Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước ở phương tây cổ đại so sánh cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước thành bang xpác và aten( 9 điêm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.63 KB, 7 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
ở phương Tây, vào khoảng thiên nhiên kỉ thứ II TCN, trên đảo Cret và vùng Mixen
của bán đảo Hy Lạp đã xuất hiện những nhà nước đầu tiên và sau đó chúng bị tiêu diệt. Đến
thế kỉ VIII – VI TCN, một số nhà nước lại được hình thành ở các thành bang Hy Lạp và La
Mã. Vậy cơ sở dẫn đến sự ra đời và phát triể của các nhà nước ở phương Tây cổ đại và cách
thức tổ chức bộ máy nhà nước của họ có những đặc trưng gì?? Để trả lời cho câu hỏi này,
nhóm chúng em xin chon đề tài: “ Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước ở
phương Tây cổ đại. So sánh cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước thành bang Xpác và Aten”
để giải quyết trong bài tập lần này.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở hình thành nhà và phát triển của nhà nước ở phương Tây cổ đại
1. Quy luật chung của quá trình hình thành nhà nước
Nhà nước ra đời đánh dấu sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. Do công cụ bằng
kim loại ra đời và được sử dụng phổ biến trong sản xuất dẫn đến năng suất lao động tăng và
người lao động có của cải dư thừa để tích lũy. Cùng với nó, quá trình phân công lao động
trong xã hội diễn ra mạnh mẽ. Những nhân tố đó càng thúc đẩy quá trình tích lũy của cải dẫn
đến tư hữu ra đời và ngày càng phát triển
Trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo làm cho nguyên tắc bình đẳng trước kia
bị lung lay tận gốc rễ. Các giai cấp xuất hiện và mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị
ngày càng quyết liệt đến mức không thể điều hòa được. Nhằm duy trì, đảm bảo trật tự mới
có lợi cho mình, giai cấp chủ nô có thế lực lớn về kinh tế đã thiết lập ra bộ máy mới cùng
với một loạt các quy tắc quy định tự cho là chuẩn mực và bảo đảm thực hiện bằng những
quyền năng của bộ máy. Khi có bộ máy và những quy tắc trên chính là lúc nhà nước và pháp
luật ra đời.
2. Cơ sở hình thành nhà và phát triển của nhà nước phương Tây cổ đại
Nguyên nhân phía trên là quy luật có tính chất phổ biến ở tất cả các nước trên phạm
vi toàn thế giới trong quá trình hình thành và phát triển nhà nước. tuy nhiên mỗi khu vực địa
lí lại có những cơ sở riêng đặc trưng và thúc đẩy sự ra đời sớm hay muộn, phát triển nhanh
hay chậm của nhà nước. sau đây cơ sở ra đời của nhà nước ở phương Tây cổ đại
* Cơ sở kinh tế




