Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phương pháp nghiên cứu tâm lý và phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.04 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................2
Tóm tắt tình huống..............................................................................................2
B. NỘI DUNG....................................................................................................4
I. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI
CŨNG BỊ CAN.................................................................................................4
1. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can..............5
2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can.........5
II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP..................................................................7
1. Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy........................................7
2. Phương pháp khác được áp dụng.........................................................9
C. KẾT LUẬN..................................................................................................12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................13


A. LỜI MỞ ĐẦU
Tâm lý học tư pháp dành phần lớn các nghiên cứu của mình
vào việc xây dựng các phương pháp, các thức tác động vào các
hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật khashc quan của vụ
án. Khi nghiên cứu tâm lý con gười nói chung và tâm lý những
người tiến hành tham gia tố tụng nói riêng phải tiêp cận với
từng người cụ thể, với toàn diện các mặt, các phẩm chất thuộc
tính của họ từ xu hướng, phẩm chất, tính cách, khí chất, năng
lực. Khi đó các phương pháp nghiên cứu tâm lý sẽ được chú
trọng sử dụng. Tùy vào mỗi đối tượng mà người tiến hành tố
tụng sẽ sử dụng một phương pháp tác động tâm lý phù hợp để
tác động đến từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt trong giai đoạn hỏi
cung bị can việc sử dụng phương pháp tác động tâm lý phù hợp
sẽ góp phần rất lớn cho việc xác định sự thật khách quan của


vụ án.
Tóm tắt tình huống
Phạm Văn H, sinh năm 1995 sống tại số nhà 09, làng La Cả,
phường Dương Nội, Hà Đông, HN. Sinh ra trong một gia đình có
bố thì suốt ngày rượu chè, mẹ thì bị bệnh không có khả năng
lao động, dưới hắn còn có hai đứa em gái đang học cấp 2. Là
một đối tượng nghiện ma túy, thường xuyên có hành vi trộm
cắp vặt trong xóm tuy nhiên do giá trị tài sản thường ít nên H
chỉ bị cảnh cáo và xử phạt hành chính. Mặc dù vậy nhưng hắn
lại rất thương mẹ và các em.
Ngày 20/12/2017, Phạm Văn H đã trèo tường đột nhập vào
nhà anh Đặng Phúc V với ý định trộm cắp tài sản. Hắn đã theo
dõi nhà anh V trong thời gian khá dài. Nhà anh V chỉ có 2 vợ
chồng đi làm công nhân từ 6h sáng đến 17h mới về. Vào khoảng
7h30’ hàng ngày thì cả hai anh chị đều đi làm. Lợi dụng lúc nhà
không có người, H đã lẻn vào và thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản rồi bỏ đi. Được biết số tài sản H trộm cắp được gồm 10 triệu


đồng tiền mặt, 1 chiếc lắc vàng, 1 mặt dây chuyền bằng vàng
có tên Thùy Lê – tên vợ của anh V.
Sau khi thực hiện xong hành vi trên, H đã trốn sang tỉnh Hà
Nam và tìm gặp người yêu. Trước đó H đã nhanh chóng mang số
tài sản mà H đã trộm cắp được đi tiêu thụ. H đã giữ lại chiếc
vòng cổ để tặng người yêu vì người yêu hắn tên Lê Thùy.
Qua điều tra, công an tp HN đã lấy lời khai của bà bán nước
đầu ngõ, bà ta khai có thấy H thường ngồi uống nước ở quá nhà
bà ta được gần 1 tuần nay. Ngày 20/12/2017 anh H vẫn như
thường lệ ngồi uống nước ở quán nhà bà, nhưng tầm trong
khoảng thời gian từ 7h sáng đến hơn 8h bà không biết a ta đi

