Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba trong tư pháp quốc tế cá nhân tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.51 KB, 3 trang )

Nhắc tới tư pháp quốc tế là nhắc tới vấn đề áp dụng các quy phạm xung đột. Một trong những vấn đề rất
phức tạp trong việc áp dụng quy phạm xung đột đó là vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước
thứ ba. Vậy “khi gặp hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến phấp luật nước thứ ba thì sẽ áp dụng pháp luật
như thế nào” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phạm vi bài luận này.
1. Khái niệm dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba trong Tư pháp quốc tế.
Trong tư pháp quốc tế, có nhiều trường hợp đối với một quan hệ xã hội cần được điều chỉnh nhưng lại có
xung đột pháp luật, lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
- Dẫn chiếu ngược có nghĩa là theo quy phạm xung đột mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng thì pháp luật
nước ngoài cần được áp dụng để giải quyết một quan hệ TPQT cụ thể nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có
quy phạm xung đột quy định áp dụng pháp luật của nước có cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ: Ông D, quốc tịch nước Anh, cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn với chị C quốc tịch Việt Nam. Theo
Khoản 1. Điều 103 Luật HN và GĐ 2000: “trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn” hay nói cách khác nguyên tắc chọn luật của Việt
Nam trong vấn đề này là hệ thuộc luật quốc tịch. Vậy điều kiện kết hôn của ông D do pháp luật nước Anh điều
chỉnh. Nhưng pháp luật nước Anh, vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi cư trú (hệ thuộc luật nơi cư trú).
Do vậy, điều kiện đăng kí kết hôn của ông D được pháp luật nước Anh dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam.
- Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có nghĩa là theo quy phạm xung đột của nước có cơ quan giải quyết
tranh chấp thì pháp luật của nước ngoài phải được áp dụng nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm
xung đột quy định cần phải áp dụng pháp luật của nước thứ ba.
Ví dụ: một quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa một công dân Pháp và một công dân Anh,
theo đó, để giải quyết thì pháp luật Pháp đã dẫn chiếu tới pháp luật Anh, nhưng pháp luật Anh dẫn chiếu đến pháp
luật của một nước thứ ba là Trung Quốc, và pháp luật Pháp chấp nhận sự dẫn chiếu này, do đó, pháp luật áp dụng
để giải quyết quan hệ xã hội phát sinh trong trường hợp này sẽ pháp luật của Trung Quốc.
2. Áp dụng pháp luật khi gặp hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
Trong khoa học Tư pháp quốc tế vấn đề dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài hiện nay có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất, nếu hiểu dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu chỉ đến quy phạm pháp luật
thực chất của nước đó thì sẽ loại trừ vấn đề dẫn chiếu ngược. Nói cách khác là không bao giờ xảy ra dẫn chiếu
ngược và luật thực chất của nước được dẫn chiếu đến sẽ được áp dụng.
Quan điểm thứ hai, nếu hiểu dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp
luật của nươc đó (kể cả luật thực chất, cả luật xung đột) thì có nghĩa là sẽ chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại cũng
như dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.


Trong lý luận tư pháp quốc tế về áp dụng luật nước ngoài, khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới luật pháp
nước ngoài thì có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó (không có loại trừ luật nội dung,
luật xung đột hay luật hình thức...), do đó việc áp dụng luật nước ngoài thì cũng phải áp dụng toàn bộ hệ thống
pháp luật của nước đó. Vì vậy, theo em, quan điểm thứ hai phù hợp với lý luận áp dụng luật nước ngoài trong Tư
pháp quốc tế.


Trong Tư pháp quốc tế các nước, một số nước không chấp nhận dẫn chiếu (bao gồm cả dẫn chiếu ngược và
dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba) như Kê-béc (Canada), Ý (trước ngày 31 tháng 5 năm 1995), Bắc Âu, Hy Lạp
(BLDS năm 1940), Hà Lan, Brazin (BLDS năm 1942), Ai Cập (BLDS năm 1948), Siry (BLDS năm 1949) v.v…;
song một số nước khác lại chấp nhận dẫn chiếu như Pháp, Đức (BLDS năm 1896), Anh, Bỉ, Nhật Bản (BLDS năm
1898), Thụy Điển v.v…(1)
Như vậy, có thể thấy, khi gặp hiện tượng dẫn chiếu thì phải xét hai trường hợp cơ bản:
Trường hợp thứ nhất: Pháp luật của quốc gia không chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật
của nước thứ ba, có nghĩa là quốc gia đó theo quan điểm thứ nhất, cho rằng việc dẫn chiếu đến pháp luật nước
ngoài ở đây phải là sự dẫn chiếu đến quy phạm pháp luật thực chất của nước ngoài. Trong trường hợp này, về
nguyên tắc pháp luật được áp dụng ở đây sẽ là pháp luật của nước mà được pháp luật quốc gia này dẫn chiếu đến,
và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất của nước đó để giải quyết quan hệ xã hội phát sinh.
Ví dụ: Một quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa một công dân Ý với một công dân Anh.
Theo đó, để giải quyết thì pháp luật Ý dẫn chiếu đến pháp luật Anh, nhưng pháp luật Anh lại dẫn chiếu ngược trở
lại pháp luật Ý, hoặc pháp luật Anh lại dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba. Tuy nhiên pháp luật Ý lại
không chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba, do đó pháp luật áp dụng trong trường
hợp này sẽ là pháp luật của Anh.
Trường hợp thứ hai: Pháp luật của quốc gia chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của
nước thứ ba, có nghĩa là quốc gia đó theo quan điểm thứ hai, cho rằng sự dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài phải
là sự dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của nươc đó (kể cả quy phạm luật thực chất, cả luật xung đột).
Trong trường hợp này, về nguyên tắc chung, pháp luật sẽ áp dụng là pháp luật của chính quốc gia mà được pháp
luật của quốc gia kia dẫn chiếu ngược trở lại hoặc pháp luật của nước thứ ba.
Ví dụ: Cũng là một quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài phát sinh, nhưng giữa một công dân Pháp và một
công dân Anh, theo đó, để giải quyết thì pháp luật Pháp đã dẫn chiếu tới pháp luật Anh, pháp luật Anh lại dẫn chiếu