Thứ nhất, xét về tính chất nền kinh tế. Nếu như phương Đông, nền kinh tế chủ đạo là
kinh tế nông nghiệp mang xu hướng tựu cungtự cấp thì ở phương Tây , kinh tế chủ yếu ngu
là kinh tế công thương nghiệp mang tính chất sản xuất hàng hóa. Lí giải cho sự khác biệt này
đầu tiên ta phải căn cứ vào vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên từng khu vực. Các quốc gia cổ đại
phương Đông được hình thành trên lưu vực các con sông lớn, điều kiện tự nhiên ưu đãi với
những đồng bằng phù xa rộng lớn, đất đai tơi xốp…tất nhiên với điều kiện đó sẽ thúc đẩy sụ
phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Còn ở phương Tây , các quốc gia đầu tiên được hình
thành trên nền địa hình chia cắt mạnh mẽ, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Cụ thế, Hy Lạp là
quốc gia nằm trên bán đảo Bankan, các đảo trên biển Êgiê và vùng đất phía Tây Tiểu Á, giáp
với đông Địa Trung Hải, đất đai cằn cỗi và bị chia cắt thành nhiều khu vực nhỏ bởi đồi, núi,
sông, hồ,…còn La Mã là quốc gia nằm trên bán đảo Italia, vì vậy đất đai có phần phì nhiêu
hơn nhưng khí hậu nơi đây rất không thuận lợi. Tuy nhiên cả Hy Lạp và La Mã đều nằm trên
bán đảo lớn ăn ra biển, có những vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho phát triển hằng hải. Bên
cạnh đó còn có cả con đường tơ lụa đi qua thuận lợi cho giao thương buôn bán giữa các quốc
gia phương Đông và phương Tây thúc đẩy thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Đất đai và khí
hậu ở đây tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước nhưng bù lại nó lại rất
phù hợp với những loại cây công nghiệp lâu năm như nho, ôli. Ở đây có cả ba thành phần
kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Tuy nhiên kinh tế nông nghiệp không
phát triển như phương Đông. Nền nông nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường, phục vụ
thị trường nội địa. Kéo theo đó ngành thủ công nghiệp cũng ăn theo nhu cầu thị trường.
Nhưng điểm khác biệt lớn so với phương Đông là ngành thủ công nghiệp đã tách hoàn toàn
khỏi nông nghiệp để trở thành một ngành sản xuất độc lập sau lần phân công lao động thứ 2.
Nền thương nghiệp phương Tây xuất hiện sớm và đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là
giao thương bằng đường biển. Như vậy, ở đây nền kinh tế công thương nghiệp rất phát triển,
trình độ cũng như tốc độ phát triển vượt hẳn so với phương Đông. Và cũng chính sự phát
triển của kinh tế, đã quy định chế độ sở hữu trong xã hội
Thứ hai, về chế độ sở hữu. Kinh tế công thương nghiệp phát triển vượt bậc đã quy
định chế độ sở hữu. Nếu như ở phương Đông tồn tại hai hình thức sở hữu: sở hữu chung về

tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất và sở hữu tư nhân bắt đầu xuất hiện nhưng chỉ
dùng lại ở những tư liệu sinh hoạt như công cụ lao động, tư liệu tiêu dung thì các quốc gia cổ
đại phương Tây chế độ tư hữu phát triển triệt để. Các chủ nô trực tiếp chiếm hữu những điền
trang lớn, những xưởng thủ công, những đoàn thương thuyền và đông đảo những người nô
lệ. Sự ra đời và phát triển triệt để của chế độ tư hữu đã phá vỡ nhanh chóng các công xã
nông thôn,lại có tác dụng ngược lại nền kinh tế - thúc đẩy kinh tế công thương nghiệp phát
triển.


*Cơ sở xã hội
Do chế độ sở hữu tư nhân phát triển mạnh mẽ, tất yếu dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu
sắc. Xã hội lúc này được phân hóa thành ba giai cấp chính là: Quý tộc, bình dân và nô lệ.
Trong đó, giai cấp quý tộc lại có sự phân hóa thành quý tộc cũ (xuất thân từ công xã thị tộc,
có tiềm lực chính trị) và quý tộc mới (những quý tộc được hình thành trực tiếp từ tính chất
nền kinh tế, có tiềm lực kinh tế). Giai cấp quý tộc chiếm giữ tư liệu sản xuất chính và ruộng
đất trong xã hội. Họ trở nên giàu có và nắm giữ nhiều quyền lực hơn. Song song với sự giàu
có đó của giai cấp quý tộc đó là sự nghèo khó, bần cùng của tầng lớp dưới thấp hơn, đặc biệt
là giai cấp nô lệ - giai cấp không có tư liệu sản xuất và là lực lượng sản xuất cơ bản trong
các điền trang, phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô vì thế mà họ bị bóc lột nặng nề. Do sự phân
hóa xã hội, phân tầng giai cấp mà trong xã hội xuất hiện hai luồng mâu thuẫn là mâu thuẫn
giữa quý tộc mới với quý tộc cũ và mâu thuẫn giữa quý tộc và nô lệ. Tuy nhiên mâu thuẫn
nổi bật, gay gắt và chủ yếu trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ. ngoài hai
giai cấp đối kháng trực tiếp, xã hội phương Tây còn có một bộ phận những người không bóc
lột ai và cũng không bị ai bóc lột đó là những người dân tự do nghèo hay chính là bình dân
trong xã hội.
* Về cơ sở tư tưởng
Nếu cơ sở tư tưởng hình thành nhà nước phương Đông cổ đại chính là tư tưởng thần
quyền, đề cao vai trò của các vị vua, tôn sùng một cách tuyệt đối thì ở phương Tây, cơ sở tư
tưởng là những tư tưởng cải cách dân chủ của các nhà quý tộc công thương nghiệp. Dẫn
chững tiêu biểu là tư tưởng phân chia quyền lực của Aristot cải cách về sự phân quyền nhà

