Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập lớn ASEAN (9 điểm) bình luận về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN dưới góc độ cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai và vai trò đối với ti

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.29 KB, 6 trang )

Bài tập lớn học kỳ môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

MỞ ĐẦU
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập cùng với Cộng đồng chính
trị - an ninh và Cộng đồng văn hóa – xã hội, là một trong ba trụ cột của Cộng đồng
ASEAN. Mục tiêu tổng thể của AEC là tạo ra “một khu vực kinh tế ASEAN phát triển
ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu”. Nội dung đầu tiên được đưa ra của AEC chính là thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất với năm yếu tố cốt lõi và hai thành phần quan trọng là các lĩnh vực ưu
tiên hội nhập và thực phẩm nông – lâm nghiệp. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên hội
nhập PIS đã được thực hiện và đem lại kết quả khả quan, có đóng góp tích cực vào
tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN. Trong phạm vi bài tiểu luận của
mình, em xin làm rõ đề tài: “Bình luận về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của
ASEAN dưới góc độ: Cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai và vai trò đối với tiến trình
hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN”.

NỘI DUNG
I. Một số khái niệm cơ bản:
Hội nhập kinh tế: theo quan niệm đơn giản nhất là việc các nền kinh tế gắn kết lại
với nhau. Hiểu theo cách chặt chẽ hơn là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền
kinh tế lại với nhau. Tức là hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời
hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với khu vực và thế giới
thông qua nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; mặt
khác, gia nhập và góp phần xây dựng nền kinh tế toàn cầu.
Các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN (PIS) được xây dựng nhằm tập trung
nguồn lực cho các trọng tâm, trọng điểm trong các hợp tác kinh tế ASEAN. Như kế
hoạch tổng thể AEC đã nêu, hội nhập nhanh một số lĩnh vực then chốt là một cơ hội
cho ASEAN phát triển và cạnh tranh, đồng thời là cơ hội để các nước thành viên
ASEAN quan sát và đánh giá tác động của hội nhập để tiến tới sự hội nhập kinh tế
toàn diện. Mục tiêu hội nhập lĩnh vực ưu tiên của ASEAN là khuyến khích sự “liên
kết hữu cơ” theo chiều dọc trong các ngành kinh tế mà ASEAN cùng có lợi thế, tạo


tiền đề quan trọng để nhân rộng cho các ngành khác. Ngay cả sau khi các rào cản thuế
và phi thuế đã cơ bản được dỡ bỏ, việc tăng cường hội nhập và liên kết trong ASEAN
đối với những ngành ưu tiên này vẫn còn nguyên giá trị. Đây có thể coi là những lĩnh
vực tiên phong hiện thực hóa mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN trên cấp độ
11

3
Trần Diệu Linh – MSSV 360760 – Nhóm 2 Lớp NO2.TL2


Bài tập lớn học kỳ môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN
ngành tức là xây dựng thế mạnh chung của khu vực dựa trên những thế mạnh đơn lẻ
của từng nước.
Để hội nhập thành công các lĩnh vực ưu tiên, các nhà lãnh đạo ASEAN đã xây
dựng lộ trình và sáng kiến hội nhập riêng cho mỗi lĩnh vực, đồng thời mỗi lĩnh vực
này sẽ có điều phối viên riêng (một trong các quốc gia thành viên được phân công giữ
vai trò này); tiến hành đánh giá định kỳ hai năm một lần để theo dõi và giám sát tình
trạng, tiến độ và hiệu quả của các lĩnh vực ưu tiên hội nhập, đồng thời đảm bảo thực
hiện kịp thời lộ trình đã đề ra; xác định các dự án và các sáng kiến khu vực cụ thể
thông qua đối thoại thường xuyên hoặc tham khảo ý kiến với các bên liên quan, đặc
biệt là khu vực tư nhân.

II. Bình luận về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập dưới các góc độ:
1. Cơ sở pháp lý:

Thứ nhất là Hiến chương ASEAN. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho
việc xây dựng AEC và là cơ sở để triển khai các lĩnh vực ưu tiên hội nhập nhằm xây
dựng AEC thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất.
Thứ hai, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 trong Tuyên bố Bali II, các nhà
lãnh đạo ASEAN đã quyết định thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN

Nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN một cách toàn diện, hướng tới AEC, tại
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 vào tháng 11 năm 2004, lãnh đạo các nước ASEAN
đã ký Hiệp định khung ASEAN về Hội nhập các ngành ưu tiên. Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Hiệp định này, các nước thành viên cam kết loại bỏ thuế quan trong
11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm hơn cam kết theo CEPT/AFTA, bao gồm: 7 ngành
sản xuất hàng hóa (nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện
tử, ô tô) và 4 ngành dịch vụ (hàng không, dịch vụ công nghệ thông tin, y tế, du lịch).
Mỗi ngành do một nước thành viên ASEAN làm điều phối viên đảm trách tiến trình
đàm phán và thực hiện. Năm 2005, ngành thứ 12 được bổ sung là dịch vụ hậu cần
(giao nhận và lưu kho) do Việt Nam làm điều phối viên.
ASEAN cũng ký các Nghị định thư đưa ra biện pháp và lộ trình hội nhập riêng cho
từng nhóm ngành và biện pháp chung cho cả 12 nhóm ngành. Theo đó, thuế quan đối
với các sản phẩm của 7 ngành sản xuất được xóa bỏ năm 2007 với ASEAN-6 và năm
2012 với ASEAN-4. Với 5 ngành dịch vụ , giới hạn góp vốn đầu tư của phía nước
ngoài trong các liên doanh được nới rộng đến mức trên 50%. Ngoài ra, ASEAN cũng
đặt mục tiêu hoàn tất Hiệp định công nhận lẫn nhau đối với lao động vào năm 2008
22

