngày càng tăng lên, không chỉ còn giới hạn ở những chiếc xe lắp ráp theo tiêu chuẩn
riêng dành cho Việt Nam mà còn nhiều loại xe tiêu chuẩn toàn cầu.Sau đây là phần
tìm hiểu về Cung-cầu của thị trường ô tô Việt Nam giai đoạn 2016-2017.

I/TÌNH HÌNH CHUNG:
Trong cả năm 2016, doanh số toàn thị trường đạt 304.427 xe các loại, tăng 24% so với
năm 2015, thiết lập kỷ lục mới trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ thời điểm những liên
doanh ô tô đầu tiên được thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, phân
khúc xe du lịch đạt 182.347 chiếc, tăng 27%; phân khúc xe thương mại đạt 106.347
chiếc, tăng 25%; và phân khúc xe chuyên dụng đạt 15.733 chiếc, tăng 33%.Theo dự
báo của VAMA(Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam), trong năm 2017, sản lượng
tiêu thụ ô tô sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2016.
Lần đầu tiên sau 20 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô, thị trường trong nước năm
2016 tiêu thụ vượt 300.000 xe/năm - con số được cho là đủ để các nhà sản xuất ô tô
trong nước nghĩ đến việc tăng tỷ lệ nội địa hóa. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp thị
trường ô tô Việt Nam tăng trưởng nhanh (năm 2015 tăng 55% so với năm 2014, đạt
gần 250.000 xe).
Mới đây, số liệu của JATO, trang thống kê và phân tích dữ liệu từ 52 thị trường trên
thế giới có trụ sở tại Anh, cho thấy thị trường ô tô Việt Nam trong năm qua tăng
trưởng cao thứ hai thế giới (27,1% so 2015), sau Singapore (48,2%).
Trong năm qua, tổng sản lượng bán hàng của các loại ô tô sản xuất và lắp ráp trong

nước (CKD) đạt 228.964 chiếc, tăng 32% so với năm 2015. Bên cạnh đó, tổng lượng
xe nhập khẩu (CBU) đạt 75.463 chiếc, tăng nhẹ 5%.
Tính riêng nhóm xe du lịch, thương hiệu bán được nhiều xe nhất trong năm 2016 là
Toyota, với 57.036 xe (tăng 13% so với 2015). Xếp sau lần lượt là Kia (33.014 xe,
tăng 55%), Mazda (32.108 xe, tăng 58%) Ford (29.011 xe, tăng 40%), Honda (11.501
xe, tăng 38%), Chevrolet (9.726 xe, tăng 32%)...Hai thương hiệu xe sang là MercedesBenz (bán được 5.927 xe, tăng 36%) và Lexus (1.665 xe, tăng 73%).
Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 4/2017 tăng 1% so với
cùng kì năm ngoái. Trong đó, xe ô tô du lịch tăng 10%; xe thương mại giảm 8% và xe
chuyên dụng giảm 18% so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của
xe lắp ráp trong nước giảm 5% trong khi xe nhập khẩu tăng 24% so với cùng kì năm
ngoái.


Trong đó, hiện doanh số xe du lịch giảm 36%; xe thương mại tăng 15% và xe chuyên
dụng giảm 6% so với tháng trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 16.453 xe,
giảm 10% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 5.489 xe,
giảm 35% so với tháng trước. Có thể thấy rằng, sản lượng tiêu thụ xe trong tháng
04/2017 có sự sụt giảm mạnh ở tất cả các dòng xe. Đáng chú ý là lượng xe nhập khẩu
cũng giảm đáng kể, điều rất ít khi xảy ra trong những tháng đầu năm 2017 và trong
năm 2016

Biểu đồ: Sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường năm 2016 và
4 tháng đầu năm 2017
So sánh tổng doanh thu Quý I/2016 và Quý I/2017 :


