Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập lớn học kỳ hiến pháp (8 điểm) quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước xã hội chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.24 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, cách đây hơn 65
năm, ngày 6/1/1946, sau khi giành được thắng lợi từ Cách mạng tháng Tám,
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta
đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Ngay sau khi ra đời, Quốc hội đã bắt đầu thực hiện
sứ mệnh của mình. Bản thân Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan đại
biểu cho nhân dân. Đây là vị trí vô cùng quan trọng, xuất phát từ vị trí này
mà Quốc hội luôn mang những nhiệm vụ và chức năng riêng có của mình,
xứng đáng là cơ quan đại diện của nhân dân. Chính vì lý do này em lựa chọn
đề tài “ Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Do kiến thức về đề tài này còn nhiều hạn chế, không thể tránh khỏi những
sai sót nên em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết được
hoàn thiện hơn.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Quốc hội Việt Nam qua các bản Hiến pháp:
Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của
nước ta, ở Điều 22 – Hiến pháp 1946, nghị viện nhân dân đã được ghi nhận
“là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đến
Hiến pháp năm 1959, tại Điều 43 đã khẳng định: “ Quốc hội là cơ quan
quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” và “ Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”( Điều 44). Vai trò của Quốc hội liên
tục được tăng cường và phát triển hơn. Đặc biệt là quy định về vị trí, tính
chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội ở Hiến pháp 1980 và
Hiến Pháp 1992. Tại Điều 82 – Hiến pháp 1980 và Điều 83 – Hiến pháp


1992 quy định “ Quốc hội – là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”. Qua bốn bản Hiến pháp,
ta có thể thấy được vị trí, tính chất, chức năng của Quốc hội ngày càng được
hoàn thiện hơn và được nâng lên rõ rệt, ngày càng khẳng định được vị trí,
vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất.

2. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân:
2.1 Vì sao nói Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?
Khác với nghị viện tư sản, Quốc hội đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân
dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là tổ chức
chính quyền thể hiện rõ tính chất đại diện và tính chất quần chúng. Các đại
biểu quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và những người lao
động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra
2


và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ
với quần chúng, nắm vững tâm tư nguyện vọng của quần chúng; do đó,
quyết định được mọi vấn đề được sát và hợp với quần chúng đồng thời có
điều kiện thuận lợi để vận động quần chúng thi hành tốt các quy định của
Nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, việc tuyển cử đại biểu Quốc
hội mới đảm bảo cho nhân dân có thể lực chọn và bổ sung những đại diện
mới vào cơ quan quyền lực cao nhất của mình.
2.2 Quốc hội là cơ quan duy nhất ở Việt Nam do cử tri cả nước bầu ra
theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín:
Quốc hội là cơ quan được bầu ra thông qua một cuộc bầu cử phổ thông.
Đó là cuộc bầu cử được tổ chức cho nhiều người tham gia, tức là hoạt động

phổ cập, không hạn chế đối với bất kỳ công dân nào, nếu con người đạt được
mức độ trưởng thành hoàn chỉnh về mặt nhận thức. Đây là cơ quan được bầu
cử trực tiếp tức là cử tri tín nhiệm người nào bỏ phiếu thẳng cho người ấy
làm đại biểu Quốc hội mà không qua người nào khác, cấp nào khác. Chính
điều này đã thể hiện rõ tính chất dân chủ trong sự hình thành bộ máy nhà
nước, cho phép người đại diện được nhân dân trực tiếp bầu ra nhận được
quyền lực nhà nước từ nhân dân. Quốc hội được bẩu ra thông qua bỏ phiếu
kín để đảm bảo cho cử tri biểu lộ ý chí của mình trong sự lựa chọn đại biểu,
tránh sự áp đặt. Đây còn là cơ quan được bầu ra theo nguyên tắc bình đẳng
tức là các cử tri được tham gia vào việc bầu cử có quyền và nghĩa vụ như
nhau, các ửng cử viên được được giới thiệu ra ứng cử theo tỷ lệ như nhau,
kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho mỗi ứng
viên, là cơ sở xác định kết quả trúng cử. Như vậy Quốc hội là cơ quan đảm
bảo những nguyên tắc bầu cử dân chủ. Các nguyên tắc bầu cử phổ thông,
trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoàn toàn thống nhất với nhau, đảm bảo
3


sự khách quan dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn
đại biểu Quốc hội.
2.3 Quốc hội nước ta có cơ cấu thành phần đa dạng:
Quốc hội có cơ cấu tổ chức đa dạng bao gồm ba cơ quan lớn là Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Ủy ban
thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Cơ quan này gồm
có Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên. Ủy ban thường
vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn trong việc bầu cử; giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước khác; giám sát việc thi hành Hiến pháp,
luật , nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan khác trong
Quốc hội cũng như hướng dẫn và đảm bảo điều kiện hoạt động của các đại