đâu. Sau ngàu hôm đó thì H không còn vào quá bà uống nước
nữa.
Do H là đối tượng bị tình nghi trong khu vực, nên khi anh V
báo mất trộm thì H là một trong những kẻ được đưa vào danh
sách tình nghi. Cộng thêm H hiện không có mặt tại nơi cư trú.
Ngày 25/12/2017 Công an thành phố HN đã mời H lên trụ sở
công an để làm việc, lấy lời khai.
Do là kẻ có kinh nghiệm trong những việc bị triệu tập lên cơ
quan công an, cũng như H đã quen với việc lừa lọc, dối trá để
trốn tội, nên y đã dựng lên một câu chuyện để đánh lạc hướng
điều tra. Hắn khai vào cùng thời điểm đó, hắn đang ở nhà bạn là
Nguyễn Thành L. Do tối hôm trước hai người xem bóng đá rất
lâu, khoảng thười gian là từ 1h – 3h sáng nên sáng hôm đó ngủ
dậy muộn. Khoảng hơn 10h hắn mới thức dậy và qua tỉnh Hà
Nam để rủ bạn gái đi chơi. Để đề phòng, hắn có lên mạng để
xem lại trận bóng tối qua và nhớ lại những chi tiết quan trọng
như đội bóng tham gia, tỉ số trận đấu, trang phục cầu thủ...
Khi được hỏi lấy lời khai, H tỏ ra rất bình tĩnh trả lời các câu
hỏi với thái độ rất bình tĩnh, không để lộ bất cứ sơ hở nào. Kể cả
khi được hỏi về trận bóng, H trả lười rất rành mạch những chi
tiết được hỏi. Tuy nhiên H không biết một chi tiết rất quan trọng


là tối hôm 20/12/2017, vào thời điểm giữa trận đấu thì khu nhà
Nguyễn Thành L bị mất điện đúng 15 phút vào thời điểm cầu
thủ ghi bàn. Khi được hỏi trận đấu có vấn đề gì không hay có bị
gián đoạn do yếu tố nào không thì H trả lời là không. Nắm bắt
được yếu tố này, ĐTV tiếp tục xoáy sâu vào chi tiết đó. A đã kể
lại chi tiết pha ghi bàn đó, vì trong ấn tượng của hắn, đó là một
bàn thăng vô cùng đẹp mà bao nhiêu năm xem bóng đá hắn chỉ

được chứng kiến ít lần. Hắn còn nhớ cả cầu thủ mang áo số bao
nhiêu, của đội nào, mái tóc màu nâu, có hàng râu quai nón rất
bảnh... Thêm nữa, ĐTV hỏi H những câu hỏi như bình thường khi
xem bóng đá thì 2 người hay ăn gì, uống gì...
Ví dụ: Khi xem bóng đá mà uống bia thì thú vị lắm nhỉ?
Theo thói quen thì L và H hay uống bia xem bóng đá. Tuy
nhiên L mới đi khám gần đây, bác sĩ nói hắn bị đau dạ dày nên
thời gian gần đây hắn không uống bia rượu, không ăn đồ cay...
Nhưng do L và H đã hơn 1 tuần không gặp nhau nên H không
biết được điều này và vẫn trả lời là 2 người vừa xem vừa uống
bia. Hắn kể lại như mọi lần hắn và L cùng xem bóng đá...
Theo lời khai của H thì Nguyễn Thành L được triệu tập. Do đã
có bàn bạc trước với H nên L đã trả lời như sự bàn bạc trước đó.
Tuy nhiên, do tối hôm trước ngày xảy ra sự việc, L đã đi chơi
đêm không về nên hắn cũng không biết về việc tối hôm đó khu
nhà hắn mất điện. Vậy nên L cũng trả lời giống như H về trận
đấu. Tuy nhiên khi hỏi về việc: Khi xem đá bóng hai người có
uống bia hay không? Thì lúc này L đã buột miệng nói thật rằng
mình bị đau dạ dày nên không uống bia vào buổi tối hôm đó.
Nắm được các tình tiết đó, ĐTV đã đối chất trực tiếp với H và
buộc hắn phải khai ra chân tướng vụ việc. Do ĐTV liên tục hỏi
những câu hỏi xoáy vào vụ án khiến H luống cuống và sau đó
đã khai ra toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
B. NỘI DUNG


I. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỎI CŨNG BỊ CAN.
Nghiên cứu tâm lý nói chung là nghiên cứu về các hiện tượng

