Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình tiến hành các giai đoạn của Tố tụng hình sự của Việt Nam hiện
nay, vấn đề về vai trò của hoạt động nhận thức được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Vì thế, để hoạt động nghiên cứu tâm lý này có thể giữ được vai trò cơ bản
và quan trọng đó cũng như để nó được thực hiện một cách có hiệu quả trong quá trình
tố tụng thì vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về hoạt động nhận
thức đến từng chủ thể tiến hành tố tụng cũng như các chủ thể khác. Vì thế, từ quá trình
nghiên cứu lý luận và tìm hiểu về thực tiễn thực hiện các hoạt động tư pháp trong quá
trình tố tụng ở Việt Nam hiện nay. Em xin chọn đề tài : “Vai trò của hoạt động nhận
thức trong các giai đoạn tố tụng hình sự (Điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự,
giáo dục cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết” cho bài làm của mình.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hoạt động nhận thức
1. Hoạt động nhận thức trong tố tụng hình sự.
Theo giáo trình Tâm lý học Tư pháp_ Trường đại học Luật Hà Nội thì “hoạt động
nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người
thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng của kinh
nghiệm đã có của bản thân” (trang 46).
2. Hoạt động điều tra.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư, thì hoạt động điều tra được hiểu là: “Hoạt động
tố tụng của cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra nhằm xác định tội phạm của người có hành vi phạm tội, lập hồ sơ
đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ
chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Hoạt động điều tra
phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ
những chứng cứ xác định có tội hoặc vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết
Lù A Mùa _MSSV: 361824
1
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
giảm nhẹ trách nhiệm của bị can. Mọi hoạt động ĐT phải tuân theo pháp luật, chấp
hành các nguyên tắc và thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.”
3. Hoạt động xét xử.
Theo tài liệu Từ điển bách khoa toàn thư, hoạt động xét xử được định nghĩa như
sau: “Hoạt động của các toà án được tổ chức và tiến hành trên cơ sở những nguyên
tắc nhất định và theo một trật tự do luật định nhằm xem xét và giải quyết các vụ án
hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và những vụ việc khác do pháp luật
quy định thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân. Hoạt động xét xử nhằm bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật, giáo dục mọi người có ý
thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật.
Hoạt động xét xử chỉ do toà án thực hiện”. Điều 127 Hiến pháp năm 1992 của Việt
Nam quy định: “Toà án Nhân dân Tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà
án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động xét xử được tiến hành trên những nguyên tắc: công khai; bình đẳng của
mọi công dân trước pháp luật; xét xử tập thể; bảo đảm cho bị can, bị cáo quyền bào
chữa và các nguyên tắc khác. Hoạt động xét xử được tiến hành theo một trật tự do
pháp luật quy định. Hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm có những nhiệm vụ cụ
thể của mình.”
4. Hoạt động giáo dục, cải tạo.
Hiện nay, hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân là biện pháp chế tài của nhà nước
áp dụng đối với những người phạm tội mà đã có bản án của tòa án tuyên người đó là
có tội và phải chịu hình phạt. Hoạt động cải tạo diễn ra khi người đó đang chấp hành
hình phạt tù, hoạt động này nhằm giáo dục nhân cách cũng như nghề nghiệp cho phạm
nhân để sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù học có thể nhanh chóng hòa nhập
được vào cộng đồng xã hội.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
2
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
II. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng
1. Tổng quan về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp.
Như trên ta đã trình bày về khái niệm của hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận
thức là một bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản và không thể thiếu được của hoạt
động tư pháp. Bởi vì trong hoạt động tư pháp, thì hoạt động nhận thức luôn đảm bảo
được quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu và đánh giá, phân tích cụ thể các chứng cứ,
tài liệu đó để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Đồng thời cũng giúp chúng ta
có thể nắm bắt được thái độ, hành vi cũng như những đặc điểm tâm lý của những
người tham gia tố tụng, qua đó mà đưa ra các phương thức, phương pháp tác động đến
tâm lý của những người tham gia tố tụng.