II/ CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM
1. Ô tô nhập khẩu :
Việt Nam nhập nhiều xe tải, xe chuyên dùng từ Trung Quốc, xe con từ Hàn Quốc, Ấn
Độ và nhập từ Thái Lan chủ yếu là xe bán tải và xe cỡ nhỏ.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập khẩu từ Indonesia và
Thái Lan vào Việt Nam tăng trưởng đột biến. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, lượng
ô tô nhập khẩu từ Thái Lan là 5.714 chiếc, từ Indonesia là 3.108 chiếc. Số lượng xe ô
tô được nhập khẩu từ Thái Lan tăng mạnh vượt qua cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn
Độ. Một số mẫu xe ăn khách được nhập như Toyota Fortuner, Honda Civic, Ford
Ranger, Toyota Hilux, Mazda, Audi,..
Thị trường ô tô ngoại nhập của Việt Nam là các dòng xe được nhập khẩu từ Thái Lan
và Indonesia là chủ yếu. Năm 2016, khi thuế nhập khẩu ô tô theo ATIGA ở mức 40%,
nước ta đã nhập khẩu gần 115.000 chiếc, kim ngạch đạt hơn 2,3 tỷ USD. Trong đó
nhập khẩu 51.623 xe ô tô dưới 9 chỗ, 867 xe trên 9 chỗ và 47.515 xe tải.
Trong cả năm 2016, ước tính thị trường ôtô Việt Nam đã chi 2,322 tỉ USD, đưa về
khoảng 115.000 xe ôtô nguyên chiếc, tăng khoảng 25% so với năm ngoái (khoảng
91.500 xe).


Trong 3 tháng đầu năm 2017, tổng lượng nhập ô tô nguyên chiếc cả nước là 28.000
xe, tăng hơn 43% về lượng, kim ngạch đạt 460 triệu USD. Đặc biệt, trong đó ô tô con
(dưới 9 chỗ ngồi trở xuống) nhập nguyên chiếc về Việt Nam chiếm gần 70% về tổng
lượng, đạt 19.000 chiếc, tăng gấp 169% về lượng và 82% giá trị so với cùng kỳ năm
2016
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các
loại vào Việt Nam trong tháng 4/2017 chỉ có 6.962 chiếc, giảm 37,8% so với tháng 3.
Số xe nhập về có giá trị 169,5 triệu USD (giảm 6%). Đây là tháng lượng ô tô nhập
khẩu rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một năm trở lại đây.
Tổng cộng 4 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam đạt 33.404
chiếc(70% là ô tô con), tương đương kim ngạch 663,12 triệu USD, tăng 15,6% về
lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị. Trong đó, hơn một nửa (54%) là xe từ các nước
ASEAN.Dẫn đầu là ôtô nhập khẩu từ Thái Lan với 1.976 xe. Thị trường nhập khẩu
lớn thứ hai là Indonesia với 1.572 xe, nhập khẩu từ Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 với
1.065 xe.

2. Ô tô lắp ráp trong nước:
Hiện nay có 12 hãng có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước (Toyota, Hyundai, Kia,
Mazda, Honda, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz)
đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước, với tổng sản lượng của thị trường xe du
lịch khoảng 210 ngàn xe/năm trong năm 2016.


