Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hệ thống pháp luật nhật bản là sản phẩm của sự pha trộn giữa dòng họ civil law, dòng họ common law và pháp luật truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.25 KB, 3 trang )

Nhật bản là một quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, có truyền thống và văn hóa
rất đậm nét và phát triển ở trình độ cao trên thế giới. Trong sự phát triển của pháp luật
đã từng trải qua hai cuộc âu hóa, lần thứ nhất từ năm 1868 đến năm 1926 bởi các
nước thuộc dòng họ pháp luật Civil Law, lần thứ hai từ năm 1945 đến nay bởi các
nước thuộc dòng họ Common Law. Có lẽ vì thế mà có nhận định cho rằng “ Hệ thống
pháp luật Nhật Bản là sản phẩm của sự pha trộn giữa dòng họ Civil Law, dòng họ
Common Law và pháp luật truyền thống”. Bài viết sau đây sẽ chứng minh nhận định
trên là đúng.

1. Hệ thống pháp luật Nhật bản có những đặc điểm của dòng họ Civil Law.
Hệ thống pháp luật của các nước châu Âu lục địa đã trở thành hình mẫu cho hệ
thống pháp luật Nhật Bản trong giai đoạn âu hóa lần thứ nhất và ảnh hưởng đến tận
ngày nay.
Về hệ thống tòa án: hệ thống tòa án của Nhật được xây dựng trên mô hình hệ
thống tòa án của các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law mà chủ yếu là của Đức
và Pháp và chịu sự giám sát của cơ quan hành pháp. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới
thứ II, hệ thống tòa án của Nhật không còn chịu sự can thiệp của Chính Phủ như trước
mà đã có vị trí độc lập hiến định trong bộ máy nhà nước. Hệ thống tòa án của Nhật
ngày nay cũng phân ra các cấp – tương tự như hệ thống pháp luật các nước châu Âu
lục địa.
Về nguồn luật: Tương tự như ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil
law, nguồn luật quan trọng nhất ở Nhật Bản là luật thành văn. Và giống như nhiều
nước thuộc dòng họ này, phán quyết của Tòa án (hay còn gọi với các tên gọi khác là án
lệ, tiền lệ pháp, thực tiễn xét xử) không chính thức được coi là nguồn mặc dù trên thực
tế, phán quyết của tòa cũng đóng vai trò quan trọng với tư cách là nguồn luật bổ trợ.
Có thể kể đến Bộ luật dân sự Nhật Bản là Bộ luật chịu ảnh hưởng cả từ Bộ luật dân sự
Đức và Bộ luật dân sự Pháp. Ngay từ năm 1882, giảng viên trường Luật Paris
Boissonnade giúp Nhật bản soạn thảo dự thảo Bộ luật dân sự. đến năm 1898, Nhật
hoàng đã ban hành Bộ luật dân sự mới với nội dung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bộ
luật dân sự mới của Đức (1896), nhưng giữ được khá nhiều yếu tố từ bản dự thảo của
Boissonnade. Trong khoảng thời gian này nhiều bộ luật đã được ban hành như Bộ luật


tố tụng dân sự 1890 sửa đổi năm 1899, bộ luật thương mại năm 1899, bộ luật Hình sự
năm 1907, bộ luật tố tụng hình sự năm 1922. Trừ 2 bộ luật tố tụng, các bộ luật khác
vẫn còn hiệu lực đến ngày nay.
Nguồn luật quan trọng và được ưu tiên áp dụng thứ hai đó là tập quán pháp. Phán
quyết của Tòa án không chính thức được coi là nguồn luật mặc dù trên thực tế, tương
tự như ở các nước châu Âu lục địa, phán quyết của tòa cũng đóng vai trò quan trọng
với tư cách là nguồn luật bổ trợ.

1


Tương tự như nhiều nước ở dòng họ civil law, ở Nhật Bản, phán quyết của Tòa là
nguồn luật thực tế (de facto source of law). Phán quyết của Tòa tối cao có giá trị ràng
buộc các tòa án cấp dưới, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật thành văn và lấp lỗ
hổng của pháp luật thành văn.
Về đào tạo luật: phương pháp đào tạo luật ở Nhật Bản cũng tương tự như đào
tạo luật ở các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law, đặc biệt gần gũi
với mô hình đào tạo của Pháp và Đức. Phương pháp giảng dạy luật ở Nhật vẫn chủ yếu
là phương pháp thuyết trình tiến hành ở các lớp học có quy mô lớn chứa tới hơn 500
sinh viên, với bài giảng chỉ tập trung vào lý thuyết. sau khi tốt nghiệp khoa luật, người
có bằng cử nhân có thể học tiếp chương trình đào tạo sau đại học để trở thành thạc sĩ
hoặc tiến sĩ luật , hay học nghề tại các tổ chức chuyên biệt để trở thành luật sư.