Trong hoạt động tư pháp, hoạt động nhận thức có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Quá trình nhận thức là quá trình phát triển của tất cả các thành phần của
hoạt động tư pháp.Nhận thức chính là phương tiện để thực hiện các hoạt động khác
trong hoạt động tư pháp.
Thứ hai: Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp chủ yếu mang tính chất
gián tiếp.
Thứ ba: Trong hoạt động nhận thức của quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố
tụng thu nhận được khối lượng thông tin rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng
những thông tin cần thiết, liên quan trực tiếp đến vụ án thường bị thiếu hụt, khó xác
định. Vì thế, những người tiến hành tố tụng phải có khả năng tạo ra các mô hình tư
duy về sự kiện đã xảy ra, đối chiếu các mô hình này với thực tế và rút ra kết luận về
thực tế của sự kiện.
Thứ tư: Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp liên quan chặt chẽ với các
thủ tục tố tụng.Hoạt động nhận thức trong quá tình tố tụng luôn mang sắc thái tình
cảm cao, được tiến hành trong trạng thái tâm lý căng thẳng.
Thứ năm: Nhận thức bị hạn chế về thời gian.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
3
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
2. Vai trò của hoạt động nhận thức trog các giai đoạn của quá trình tố tụng
hình sự.
2.1. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Dựa trên những đặc điểm của hoạt động nhận thức. Ta nhận thấy, trong quá trình
điều tra vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được đánh giá là thành phần chủ yếu trong
cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra tội phạm. Trong quá trình này, hoạt động nhận
thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên cứu nhân
cách của bị can. Đồng thời, thông qua hoạt động nhận thức sẽ tạo điều kiện cho các
Điều tra viên thu thập, chọn lựa, đánh giá các nguồn tin nhận được, qua đó đề ra
những giả định về mối liên hệ giữa các sự kiện của vụ án.
Hoạt động nhận thức trong quá trình tiến hành điều tra vụ án hình sự chủ yếu dựa
vào quá trình nhận thức của các Điều tra viên. Cụ thể:
Trong quá trình nhận thức, các Điều tra viên không chỉ tự mình giải quyết những
vấn đề phát sinh trong quá trình tư duy mà còn tự mình đưa ra những nhiệm vụ tư duy
để có thể khôi phục lại những sự kiện đã xảy ra, hoặc ủy nhiệm cho người khác khôi
phục lại những sự kiện đã xảy ra. Việc nhận thức những sự kiện của vụ án thực hiện
thông qua việc xây dựng mô hình tội phạm trên cơ sở những thông tin thu thập được
cùng với các thông tin bổ trợ khác. Ngoài ra, Điều tra viên cũng phải xây dựng mô
hình tư duy về mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện đã xảy ra với những sự kiện
thực tại. Vì thế, đòi hỏi các điều tra viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin, đánh
giá chính xác các sự kiện và đề ra hướng hành động, kiểm tra các giả định.
Trong quá trình nhận thức, điều tra viên phải luôn chủ động để phân tích các nguồn
thông tin. Sự phong phú về thông tin vụ án, kết hợp cùng với những tin tức chưa đầy
đủ hiện có là điều kiện giúp quá trình tư duy của điều tra viên về vụ án gặp nhiều
thuận lợi, từ đó mà nhanh chóng xây dựng được mô hình chính xác về vụ án đã xảy ra.
Đặc biệt, trong quá trình điều tra vụ án hình sự thì hoạt động nhận thức của các
điều tra viên được thể hiện ở sự tập trung tinh thần cao độ. Vì thế mà đòi hỏi các điều
Lù A Mùa _MSSV: 361824
4
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
tra viên phải có sự chuẩn bị tâm lý. Thông qua hoạt động nhận thức, điều tra viên có
thể khôi phục lại mô hình của sự kiện đã xảy ra theo các phương thức: trực tiếp nhận
thức những sự kiện của thực tế khách quan hoặc nhận thức về các nguồn tin do người
khác cung cấp khi không có điều kiện trực tiếp xem xét. Vì thế, khi thực hiện hoạt
động nhận thức thì ở điều tra viên thường nảy sinh hai quá trình liên quan mật thiết
với nhau, đó là: Nhận thức về sự kiện cần thiết cho việc xây dựng mô hình xảy ra và
nhận thức về những người cung cấp thông tin có liên quan đến vụ án.