3
Trần Diệu Linh – MSSV 360760 – Nhóm 2 Lớp NO2.TL2


Bài tập lớn học kỳ môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN
và đạt được thỏa thuận về hài hòa hóa các kỹ năng và tiêu chuẩn lao động năm 2009.
Ví dụ: Nghị định thư hội nhập ngành thủy sản ASEAN. Trong các nghị định thư này
thì đề cập đến các biện pháp chung và biện pháp cụ thể đối với từng ngành ưu tiên.
2. Thực tiễn triển khai:
ASEAN đã xây dựng được cơ quan tham vấn cho khu vực tư nhân trong việc hội
nhập 12 lĩnh vực ưu tiên. Du lịch là lĩnh vực đạt được nhiều tiến bộ đáng kể nhất. Để
tạo thuận lợi cho sự di chuyển của các nhà kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, một

MRA đã được ký kết nhằm phổ biến các tiêu chuẩn năng lực. Các chương trình du
lịch trong nội bộ ASEAN cũng được xây dựng và phát triển. Một kế hoạch chiến lược
du lịch ASEAN 2011 – 2015 đã được xây dựng để để hiện thực hóa lộ trình hiện tại và
mở đường cho hội nhập lớn hơn trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra, ASEAN cũng đang thực hiện các biện pháp khác nhau để hội nhập các
ngành ưu tiên khác. Các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã có những buổi tham vấn với
đại diện khu vực tư nhân dệt may, hàng may mặc và các ngành ô tô. Việc thực hiện
các cam kết tự do hóa đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN đang đi vào
giai đoạn cuối.
Việt Nam tuy ở vị thế yếu khi phải cạnh tranh với các nước ASEAN – 6 song vẫn
thực hiện hội nhập một cách nghiêm túc với chiến lược hội nhập hợp lý là tránh đối
đầu cạnh tranh trực tiếp mà tận dụng cơ hội kinh doanh như liên kết với Thái Lan
trong nhóm ngành nông – lâm – ngư sản hay ô tô, liên kết với Singapore trong dịch vụ
hàng không, y tế hay giao dịch điện tử.
3. Vai trò đối với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN:
a. Đẩy mạnh các lĩnh vực ưu tiên tạo điều kiện cho các nước ASEAN hội nhập kinh
tế toàn diện: Các lĩnh vực ưu tiên hội nhập được xây dựng xuất phát từ thế mạnh của
các quốc gia thành viên ASEAN, tức là các ngành có lợi thế so sánh so với các ngành
khác, trở thành các ngành mũi nhọn cho nền kinh tế của các quốc gia. Các nước
ASEAN có thế mạnh chung ở nhiều ngành kinh tế như sản phẩm công nghiệp, gỗ,
điện tử... Khi đẩy mạnh hội nhập các ngành thế mạnh này, các nước ASEAN sẽ thu
hút được vốn đầu tư, công nghệ của các nước phát triển vào các lĩnh vực tạo điều kiện
để hội nhập kinh tế thế giới một cách toàn diện. VD: Đầu tư vốn, công nghệ, kỹ thuật
của Mỹ và Nhật Bản vào ASEAN đặc biệt là Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
b. Đẩy mạnh các lĩnh vực ưu tiên giúp các nước ASEAN rút ngắn lộ trình hội
nhập: Các lĩnh vực ưu tiên là trọn g tâm, trọng điểm trong hợp tác kinh tế ASEAN.
33

3
Trần Diệu Linh – MSSV 360760 – Nhóm 2 Lớp NO2.TL2



Bài tập lớn học kỳ môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN
Khi các ngành thế mạnh này được ưu tiên phát triển sẽ tạo ra các lĩnh vực hợp tác
kinh tế mũi nhọn là động lực để ASEAN đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền kinh tế
khu vực.

KẾT LUẬN
Năm 2015 – năm xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC theo
kế hoạch đang đến gần. Do đó việc các quốc gia ASEAN đề ra và thực hiện xong việc
loại bỏ tất cả thuế quan đối với sản phẩm của các lĩnh vực ưu tiên hội nhập đã góp
phần không nhỏ vào những thành công trong hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN,
đưa AEC trở thành cộng đồng gặt hái nhiều thành công nhất trong ASEAN. Tuy
nhiên, trước những chuyển biến mới của nền kinh tế thế giới với sự xuất hiện của
ngày càng nhiều những trở ngại khách quan thì thời điểm AEC thành công có thể sẽ
lùi lại một khoảng thời gian ngắn nhưng nhất định Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC
sẽ thành công và đạt được mục tiêu của mình. Đó chính là hình thành nên một khu
vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, kinh tế phát
triển tương đối đồng đều, đói nghèo chênh lệch được giảm bớt.

44

3
Trần Diệu Linh – MSSV 360760 – Nhóm 2 Lớp NO2.TL2


Bài tập lớn học kỳ môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, NXB. Công

an nhân dân, 2012.
2. Nguyễn Thu Trang, Khóa luận tốt nghiệp Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từ tầm
nhìn đến hành động, Hà Nội, 2011.
3. Các nguồn internet.

55

3
Trần Diệu Linh – MSSV 360760 – Nhóm 2 Lớp NO2.TL2


Bài tập lớn học kỳ môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

MỤC LỤC

66

3
Trần Diệu Linh – MSSV 360760 – Nhóm 2 Lớp NO2.TL2



×