Mới đây, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) đã khởi công xây dựng nhà máy
mới sản xuất, lắp ráp ô tô mang thương hiệu Thaco Mazda tại Quảng Nam. Nhà máy
có công suất 100.000 xe/năm với tổng vốn đầu tư là 12.000 tỉ đồng, dự kiến đưa vào
hoạt động tháng 4-2018 với định hướng xuất khẩu ô tô sang Lào, Myanmar.
Nhà máy của Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đang sản xuất và lắp ráp 5 mẫu
xe bao gồm: Camry, Corolla Altis, Vios, Innova & Fortuner. Với chất lượng toàn cầu
và cải tiến không ngừng, 5 mẫu xe này luôn dành được sự lựa chọn, tin yêu của người
tiêu dùng và luôn chiếm giữ vị trí cao trong danh sách TOP 10 xe bán chạy nhất thị
trường ô tô Việt Nam.
Tập đoàn Thành Công cũng đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn
Hyundai Hàn Quốc trong việc liên doanh, mở rộng sản xuất xe du lịch Hyundai tại
Việt Nam.
Mercedes-Benz có nhà máy lắp ráp tại Gò Vấp, TP.HCM ,hai phân xưởng quan trọng
nhất của nhà máy đó chính là phân xưởng sơn nhúng tĩnh điện và phân xưởng lắp ráp
xe.
Trong năm 2016, tổng doanh số bán hàng của các hãng xe ô tô tại Việt Nam đều có
mức tăng trưởng khá tốt. Trong đó có nhiều hãng xe có mức tăng vượt trội hơn 50%
như Kia, Mazda, Lexus.
Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm, trong khi Thái Lan với 1,91
triệu xe/ năm, Indonesia 1,1 triệu xe/năm, Malaysia 615.000 xe/ năm.
Tháng 12/2016, sản lượng của xe lắp ráp trong nước có mức tăng rất cao, ở mức
23.565 xe, tăng 7,3% so với tháng trước.
Tháng 2/2017, Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 14.560 xe, giảm 6% so với

tháng trước
Tháng 4/2017, Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 16.453 xe, giảm 10% so với
tháng trước.
 Nhận xét: Gần đây lượng ô tô nhập về Việt Nam đang nhận được sự quan tâm
của dư luận, dưới sự tác động của giảm thuế suất, thuế nhập khẩu từ 40%
xuống 30% và sẽ giảm còn 0% năm 2018 áp dụng cho xe xuất xứ từ các nước
ASEAN đã khiến lượng lớn xe được nhập khẩu dồn dập vào Việt Nam.Cụ thể
là trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017,trong khi sản lượng ô tô nhập
khẩu cung cấp cho thị trường đang ngày càng tăng lên,thì sản lượng ô tô sản
xuất và lắp ráp trong nước đang có chiều hướng giảm liên tục.Điều này chứng
tỏ sức cạnh tranh của thị trường ô tô trong nước vẫn còn khá yếu dù đã nhận
được nhiều chính sách bảo hộ của nhà nước.


III/ CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM

Biểu đồ doanh số toàn thị trường ô tô Việt Nam 2016

1. Cầu ô tô nhập khẩu:
Cùng với mức tiêu thụ vượt bậc của toàn thị trường ô tô năm 2016, tổng sản lượng
bán hàng của các loại ô tô nhập khẩu đạt 75.463 chiếc, tăng nhẹ 5% so với năm 2015.


Tháng 4/2017,doanh số bán hàng của xe nhập khẩu tăng 24% so với cùng kì năm
ngoái mặc dù ô tô nhập khẩu nguyên chiếc các loại vào Việt Nam chỉ có 6.962
chiếc,giảm 37,8% so với tháng 3 và có thể nói đây là tháng lượng ô tô nhập khẩu rơi
xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một năm trở lại đây.
Trong những tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng ô tô bán ra trên cả nước bị giảm
mạnh, chỉ đạt 21.924 chiếc, giảm 15% so với cùng kì năm 2016. Trong đó, gồm
10.705 xe du lịch (giảm 36%); 9.562 xe thương mại (tăng 15%) và 1.675 xe chuyên

dụng (giảm 6%). Riêng xe thương mại có doanh số tăng 15%.

