Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phân tích tình hình cung – cầu về thị trường lúa gạo ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.34 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC VI MÔ NÂNG CAO
Đề tài: Phân tích tình hình cung – cầu về thị trường
lúa gạo ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Kim Chung
Học viên thực hiện

: Nguyễn Thị Ánh

Lớp

: Cao học Kế toán

Bình Định, tháng 09 năm 2018
1


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN HÀNG HOÁ
...........................................................................................................................3
1.1.Khái niệm cầu....................................................................................3
1.2. Khái niệm cung.................................................................................3
1.3. Cân bằng thị trường.........................................................................4
1.3.1. Vượt cầu.........................................................................................4
1.3.2 Vượt cung........................................................................................5


1.3.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường.............................................5
1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường...........................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LÚA
GẠO Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH........................................9
2.1. Tổng quan về tình hình cung – cầu và giá cả thị trường..............9
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung- cầu...............................................9
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung.....................................................9
2.2.1.1. Công nghệ.....................................................................................9
2.2.1.2. Giá các yếu tố sản xuất................................................................9
2.2.1.3. Số lượng người sản xuất...............................................................9
2.2.1.4. Kỳ vọng.......................................................................................10
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu......................................................10
2.2.2.1. Thu nhập.....................................................................................10
2.2.2.2. Giá cả.........................................................................................10


2.2.2.3. Dân số.........................................................................................10
2.2.2.4. Thị hiếu.......................................................................................10
2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở thị xã An Nhơn.............................11
2.4. Tình hình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong
sản xuất lúa gạo.............................................................................................12
2.4.1. Đưa khoa học công nghệ vào sản xuất.......................................13
2.4.2. Mùa vụ gieo sạ..............................................................................14
2.4.3.Đầu tư phân bón............................................................................15
2.4.4. Áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất......................................17
2.5. Đánh giá chung về thị trường lúa gạo ở thị xã An Nhơn............18
2.5.1. Thuận lợi......................................................................................18
2.5.2. Khó khăn.......................................................................................19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP..........................21
3.1. Phương hướng................................................................................21

3.2. Giải pháp.........................................................................................22
PHẦN III : KẾT LUẬN........................................................................24


PHẦN I : MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và là thế mạnh của Việt
Nam, đóng góp lớn vào GDP của nước nhà và giải quyết được việc làm
cho đa số người dân. Hiện nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Vị
trí chúng ta chỉ đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Với lợi thế là sản phẩm đa dạng, phong phú nhiều chủng loại với
chất lượng tốt, giá thành rẻ, các sản phẩm nông nghiệp giúp đóng góp lớn
vào nền kinh tế, đặc biệt là các loại cây lương thực như lúa gạo, ngô,
khoai,… Hằng năm con số xuất khẩu các loại nông sản không ngừng gia
tăng đặc biệt là lúa gạo mang lại doanh thu lớn cho quốc gia. Đồng thời,
đến nay cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của cả nước. Cây lúa ,hạt gạo đã
trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay nó là một phần không
thể thiếu trong cuộc sống.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh
tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn
với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời
kỳ thăng trầm của đất nước. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và
hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống, biểu tượng cho dân tộc,góp
phần tạo nên tên tuổi Việt Nam trong nền kinh tế thế giới.Đối với Việt
Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt
động trong khu vực kinh tế nông nghiệp thì hoạt động xuất khẩu gạo
được coi là hướng chiến lược và càng cần chú ý.Với lợi thế là sản phẩm
đa dạng, phong phú nhiều chủng loại với chất lượng tốt, giá thành rẻ, các
sản phẩm nông nghiệp giúp đóng góp lớn vào nền kinh tế, đặc biệt là các
loại cây lương thực như lúa gạo, ngô, khoai,… Hằng năm con số xuất
khẩu các loại nông sản không ngừng gia tăng đặc biệt là lúa gạo mang lại
doanh thu lớn cho quốc gia.Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình

cung cầu về gạo luôn là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội.Ngoài