tâm lý khác nhau của đời sống con người, các quy luật các cơ
chế của hoạt động tâm lý của con người. Nghiên cứu tâm lý
trong hoạt động tư pháp là quá trình nghiên cứu các hiện tượng,
đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thế là những người
tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên
cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp (điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án) để từ đó thu thập được những thông tin
về tâm lý của đối tượng cần quan tâm.
Tác động tâm lý là sự tác động có tổ chức, kế hoạch, hệ thống
của cá nhân hay của một bộ phận người này với một cá nhân
hay bộ phận người khác nhằm thay đổi, hình thành hay xóa bỏ
những đặc điểm tâm lý nào đó ở họ để đạt được mục đích nhất
định. Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp là một hệ thống
các tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của các cơ
quan tiến hành tố tụng đối với những người tham gia tố tụng
nhằm chuyển biến và thay đổi những đặc điểm tâm lý nào đó
của họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hoạt động tư pháp.
Các tác động tâm lý được thực hiện bằng các phương tiện
như cử chỉ, hành vi, điệu bộ, hành động, ngôn ngữ nói hay ngôn
ngữ viết. Nhờ các phương tiện này thông tin được chuyển từ
người này tới người khác làm ảnh hưởng và thay đổi tâm lý của
người bị tác động theo hướng đã định từ trước
1. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung
bị can
Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc huy động các nhân tố
cần thiết để tác động tới bị can, giúp bị can vượt qua mọi trở
ngại, khai báo đầy đủ, trung thực hành vi phạm tội của mình là


nhiệm vụ cơ bản của các điều tra viên - được gọi là hoạt động

tác động tâm lý bị can.
Tuy nhiên, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là
một quá trình mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử
dụng đồng bộ các phương pháp, chiến thuật tác động tới bị can
nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó, nó không phải là
những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ,
có sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật. Khi tiến
hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần dựa vào hệ
thống các kích thích và không có một khuôn mẫu chung nào
cho từng bị can.
Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là
hệ thống các tác động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối
với bị can nhằm làm chuyển biến và dẫn đến thay đổi những
hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị can khai báo trung
thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội.
2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi
cung bị can
2.1.
Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách
quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
không chỉ ở trong giai đoạn điều tra mà trong suốt quá trình
tiến hành tố tụng đối với một vụ án hình sự. Cùng với các vật
chứng, kết luận giám định, biên bản đối chất… thì lời khai của bị
can là một nguồn chứng cứ quan trọng.
Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần sử
dụng các phương pháp tác động phù hợp với từng bị can nhằm
đạt được kết quả tốt nhất. Bởi vì, có bị can vì biết rõ hành vi
phạm tội của mình nên đã sử dụng những thủ đoạn xảo quyệt
nhằm lừa dối điều tra viên. Mặt khác, việc dựng lại nội dung sự

việc phạm tội, các quan hệ phạm tội là một quá trình phức tạp
của tư duy bị can.


Bằng các tác động tâm lý tới bị can để tái lập chân lý về
những sự kiện quá khứ, về quan hệ nhân quả và các mối liên hệ
khác mà sự liên hệ này có thể giúp cho các quá trình tâm lý trở
nên tích cực và đảm bảo sự đầy đủ, đúng đắn hơn. Nên khi xem
xét lời khai của bị can, các điều tra viên cần thận trọng, khách
quan. Và nếu điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm
lý tới bị can thích hợp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu
nhận thông tin đầy đủ và chính xác về các sự kiện cần thiết từ
bị can.
2.2.

Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động

cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở bị can tạo
điều kiện cho việc xác lập chứng cứ được nhanh chóng,
đúng đắn và khách quan
Trong hoạt động hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can
có sự đối lập về vị trí và quyền lợi. Điều tra viên là người đại
diện cho pháp luật, có trách nhiệm chứng minh tội phạm nên
muốn biết rõ về sự thật khách quan của vụ án. Còn bị can lại
thường có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình.
Ngoài ra, có những bị can có thái độ thành khẩn khai báo
nhưng không thể nhớ hết được các chi tiết của sự việc hoặc nhớ
nhầm. Chính vì vậy, việc tác động tâm lý tới bị can trong những
trường hợp này là vô cùng cần thiết để điều tra viên có thể thu
thập được những thông tin khách quan, toàn diện về vụ án.

2.3.
Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt
động của bị can, giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về
sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật
Khi tiến hành điều tra một vụ án, hoạt động hỏi cung là hoạt
động quan trọng và cơ bản. Hoạt động này là cần thiết và có
thể tiến hành được với phần lớn các loại bị can. Do đó, trong
quá trình hỏi cung, các điều tra viên cần sử dụng phương pháp
tác động tâm lý tới bị can để họ có sự tích cực hoạt động, hạn


