Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập lớn học kỳ pháp luật QLNN về thương mại (9 điểm) phân tích nội dung cơ bản của QLNN về tiêu chuẩn CLSP,HH theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.75 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước được đổi mới để vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự mở cửa, giao lưu và hợp tác với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã đặt ra vai trò ngày càng quan
trọng của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các chủ thể trong lĩnh vực thương
mại. Đối với sản phẩm hàng hóa, nhà nước không chỉ quản lý về giá mà còn rất quan
tâm đến vấn đề chất lượng thông qua sự đánh giá tiêu chuẩn, quy chuẩn. Trong phạm
vi bài tiểu luận của mình em xin làm rõ đề tài: “Phân tích nội dung cơ bản của
QLNN về tiêu chuẩn CLSP,HH theo pháp luật hiện hành”.

NỘI DUNG CHÍNH
I. Một số vấn đề lý luận về tiêu chuẩn CLSP,HH hiện nay ở Việt Nam:
1. Khái niệm chất lượng sản phẩm hàng hóa:
Có rất nhiều quan điểm về chất lượng sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên, tựu chung
lại thì CLSP,HH được hiểu là tập hợp các chỉ tiêu, đặc trưng thể hiện tính năng kỹ
thuật, nói lên tính hữu ích của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều
kiện cụ thể của nhu cầu thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục;
phải được sử dụng trong tiêu dùng và cần phải xem xét sản phẩm thỏa mãn đến mức
độ nào của tiêu dùng.
Theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 có định nghĩa: “Chất
lượng sản phẩm hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp
ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Như
vậy, ở nước ta, CLSP,HH được quan niệm hẹp hơn, chỉ là các yêu cầu về an toàn mà
sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng. Sản phẩm, hàng hóa và CLSP,HH cơ bản do yếu tố
con người, công nghệ và nguyên liệu đầu vào quyết định nhưng với mục tiêu bảo đảm
an toàn nên luật chỉ điều chỉnh các quan hệ để bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng
hóa từ khâu sản xuất, đưa ra lưu thông trên thị trường đến bảo đảm an toàn trong quá
trình sử dụng của người tiêu dùng.
2. Hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn:
2.1 Khái niệm, phân loại tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn


để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự
nguyện áp dụng.
Theo Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định 5 loại
hình tiêu chuẩn bao gồm: tiêu chuẩn cơ bản; tiêu chuẩn thuật ngữ; tiêu chuẩn yêu cầu
kỹ thuật; tiêu chuẩn phương pháp thử và tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển,
bảo quản. Luật cũng nêu rõ định nghĩa và quy định cụ thể của từng loại tiêu chuẩn
2.2 Đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn:

1


Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu
chuẩn tương ứng được thực hiện giữa tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ
chức chứng nhận sự phù hợp.
Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm hàng hóa phù
hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa vào kết quả chứng nhận hợp chuẩn. Kết quả của
việc công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn
Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
II. Nội dung cơ bản của QLNN về tiêu chuẩn CLSP,HH theo luật hiện hành:
1. Thẩm quyền quản lý Nhà nước:
Theo Khoản 1 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định: “Bộ
quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa theo lĩnh vực được phân công”. Cụ thể hóa hơn nữa điều luật này, tại Điều 32
Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền QLNN về
CLSP,HH. Khác với các lĩnh vực khác, hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa diễn ra
ở hầu hết các Bộ, ngành. Do vậy, ngoài quy định trách nhiệm của Bộ Khoa học và
Công nghệ với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống
nhất quản lý nhà nước về CLSP,HH, Luật còn quy định cụ thể trách nhiệm quản lý