ra, đối với thi xã An Nhơn với 70% dân số là sống vào nông nghiệp chủ
yếu dựa vào cây lúa, nên việc xuất khẩu gạo cũng làm cho người tiêu
dùng tin rằng sức cung gạo không đủ cung ứng cho thị trường trong nước
nên mới phải hạn chế xuất khẩu ra thị trường thế giới.Bên cạnh đó quan
hệ cung cầu về gạo hiện nay cũng là vấn đề nóng bỏng được bàn luận
nhiều trong các chương trình thời sự trong nước cũng như quốc tế và trên
cả những bài báo thường nhật.Xuất phát từ những nội dung trên nên em
chọn đề tài:“Phân tích tình hình cung- cầu về thị trường lúa gạo ở Thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định”.



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN HÀNG HÓA
1.1. Cầu hàng hóa
* Khái niệm
Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả
năngmua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian
nhất định.
Lượng cầu (): Là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua
sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian
nhất định.
*Quy luật cầu
Lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ có mối liên hệ nghịch chiều với giá
cả (P).Nếu giá hàng hóa giảm, các yếu tố khác không đổi, thì người tiêu
dùng sẽ mua hàng nhiều hơn, và ngược lại.
Ta có thể tóm tắt như sau :

P ↑ =>↓
P↓=>↑
1. 2. Cung hàng hóa
* Khái niệm
Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có
khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định.
Lượng cung (): là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bánsẵn
sàng bán và có khả năng bánở mức giá đã cho trong một thời gian nhất
định.


*Quy luật cung
Cung hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả. Nếu
giá tăng và các yếu tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều
hơn và ngược lại.
Ta có thể tóm tắt như sau :
P ↑ =>↑
P ↓ =>↓
1.3. Cân bằng thị trường

1.3.1. Vượt cầu
Vượt cầu tồn tại khi lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá
xác định.
Khi vượt cầu xảy ra, người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau
để mua được sản phẩm ở mức giá đó với lượng cung hạn chế. Do đó trên
thị trường có thể xảy ra sự điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự
động dù lượng cung không đổi. Tại mức giá vượt cầu có thẻ xảy ra hai
tình hướng: (1)lượng cầu giảm vì người mua có thể chọn sản phẩm thay



thế; (2)lượng cung tăng do người cung ứng bán được giá cao hơn và họ
tăng sản lượng khi giá tăng.
Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung, giá có
khuynh hướng tăng lên.Khi giá trong thị trường tăng, lượng cầu giảm và
lượng cung tăng cho đến khi lượng cung bằng lượng cầu, thị trường đạt
trạng thái cân bằng.
1.3.2. Vượt cung
Vượt cung tồn tại khi lượng cung lớn hơn lượng cầu ở một mức giá
xác định.
Khi vượt cung xảy ra, trên thị trường có khuynh hướng điều chỉnh
các mức giá khác nhau một cách tự động với lượng cung không
đổi.Chẳng hạn người bán sẽ giảm giá để khuyến khích người mua mua
hàng bằng các chính sách khuyến mãi, giảm giá.Tình trạng vượt cung sẽ
gây ứ đọng hàng hóa, do đó để giải quyết lượng hàng ứ đọng này người
bán buộc phải giảm giá hoặc giảm lượng cung hoặc cả hai.Tiến trình điều
chỉnh lượng và giá cung cầu này sẽ còn tiếp tục cho đến khi tình trạng
vượt cung không còn nữa.
Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cung vượt lượng cầu, giá có
khuynh hướng giảm xuống.Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm,
lượng cầu chắn chắn sẽ tăng lên cho đến khi lượng cung bằng với lượng
cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng.
1.3.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường
Mức giá của thị trường trong trạng thái cân bằng ta gọi là giá cân
bằng. Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số lượng sản phẩm mà người
mua muốn mua đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán. ()


Lượng hàng hóa được mua bán trong thị trường cân bằng ta gọi là
lượng cân bằng.

Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó giá sản phẩm mà
người mua muốn mua bằng với giá sản phẩm mà người bán muốn bán. ()
1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường
Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả cân bằng thị
trường. Vì vậy khi cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng
trên thị trường thay đổi. Ta có 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Cung không đổi, cầu thay đổi.
Cầu tăng (cung không đổi):

Khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung không đổi, đường cầu dịch
chuyển sang phải, đường cung không đổi. Thị trường sẽ cân bằng tại
điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ cao hơn mức giá cân
bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn cân bằng cũ.
Điều này cho thấy khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung mặt
hàng đó không đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ tăng lên.
Cầu giảm (cung không đổi):


Khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung không đổi, đường cầu
dịch chuyển sang trái, đường cung đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại
điểm cân bằng mới mà tại đó mức giá cân bằng mới sẽ thấp hơn mức giá
cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ.
Điều này cho ta thấy khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung
mặt hàng đó không đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ giảm
xuống.
Trường hợp 2: Cầu không đổi, cung thay đổi.
Cung tăng (cầu không đổi) :


Khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu không đổi, đường cung

dịch chuyển sang phải, đường cầu không đổi. Thị trường cân bằng tại
điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ thấp hơn giá cân bằng
cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn lượng cân bằng cũ.
Điều này cho ta thấy khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu mặt
hàng đó không đổi thì giá cả trên thị trường sẽ giảm xuống.
Cung giảm (cầu không đổi):

Khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó không đổi,
đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu đứng yên. Thị trường sẽ
cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng sẽ cao hơn mức
giá cân bằng cũ, và lượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ.
Điều này cho thấy khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng
đó không đổi, thì giá cả trên thị trường sẽ tăng lên
Trường hợp 3: Cung và cầu đều tăng.
Cung tăng lớn hơn cầu tăng :


Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung
tăng lớn hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm.
Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng:
Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung
tăng nhỏ hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng.
Cung tăng bằng cầu tăng:
Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên và tăng lên với
một lượng như nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng tại một
mức mới lớn hơn giá và lượng cân bằng ban đầu.Ngược lại với trường
hợp cung và cầu đều giảm.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

LÚA GẠO Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1 Tổng quan về tình hình cung cầu và giá cả thị trường
Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn
là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Việt Nam là một nước nông
nghiệp đang trên đà phát triển cùng với công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước. Dạo gần đây tình hình giá cả mặt hàng gạo đang rất được quan
tâm. Do giá gạo liên tục biến động cũng như do những tin đồn xung
quanh vấn đề thiếu, đủ gạo. Những tác động đó làm ảnh hưởng đến tâm
lý cũng như hành vi của người tiêu dùng. Điều đó góp phần không nhỏ
trong việc có nhiều biến động trái chiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến
người tiêu dùng, nhà sản xuất và người nông dân. Xét trên góc độ cung
cầu thì về mặt dài hạn hoàn toàn không có chuyện thiếu hụt hạo, khi cầu
lớn hơn cung gấp nhiều lần thì chắc chắn giá buộc phải tăng để cân bằng
cung cầu.
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới cung- cầu
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung
2.2.1.1. Công nghệ: Nhờ áp dụng các hoạt động chuyển giao công
nghệ đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nên năng suất sản xuất lúa gạo
tăng dẫn đến tăng cung lúa gạo.
2.2.1.2. Gía các yếu tố sản xuất như giá xăng giảm, các loại thuốc
trừ sâu, phân bón tiền thuê nhân công cắt lúa giảm…do tính thời vụ lúa
gạo thường tập trung vào mùa khô nên các dịch vụ về vận tải, bốc xếp
cũng thường gia tăng nên khi giá xăng dầu giảm thì chi phí vận chuyển
cũng giảm từ đó lợi nhuận tăng dẫn đến tăng cung lúa gạo.


2.2.1.3. Số lượng người sản xuất nhiều do những vụ sản xuất lúa
trước được mùa, được giá.
2.2.1.4. Kỳ vọng của người sản xuất đó là giá lúa gạo trong tương
lai giảm nên cung lúa gạo tăng .