chế những cảm xúc hay hoạt động tiêu cực trong quá trình hỏi
cung. Từ đó, bị can có trạng thái tâm lý tích cực, bình tĩnh suy
nghĩ, nhớ lại những tình tiết có liên quan đến vụ án, đến hành vi
phạm tội của mình hay của đồng bọn. Đồng thời, việc sử dụng
những biện pháp này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết
vụ án được nhanh chóng từ những tình tiết đã thu thập được.
II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
Dựa vào tình huống nhóm đã xây dựng, dựa vào các tình tiết
có trong tình huống mà nhóm sẽ chỉ ra ưu và nhược điểm của
phương pháp tác động tâm lý mà nhóm lựa chọn.
1. Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy
Phương pháp này cho phép các điều tra viên đặt ra các câu
hỏi hướng các quá trình tư duy của đối tượng vào nhiệm vụ giải
quyết câu hỏi đó và buộc họ phải sử dụng thông tin từ mô hình
tư duy sự kiện, sự việc bị che dấu. Phương pháp này nghĩa là
điều tra viên đặt hàng loạt câu hỏi để khám phá sự thiếu rõ
ràng của một khối lượng lớn thông tin của vụ án mà đối tượng
chưa khai rõ. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy thường
được sử dụng trong trường hợp: khi người cung cấp lời khai

quên một số tình tiết về vụa án; khi người bị tác động khai báo
không đúng sự thật, và khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm,
lập trường của đối tượng.
Điều tra viên có thể đưa ra những câu hỏi để bị can trả lời.
Những câu hỏi đó có thể được chuẩn bị trước khi lấy lời khai
nhưng điều tra viên không thể xác định được một cách cụ thể
tất cả những câu hỏi có thể cần đặt ra cho bị can khi lấy lời
khai. Vì vậy trong quá trình lấy lời khai, điều tra viên có thể dựa
trên thái độ khai báo của bị can để có sự điều chỉnh phù hợp.
Trong quá trình lấy lời khai của bị can có thể sử dụng các dạng
câu hỏi sau: câu hỏi bổ sung lời khai; câu hỏi làm chính xác lời


khai; câu hỏi gợi nhớ lại; câu hỏi kiểm tra lời khai; câu hỏi vạch
trần lời khai gian dối. Các câu hỏi của điều tra viên đặt ra với
mức độ càng nhanh, càng nhiều, càng xoáy sâu và những yếu
điểm trong lời khai của bị can sẽ khiến họ trở nên lúng túng và
lâm vào tình trạng căng thẳng dần dần sẽ lộ ra những điều
đang che dấu. Sắc thái biểu cảm trong khi đặt ra câu hỏi cũng
rất quan trọng. Đối với một người bình thản, thì điều tra viên
càng nóng vội, càng gay gắt thì bị can sẽ lại càng thấy mình
đang làm cho điều tra viên bế tắc và tự mãn. Vì vậy điều tra
viên cũng cần có thái độ điềm tĩnh nhưng vẫn nghiêm nghị và
kiên quyết, và luôn luôn phải làm chủ mọi tình huống. Phương
pháp này sẽ mang lại hiệu quả rất cao nếu điều tra viên có kiến
thức tâm lý tốt, bản lĩnh vững vàng, sự chuẩn bị kĩ lưỡng và biết
cách sử dụng linh hoạt các câu hỏi.
Trong tình huống mà nhóm xây dựng, trong đầu đối tượng
đang xuất hiện hai luồng thông tin đối nghịch nhau, một là
luồng thông tin về sự thật khách quan mà đối tượng đã thực

hiện hành vi phạm tội. Luồng suy nghĩ còn lại là sự tưởng tượng
của đối tượng về những hành vi có thể sẽ sử dụng để khi lời
khai. Đối tượng hoàn toàn không biết về những chi tiết có thể
thiếu logic trong lời khai của mình, bởi lẽ giữa hiện thực đã xảy
ra với câu chuyện mà đối tượng xây dựng có độ chênh nhất định
về một vài chi tiết mà chính đối tượng không biết. Đây chính là
sơ hở mà Điều tra viên trong quá trình lấy lời khai đã tận dụng,
để chính lời khai của đối tượng trở thành sợi dây buộc tội hắn.
Ưu điểm: hướng tư duy của đối tượng bị tác động vào một vụ
việc cụ thể, qua đó chứng minh đối tượng có hành vi phạm tội.
Lần thứ nhất khi khai thác ở chi tiết trận bóng đá, đối tượng
thực sự đã không xem trận bóng đó ở nhà người bạn của mình,