2. Hệ thống pháp luật nhật bản mang đặc điểm của dòng họ Common Law.
Như ở trên đã phân tích, pháp luật Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng
họ Civil Law. Tuy nhiên từ sau chiến tranh thế giới II, pháp luật Nhật Bản đã có
những thay đổi đáng kể, không chỉ có Civil Law mà cả dòng họ Common Law cũng
bắt đầu du nhập vào Nhật bản và tác động lên hệ thống pháp luật của nước này.
Nguyên nhân của sự tác động này là do những thay đổi của các yếu tố chính trị,
lích sử mang lại. Sự đầu hàng quân đồng minh của Nhật Bản trong chiến thanh thế

giới II, sự chiếm đóng Nhật Bản của Mĩ trong vòng bảy năm đã tạo điều kiện cho dòng
họ pháp luật Common Law ( mà về cơ bản là hệ thống pháp luật Mĩ) có ảnh hưởng
mang tính quyết định đối với sự phát triển của pháp luật Nhật Bản. Những ảnh hưởng
của dòng họ Common Law đối với pháp luật Nhật Bản được thể hiện rõ ràng nhất
trong các chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về tố tụng
và tổ chức của hệ thống tòa án.
Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định cụ thể trong hiến pháp
Nhật Bản 1946 và Bộ luật dân sự năm 1947. Hiến pháp Nhật Bản 1946 do người Mĩ
thảo ra nên nhiều chế định trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật Mĩ.
Theo Hiến Pháp 1946, quyền và nghĩa vụ của công dân là các pháp luật mang tính
hiến định không được phép vi phạm.
Về tố tụng: Sự tác động của dòng họ pháp luật Common Law đến pháp luật
Nhật Bản trong chế định tố tụng được thể hiện rõ nét nhất trong pháp luật về tố tụng
hình sự. Ngoại trừ chế độ bồi thẩm mà Nhật Bản không tiếp thu của pháp luật Mĩ thì
có thể thấy Bộ luật tố tụng hình sự 1948 của Nhật Bản được soạn thảo theo khuôn mẫu
bộ luật tố tụng hình sự của Mĩ. Trong quá trình tố tụng, nguyên tắc tranh tụng được đề
cao, thẩm phán chỉ đống vai trò trọng tài, vai trò chính trong quá trình tố tụng được
dành cho đại diện của bên buộc tội và bên bào chữa. Bên cạnh bộ luật tố tụng hình sự,
Nhật Bản còn ban hành đạo luật về viện kiểm sát ( Viện công tố) năm 1947, đạo luật

2


về luật sư năm 1949. Tất cả các đạo luật này đều chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp
luật Common Law và còn hiệu lực đến ngày nay mặc dù đã có sửa đổi, bổ sung.
Về hệ thống tòa án: Những ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Common Law tới
pháp luật Nhật Bản còn được thể hiện đậm nét trong các chế định pháp luật về tổ chức
hệ thống Tòa án. Bản hiến pháp năm 1946, đạo luật về Tòa án, đạo luật về các viện
công tố được ban hành năm 1947 đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật
Mĩ. Cụ thể, quyền kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật được giao cho tòa

án tối cao; hệ thống tòa án được tổ chức theo một ngach duy nhất. Nhật Bản không tổ
chức hệ thống Tòa án theo cấp hành chính mà theo ba cấp xét xử, một bản án có thể
được kháng án hai lần(sơ thẩm, phúc thẩm và thượng thẩm).
Những đặc điểm của dòng họ pháp luật Common Law được thể hiện rõ nét trong
dòng họ pháp luật Nhật Bản thông qua các chế định về quyền và nghĩa vụ của công
dân, pháp luật về tố tụng hình sự và hệ thống tòa án. Tuy nhiên, những phân tích trên
cũng cho thấy sự ảnh hưởng của dòng họ Common Law đến hệ thống pháp luật Nhật
Bản không đủ mạnh để “ kéo” pháp luật Nhật Bản hoàn toàn vào dòng họ pháp luật
này, những tác động vẫn còn hạn chế và mang tính không liên tục.

3. Hệ thống pháp luật nhật bản vẫn kế thừa các yếu tố của pháp luật truyền
thống.
Tiếp thu rất nhiều từ pháp luật hiện đại tuy nhiên hệ thống pháp luật nhật bản vẫn
giữ được các yếu tố của pháp luật truyền thống điều đó được thể hiện trong các chế
định về hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế, trong phương thức giải quyết tranh
chấp và sử dụng nguồn luật.
Về phương thức giải quyết tranh chấp: Và mặc dù tính dân chủ đã được đề cao ở
Nhật Bản, nhưng người dân vẫn không thích tham gia vào những lĩnh vực hoạt động
công quyền và có xu hướng thích giao phó những công việc đó cho thiểu số người có
quyền lực trong xã hội. Không những thế, người dân Nhật còn có tâm lý “ngại” kiện
tụng, có xu hướng tránh xa pháp luật. do đó, các phương thức giải quyết tranh chấp
không qua hệ thống tòa án vẫn khá phổ biến ở Nhật.
Về nguồn luật: Cũng như ở hầu hết các nước châu Âu khác, ở Nhật Bản luật
thành văn là nguồn luật quan trọng nhất. Tuy nhiên, trên thực tiễn điều này không phải
bao giờ cũng đúng. Trong một số trường hợp, thẩm phán có thể dựa vào những tập
quán không phù hợp với luật thực định nhằm đạt tới giải pháp thỏa đáng. Hay trong
luật dân sự khi việc áp dụng văn bản pháp luật không quy định về chính sách công thì
có thể bị các bên đương sự loại trừ và thay thế vào đó áp dụng tập quán pháp có nghĩa
tương phản.
Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa pháp luật truyền thống với

dòng họ pháp luật Civil Law và Common Law đã tạo nên hệ thống pháp luật của Nhật
Bản. Sự kết hợp này cũng đã tạo nên một dòng họ pháp luật - dòng họ pháp luật hỗn
hợp và Nhật Bản là một đại diện.
3



×