2.2.2 . Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu:
2.2.2.1. Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập là yếu tố quan trọng xác định cầu, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì cầu
hàng hóa của người tiêu dùng cũng tăng lên và ngược lại, tuy nhiên còn
tùy thuộc vào từng lọai hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu sẽ
khác nhau. Những cầu hàng hóa có cầu tăng khi thu nhập tăng thì gọi là
hàng hóa thông thường, hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập tăng được gọi
là hàng hóa thứ cấp
2.2.2.2. Gía cả của hàng hóa có liên quan
Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân
của hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan,
hàng hóa có liên quan chia thành 2 loại
+ Hàng thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa
khác khi giá của một loại hàng hóa thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia
cũng thay đổi theo.
+ Hàng bổ sung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa
khác. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng hóa này tăng lên
thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia giảm đi.
2.2.2.3. Dân số
Dân số càng nhiều thì cầu hàng hóa càng tăng


2.2.2.4. Thị hiếu
Có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích
hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ. Thị hiếu
tăng thì cầu tăng
2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định
Thị xã An nhơn là một thị xã đô thị nhưng 70% dân số chủ yếu là

dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính và chủ yếu là cây lúa . Nhìn chung
về tình hình thời tiết của thị xã An Nhơn nói riêng và của tỉnh Bình Định
nói chung như sau: Điều kiện khí hậu ôn hoà nhiệt độ không khí trung
bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1 °C, cao nhất là 31,7 °C
và thấp nhất là 19,5 °C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm
tương đối 79-92%. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở thị xã
An chủ yếu dựa vào cây lúa.
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối
với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh
hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8. Đối với
các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm.
Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm.
Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên
hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Do điều kiện khí hậu thời tiết và lượng mưa như vậy nên đã được
sự giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cùng
với sự cố gắng của cán bộ và nhân dân trong tòan tỉnh đến nay cơ bản về
cơ sở vật chất cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản


xuất trong nông nghiệp ngày càng tăng thế nhưng diện tích lúa từ năm
2014 đến năm 2017có giảm song năng suất thì tăng dần
Diện tích, năng suất , sản lượng lúa của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định qua những năm gần đây được thể hiện như sau:


Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của thị xã An
Nhơn 2014-2017
Chỉ tiêu


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Năm

(ha)

(tạ/ha)

( tấn)

2014

14.770

65,8

97.186

2015

14.745

66,5

98.054


2016

14.725

67,6

99.541

2017

14.710

68,1

100.175

(Nguồn: Cục thống kê thị xã An Nhơn)
Trong những năm qua, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có chính
sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một số diện tích
lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng đem lại hiệu quả năng suất cao.
Bên cạnh đó, UBND thị xã An Nhơn đã triển khai thực hiện xong đề án
Chuyển từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm. Qua 4 năm triển khai đã giảm
diện tích lúa từ 14.770 ha năm 2014 xuống còn 14.710 ha năm 2017 và
trong thời gian tớii diện tích canh tác lúa có xu hướng giảm.
Giảm diện tích canh tác lúa kém hiệu quả là chủ trương của tỉnh nớii
chung và của thị xã An Nhơn nói riêng, tuy nhiên vẫn đảm bảo sản lượng
lương thực, nên trong thời gian qua tại các đợt sơ kết đánh giá về công tác
sản xuất nông nghiệp hằng năm UBND thị xã cũng đã đưa vào cơ cấu các
bộ giống lúa từng vụ phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương đưa các
giống lúa mới, lúa lai để thay thế dần các giống lúa cũ đã thoái hóa, điều

này thể hiện năng suất đều tăng qua các năm , năng suất lúa từ 65,8 tạ/ha
năm 2014 lên 68,1 tạ/ha năm 2017.