biểu Quốc hội; giám sát hội đồng nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình
trạng khẩn cấp, thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, tổ chức trưng cầu
dân ý.
Hội đồng dân tộc có nhiệm vụ nghiên cứu kiến nghị với Quốc hội những
vấn đề về dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc,
các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các ủy
viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
Các ủy ban của Quốc hội được thành lập để giúp Quốc hội thực hiện tốt
các nhiệm vụ quyền hạn của mình. Có hai loại ủy ban là Ủy ban thường trực
và Ủy ban lâm thời. Ủy ban thường trực là Ủy ban hoạt động thường xuyên
bao gồm có Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài
chính và ngân sách; Ủy ban Quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hóa, giáo

4


dục, thanh thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa
học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại ( theo Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật tổ chức Quốc hội có hiệu lực ngày 01/7/2007). Ủy ban
lâm thời là ủy ban được Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần thiết để
nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định
Như vậy cơ cấu thành phần của Quốc hội khá đa dạng cho thấy đây thực
sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
2.4 Đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
cử tri:
Được cử tri tín nhiệm và bầu ra, đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm
trước cử tri đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện
nhiệm vụ đại biểu của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát

của cử tri. Để cử tri có thể thực hiện được quyền giám sát đó, đại biểu Quốc
hội phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của
cử tri, thu thập và phản ánh chân thực ý kiến của cử tri vơi quốc hội và cơ
quan nhà nước hữu quan đồng thời báo cáo với cử tri không những về hoạt
động của mình mà cả về hoạt động của Quốc hội. Mỗi năm ít nhất một lần
đại biểu phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Cử
tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo
công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu
quốc hội. Đại biểu quốc hội có nhiệm vụ trả lời những yêu cầu kiến nghị của
cử tri.
Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể khẳng định: Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

5


3. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước:
3.1 Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước được quy định
trong các bản Hiến pháp:
Trong bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nguyên tắc này được quy
định lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 1946. Điều 22 Hiến pháp năm 1946
quy định: “Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa”. Tiếp đó nguyên tắc này được củng cố và quy định
rõ ràng hơn trong Hiến pháp 1959: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của
mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu
ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”( Điều 4). Đến Hiến pháp năm 1980
và Hiến pháp năm 1992 vai trò của Quốc hội được tăng cường và phát triển
hơn nữa trong việc quy định cơ cấu tổ chức Nhà nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Điều 83).
3.2 Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thông
qua luật và sửa đổi luật:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền định ra các quy phạm pháp luật
có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chính những quan hệ xã hội cơ bản nhất
của xã hội ta. Các quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước khác ban
hành không trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật. Khác với
một số nước tư sản có sự phân biệt thành Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập
pháp, ở nước ta, quyền lập hiến và lập pháp đều thuộc về Quốc hội. Quốc
hội có quyền lập Hiến pháp và luật thì cũng có quyền sửa đổi Hiến pháp và
luật. Để đảm bảo cho hoạt động này diễn ra thuận lợi, có hiệu quả, pháp luật
6


đã quy định cụ thể các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện. Quốc hội có
quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đây là điểm mới
mà Hiến pháp năm 1980 chưa quy định. Hiến pháp năm 1992 bổ sung quyền
này nhằm bảo đảm cho hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệu quả hơn.
3.3 Quốc hội là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước:
Là cơ quan quyền lực cao nhất, Quốc hội có quyền quyết định những
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc kế, dân sinh; những
vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng an ninh của đất nước. Trong lĩnhvực
kinh tế, Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, quyết định chính sách tài chính tiền tệ, quyết định dự toán ngân sách
nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách
nhà nước; quy định sửa đổi và bãi bỏ các thứ thuế. Quốc hội quyết định vấn
đề hệ trọng đối với vận mệnh quốc gia, quy định tình trạng khẩn cấp các

biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết
định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước, quyết định đại
xá; quyết định việc trưng cầu dân ý. Quốc hội còn quyết định chính sách cơ
bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế do Chủ tịch
nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được
ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3.4 Quốc hội có chức năng giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà
nước, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.
Giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà
nước tiến hành nhưng sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất.
Quốc hội thi hành quyền giám sát này nhằm đảm bảo cho những quy định
của Hiến pháp cà pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống
7