CLSP,HH của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Theo đó, các Bộ quản lý ngành, lĩnh
vực có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật về CLSP,HH phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của Bộ, ngành; tổ chức và chỉ
đạo hoạt động quản lý nhà nước về CLSP,HH trong sản xuất... Cùng với đó, Bộ quản
lý ngành, lĩnh vực thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ về cơ quan chịu trách
nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về CLSP,HH. Định kỳ hàng quý, sáu tháng,
hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình
và kết quả kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của
mình để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp có sự chồng chéo,
trùng lặp về lĩnh vực được phân công giữa các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc xuất
hiện các lĩnh vực mới thì Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
2. QLNN về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa thông qua việc ban hành,
áp dụng và đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục
đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu
dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị .
Sản phẩm, hàng hóa được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp
dụng theo nguyên tắc: Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn
(Nhóm 1) là sản phẩm hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử
dụng hợp lý và đúng mục đích không gây hại cho người và động vật, thực vật, môi
trường; được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn mà người sản xuất sản phẩm,
hàng hóa công bố áp dụng. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Nhóm
2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp
lý và đúng mục đích mà vẫn có khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, môi
trường được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan
2


quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do

Chính phủ quy định.
Luật có quy định cụ thể về quản lý CLSP,HH trong các khâu sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng. Theo đó,
CLSP,HH được quản lý thông qua các biện pháp như:
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng: Người sản xuất, nhập khẩu tự công bố các đặc
tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số liệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc trên bao bì hàng
hóa, nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
- Công bố sự phù hợp: Người sản xuất thông bảo sản phẩm của mình phù hợp
với tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn). Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo quy
định của pháp luật về tiêu chuẩn.
Đánh giá sự phù hợp thông qua các hình thức như thử nghiệm (thực hiện các
thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm hàng hóa theo
một quy trình nhất định); giám định (xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so
với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng bằng cách quan trắc và đánh giá kết
quả đo, thử nghiệm); chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy (đánh giá và xác
nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn
công bố áp dụng hoặc với quy chuẩn kỹ thuật); kiểm định (hoạt động kỹ thuật theo
một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng
hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp: theo đó, việc thừa nhận kết quả đánh
giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng
lãnh thổ do các bên tự thỏa thuận; việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục
vụ QLNN được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
3. QLNN về tiêu chuẩn CLSP,HH thông qua việc phân công trách nhiệm; xây
dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra:
Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy định rõ trách
nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn. Theo đó trách nhiệm tổ chức và xây
dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia

thuộc về thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ
quan thuộc Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia. Việc xây dựng và công bố
tiêu chuẩn cơ sở thuộc về các tổ chức: Tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Theo Điều 64 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định: “Thanh tra về
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là thanh tra
chuyên ngành”. Đối tượng của thanh tra chuyên ngành về CLSP,HH là tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức
nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan kiểm tra CLSP,HH.
Việc thanh tra trong lĩnh vực này thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3


Luật quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước về CLSP,HH.
Theo đó, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi được
phân công và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá
trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công. Cơ quan kiểm tra CLSP,HH thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc kiểm tra CLSP,HH
trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Cơ quan
kiểm tra CLSP,HH thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan kiểm tra CLSP,HH thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và các cơ quan khác có liên quan trong việc kiểm tra CLSP,HH.
4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với CLSP,HH:
4.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh:
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của người sản xuất, người nhập khẩu, người xuất khẩu, người bán hàng đối
với chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà mình sản xuất, cung ứng, nhập khẩu, xuất
khẩu, bán cho người tiêu dùng. Theo đó, người sản xuất có quyền quyết định và công
bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; được lựa chọn tổ chức đánh

giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận CLSP,HH... Người
sản xuất có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện đảm bảo CLSP do mình sản xuất; thông
tin trung thực về CLSP,HH...
Người nhập khẩu có quyền quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa
do mình nhập khẩu; quyền yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hóa đúng chất
lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng... Người nhập khẩu có nghĩa vụ tuân thủ điều
kiện đảm bảo chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu; chịu trách nhiệm về chất lượng
và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập
khẩu; thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm hàng hóa... Người bán hàng có các
quyền như quyết định cách thức kiểm tra CLSP,HH; lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù
hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa... Đồng thời có các nghĩa vụ tuân thủ điều
kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa; nghĩa vụ kiểm tra nguồn gốc hàng hóa,
nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng
hàng hóa...
4.2 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp và
tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Tại Điều 19, 20, 21, 22 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa có quy định
quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, tổ chức đánh giá sự phù hợp có quyền tiến
hàng thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa
trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân để nghị đánh giá hoặc được cơ quan
có thẩm quyền chỉ định; được thanh toán chi phí theo thỏa thuận của các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh; cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá
sự phù hợp... Đồng thời, tổ chức này có nghĩa vụ không được từ chối cung cấp dịch
vụ khi không có lý do chính đáng; đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
phải bảo mật thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự
phù hợp...
4