2.4.Tình hình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong
sản xuất lúa gạo.
Cây lúa là một trong những cây chủ lực và có tiềm năng phát triển
khá tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong những năm qua nhờ ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: thời vụ, giống, phân
bón, chăm sóc… đưa các giống lúa có năng suất cao, ít sâu bệnh. Đặc biệt
là chất lượng gạo ngày càng thơm, ngon, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường tiêu thụ, đồng thời thay thế những giống lúa đã thoái hóa,
nhiễm sâu bệnh, chất lượng gạo kém, ít phù hợp với yêu cầu tiêu dùng thị
trường. Ngành Nông nghiệp đã đào tạo hướng dẫn những biện pháp kỹ
thuật thâm canh những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đã
được bà con nông dân trên toàn thị xã ứng dụng vào sản xuất đại trà. Nhất
là việc nâng cao trình độ hiểu biết cho nông dân về hiệu quả của cây lúa.
2.4.1 Đưa khoa học vào đồng ruộng
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mức độ cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định thời gian
qua có những bước tiến triển khá đa dạng ở phần lớn các khâu trước và
sau thu hoạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với nông nghiệp, nông
thôn. Hiện khâu làm đất bằng máy chiếm 100%, thu hoạch bằng cơ giới
80%, máy đập tuốt 100%. Trên lĩnh vực trồng trọt, việc ứng dụng tiến bộ
khoa học - kỹ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng sản
lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt gần 100.175 tấn, tăng 3% so năm
2014.
Đến nay, lúa vẫn là cây trồng chủ lực của thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định, với diện tích hơn 14.710 ha/năm, góp phần bảo đảm an ninh
lương thực, ổn định đời sống của người dân nông thôn. Do đó, trên cơ sở



các kết quả nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc các giống lúa triển vọng
của Trung tâm Giống cây trồng, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư,
hằng năm Phòng kinh tế của thị xã cũng thường xuyên có sự điều chỉnh
cơ cấu giống lúa sản xuất trên địa bàn thị xã trong đó xác định bộ giống
lúa chủ lực, các bộ giống bổ sung và các giống lúa sản xuất thử. Bảo đảm
các giống chủ lực là những giống chịu thâm canh, năng suất cao, phù hợp
với điều kiện địa phương, như: ĐV 108, SH 2, ĐB 6, BC 15, VĐ 8, Nhị
ưu 838...Đồng thời hằng năm đã giứo thiệu các đơn vị sản xuất giống
phối hợp với các hợp tác xã trên địa bàn thị xã để sản xuất giống mục
đích để tăng năng suất và hiệu quả trên đơn vị diện tích. Mặt khác, đưa
vào cơ cấu các giống lúa bổ sung là các giống ngắn ngày, năng suất, chất
lượng khá. Ngoài ra, hằng năm đều có bố trí khảo nghiệm, sản xuất hàng
chục giống lúa thuần triển vọng mới để tạo cơ sở bổ sung vào cơ cấu
những năm tiếp theo. Trong những năm gần đây tỷ lệ nông dân sử dụng
giống lúa xác nhận trong sản xuất của thị xã trung bình hơn 90% đã tăng
dần và cũng đã loại bỏ các loại giống nhiễm rầy và thoái hoá như Uaỉ 32
và 13-2. Bên cạnh đó, nhờ kết hợp chặt chẽ giữa việc khảo nghiệm, nhân
giống và chuyển giao giống cây trồng mới gắn với các mô hình khuyến
nông cho nên các giống cây trồng cạn mới cũng đã được đưa đến với
nông dân, nhân rộng ra sản xuất, thay thế các giống cũ, tỷ trọng giống
mới, giống lai, giống cao sản cao hơn các năm trước. Với sự nỗ lực của
hệ thống khuyến nông và sự đồng tình hưởng ứng của bà con nông dân,
sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền địa phương và sự phối hợp
của các đoàn thể, đến nay thị xã An Nhơn đã xây dựng 17 cánh đồng với
diện tích 759 ha, đạt tiêu chí hơn 50 triệu đồng/ha và hiện nay cuãng đã
quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đối với các xã hoàn thành nông
thôn mới để tăng thu nhập của người dân lên.



