Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.86 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Luật pháp với tư cách là công cụ là phương tiện để quản lý nhà nước để
điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội phát sinh, điều chỉnh quan hệ xã hội theo một
cách thống nhất. Luật hành chính đóng vai trò quan trọng như một công cụ quản
lý nhằm tạo ra một hệ thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của mọi công
dân. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của các cơ quan hành chính trong lĩnh
vực quản lý hành chính nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Để thực hiện tốt
chức năng của mình, trong quá trình hoạt động, cơ quan hành chính ban hành rất
nhiều các quyết định hành chính. Đó chính là một trong những yếu tố giúp cơ
quan hành chính có thể làm tốt vai trò cuả mình. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa
có cách hiểu thống nhất về quyết định hành chính và vai trò của nó đối với hoạt
động quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, để làm rõ vấn đề này em chọn đề:
“Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định
hành chính trong quản lý nhà nước” làm đề tài cho bài tập học kỳ.
Kết cấu của bài viết gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần
Nội dung gồm:
I. Khái niệm của quyết định hành chính
1. Khái niệm của quyết định hành chính
2. Đặc điểm của quyết định hành chính
II. Vai trò của quyết định hành chính đối với quản lý hành chính nhà nước

1


NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH:
1. Khái niệm quyết định hành chính:
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả
sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ
thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà


nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định
của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử
sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời
sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định pháp luật là một hình thức sử dụng quyền lực nhà nước của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết các công việc của nhà nước
trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, có hiệu lực bắt buộc tiến hành
đối với đối tượng có liên quan.
Quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính Nhà nước
hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền nhằm đưa ra các quy định chung hoặc giải
quyết vấn đề pháp lý hành chính cụ thể đối với tập thể hay cá nhân có ý nghĩa
bắt buộc tuân thủ.
Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản
lý hành chính trước một tình huống cụ thể đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà
nước theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
Việc ban hành quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau thực
hiện với những nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến những nội dung khác
nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trong số những chủ thể có thẩm quyền
ban hành quyết định hành chính thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành
hcinhs nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng.

2


Ví dụ: Quyết định thu hồi đất, Quyết định duyệt dự án đầu tư, Quyết định
chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng hộ dân, tổ chức…
2. Đặc điểm của quyết định hành chính:
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, vì vậy nó có
đầy đủ đặc điểm của quyết định pháp luật:
Thứ nhất phải đề cập đến tính ý chí, quyền lực nhà nước. Thể hiện ở hình

thức, nội dung và mục đích của những quyết định. Việc thực hiện quyền lực nhà
nước thường được thể hiện dưới hình thức quyết định bằng văn bản. Pháp luật
quy định chỉ có các cơ quan nhà nước được trao quyền mới có thẩm quyền ban
hành ra quyết định pháp luật cũng như quyết định hành chính vì lợi ích chung
của đất nước. Nội dung của quyết định phải tuân thủ theo quy định của pháp luật
không được trái với các quyết định của Quốc hội, cơ quan hành chính cấp trên,
… nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh đúng thẩm quyền đã được quy
định. Tất cả các quyết định hành chính đều có giá trị bắt buộc phải thực hiện trên
thực tế và Nhà nước đảm bảo thực hiện bằn các biện pháp cưỡng chế nếu cần.
Thứ hai là tính pháp lý của quyết định. Các quyết định hành chính được
ban hành trên cơ sở theo quy định của pháp luật do vậy các quyết định được ban
hành đều thể hiện giá trị pháp lý của nó. Các quyết định hành chính có thể đưa
ra những biện pháp hoặc những chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành
chính. Tính pháp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện
quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật; làm phát sinh,
thay đổi, hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính của chủ tịch UBND huyện Z đối với anh A thuộc huyện Z
làm phát sinh quan hệ hành chính giữa A và Nhà nước.
Ngoài đặc điểm chung ở trên, quyết định hành chính còn có những đặc
điểm riêng:
Thứ nhất, đó là tính dưới luật, thể hiện ở nội dung, trình tự xây dựng, ban
hành và hình thức của quyết định. Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của