nước và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
* Các yếu tố thúc đẩy
Ngoài các cơ sở trên còn có các yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự ra đời và
phát triển của nhà nước phương Tây cổ đại đó là: yếu tố chiến tranh xâm lược và yếu tố trị
thủy, thủy lợi. Tuy nhiên, do nền kinh tế nông nghiệp không đóng vai trò quan trọng và chủ
đạo trong nền kinh tế nên yếu tố trị thủy, thủy lợi theo đó cũng không phải là yếu tố mang
tính chất quyết định. Mặt khác, vào thời kì này, ở các nước phương Tây luôn diễn ra các
cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhằm bành chướng, mở rộng lãnh thổ. Do đó, nhu cầu chống
xâm lược và xâm lược lại để mở mang bờ cõi là nhu cầu cấp thiết, quan trọng được đặt ra. Vì
vậy, yếu tố chiến tranh xâm lược chính là yếu tố có vai trò chủ đạo thúc đẩy sự hình thành
phát triển của nhà nước phương Tây cổ đại.


II. So sánh cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thành bang Xpác và Aten
1. Sự giống nhau
Nếu xét về cấu trúc bộ máy nhà nước có lẽ điểm giống nhau cơ bản trong cơ cấu tổ
chức bộ máy hai nhà nước này được thể hiện ở tên gọi và vị trí quyền lực được gọi tên của
một cơ quan - Hội nghị công dân. Bởi lẽ ở cả hai nhà nước này, Hội nghị công dân đều được
cho là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, thế nhưng do sự lựa chọn hình thức chính thể
khác nhau mà tổ chức, vị trí và thẩm quyền thực tế của cơ quan này ở hai quốc gia lại có sự
khác nhau khá rõ rệt.

2. Sự khác nhau
Thứ nhất, xét về vị trí nguyên thủ quốc gia: Xpác có hai vua (tàn dư của của công xã
nguyên thủy) được tôn kính nhưng không có thực quyền còn ở Aten không có vua
Thứ hai, về cách thức tổ chức các cơ quan nhà nước. Nhà nước Xpác cơ Hội đồng
trươngr lão là hội đồng thảo luận và ra quyết định về những vấn đề quan trọng của đất nước,
gồm các thành viên là thuộc hàng ngũ quý tộc có danh vọng từ 60 tuổi trở lên; Hội nghị
công dân là cơ quan quyền lục cao nhưng không cơ thực quyền, gồm các công dân nam
Xpac từ 30 tuổi trở lên. Đây là cơ quan quyền lực về mặt hình thức , quyền lục thực sự nằm

trong tay Hội đồng trưởng lão bởi lẽ, thành viên cơ quan này không có quyền bàn bạc, nêu ý
kiến, chỉ có quyền biểu quyết bằng những tiếng thét. Về sau do sự mâu thuẫn gay gắt giữa
các giai cấp, để bảo vệ quyền lợi của mình giai cấp quý tộc đã lập ra Hội đồng 5 quan giám
sát có chức năng quyền hạn rất lớn, bao trùm lên tất cả các cơ quan khác. Đây là cơ quan
lãnh đạo tối cao, nhằm tập chung quyền lực vào tay quý tộc; Lực lượng quân đội được nhà
nước quan đầu tư phát triển. Khác vớiXpác, Nhà nước Aten có cách tổ chức bộ máy nhà
nước khác biệt bao gồm: Hội nghị công dân có thành viên là các nam thanh niên Aten từ đủ
18 tuổi trở lên, có cả cha và mẹ là người Aten. Họ có quyền thảo luận và Hội nghị đi đến
những quyết định những vấn đề lớn của đất nước; Tiếp là Hội đồng 500 người, đây là cơ
quan đại diện cho nhà nước về đối ngoại, có quyền quản lí về tài chính. Được thành lập bởi
Hội nghị nhân dân bằng hình thức bỏ phiếu. Cơ quan này giữ chức năng hành chính và tư
vấn; Hội đồng 10 tướng lĩnh, được bầu ra trong Hội nghị công dân hàng năm bằng cách giơ
tay biểu quyết, cơ quan này có nhiện vụ thống lĩnh quân đội, thực hiện chính sách ngoại giao
nhưng chịu sự giám sát của Hội nghị công dân. Đặc biệt, có sự khác biệt rõ so với Xpac,
Aten có thêm Tòa bồi thẩm chuyên xét xử, giám sát tư pháp, thẩm phán được bầu hàng năm
qua Hội nghị công dân; Lực lượng quân đội của Aten trên danh nghĩa do nhân dân tự tổ chức