cũng không được biết về bàn thắng ngoạn mục nếu hắn thực sự
đã ở đó. Đây là sơ hở thứ nhất. Điều tra viên đã xoáy sâu vào
chi tiết đó, buộc hắn phải miểu tả lại bàn thắng đó. Qua lời khai,
hắn nói rất rành mạch và không bỏ sót chi tiết nào, cũng khẳng
định không có chút rắc rối nào xảy ra trong quá trình trận bóng
diễn ra. Chính lời khai của hắn là buộc tội hắn lần thứ nhất.
Lần thứ hai, khi khai thác ở những thói quen cơ bản của đối
tượng khi xem bóng đá, lại một lần nữa hắn tự đưa mình vào
tròng. Với lối khai báo rất rành mạch, thể hiện cả thái độ phấn
khích khi nhắc lại trận đấu, cách ăn mừng ra sao,... cho thấy đối
tượng đã xây dựng nên một câu chuyện vô cùng hợp lý để che
mắt cơ quan điều tra.
Phương pháp được sử dụng có lối dẫn chuyện phù hợp để đối
tượng tái hiện lại những gì hắn đã sắp xếp từ trước đó, đồng
thời giúp Điều tra viên kiểm chứng tính khách quan của lời khai
khi phát hiện ra những hi tiết thiếu trung thực. Hơn nữa, việc sử

dụng những câu hỏi dạng nghi vấn, giống như cách trò chuyện,
khơi gợi đối tượng bộc lộ niềm đam mê với bóng đá cũng là
cách giúp hắn giảm bớt cảnh giác hơn, là lúc để Điều tra viên
dễ dàng thực hiện các thao tác cần thiết để đưa đối tượng vào
cái bẫy mà mình đã dựng lên, buộc hắn phải nhận tội.
Nhược điểm: đối với tình huống này, hạn chế của phương
pháp được bộc lộ nếu không có đồng thời các dấu hiệu sau:
Một, Do đối tượng đã có kinh nghiệm trong việc lấy lời khai
trước đó, nên khả năng hắn không bị tác động tâm lý là rất cao,
rất khó để đưa ra những “cái bẫy” tâm lý để khiến đối tượng
phải lo sợ. Hơn nữa, hắn đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng những chi tiết
là bằng chứng ngoại phạm cho mình nên đó có thể sẽ làm khó


cho việc Điều tra viên khi buộc hắn phải nói ra sự thật. Do đó,
chi tiết quan trọng của vụ án phải được phát hiện hoặc do đối
tượng vô tình cung cấp làm cơ sở cho việc sử dụng phương
pháp tác động tâm lý này.
Hai, Điều tra viên đã nắm được chi tiết quan trọng, có thể sử
dụng chi tiết đó để đánh lừa đối tượng. Nếu trong quá trình xây
dựng kịch bản, hắn đã biết về việc khu nhà bạn mình bị mất
điện, hay việc bạn mình phải kiêng bia rượu, thì có lẽ việc lấy lời
khai có thể sẽ không tiến triển nhanh như vậy, mà cần thêm
qua trình điều tra, sử dụng các phương pháp tác động tâm lý
khác thì đối tượng mới khai báo về hành vi phạm tội của mình
một cách thành khẩn.
2. Phương pháp khác được áp dụng
Phương pháp thuyết phục:
Việc bị can hoặc các đối tượng được lấy lời khai thành khẩn
khai báo hay từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối đều xuất

phát từ nhận thức của họ. Thông thường, họ từ chối khai báo là
do một số nguyên nhân như chưa tin tưởng và chính sách khoan
hồng của Đảng và Nhà nươc, sợ đồng bọn trả thù, sợ mất uy tín
hay có thể cho rằng việc chuẩn bị, tiến hành và che giấu tội
phạm của mình là tinh vi, bí mật, điều tra viên chưa có đủ
chứng cứ về hành vi phạm tội đó nên nếu không khai báo thì
điều tra viên sẽ không thể buộc tội mình... Do đó khi hỏi cung bị
can hay lấy lời khai, điều tra viên phải lấy đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lấy thực tế cuộc sống, lấy
chân lý lẽ phải, tình cảm gia đình, quê hương đất nước... để giáo
dục, thuyết phục bị can làm bị can thay đổi về nhận thức. Trên


