Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nhóm tư pháp đề 1 bình luận các nguyên tắc bảo hộ của công ước berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.31 KB, 10 trang )

N08 – TL 03 – Nhóm 02

LỜI MỞ ĐẦU
Thưởng thức các giá trị nghệ thuật và làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần là
nhu cầu cơ bản của con người và đó cũng là một yếu tố xuyên suốt lịch sử loài người. Tuy
nhiên, việc ghi nhận và bảo hộ quyền của những người đóng góp sáng tạo trí tuệ của mình
cho sự thoả mãn nhu cầu cơ bản ấy dường như vẫn là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù đã xuất
hiện cùng với sự ra đời của công ước Berne 1886 nhưng các nguyên tắc về bảo hộ quyền
tác giả cho đến này vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh luận. Với một nước đang phát triển
và mới hội nhập như Việt Nam, sở hữu trí tuệ nói chung là khái niệm khá quen thuộc.
Song, trên con đường hộp nhập vào một thế giới đang toàn cầu hoá mạnh mẽ đòi hỏi pháp
luật quốc gia phải tương thích với những quy tắc của luật quốc tế, điều đó có nghĩa là
chúng ta cần bảo hộ quyền tác giả với mức độ và những nguyên tắc mang tính chất toàn
cầu như những quốc gia khác. Mặt khác quy định trong pháp luật ở sở hữu trí tuệ nước ta
cũng là đòi hỏi tất yếu nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi chính đánh của các tác giả. Với
sự quan tâm đến vấn đề này, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài: “Bình luận các nguyên
tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.” Bài tiểu luận tập trung
phân tích nội dung các nguyên tắc cơ bản của Công ước cùng những đánh giá bước đầu về
những ưu, nhược điểm của mỗi nguyên tắc khi áp dụng vào thực tiễn đời sống quốc tế.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu kỹ vấn đề nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài viết
của nhóm em khó có thể tránh khỏi các sai lầm, thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý
của Thầy, Cô giáo để bài viết sâu sắc hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn Thầy, Cô giáo!

1|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG


TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm quyền tác giả
Dưới góc độ khái quát theo nghĩa rộng, quyền tác giả (QTG) được hiểu là: “một chế
định pháp luật dân sự, tổng hợp các quy phạm pháp luật xác nhận và bảo hộ các quyền
nhân thân, quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học và những quy định về trình tự thực hiện và bảo hộ các quyền đó khi có hành vi xâm
phạm đến quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm”.
Theo nghĩa chủ quan, QTG là quyền dân sự cụ thể của người với tư cách là tác giả,
chủ sở hữu của tác phẩm, công trình do họ sáng tạo ra hoặc có quyền sở hữu thuộc lĩnh
vực văn học, nghệ thuật, khoa học. QTG là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) –
có đối tượng là một loại tài sản đặc biệt, những sản phẩm trí tuệ, thành quả của lao động trí
óc của con người được đặc định hóa dưới dạng vật chất 1.
Quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế (TPQT) là QTG có yếu tố nước ngoài. Yếu tố
nước ngoài được thể hiện qua hai yếu tố: chủ sở hữu tác phẩm là người nước ngoài, tác
phẩm được sử dụng ở nước ngoài (công bố, đăng ký, xuất bản…ở nước ngoài).
1.2 Bảo hộ quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế.
Quyền tác giả thể hiện đầy đủ những đặc điểm của quyền SHTT nói chung và những
đặc trưng của QTG, bao gồm tính phi vật chất, tính lãnh thổ và tính thời hạn. Do đó, việc
bảo hộ các quyền liên quan đến tác phẩm – vốn dĩ dễ bị xâm phạm có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc khuyến khích các hoạt động sáng tạo của con người trong các lĩnh vực văn
hóa, khoa học, nghệ thuật. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh: Tri thức là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển. Giữ gìn, bảo vệ tài sản đó của con người là trách nhiệm
của mỗi quốc gia. Thực tế, hầu hết các nước trên thế giới đều có luật bảo hộ QTG – quy
định về quyền của tác giả (chủ sở hữu) cũng như những biện pháp nhằm ngăn ngừa sự xâm
phạm nhưng mỗi nước có một mức độ bảo hộ ở những phạm vi rộng hẹp khác nhau xét
theo nội hàm QTG. Hoạt động bảo hộ QTG một cách tương xứng và có hiệu quả trong một
quốc gia sẽ có vai trò quan trọng trong việc làm giàu và phong phú nền di sản văn hóa đất
nước. Về mặt tổng quan, hiện nay việc bảo hộ QTG được thực hiện theo hai cơ chế, đó là
cơ chế bảo hộ quốc gia và cơ chế bảo hộ quốc tế (thông qua việc ký kết các điều ước quốc
tế hoặc trên cơ sở của nguyên tắc có đi có lại) nhằm bảo hộ những quyền này trên phạm vi

quốc tế. Tuy nhiên, cần tái khẳng định tính lãnh thổ của QTG, trong TPQT, không có quy
phạm pháp luật nào có thể buộc một quốc gia phải mở rộng hiệu lực của luật QTG đối với
những tác phẩm được sáng tạo hoặc được sử dụng ngoài phạm vi lãnh thổ của nước đó.
1