2.4.2. Mùa vụ gieo sạ:
Diện tích canh tác lúa chủ yếu là vũng trùng, thường hay bị ngập
úng vào đầu vụ đông xuân, nên chủ yếu chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/ năm
nhằm tránh được bị ngập úng đầu vụ đông xuân, lúc trỗ lúc thời tiết nắng
nóng vụ hè thu và ngập úng cuối vụ mùa. Đồng thời sử dụng các giống
lúa có thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày để tránh áp lực về thời vụ gieo
trồng. Lịch bố trí 2 vụ lúa/năm đó là:
Vụ Hè: Thu hoạch lúa Đông Xuân đến đâu tranh thủ làm đất, gieo
sạ ngay lúa vụ Hè, thời điểm xuống giống tập trung từ tháng 3 đến tháng
4. Đối với nơi muộn thời vụ (đến ngày 20/4 chưa xuống giống) nên
chuyển sang gieo sạ theo lịch thời vụ của lúa vụ Thu.
Vụ Thu Gieo sạ từ ngày 05 - 20/5/2017. Đối với những chân ruộng
trũng, lúa Đông Xuân thu hoạch muộn so với khung thời vụ chung thì có
thể kéo dài gieo sạ đến cuối tháng 5/2017. Trên cơ sở lịch thời vụ chung
của thị xã, các xã, phường cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ gieo sạ
lúa và các cây trồng cạn vụ Hè Thu 2017, đảm bảo gieo sạ tập trung,
đồng loạt theo từng vùng, từng cánh đồng để thuận lợi điều tiết nước,
chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
2.4.3. Đầu tư phân bón:
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lúa nói
riêng mà đặc biệt là sản xuất lúa vùng thâm canh không thể thiếu nguồn
phân bón được. Phân bón đóng vai trò trong sản xuất nông nghiệp làm
cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn, tăng năng suất cao hơn,
phẩm chất gạo tốt hơn
Trong quá trình canh tác cây lúa, ông cha ta từ xưa đã đúc kết kinh
nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, để thể hiên vai trò của
phân bón trong canh tác lúa nhất là vùng trồng lúa thâm canh. Trong chỉ



đạo sản xuất nông nghiệp của thị xã nói chung và của xã nói riêng thì vấn
đề phân bón luôn được chú trọng và xem đây là vấn đề mấu chốt để tăng
năng suất lúa . Chính vì vậy cán bộ thị xã đã chú trọng vấn đề bón đầy đủ
và cân đối, công tác tập huấn của khuyến nông đang đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón một cách hợp lý và
có hiệu quả.Trong sản xuất lúa phân bón là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng để đạt
năng suất cao, chất lượng tốt hơn, trả lại đồ phì cho đất đồng thời cung
cấp chất dinh dưỡng cho vụ mùa sau. Bón phân cân đối làm tăng tính
chống chịu sâu bệnh và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, khí hậu góp
phần xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững
Bảng 2: Lượng phân bón đầu tư cho cây lúa ( tính cho 1
sào/vụ):
Đơn vị: Kg
Nhóm hộ

Khá

Trung

Nghèo

bình

Loại phân

Bình

Theo


quân

quy
trình

Phân chuồng

500

400

400

433

500

Vôi

10

8

5

7,7

15

Phân đạm


10

10

8

9,3

12

Phân lân

20

15

10

15

25

Kali

6

6

5


5,7

9

(Theo hướng dẫn của Trạm khuyến nông thị xã An Nhơn )
Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng các loại phân khác nhau
Phân đạm: Hầu hết nông dân đều bón phân đạm, lượng phân bón
cả 3 nhóm hộ có sự chênh lệch nhau, với lượng phân bón từ 8- 20 kg đối