3. Cầu ô tô lắp ráp trong nước:
Năm 2016, tổng sản lượng bán hàng của các loại ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước
đạt 228.964 chiếc, tăng 32% so với năm 2015.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).Tổng doanh số
bán hàng của toàn thị trường tháng 04/2017, đạt 21.492 chiếc, giảm 15% so với cùng
kỳ năm ngoái và giảm 18% so với tháng 03/2017.Sản lượng tiêu thụ xe du lịch đạt
10.705 chiếc, giảm 36%; Xe thương mại đạt 9.562 chiếc, giảm 15%; Xe chuyên dụng
đạt 1.675 chiếc, giảm 6% so với tháng trước.
Về doanh số bán hàng của các doanh nghiệp thành viên VAMA trong tháng 4/2017,
Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) tiếp tục dẫn đầu thị trường khi bán được
8.634 xe các loại, chiếm 40,5% thị phần.Công ty Toyota Việt Nam tiếp tục đứng ở vị
trí thứ hai khi bán được 4.096 xe, chiếm hơn 19,2% thị phần. Vị trí thứ ba là Ford Việt
Nam bán được 2.544 xe, chiếm 11,9% thị phần xe cả nước
Tuy nhiên, nếu tính tổng sản lượng tiêu thụ 4 tháng đầu năm 2017 của toàn thị trường,
thì các dòng sẽ vẫn duy trì được mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể là,
trong 4 tháng đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ xe toàn thị trường tăng 1% so với cùng
kỳ năm ngoái. Nhưng doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 5% so với
cùng kỳ năm ngoái.

 Nhận xét:
- Như vậy,năm 2016,chênh lệch giữa tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng bán hàng
của ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước(tăng 32%) với ô tô nhập khẩu(tăng
nhẹ 5%) cho thấy khá rõ những tác động của chính sách. Trong năm vừa
qua, các loại xe nhập khẩu gặp nhiều trắc trở hơn so với xe sản xuất và lắp
ráp trong nước, cụ thể là việc phải chịu cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt mới ngay từ ngày đầu tiên của năm và các mức thuế suất thuế tiêu thụ
đặc biệt tăng đối với đa số các dòng xe từ ngày 1/7.
- Dù đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ song trước những lo ngại về sự

bất ổn có thể xảy ra trong thời gian tới, cơ quan đại diện các nhà sản xuất


trong nước cũng chỉ dự báo tổng sức mua ôtô trong năm 2017 tăng khoảng
10% so với năm 2016.

IV/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CUNG – CẦU
1. Nhân tố ảnh hưởng tới cung:
 Giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất ô tô: Đối với một doanh nghiệp
thì giá các yếu tố đầu vào là cực kì quan trọng, giá các loại máy móc,
thiết bị, lao động tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng ngay đên giá bán và sẽ
ảnh hưởng ngay đến tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Nếu giá các
yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí cho một sản phẩm cũng tăng dẫn đến
giá của sản phẩm đó cũng tăng lên và làm cho lợi nhuận của daonh
nghiệp bị giảm xuống. Ngược lại nếu doanh nghiệp bị cắt giảm được các
chi phí cho các yếu tố đầu vào thì sẽ hạ chi phí sản xuất dẫn đến giá
thành sản phẩm giảm thu hút khách hàng tăng lợi nhuận, và vì vậy việc
tăng hay giảm lợi nhuận sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp đó.
 Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất của bất kì loại hàng hóa nào
cũng ảnh hưởng đến loại cung của hàng hóa đó trên thị trường. Nếu một
doanh nghiệp có hệ thống sản xuất tốt đạt hiệu quả kinh tế, tiết kiệm
nguyên vật liệu cũng như đạt tiêu chuẩn về mặt kĩ thuật thì doanh
nghiệp sẽ sản xuất được những sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh cao và
sức tiêu thụ lớn. Và ngược lại nếu doanh nghiệp sản xuất ra các sản
phẩm có giá quá cao hay không đảm bảo về mặt chất lượng sẽ khó tồn
tại.
 Năng lực sản xuất ô tô của các doanh nghiệp: Đối với lượng cung ô tô
trên thị trường thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực sản xuất doanh
nghiệp trong thời gian đó và cả trong tương lai. Thật vậy nếu một doanh
nghiệp đạt được năng lực sản xuất của mình thì lượng cung ra thị trường