Như vậy, qua sự phân tích trên, ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt
động nhận thức chủ yếu thể hiện thông qua quá trình nhận thức của các điều tra viên.
Và nó đóng vai trò chủ đạo, có vị trí trung tâm (vì nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến
các hoạt động khác sẽ diễn ra ở các giai đoạn sau), và là hoạt động có tính chất cơ sở,
là phương tiện để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau. Sở dĩ trong giai đoạn này hoạt
động nhận thức giữ vai trò chủ đạo, bởi vì mục đích của giai đoạn này là thu thập các
thông tin về vụ án nhằm để xác minh sự thật mang tính khách quan của vụ án. Do đó,
các điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án cần có sự nhận thức đúng đắn và khách
quan về các sự kiện cũng như tình tiết của vụ án, cũng như xây dựng nên mô hình tư
duy đúng đắn về vụ án. Ví dụ, vụ án Lê Văn Luyện gây ra tại Bắc Giang, Khoảng 9h
sáng ngày 24/8, vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang)
cùng bé gái 18 tháng tuổi được phát hiện nằm chết trong nhà với nhiều vết chém. Con
gái lớn 8 tuổi bị chém đứt lìa bàn tay, được cấp cứu. Tại tầng 1, tủ trưng bày vàng của
tiệm bị gỡ mặt kính, toàn bộ vàng ta biến mất. Cùng thời điểm này, Lê Văn Luyện (18
tuổi, người sống cách tiệm Ngọc Bích 4 km) được anh họ đưa đến trạm xá băng bó vết
thương ở tay.
Thông qua quá trình nhận thức các Điều tra viên đã thu thập được những thong tin
quan trọng về thủ phạm, đã xác minh được hủng thủ và tiến hành ra lệnh bắt.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
5
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
2.2. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
Như ta vừa phân tích ở trên, trong giai đoạn điều tra thì hoạt động nhận thức giữ vị
trí cơ bản, chủ yếu, nhưng bước sang giai đoạn xét xử thì hoạt động giữ vai trò cơ bản
và chủ đạo không phải là hoạt động nhận thức nữa mà là hoạt động thiết kế. Bởi vì,
mục đích cuối cùng của giai đoạn này là đòi hỏi phải ra được quyết định đúng về vụ
án đã xảy ra, và đó cũng là nhiệm vụ cơ bản của Tòa án. Nhưng hoạt động thiết kế của
Tòa án chỉ có thể diễn ra và thực hiện có kết quả khả thi chỉ sau khi đã thực hiện đúng
đắn các yêu cầu của hoạt động nhận thức trên cơ sở kiểm tra, đánh giá những chứng
cứ, tài liệu đã thu thập được trong hồ sơ điều tra vụ án của cơ quan điều tra chuyển
sang.Tòa án muốn thực hiện được hoạt động thiết kế một cách dễ dàng và có kết quả
đúng đắn thì mọi thông tin cần thiết phải được thu thập tương đối đầy đủ và chính xác
ngay từ trong giai đoạn điều tra. Bởi vì, tài liệu điều tra sẽ tạo ra điều kiện để Tòa án
có thể dễ dàng xác định được mô hình vụ án và hành vi phạm tội cũng như mối quan
hệ giữa chúng. Dựa trên cơ sở của hoạt động điều tra thu thập chứng cứ và tìm kiếm
những thông tin cần thiết mà Tòa án có thể trọn lọc và hệ thống hóa thông tin, qua đó
mà có thể nhận thức về các tình tiết của vụ án cũng như tình tiết liên quan đến vụ án
được dễ dàng hơn. Bởi vì, tất cả các thông tin về vụ án cũng như mô hình của vụ án đã
được thể hiện khá rõ ràng và cụ thể trong hồ sơ điều tra của cơ quan điều tra, qua
nghiên cứu hồ sơ đó sẽ giúp cho Tòa án có cách nhìn toàn diện và đúng đắn về vụ án.
