Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI GIẢNG THIẾU NHI RÁC – PHÂN LOẠI RÁC – TÁI CHẾ RÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.78 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG THIẾU NHI
RÁC – PHÂN LOẠI RÁC – TÁI CHẾ RÁC

I. Giới thiệu
-Chúng ta là ai?
-Diễn tả sơ qua về FES.
-Diễn tả sơ qua về những gì chúng ta làm hôm nay
Chào các em, a/c là …….., 1 thành viên của đội tình nguyện FES của Khoa Môi Trường,
trường ĐHKHTN. Có em nào nghe qua về Khoa Môi Trường chưa? FES, dòng chữ trên áo của các
anh chị mà các em có thể nhìn thấy, là tên viết tắt của Khoa Môi Trường, và cũng là tên của đội tình
nguyện khoa Môi Trường. Hôm nay a/c rất vui được đến đây để trao đổi với các em về vấn đề “Phân
loại rác tại nguồn”.
Dự kiến thời gian: 5 phút

II. Làm quen
-Tạo được sự thoải mái
-Mang lại không khí vui vẻ, hào hứng
Chuẩn bị: một số trò chơi.
Mời các em đứng dậy. Chúng ta sẽ chơi 1 trò rất là vui. Đó là …………(Hãy làm theo những
gì tôi hát)
Giải thích luật chơi: khi a/c hát về hành động gì thì các em hãy làm hành động đó nhé
Quản trò: Cầm tay nhau đi xem ai có giận hờn gì….. xờ tai nhau đi… bóp vai nhau đi…
Các em đã thấy thoải mái chưa ??
Dự kiến thời gian: 10 phút

III. Rác là gì?
Chuẩn bị: chuẩn bị Rác (có thể sắp xếp để vào chỗ của các em): vỏ keo, lá cây, giấy nháp,
chai nước….., thùng rác và tranh ảnh về nguồn Rác.
Hướng dẫn: để các em đưa ra ý kiến của mình trước, cho ví dụ…
Người giảng:
-“Trước khi ngồi xuống, các em hãy nhặt hết rác tại chỗ của mình và cho nó lên mặt


bàn nào!”.
Sau khi các em mang rác lên , ổn định lại, hỏi:


-“Em vừa nhặt được những thứ gì?”...
-“Tại sao em nghĩ nó là Rác nhỉ?”
-“Ở nhà em thường thải ra các loại Rác ji nhỉ?”
Ghi câu trả lời của các em lên bảng. Hỏi 1 số em rồi kết luân: Vậy Rác thải là những thứ vật
chất không dùng nữa và thải bỏ đi.
-“Có em nào biết Rác được thải ra từ đâu không?”
Gọi các em xung phong trả lời, nếu không ai xung phong thì dùng tranh ảnh gợi ý hoặc từ
những Rác vừa thu gom được hỏi xem nó xuất xứ từ đâu?
Kết luận: Rác thải sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua
bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò...
Dự kiến thời gian: 15 phút

III. Phân loại Rác
Chuẩn bị: 3 thùng rác; tranh ảnh minh họa và tranh ảnh cho trò chơi phân loại rác; một số
trò chơi và bài hát.
Người giảng: các sự vật khác nhau thì có thời gian tồn tại trong môi trường khác nhau. Rác
thải cũng vậy. Vì vậy mà người ta phải phân loại chúng:
-Rác hữu cơ: Là các rác thải có nguồn gốc từ sinh vật <cái cây, con vật>. Chúng có
“tuổi thọ” thấp nhất, tồn tại trong môi trường với thời gian ngắn rồi “biến mất”.
Gồm những loại: cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, vỏ trứng, rác
nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi...
-Rác vô cơ: Là các rác thải ra từ vật dụng hàng ngày. Có “tuổi thọ” cao, lâu biến
mất trong môi trường: thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện,
đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
Rác thải gây nguy hại:Là những loại rác có chứa một hay nhiều yếu tố có khả năng
gây hại cho môi trường và/hoặc cho sức khoẻ con người: pin, bình ắc quy, hoá chất,

thuốc bảo vệ thực vật, bom đạn…
Người giảng: “Mời các em lên cho Rác trên bàn mình vào 3 Thùng Rác có ghi loại Rác” ( vô
cơ, hữu cơ, nguy hại). Sau khi các em cho hết rác vào thùng, kiểm tra xem các em có phân loại được
không. Sau khi nghe anh/chị giải thích như vậy, các em có tự mình phân loại rác được không nào?
Vậy chúng ta sẽ chơi 1 trò chơi để kiểm tra khả năng phân loại rác của các em nhé.
Trò chơi: phân loại rác.
Quản trò: chia các em ra làm 3 nhóm lớn rồi phát các hình minh họa rác cho các em, mỗi em
trong một nhóm sẽ cầm một hình và lần lượt theo thứ tứ lên trên bảng gắn vào phần bảng ghi tên các
loại rác, nhóm nào phân loại đúng nhất và nhanh nhất sẽ nhận được nhiều phần thưởng nhất. Trong
lúc các em chơi mọi người có thể chia ra về từng nhóm để cổ vũ.
Dự kiến thời gian: 20 phút


V. Tái chế
Chuẩn bị:…………………..
Quản trò: Ngoài 3 loại rác nêu trên thì còn một loại rác nữa các em ạ: Rác tái chế là các loại
rác có thể tận dụng lại để đem bán hoặc dùng để làm những đồ vật khác: Ví dụ: đồ dùng bằng sắt,
đồng (dây điện), nhôm (chậu, nồi..)... được thu gom, luyện lại và chế tạo ra đồ dùng vật liệu mới,
Chai lọ, ống thuốc thủy tinh được thu gom về lò nấu lại và thổi thành các dạng chai lọ mới, các đồ
dùng, vật liệu nhựa, bao nilon được tập hợp tái chế thành đồ dùng, bao bì, bục kê... Loại rác tái chế
này có thể làm ra rất nhiều thứ thú vị khác như đồ chơi, đồ trang trí …
Cho các em xem 1 số đồ tái chế do Đội đã làm sau đó hỏi: “Các em có biết những đồ chơi
thú vị này được làm từ đâu không? Đúng rồi, từ các loại Chai Lọ bỏ đi. Các em có muốn tự tay mình
làm được những đồ chới ntn không? Bây giờ các ac sẽ hướng dẫn các em làm 1 mẫu nhé, sau đó các
em sẽ chia đội và chúng ta sẽ thi xem đội nào tạo được đồ chơi đẹp nhất. Phần thưởng của đội chiến
thắng sẽ rất hấp dẫn!”
Sau khi các em làm xong, chấm điểm, phát phần thưởng, cho các em hát bài “Những ngôi
sao 3R”.
Dự kiến thời gian: 20 phút


VI. Tổng kết
Chuẩn bị: bánh kẹo và các đồ chơi tự làm…
Tổng kết lại nội dung buổi sinh hoạt. Giới thiệu cho các em biết về cuộc thi vẽ tranh và cuộc
thi kiến thức về môi trường hứa hẹn nhiều điều. Phát quà cho các em.
Chào vs hen gặp lại!



×