và trang bị, nhà nước chỉ xây dựng và quản lí lực lượng cảnh sát. Như vậy, ở đây đã tách
riêng tổ chức và nhiện vụ cho hai ngành quân đội và cảnh sát – nét mới so với Xpác.
Thứ ba, xét về chủ thể quyền lực nhà nước. Các cơ quan nhà nước Xpác đều do giai
cấp quý tộc nắm giữ, điều hành và bảo vệ lợi ích cho riền giai cấp mình, trong khi đó, nhà
nước Aten các cơ quan đều do công dân Aten lập ra, nắm giữ và điều hành. Ở đây có sự dân
chủ tiến bộ. Tuy nhiên một điểm hạn chế dân chủ mà cả hai nhà nước đều thể hiện đó là quy
định chỉ có công dân của nhà nước mới có quyền tham gia chính trị.
3. Đánh giá chung về bộ máy nhà nước thành bang Xpác và Aten
Như vậy, qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, chúng ta có thể khẳng định rằng
nhà nước Xpác là nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô.
Với cách tổ chức của mình, Xpác thể hiện nền chuyên chính mạnh mẽ của giai cấp chủ nô.
Nó nhằm duy trì và củng cố sự bất bình đẳng một cách cao độ về nền kinh tế và chính trị

giữa những người Xpac được hưởng quyền công dân với giai cấp nô lệ.
Còn nhà nước Aten lại được xây dựng theo hình thức chính thể Cộng hòa dân chủ.
Tuy nhiên, xét về bản chất nó là nhà nước dân chủ chủ nô, có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu
tư nhân đối với tư liệu sản xuất. Về hình thức, chính quyền nhà nước thuộc về mọi công dân
nhưng ở Aten chỉ có khoảng 15% dân số được hưởng quyền công dân còn lại khoảng 40 vạn
nô lệ, 3 vạn dân tự do và 1vạn kiểu dân không được coi là công dân. Như vậy chỉ có chủ nô
và một số ít người dân tự do được hưởng các quyền lợi chính trị số còn lại thì ở ngoài vòng
sinh hoạt chính trị. Rõ ràng cũng như Xpác nhà nước Aten vẫn là nền chuyên chính của giai
cấp chủ nô để đàn áp bóc lột nô lệ và những người lao động khác.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trải qua mấy thế kỉ, những nhà nước đầu tiên ở phương Tây đã được hình thành và
bước đầu có sự phát triển nhất định. Các nhà nước đó tuy cơ sở hình thành có phần khác
nhau nhưng nhìn chung vẫn tuân theo quy luật chung về sự hình thành nhà nước. Xét trong
các nhà nước thành bang Hy Lạp mà điển hình là Xpác và Aten, tuy có sự khác biệt về nhiều
mặt mà cụ thể ở đây là hình thức tổ chức bộ máy thống trị, về cách thức bóc lột nhưng về
bản chất đều là những nhà nước chuyên chính của giai cấp chủ nô, là chế độ nô lệ điển hình,
là chế độ để lại dấu ấn sâu sắc trên tất cả các mặt sinh hoạt, kinh tế, chính trị và tư tưởng cảu
Hy Lạp.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................. 1
I.Cơ sở hình thành nhà và phát triển của nhà nước ở phương Tây cổ đại. 1
1. Quy luật chung của quá trình hình thành nhà nước..........................1
2. Cơ sở hình thành nhà và phát triển của nhà nước phương Tây cổ đại
.............................................................................................................. 1
II. So sánh cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thành bang Xpác và Aten....4
1. Sự giống nhau...................................................................................4

2. Sự khác nhau..................................................................................... 4
3. Đánh giá chung về bộ máy nhà nước thành bang Xpác và Aten........5
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.................................................................................5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới – Đại học luật Hà

2.
3.

Nội – nxb Công an nhân dân
Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới – nxb Hồn Đức
/>
4.

xpac-dd-pdong#.UX5EzaLvjGx
/>


×