ngược trở lại pháp luật của Pháp, hoặc pháp luật Anh dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba là Trung Quốc,
và pháp luật Pháp chấp nhận sự dẫn chiếu này, do đó, pháp luật áp dụng để giải quyết quan hệ xã hội phát sinh
trong trường hợp này sẽ là pháp luật của Pháp nếu đó là sự dẫn chiếu ngược trở lại, hoặc là pháp luật của Trung
Quốc nếu đó là sự dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
Ngoài ra, vấn dề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba cũng sẽ không tồn tại trong
trường hợp khi các quốc gia ký kết với nhau các hiệp định song phương (thường là các hiệp định tương trợ tư
pháp) trong đó quy định các quy phạm xung đột thống nhất thì về nguyên tắc, các quy phạm xung đột thống nhất
sẽ được ưu tiên áp dụng.
Hiện nay, trong thực tiễn Tư pháp quốc tế còn tồn tại một trường hợp nữa khi đề cập đến vấn đề dẫn chiếu
pháp luật, đó là trường hợp chấp nhận cả dẫn chiếu trở lại và dẫn chiếu tới nước thứ ba nhưng trừ một số trường
hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi cho phép các bên thoả thuận chọn pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng; có nghĩa là
chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu nhưng không hoàn toàn tuyệt đối mà vẫn có ngoại lệ. Trường hợp này có thể thấy
1()

“Tư pháp quốc tế Việt Nam và dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng”, Đỗ Văn Đại, GV Khoa Luật trường Đại học Aix-Marseille III Cộng
hòa Pháp.


ở một số nơi như: theo Tòa án tối cao Pháp, theo Tư pháp quốc tế Đức, Ý, Anh, Thụy Sĩ, Na Uy thì dẫn chiếu
không được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng; theo Điều 15 Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980 về quy
phạm xung đột thống nhất trong lĩnh vực hợp đồng đối với một số nước châu Âu và Điều 2 Công ước La Hay ngày
7 tháng 6 năm 1995 về hợp đồng mua bán quốc tế động sản, dẫn chiếu cũng không được chấp nhận (2).
Ở Việt Nam về nguyên tắc thì dẫn chiếu được chấp nhận. Khoản 3 Điều 759 BLDS 2005: “nếu pháp luật
nước đó (pháp luật nước ngoài được quy định hoặc viện dẫn) dẫn chiếu trở lại pháp luật nước CHXHCN VN, thì
áp dụng pháp luật CHXHCN VN”. Tương tự theo ĐIều 5 nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 cũng quy
định về vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam chỉ đề cập đến dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật VN và không cho biết dẫn chiếu đến
pháp luật nước thứ ba có được chấp nhận hay không. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 nghị định số
60/1997/NĐ-CP ngày 6/6/1997 thì suy ra dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba được
chấp nhận ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề này trên thực tế rất hiếm gặp, do các quy phạm xung đột cũng có giới hạn

và nhìn chung các quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế là thống nhất. Đa phần phụ thuộc vào cách giải thích và
ý chí của tòa án thụ lý vụ việc.
Chấp nhận dẫn chiếu cũng là tôn trọng ý chí của nhà lập pháp nước ngoài đã xây dựng nên quy phạm này.
Nếu không chấp nhận dễ gây khó khăn trong việc thụ lý giải quyết vụ ciệc của tòa án.
Như vậy, có thể thấy, khi gặp hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba, việc áp
dụng pháp luật như thế nào sẽ căn cứ theo Tư pháp quốc tế các nước trên thế giới, chúng ta phải phân biệt các
trường hợp cụ thể như đã nêu ở trên. Còn riêng trong Tư pháp quốc tế của Việt Nam, thì vấn đề này được khẳng
định là chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng đây là vấn đề rất quan trọng, phổ
biến nhưng cũng rất khó, rất phức tạp trong tư pháp quốc tê.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tư pháp quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2009.
2. Giáo trình tư pháp quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luật), ThS. BÙI THỊ THU, Nxb.
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội – 2010.
Hướng dẫn và ôn tập môn tư pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế Việt Nam và dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng”, Đỗ Văn Đại, GV Khoa Luật trường Đại học AixMarseille III Cộng hòa Pháp.

2()

“Tư pháp quốc tế Việt Nam và dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng”, Đỗ Văn Đại, GV Khoa Luật trường Đại học Aix-Marseille III Cộng
hòa Pháp.



×