sẽ rất đầy đủ và làm cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình
là tồn tại và phát triển. Và nếu một doanh nghiệp thấy được trong tương
lai thị trường của doanh nghiệp có khả năng phát triển thì doanh nghiệp
sẽ nâng cao năng lực sản xuất và do đó sẽ tăng lượng cung trên thị
trường.
2.Nhân tố ảnh hưởng tới cầu của thị trường:
 Thu nhập khách hàng: thu nhập khách hàng đối với cầu ô tô là cực kì
quan trọng. Bởi vì loại sản phẩm này là loại sản phẩm đắt tiền do vậy
phải có một mức thu nhập như thế nào mới có thể mua được loại sản
phẩm này. Mà chỉ khi một sản phẩm của một doanh nghiệp được bán ra


trên thị trường và được chấp nhận thì lúc đó coi như doanh nghiệp mới
được chấp nhận trên thị trường. Đối với Việt Nam thu nhập quốc dân
trên đầu người vào khoảng 2.200 USD/người/năm (con số này được
tổng cục thống kê đưa ra trong phiên họp ngày 28/12/2016) thì là ít.
Điều này chứng tỏ nhu cầu về các loại sản phẩm cao cấp và đặc biệt là
xe ô tô còn hạn chế. Ta có thể thấy mức thu nhập tỉ lệ thuận với cầu, khi
thu nhập tăng đến một mức nào đó sẽ nảy sinh nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm và ngược lại nhu cầu giảm khi thu nhập giảm.
 Thị hiếu của khách hàng: thị hiếu của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn
đến cầu ô tô trên thị trường, Bới vì thị hiếu được hình thành do các yếu
tố xã hội, tâm lý, sở thích…. Cũng như do xem quảng cáo, do người
quen chỉ bảo, do kiều dáng mẫu mã, giá của các loại sản phẩm đó. và thị
hiếu này không ngừng thay đổi theo thời gian.Cụ thể như, khác với thời
điểm cách đây khoảng 5 năm, khi xe bán bải vẫn còn là khái niệm khá
xa lạ với khách hàng mua ô tô tại Việt Nam. Xu huớng sử dụng xe bán
tải trong vòng hai năm trở lại đây của khách hàng Việt đã gia tăng một
cách chóng mặt. Với sự cải tiến không ngừng về kiểu dáng, các hãng sản
xuất những mẫu bán tải như Ford Ranger, Chevrolet Colorado, hay

Isuzu D-Max…. Các mẫu bán tải hiện nay, có thiết kế không hề thiếu đi
tính hiện đại, thời trang.Bên cạnh đó, một lợi thế đặc trưng của dòng xe
bán tải so với phần còn lại của thế giới xe hơi.Đặc biệt là nếu sở hữu
một chiếc xe bán tải đồng nghĩa với sở hữu một chiếc ô tô với chi phí rẻ
hơn so với các mẫu xe du lịch khác. Hiện tại, thuế nhập khẩu xe Pick up


từ khu vực Asean về Việt Nam là 5%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 15% và lệ
phí trước bạ được tính như xe tải 2%. So sánh với các mẫu xe Sedan,
MPV hay SUV... thì pick up đang có lợi thế lớn về chính sách.Chính vì
thế mà mẫu xe bán tải Ford Ranger đã đứng đầu danh sách 10 ô tô bán
chạy nhất Việt Nam tháng 4 và 4 tháng năm 2017.
 Yếu tố tâm lí xã hội: Đây cũng là một nhân tố tác động không nhỏ đến
việc tiêu thụ xe hơi, ví dụ điển hình nhất cho thực tế này là: Chiếc xe
Rolls-Royce Phantom dù là chiếc xe siêu sang giá trên một triệu đô và
sản xuất có hạn trên thế giới nhưng ở Việt Nam dù là nước đang phát
triển nhưng lại là một trong những nơi nhập xe này thuộc hàng bậc nhất
trên thế giới, bởi lẽ người Việt rất quan tâm đến thương hiệu. Vì vậy,
đối với những người có thu nhập cao họ sẵn sàng chi cho những chiếc
xe siêu sang này miễn sao được người khác ngước nhìn.