Tuy hoạt động nhận thức của cơ quan điều tra giúp cho công tác xét xử của Tòa án
được dễ dàng hơn, nhưng kết luận về tài liệu của cơ quan điều tra chỉ mang tính sơ bộ.
Vì thế, Tòa án phải có quá trình nghiên cứu và kiểm tra lại mô hình này tại tòa. Do đó,
xét hỏi về các tình tiết của vụ án là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử, là giai
đoạn quan trọng nhất, giai đoạn độc lập trong hoạt động xét xử để nhằm xác minh sự
thật của vụ án. Đây chính là yếu tố tìm kiếm của hoạt động nhận thức.
Hoạt động nhận thức của Tòa án là quá trình nhận thức những chứng cứ mang tính
gián tiếp cao. Lý do chủ yếu là vì trong các vụ án hình sự, Tòa án không tiếp xúc trực
Lù A Mùa _MSSV: 361824
6
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
tếp với vụ án, không tham gia vào giai đoạn điều tra mà chỉ tiếp nhận chứng cứ, tài
liệu thông qua điều tra viên. Từ đó, trong giai đoạn điều tra, điều tra viên phải có
những biện pháp củng cố tài liệu thu thập một cách đầy đủ và các tài liệu đó phải giúp
cho Tòa án nhận thức được chứng cứ, xây dựng mô hình tư duy về vụ án cần nghiên
cứu một cách dễ dàng hơn.
Trong quá trình nhận thức, Tòa án cần phải đối chiếu mô hình về hành vi phạm tội
với điều luật cụ thể. Ở trong hồ sơ điều tra, các điều tra viên đã chỉ ra những điều luật
có thể áp dụng đối với tội phạm. Nhưng các thẩm phán vẫn cần phải kiểm tra cẩn thận
về tính đúng đắn của sự đối chiếu đó, thẩm phán phải đối chiếu một cách cụ thể và có
khoa học, có căn cứ về các hành vi phạm tội với các điều luật tương ứng.
Như vậy, từ những luận điểm trên ta thấy hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét
xử vụ án hình sự tuy không đóng vai trò chủ đạo nhưng với mục đích kiểm tra tính
đúng đắn của các thông tin, tài liệu của vụ án đã thu thập được trong giai đoạn điều tra
sẽ tạo ra cơ sở, căn cứ để Tòa án có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về tội phạm
và hình phạt tương ứng. Đồng thời qua đó cũng khẳng định rằng tuy hoạt động thiết
kế giữ vai trò chủ đạo trong giai đoạn này, nhưng nó sẽ không thể thực hiện được nếu
thiếu đi vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra cũng như trong quá
trình xét xử.
2.3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm
nhân.
Dựa trên tiêu đề trên ta nhận thấy vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn
này chủ yếu là nhằm giáo dục cảm hóa phạm nhân, đảm bảo cho họ sẽ không tái phạm
sau khi đã chấp xong hình phạt tù hay được mãn hạn tù.Những mục đích của hoạt
động nhận thức phải đảm bảo cho hoạt động giáo dục, cải tạo của phạm nhân đạt kết
quả tốt. Để giáo dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản lý không những phải biết trạng
thái tâm lý của họ trong hiện tại mà còn phải biết những thiếu xót tâm lý xã hội của họ
đã nảy sinh bằng cách nào trong quá trình hình thành những tập quán, thói quen, cách
Lù A Mùa _MSSV: 361824
7
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
cư sử chống đối pháp luật của họ. Vì thế, cán bộ quản giáo phải thu thập cả những
thông tin về điều kiện phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án: thông tin về gia
đình, về mối quan hệ giữa họ với gia đình…
Điều tra viên điều tra vụ án hình sự do phạm nhân này thực hiện có thể giúp cán bộ
quản giáo thực hiện hoạt động nhận thức ở giai đoạn cải tạo. Nếu trong quá trình
nghiên cứu, điều tra viên thu thập và tổng hợp lại những thông tin quan trọng để tổ
chức quá trình giáo dục, cải tạo nhằm xác định ai là người có ảnh hưởng tích cực đến
phạm nhân... thì sẽ thông báo những thông tin này cho ban giám thị trại giam có khả
năng giúp cho lựa chọn đúng biện pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Cán bộ quản giáo cần phải nghiên cứu tỉ mỉ về thái độ, hành vi, hứng thú… của
phạm nhân. Kết quả nghiên cứu giúp cán bộ quản giáo hiểu rõ hơn về những phẩm
chất của phạm nhân: tính cách, phẩm chất, ý chí của phạm nhân… đã hình thành ở họ.