3


cơ quan quyền lực nhà nước, các quyết định hành chính phải phù hợp Hiến
pháp, Luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nên các quyết định hành
chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban
hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật. Các quyết định hành chính

có hiệu lực thấp hơn văn bản luật. Nội dung và hình thức của quyết định hành
chính phải phù hợp với thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định.
Thứ hai, quyết định hành chính được các chủ thể quản lý hành chính nhà
nước có thẩm quyền ban hành. Do đây là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp
thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ: Chính phủ, Bộ trưởng,
thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, Thủ tướng Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,… Phần lớn các quyết định hành chính được ban hành
bởi các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ
quan này. Các cơ quan khác của Nhà nước hay cá nhân được Nhà nước trao
quyền cũng được ban hành một số quyết định hành chính. Ví dụ: Nghị quyết của
Quốc hội về việc nhập chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh,…
Thứ ba, quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong
phú và được ban hành theo thủ tục hành chính. Hoạt động quản lý hành chính
nhà nước diễn ra trên các mặt đời sống xã hội, tác động đến các đối tượng khác
nhau vì vậy mà mục đích cũng như nội dung sẽ phong phú để phù hợp với chức
năng của nó. Ví dụ: có quyết định hành chính về xây dựng, môi trường, trật tự
xã hội, kinh tế, văn hóa, đất đai,… Hình thức, nội dung, tên gọi của quyết định
hành chính do pháp luật hành chính quy định. Các quyết định hành chính chủ
yếu thể hiện bằng văn bản. Một số quyết định hành chính được thể hiện bằng lời
nói, hiệu lệnh. Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, được
ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định. Ví dụ: Lệnh đình chỉ
hành vi vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ,…
Các quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp
luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư.

4


II. VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC:

Quyết định hành chính là công cụ tiến hành quá trình quản lý hành chính
nhà nước, có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Để một cơ
quan hành chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, phải có
các phương tiện cơ bản như: công sở, công vụ, công chức,… và đặc biệt phải có
quyết định hành chính. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính
nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước phải có nghĩa vụ chấp hành theo đúng
pháp luật và đưa pháp luật vào thực tiễn một cách trực tiếp, thường xuyên và
liên tục bằng hình thức ra các quyết định hành chính.
Quyết định hành chính có vai trò hướng dẫn thực hiện luật trong quá trình
quản lý. Ví dụ: Trên cơ sở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của ủy ban
thường vụ quốc hội (Số: 04/2008/PL-UBTVQH12) quy định các nguyên tắc xử
lý, đối tượng xử lý, thẩm quyền xử lý, mức xử lý,… thì Chính phủ ra quyết định
hành chính dưới dạng là các nghị định cụ thể hóa nội dung pháp lệnh trong các
lĩnh vực cụ thể như: xây dựng, thuế, môi trường,… Còn Ủy ban nhân dân các
cấp ra quyết định hành chính dưới dạng các văn bản áp dụng căn cứ vào pháp
lệnh và nghị định để xử lý các vụ việc cụ thể.
Trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà
nước có nhiều vấn đề nảy sinh như hiện tượng vi phạm hành chính của các tổ
chức, cá nhân trong một lĩnh vực như: xây dựng, thuế, an ninh, trật tự công
cộng,… thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ra các quyết định hành
chính dưới dạng văn bản áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ
chức này nhằm trừng phạt những hành vi sai trái và giáo dục họ khi họ vi phạm
ở mức độ vi phạm hành chính. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định
xử phạt hành chính đối với hộ dân A xây dựng nhà ở trái phép.

5


Quyết định hành chính còn là phương tiện, công cụ để các cơ quan hành
chính cải cách cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy hành chính nhà

nước. Ví dụ: Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010
được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày
17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đánh dấu một tầm nhìn, một nhận thức, một
tư duy mới về cải cách hành chính. Mục tiêu chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 này được xác định là: “Xây dựng một
nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển
đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp
với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Như
vậy, thấy được rằng quyết định hành chính có vai trò to lớn để các chủ thể có
thẩm quyền quyết định các kế hoạch cải cách bộ máy cũng như hoạt động của
bộ máy hành chính nhà nước.
Mặt khác, quyết định hành chính là sản phẩm của quá trình quản lý ahnhf
chính nhà nước. Quyết định hành chính được hình thành trong quá trình chấp
hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Chính trong hoạt động
quản lý này mà các cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm quyền đã
ra quyết định dưới dạng nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định,… để thực hiện
nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

6


Như vậy, khái niệm quyết định hành chính còn nhiều quan điểm tranh
luận khác nhau, nhưng vấn cốt lõi của quyết định hành chính là căn bản nhất,
các quan điểm đều thống nhất quyết định hành chính là một quyết định pháp luật
có các đặc điểm của quyết định pháp luật, bên cạnh đó quyết định hành chính

còn có những đặc điểm mang tính đặc trưng của nó. Trình tự và thủ tục của
quyết định hành chính theo luật định. Đồng thời thấy được vai trò của nó trong
quản lý hành chính nhà nước, nó là công cụ là phương tiện chủ yếu để quản lý
hành chính nhà nước đạt hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008;
2.
3. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2008)
4. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005 ;
5. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành
chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005;
6.

MỤC LỤC

7


MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................2
I. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH:.......................................................................2
1. Khái niệm quyết định hành chính:..........................................................................................2
2. Đặc điểm của quyết định hành chính:.....................................................................................3
II. VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:...........5
KẾT LUẬN.................................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................7


8



×