Tổ chức nghề nghiệp có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức
cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc áp dụng pháp luật về
CLSP,HH; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng vì
quyền lợi của người tiêu dùng... Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền
và nghĩa vụ trong việc đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của họ khi nhận được khiếu nại, phản ánh về chất lượng hàng hóa không phù hợp với
tiêu chuẩn đã công bố, áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, định lượng ghi trên
nhãn và không bảo đảm chất lượng theo hợp đồng; kiến nghị cơ quan kiểm tra, thanh
tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc giải quyết các vi phạm của tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh về CLSP,HH...
III. Thực trạng công tác QLNN về tiêu chuẩn CLSP,HH ở nước ta hiện nay:
Trên thị trường nước ta hiện nay, sản phẩm, hàng hóa ngày càng đa dạng hóa
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. CLSP,HH ngày càng được cải
thiện, chủng loại mẫu mã phong phú và bắt mắt hơn. Các doanh nghiệp đã nhận thức
được vai trò của chất lượng đối với chỗ đứng vững chắc của họ trên thị trường. Các
doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Đối với thị
trường trong nước đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện cạnh tranh với hàng nhập ngoại;
bên cạnh đó, doanh nghiệp thương mại chú trọng kiểm tra, khắc phục những yếu kém,
xử phạt những hành vi nhập, xuất khẩu hàng hóa kém chất lượng bằng hệ thống máy
móc hiện đại. Có được những kết quả như trên phải kể đến vai trò không thể thiếu của
QLNN về CLSP,HH.
Tuy nhiên, quá trình quản lý CLSP,HH vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Người tiêu
dùng vẫn là nạn nhân của hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Quy trình tố
tụng còn rườm rà, chưa tạo điều kiện cho người dân đấu tranh vì quyền lợi chính đáng
của mình và pháp luật vẫn chưa thực sự bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó vẫn tồn
tại sự chồng chéo, khó quy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
quản lý chất lượng, thực thi chính sách pháp luật nhằm thiết lập kỷ cương, bảo vệ lợi
ích của người tiêu dùng hiện nay do nhiều cơ quan đảm nhận. Một chế tài xử lý vi
phạm có thể lại do nhiều cơ quan cùng đảm nhiệm dẫn đến tình trạng chồng chéo về
trách nhiệm mà khi xảy ra vi phạm thì người tiêu dùng vẫn không được bảo vệ một

cách an toàn. Ngoài ra quy định kiểm tra, quản lý chất lượng hàng hóa còn biểu hiện
nhiều thiếu sót và buông lỏng trách nhiệm quản lý từ phía các cơ quan chức năng đặc
biệt là các sản phẩm là thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Điều đáng nói là chế tài xử phạt của Việt Nam còn quá yếu và sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng còn lỏng lẻo. Kết quả xử lý còn chưa có tác dụng răn đe, số tiền phạt
quá nhỏ so với lợi nhuận mà các DN làm ăn gian dối thu được.

KẾT LUẬN
Việc bảo đảm CLSP,HH gắn với trách nhiệm của người sản xuất và Nhà nước,
trong đó người sản xuất chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu còn Nhà nước có vai trò
trong việc bảo đảm CLSP,HH. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm là vấn đề phức tạp và
rất nhạy cảm nên trong thực tế đời sống xã hội còn nảy sinh những vấn đề mới cần
được xem xét để giải quyết kịp thời.
5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.
2. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2008.
3. Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Nghị định 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
5. Nghị định 67/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định
127/2007/NĐ-CP.

6



MỤC LỤC

Bảng chữ cái viết tắt:
CLSP,HH : Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
QLNN
: Quản lý nhà nước
DN
: Doanh nghiệp

7



×