Quá trình nghiên cứu nhân cách phạm nhân cho phép cán bộ quản giáo phát hiện cả
những nét phẩm chất tích cực, nó tạo cơ sở củng cố nhân cách của họ và để tác động
giáo dục đến những phạm nhân khác, tạo cơ sở để thành lập một nhóm phạm nhân tích
cực.
Như vậy, tuy hoạt động giáo dục đóng vị trí quan trọng nhất trong giai đoạn này,
nhưng bên cạnh đó ta cần phải hiểu vấn đề là để hoạt động giáo dục có vai trò đó là
phải dựa trên những sự tác động của hoạt động nhận thức, bởi vì ở trong giai đoạn này
thì hoạt động nhận thức đã tạo ra các cơ sở về nhận thức tâm lý bên trong của phạm
nhân, để từ đó mà các cán bộ quản giáo mới có những phương pháp giáo dục cải tạo
phạm nhân phù hợp, cảm hóa dần những sai làm của họ và hướng tới việc đảm bảo
cho họ sẽ không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nữa sau khi đã chấp hành
xong hình phạt.Ví dụ, lúc này quản giáo sẽ nghiên cứu xem đặc điểm tâm lý của các
phạm nhân để đưa ra phương pháp tác động, giáo dục hướng họ đi đến có những ứng
xử và thực hiện tốt quy định của pháp luật.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
8
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
III. Kết luật về vai trò của hoạt động nhận thức và một số quan điểm cá nhân
1. Một số kết luận cần thiết.
Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra được một số kết luận mang tính cơ bản
sau:
Thứ nhất, Hoạt động nhận thức là một trong những dạng hoạt động cơ bản và
không thể thiếu được trong hoạt động tư pháp.Bởi vì có nhận thức đúng thì chúng ta
mới có thể đưa ra được những nhận xét đúng đắn và khách quan về đối tượng cần
nghiên cứu. Dẫn chiếu vào bài viết này ta nhận thấy, nếu không có hoạt động nhận
thức thì các điều tra viên sẽ không đánh giá được các nguồn thông tin, tài liệu nào là
cần thiết cho vụ án. Thậm chí là có thể đánh giá sai về hành vi phạm tội, về người
phạm tội… dẫn đến sẽ không xây dựng lên được mô hình phạm tội, cũng như hành vi
của người phạm tội. Ngoài ra, do không có nhận thức đúng đắn về vụ án nên cũng sẽ
dẫn đến hiện tượng oan sai ngay từ giai đoạn điều tra. Vì thế, trong giai đoạn điều tra
thì hoạt động nhận thức là trung tâm, có vai trò quan trọng nhất.
Bước sang giai đoạn xét xử, để Tòa án có thể ra được những quyết định tố tụng
khách quan và đúng pháp luật, xử phạt đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và
không xét xử làm oan sai người vô tội thì Hội đồng xét xử nói chung cũng như Thẩm
phán giữ nhiệm vụ chủ tọa phiên tòa cũng cần có những nhận thức đúng đắn về vụ án
thông qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát gửi
lên cũng như đánh giá sự thật khách quan tại phiên tòa thông qua giai đoạn xét hỏi…
Như vậy, bản án quyết định của Tòa án có đúng pháp luật hay không sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào quá trình nhận thức khách quan về vụ án của các cơ quan tư pháp.