 Giá cả hàng hóa liên quan: Đối với bất kì loại hàng hóa nào, dù là hàng
hóa cao cấp hay hàng hóa thứ cấp thì giá cả của các hàng hóa liên quan
luôn ảnh hưởng đến cầu hàng hóa đó trên thị trường. Ta có thể xem xét
ở hai loại hàng hóa là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Đối với ô
tô thì hàng hóa thay thế là các loại xe gắn máy đắt tiền và hàng hóa bổ
sung là giá các dịch vụ bảo hành, giá các loại xăng, nhớt,… Giả sử giá
xe máy mà gần bằng giá xe ô tô thì tại sao người ta lại không mua xe ô
tô và giá đã rẻ cộng với chế độ bảo hành miến phí trên toàn quốc thì
điều này sẽ tạo cảm giác an tâm cho người mua hàng và làm cho người

tiêu dùng mua sản phẩm đó. Đây là một trong những biện pháp kích cầu.


 Kì vọng giá bán: Theo sự nhận xét của các nhà kinh tế thì lượng hàng
hóa bán ra của bất kì loại hàng hóa nào không chỉ phụ thuộc vào giá
hiện tại của nó mà còn phụ thuộc vào giá cả trong tương lai. Thật vậy
khi một người tiêu dùng muốn mua một loại hàng hóa nào đó mà trong
tương lai giá của nó tăng lên thì ngay lập tức họ sẽ mua hàng hóa đó
ngay, điều này có thể kích cầu ngay lập tức.Trong một khoảng thời gian
thì giá bán tăng lên hay giảm đi đó là chính sách của doanh nghiệp sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến.

IV/ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM
1. Các loại thuế và phí
Tại sao giá ô tô tại Việt Nam lại cao hơn thế giới gấp nhiều lần? Hậu quả là do các
loại thuế phí áp đặt lên 1 chiếc ô tô quá nhiều, sau đây là danh sách các loại thuế phí
áp dụng tại Việt Nam.
Những loại thuế và phí áp dụng trên một chiếc ôtô tại Việt Nam:
 Các loại thuế:
- Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá
xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào
giá xe): 50 – 70% tùy loại.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.
- Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.
 Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường:
- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.
- Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (HN và Tp.HCM).
- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiển định).
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 100.000 đồng

(một lần cấp).
- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí
BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo
trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng
xe.
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
- Phí xăng dầu.
- Phí thử nghiệm khí thải.
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.



2. Chính sách của nhà nước để bảo hộ cho thị trường ô tô trong nước:
Chính sách bảo hộ, hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô trong nước thông qua công cụ thuế
được thực hiện hơn 20 năm. Đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, thuế nhập khẩu cao
nhất 100%, thấp nhất 50%. Đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, ngoài
hưởng ưu đãi từ thuế thu nhập doanh nghiệp, còn được giảm thuế giá trị gia tăng 5%
áp cho nhóm phụ tùng, máy móc để lắp ráp ô tô cho đến hết năm 2008!
Hiện nay chính phủ Việt Nam chỉ áp dụng biện pháp thuế quan để hạn chế nhập khẩu
xe ô tô từ nước ngoài vào là chủ yếu: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia
tăng và thuế trước bạ, đánh thuế thật mạnh vào xe nhập khẩu.Bên cạnh đó là chính
sách giảm thuế hoặc miễn thuế đối với việc nhập khẩu linh kiện về sản xuất trong
nước để giảm giá thành.
 Nền công nghiệp ô tô trong nước có nên tiếp tuc được bảo hộ!
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Việt Khoa, Giám đốc Trung tâm Pháp luật kinh
doanh, Trường Đại học Kinh tế TPHCM:”Nên chấm dứt hỗ trợ ngành ô tô”
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành ô tô sau 20 năm đã thể hiện sự thất bại thảm hại,
không chỉ không giúp được ngành hay các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển

mà còn gây nhiều hệ lụy. Nếu so với Thái Lan, các DN ô tô nước ta gần như
không có đóng góp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng, cải tạo đường
sá. Tất cả những chính sách hỗ trợ hay bảo hộ của Nhà nước trong thời gian qua
chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm các DN ngành này, còn người tiêu dùng bị
thiệt hại nặng. Họ vừa phải trả phí cao khi mua xe, vừa phải gánh hàng loạt phí
đặt ra từ quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hàng loạt các thuế, phí khác. Ngoài
chuyện giải quyết một số việc làm khiêm tốn, nếu so với các ngành khác như dệt
may, các DN ô tô trong nước chỉ tập trung kinh doanh kiếm lợi nhuận. Cá biệt có
một vài DN lớn kinh doanh trong ngành ô tô đã đơn phương xin miễn thuế để
thực hiện đầu tư ngoài ngành. Nhà nước đang bị “lợi dụng” trong một thời gian
dài.
Theo các hiệp định thương mại đã ký, mức thuế nhập khẩu ô tô buộc phải giảm
theo lộ trình, giá xe trong nước sẽ không thể cạnh tranh lại giá xe của các nước
lân cận, điển hình là Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng yếu
kém, buộc Việt Nam phải áp dụng các chính sách hạn chế xe cá nhân trong hiện
tại và tương lai. Do đó, nếu bây giờ Việt Nam lại nghĩ đến chuyện tiếp tục hỗ trợ
cho ngành ô tô là “hạ sách”. Nếu bảo hộ ngành ô tô trong nước bằng các rào cản
thương mại, lại càng đáng ngại. Bởi bất cứ một biện pháp bảo hộ nào làm hạn
chế tự do thương mại, vi phạm các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia thì chúng
ta sẽ đối mặt với hàng loạt các vụ kiện thương mại. Đất nước đang trên đà phát
triển, nợ công cao, nhiều lĩnh vực cần đến hỗ trợ của Nhà nước như nông nghiệp,


ngư nghiệp. Vì vậy, chúng ta nên tập trung hỗ trợ và phát triển các ngành này để
đại đa số người dân được hưởng lợi, góp phần vào xây dựng và bảo vệ đất nước.
PHẦN KẾT LUẬN:
Tóm lại, trong giai đoạn 2016-2017,thị trường ô tô Việt Nam có khá nhiều biến
động và đặc biệt là về cung- cầu. Nhìn chung tình hình Cung và Cầu ô tô nhập
khẩu đều có xu hướng tăng trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
Nhưng vì người tiêu dùng đang có tâm lí đợi đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu

còn 0% thì mua xe sẽ rẻ hơn nên sức tiêu thụ ô tô toàn thị trường cả nước vẫn có
xu hướng giảm.Trong khi đó, tình hình Cung và Cầu ô tô sản xuất và lắp ráp
trong nước đạt mức cao năm 2016 nhưng lại đang có xu hướng giảm trong
những tháng đầu năm 2017 do ảnh hưởng của các chính sách giảm thuế của ô tô
nhập khẩu.Vì vậy, để cân bằng thị trường, nhà nước nên đưa ra những giải pháp
hợp lý để thúc đẩy thị trường trong nước tăng trưởng,phát triển ngành sản xuất ô
tô trong nước thành công thì thị trường ô tô Việt Nam sẽ không chịu sự tràn
ngập, chi phối và phụ thuộc vào các dòng xe nhập khẩu, cũng như cố gắng mang
lại những lợi ích cho người tiêu dùng.



×