nhất. Quốc hội giám sát các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ
quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được quy định làm cho bộ máy
nhà nước hoạt động nhịp nhàng không bị chồng chéo, biểu hiện tham nhũng,
quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông
qua việc xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, thông qua Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và hoạt động của
các đại biểu Quốc hội đặc biệt là thông qua hoạt động chất vấn.
3.5 Quốc hội trong lĩnh vực tổ chức nhà nước:
Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát
triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Quốc hội xem xét lựa
chọn, quyết định tại các kỳ họp, trong Hiến pháp và các văn bản Luật mô
hình, nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước từ. Quốc hội còn có quyền
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, các phó Chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc

hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân tối cao. Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ
về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Phê chuẩn đề nghị của Chủ
tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ
phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn. Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang
bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương., thành lập hoặc giải tán đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước,
Ủy ban thường vụ Quốc hôi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân

8


dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội. Quốc hội còn quy định hàm cấp trong các lực lượng vũ
trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp nhà nước khác, quy
định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.
4. Củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân và cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội Việt Nam
hiện nay:
Để cùng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân và cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, Quốc hội Việt
Nam cần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động. Để Quốc hội thực sự là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân cần nâng cao chất lượng của đại biểu
Quốc hội bởi thông qua đại biểu Quốc hội nhân dân thực hiện quyền làm chủ
của mình. Cùng với việc hoàn thiện các quy đinh về đại biểu thì việc nghiên
cứu hoàn thiện chế độ bầu cử , bao gồm các vấn đề về nguyên tắc bầu cử,
quyền bầu cử, ứng cử, cơ cấu, tiêu chuẩn và phương thức lựa chọn, giới
thiệu, hiệp thương, thủ tục bầu cử, bảo đảm tính đại diện quyền lực của nhân

dân. Quốc hội cần có cơ cấu, thành phần đại biểu có chất lượng cao, phù hợp
với vị trí vai trò và chức năng của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải thực sự
là người có năng lực và điều kiện tham gia thực hiện nhiệm vụ to lớn của
Quốc hội, đặc biệt cần có đủ người tham gia thiết thực vào hoạt động của
các Ủy ban của Quốc hội và để bố trí đại biểu chuyên trách. Bên cạnh vấn dể
trình độ, năng lực, các đại biểu Quốc hội còn phải có những phẩm chất tốt,
trong sạch, có bản lĩnh, kiên định, có quan điểm đúng đắn và dám đấu tranh
chống tham nhũng. Để tăng cường vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất của
nhà nước, Quốc hội cần phải nâng cao khả năng giám sát. Mặc dù hoạt động
giám sát của Quốc hội đã được nâng cao trong mấy nhiệm kỳ gần đây nhưng
hoạt động này còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Hoạt động giám sát
9


chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện phân tích vấn đề, vụ việc rồi động viên, đôn
đốc nhắc nhở các ngành các cấp ở địa phương quan tâm, xem xét chứ chưa
có những biện pháp thực sự hữu hiệu. Để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất, hoạt động giám sát của Quốc hội cần được đặt đúng
tầm, tổ chức chu đáo và phải thường xuyên tăng cường thì mới mang lại hiệu
quả thiết thực, đáp ứng được mong muốn của nhân dân.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vị trí đặc biệt quan trọng này đã
được khẳng định qua thực tiễn lịch sử của đất nước. Trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường hiện nay, khi mà cả nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
đất nước đang hội nhập sâu rộng thì vai trò của Quốc hội lại quan trọng hơn
bao giờ hết. Vì vậy cần tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội để cơ
quan này thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Sách:

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2011.
2. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp
Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2005.
3. Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao
động, Hà Nội, năm 2011.
* Các trang Web :
1.
2.
3.

11


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................2
1. Quốc hội Việt Nam qua các bản Hiến pháp:...........................................2
2. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân:.............................2
2.1 Vì sao nói Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?.....2

2.2 Quốc hội là cơ quan duy nhất ở Việt Nam do cử tri cả nước bầu ra
theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín:
.................................................................................................................3
2.3 Quốc hội nước ta có cơ cấu thành phần đa dạng:..............................4
3. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước:.........................6
3.1 Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước được quy
định trong các bản Hiến pháp:.................................................................6
3.2 Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thông
qua luật và sửa đổi luật:...........................................................................6
3.4 Quốc hội có chức năng giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà
nước, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật..............................7
3.5 Quốc hội trong lĩnh vực tổ chức nhà nước:.......................................8
4. Củng cố và tăng cường vị trí, tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân và cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội Việt Nam hiện nay:
.....................................................................................................................9
KẾT THÚC VẤN ĐỀ....................................................................................10
MỤC LỤC.....................................................................................................12

12


13



×