cơ sở đó, phân biệt được đúng sai, phải trái, thấy được lỗi lầm từ
bỏ lập trường ngoan cố dẫn đến thành khẩn khai báo.
Thường sử dụng đối với những đối tượng phạm tội lần đầu,
có thái độ tâm lý khá bất ổn khi bị triệu tập lấy lời khai. Những
đối tượng này có thái độ sợ hãi, vẫn luôn bị ám ảnh bởi hành vi
phạm tội của mình. Khi bị Điều tra viên sử dụng lời thuyết phục,
khuyên bảo tác động tới lòng trắc ẩn như về gia đình, bạn bè,...
về những quan niệm sống có đạo đức, có tình người, hợp đạo lý
thì đối tượng sẽ tự động nhận tội.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là rất khó sử
dụng đối với những đối tượng có thái độ cứng rắn, hoặc khi
chứng cứ, tài liệu chưa thực sự rõ ràng, đối tượng vẫn có niềm
tin là bản thân sẽ lừa dối được cơ quan điều tra,đánh lạc hướng
điều tra,... thì phương pháp này không thực sự bộc lộ hiệu quả
tích cực. Thông thường trong trường hợp này, phương pháp
thuyết phục thường được thực hiện khi chính đối tượng có sự
thay đổi về mặt cảm xúc, bộc lộ thái độ ăn năn và mong muốn

được khai báo, tuy trước đó một mực chối tội, thì Điều tra viên
sẽ có những lời lẽ hướng đối tượng vào việc khai báo thành
khẩn sẽ được hưởng khoan hồng,...
Trong tình huống trên, Điều tra viên đã sử dụng các thông tin
liên quan đến gia đình của H. Do biết được H là một người rất
thương mẹ và các em, nên Điều tra viên nhanh chóng lấy điểm
đó để tác động đến đối tượng. Bằng phương pháp tác động
khéo léo, cũng như việc đặt những câu hỏi trọng tâm vào đúng
vấn đề mà đối tượng đang trăn trở nên H đã khai ra tình tiết của
vụ việc.
Phương pháp ám thị gián tiếp:


Ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực
hiện bằng cách chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông
tin về sự kiện nào đó không quan hệ trực tiếp đến vụ án nhưng
lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống riêng tư của người bị tác
động, nhằm làm cho họ tự nhiều rằng những vấn đề đó mà chủ
thể tác động đã biết thì chắc những vấn đề khác về vụ án, hành
vi của mình chắc chắn những cơ quan tiến hành tố tụng cũng
biết hoặc sẽ biết. Từ đó người bị tác động phải suy nghĩ và cân
nhắc thái độ của mình.
Với từng bị can, điều tra viên phải thu thập những thông tin
ngoài lề vụ án những liên quan tới bản thân bị can, gia đinh,
công việc của họ để tìm ra điểm yếu. Phương pháp này thường
mang lại hiệu quả khi được bất ngờ đưa vào hoạt động lấy lời
khai.
Ví dụ Điều tra viên có thể tâm sự với bị can rằng, người yêu
của bị can tên là Lê Thùy rất giống tên của vợ anh V nếu mà
mang chiếc vòng cổ có tên Thùy Lê đó đi tặng bạn gái làm qua

Noel có phải là rất hợp lý không. Khi bị nói đến tình tiết đó, H
không cảnh giác mà vô tình nói ra tại sao anh người yêu tôi tên
Lê Thùy. Và luống cuống sợ sệt Điều tra viên bieets được mình
mang chiếc vòng đó đi tặng người yêu làm quà Noel thật.


C. KẾT LUẬN
Hoạt động hỏi cung bị can là hoạt dộng quan trọng trong gai
đoạn diều tra nhằm thu thâp chứ cứ chúng minh tội phạm.
Trong giai đoạn này Điều tra viên phải có tiến hành các hoạt
động giao tiếp, áp dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can.
Các biện pháp tác động taamm lý Điều tra viên hya sử dụng là:
phương pháp thuyets phục, phương pháp đặt vấn đề và thay đổi
tư duy, phương pháp ám thị gián tiếp… Để sử dụng các phương
pháp này đạt hiệu quả cao, điều tra viên cần có kiến thức về
trường hợp áp dụng phương pháp, thời gian áp dụng chúng, đặc
điểm riêng của từng phương pháp.Mặt khác bị can là những chủ
thể riêng biệt với những đặc điểm riêng về khí chất, nhu cầu,
năng lực, quan điểm, lối sống… Bởi vậy không có một khuân
mẫu chung nào cho việc sử dụng phương pháp tác dộng tâm lý
đến bị can. Do đó, Điều tra viên phải là người hết sức khéo léo
và có kiến thức chuyên môn vững vàng để áp dụng đúng
phương pháp tác động tâm lý để có thể nhanh chóng tìm ra sự
thật của vụ án.


D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO




×