Để cải tạo và giáo dục phạm nhân tốt, giúp cho phạm nhân hiểu được các hành vi
sai trái của mình và ăn năn, hối cải thì việc nhận thức về tính cách, thái độ, hành vi…
của phạm nhân sẽ giúp các quản giáo nhận biết được về phạm nhân, từ đó mà có
những phương án cải tạo, giáo dục phù hợp để cảm hóa con người phạm nhân sẽ trở
thành những con người tốt sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
9
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
Thứ hai, Hoạt động nhận thức có tính chất là cơ sở và là phương tiện để thực hiện
các hoạt động tư pháp tiếp theo. Đúng như vậy, để hoạt động thiết kế và hoạt động cải
tạo, giáo dục đạt được hiệu quả cao thì nhất thiết chúng ta phải dựa trên những căn cứ
của hoạt động nhận thức. Tránh được tình trạng oan sai khi quyết định hình phạt cũng
như giáo dục không đúng mục đích của hoạt động tư pháp.
Thứ ba, Hoạt động nhận thức và các hoạt động tư pháp khác (hoạt động thiết kế,
hoạt động giáo dục, cải tạo) có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vì trong hoạt
động tư pháp, tuy các hoạt động có vị trí và vai trò khác nhau trong mỗi giai đoạn
nhưng về mặt tổng thể thì chúng đều có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau
và hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm cho hoạt động tư pháp diễn ra thống nhất,
khách quan và đúng pháp luật, tránh những tình trạng oan sai trong quá trình tố tụng
hình sự.
2. Quan điểm cá nhân.
Từ quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế hiện nay. Tôi cũng xin đưa ra
một số quan điểm riêng sau:
Tuy đã đánh giá hoạt động nhận thức là hoạt động cơ bản nhất, giữ vị trí trung tâm,
là tiền đề để thực hiện các giai đoạn sau. Nhưng hiện nay chúng ta có thể thấy hoạt
động này đang bị xem nhẹ trong thực tế tố tụng hiện nay, vì thế mà các tình
trạng “oan, sai”, “lách luật” vẫn thường xuyên diễn ra. Đồng thời, việc nhận thức về
vụ án của các chủ thể tiến hành tố tụng cũng đang là vấn đề thời sự. Đã có nhiều chủ
thể có thẩm quyền đã cố tình làm sai lệch nội dung, diễn biến của vụ án.Chính điều
này làm cho người dân ngày càng đánh mất lòng tin vào các cơ quan tiến hành tố
tụng.Vì thế, công tác cải cách tư pháp hiện nay cũng đang đặt ra việc hoàn thiện hơn
nữa về nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng. Điển hình như vụ giết người do
người khác thực hiện nhưng, đã kết tội oan sai cho Nguyến Thanh Chấn.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
10
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
KẾT LUẬN
Trong hoạt động tư pháp nói chung, cũng như quá trình tố tụng hình sự nói riêng
thì hoạt động nhận thức luôn được đánh giá là hoạt động giữ vai trò trung tâm, là tiền
đề, cơ sở cho các hoạt động khác. Tuy nhiên, vai trò đó đang dần bị đánh mất bởi
những tiêu cực trong nền tư pháp Việt Nam hiện nay. Vì thế, yêu cầu đặt ra hiện nay là
cần có biện pháp, chính sách cải cách tư pháp mới nhằm nâng cao hơn nữa vai trò,
cũng như tầm quan trọng của hoạt động nhận thức trong quá trình tố tụng, trong hoạt
động tư pháp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngày nay.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
11
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Tâm lí học Tư pháp. Trường Đại học Luật Hà Nôi, 2006. NXB Công
an nhân dân.
2. Bộ luật Tố Tụng Hình Sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2003.
3. Giáo trình Luật Tố Tụng Hình Sự. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2006. NXB
Công an nhân dân.
4. Từ điển Bách khoa toàn thư.
Lù A Mùa _MSSV: 361824
12
Bài tập lớn học kỳ môn: Tâm lý học tư pháp
Lù A Mùa _MSSV: 361824
13