với nhóm hộ nghèo mức đầu tư phân đạm còn thấp, lượng phân đạm được
bón từ 2-4 đợt.
Lượng phân lân: Đây là vùng đất bị chua phèn nên nông dân
thường sử dụng phân lân và dùng bón lót 100% trước khi gieo sạ. Lượng
phân lân bón của các nhóm hộ khá nhiều so với nhóm hộ trung bình
chênh lệch 5kg/sào và do với nhóm hộ nghèo thì 10kg/sào, đặc biệt có hộ
không bón phân lân.
Lượng phân kali: Lượng phân này được nông dân bón vào giai
đoạn sau của lúa được phân thành 1-2 đợt. Lượng phân kali bón giữa các
hộ có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Tuy nhiên so với quy
trình thì lượng phân kali còn ít
Qua mức đầu tư phân bón của các nhóm hộ chúng ta thấy lượng
phân bón đại diện các nhóm hộ đầu tư cho cây lúa chưa cao, chưa khai
thác hết tiềm năng, năng suất của các giống lúa, lượng phân bón đầu tư ở
mức trung bình.
Từ kết quả trên ta thấy đầu tư phân bón cho lúa đông xuân thường
thấp hơn so với vụ hè thu và vụ mùa. Bởi vì vụ đông xuân đất đai trước
khi gieo cây lúa thì có thời gian nghỉ ngơi dài 2-3 tháng và mùa mưa lũ
có lượng phù sa bồi đắp làm tăng thêm màu mỡ cho đất. Vụ sản xuất hè

thu và vụ mùa với phương châm thu hoạch đến đâu gieo sạ đến đó để kịp
thời vụ tránh thời gian thu hoạch gặp mùa mưa bão cho nên đất đai không
có thời gian nghỉ ngơi nên phải đầu tư phân bón nhiều hơn cả phân hữu
cơ và vô cơ. Vì vậy ngoài việc bón phân chúng ta cần cải tạo bồi dưỡng
nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất giúp cho cây lúa phát triển.
2.4.4. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa


Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông
nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
không ngừng tăng cao, nhiều loại máy móc thiết bị đã được đưa vào sử
dụng, góp phần bảo đảm thời vụ, tăng hệ số sử dụng đất và nâng cao năng
suất, giảm thiểu sức lao động, làm thay đổi cách canh tác thủ công của
nông dân
Vài năm trở lại đây, các thiết bị cơ giới đang từng bước đóng vai
trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Các loại máy móc phục vụ sản xuất được nông dân
đầu tư mua sắm ngày càng nhiều, như máy cày, bừa, gặt, tuốt lúa, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị
xã. Có thể nói, cơ giới hoá và sử dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào
sản xuất nông nghiệp đã giải phóng được sức lao động của nông dân, tiết
kiệm chi phí, thời gian sản xuất, cải thiện chất lượng nông sản phẩm, góp
phần tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
Khi vào mùa vụ gieo sạ, thu hoạch, các loại máy móc đã phát huy
hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo luân canh, gối vụ kịp
thời...Chẳng hạn như gia đình Anh Võ Ngọc Chỉnhở xã Nhơn Hạnh cho
biết: “Gia đình tôi sản xuất 2 ha lúa từ khi đưa cơ giới vào đồng ruộng đã
giúp tiết kiệm hơn 1/2 thời gian làm đất và thu hoạch, 25% chi phí nhân
công, năng suất tăng lên gần 20%”.
Chương trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp ở thị xã An

Nhơn trong thời gian qua có những bước tiến mạnh mẽ, phần lớn ở các
khâu trước và sau thu hoạch. Qua tính toán cho thấy, cơ giới hoá trong
sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho
nông dân. Chỉ tính riêng việc áp dụng máy gặt đập liên hợp trong thu


hoạch lúa đã giảm từ 400 - 500 ngàn đồng/ha và giảm 2 - 3% hao hụt so
với cắt tay (thu hoạch lúa thủ công).
Đẩy nhanh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp
giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ gắn kết mùa
vụ, khắc phục tình trạng thiếu lao động lúc cao điểm về thời vụ đang diễn
ra khá phổ biến ở khu vực nông thôn hiện nay.
2.5. Đánh giá chung về thị trường lúa gạo ở thị xã An Nhơn
2.5.1. Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để:
+ Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu
mùa vụ.
+ Tùy thuộc vào địa hình, đất để có các hình thức canh tác khác
nhau.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết
hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa
của các nước trong khu vực và thế giới.
- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận
lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình
đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới.



×