Theo quy định của pháp luật các nước nói chung, quyền tác giả được coi là phát sinh và được pháp luật bảo hộ ngay thời
điểm tác phẩm được sáng tạo, hoặc định hình dưới hình thức vật chất nhất định – Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Ths
Bùi Thị Thu (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2010, tr. 191

2|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

2. CÁC NGUYÊN TẮC BẢO HỘ CỦA CÔNG ƯỚC BERNE 1886 VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ - NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ
Để có thể bảo hộ QTG trên phạm vi quốc tế, việc xây dựng hệ thống các ĐƯQT là
phương thức hiệu quả nhất hiện nay. Công ước Berne 1886 2 là ĐƯQT đa phương về bản
quyền đầu tiên, tạo nên yếu tố nền tảng và tương tác với các ĐƯQT khác về bảo hộ QTG.
Theo Công ước, có 3 nguyên tắc cơ bản chi phối lĩnh vực bảo hộ quốc tế QTG. Cụ thể:
2.1 Nội dung các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886.
2.1.1 Nguyên tắc Đối xử quốc gia (National Treatment)
Khoản 1, Điều 5 Công ước Berne quy định: “Đối với những tác phẩm được Công
ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là
quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình
trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy
định.”. Như vậy, về cơ bản, nguyên tắc Đối xử quốc gia đặt ra cho các quốc gia thành viên
thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác 3 tương tự như sự
bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình 4. Hay nói cách khác, một tác phẩm có nguồn
gốc ở một trong các nước thuộc Liên hợp Berne khi sang nước khác trong Liên hiệp mà

không phải quốc gia gốc sẽ được hưởng sự bảo hộ không thấp hơn, không kém thuận lợi
hơn sự bảo hộ đối với tác phẩm của công dân thuộc quốc gia đó 5. Ví dụ: Tác phẩm “Bến
quế” của nhà văn Nguyễn Minh Châu (công dânViệt Nam, thành viên 156 Liên hợp Berne)
khi được xuất bản tại Thái Lan (thành viên Liên hợp Berne) sẽ được hưởng sự bảo hộ tại
Thái Lan tương tự như sự bảo hộ đối với các tác phẩm văn học của công dân Thái Lan.
2.1.2 Nguyên tắc Bảo hộ tự động (Automatic Protection)
Nội dung nguyên tắc bảo hộ tự động cho phép xác định thời điểm quyền tác giả
được bảo hộ theo Công ước được tính từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới hình thức
vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục, hình thức nào như đăng ký, nộp
lưu chiểu hay các thủ tục tương tự: “Sự thụ hưởng và thực hiện các quyền này không lệ
thuộc vào một thể thức, thủ tục nào” 6. Như vậy, các tác giả sau khi sáng tạo ra tác phẩm và
tác phẩm tồn tại dưới hình thức mà công chúng có thể thấy được thì không cần trải qua bất
kỳ một thủ tục pháp lý nào, kể cả việc công bố tác phẩm mà QTG của họ đối với tác phẩm
vẫn được bảo hộ. Ví dụ: Bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh khi được nữ tác giả viết ra giấy
thì tại thời điểm Xuân Quỳnh sáng tạo ra bài thơ và được thể hiện dưới hình thức vật chất
nhất định thì quyền tác giả của Xuân Quỳnh được bảo hộ ngay lập tức, bảo hộ tự động ở
2

Công ước Berne 1886 đã được sửa đổi nhiều lần (1908, 1928, 1948,1967, 1971). Hiện nay, văn kiện hiện hành là văn kiện
sửa đổi tại Paris, ngày 24-7-1971 được bổ sung ngày 02-10-1979.
3
Một tác phẩm có nguồn gốc từ các nước thành viên được hiểu là tác phẩm mà tác giả của tác phẩm đó là công dân của
một nước thành viên Liên hiệp Berne hoặc tác phẩm được công bố tại một nước thành viên.
4
Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ, cơ sở pháp lý là Khoản 1 Điều 6 Công ước Berne.
5
Theo Công ước Berne (Khoản 2, Điều 3) thì nguyên tắc này còn được mở rộng phạm vi bảo hộ đối với các tác giả tuy
không mang quốc tịch của các nước thuộc Liên hiệp Berne nhưng có nơi cư trú thường xuyên tại một trong các nước thành
viên Liên hiệp Berne.
6

Khoản 2, Điều 5 Công ước Berne.

3|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

bất kỳ quốc gia nào là thành viên của Công ước mà không cần đăng ký, trải qua thủ tục cấp
văn bẳng bảo hộ. Đây chính là một trong những nét đặc thù của việc bảo hộ QTG, không
có và không thể áp dụng trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp – lĩnh vực anh
em của bảo hộ QTG bởi xuất phát từ đặc trưng bảo hộ QTG là bảo hộ sự sáng tạo cá nhân
về hình thức thể hiện ý tưởng (thông qua ngôn ngữ, hình khối, màu sắc…), thường gắn liền
với cảm xúc của tác giả, rất khó lặp lại y hệt ở người khác – tính duy nhất của tác phẩm.
2.1.3 Nguyên tắc Bảo hộ độc lập ( Independence of Protection)
Nguyên tắc Bảo hộ độc lập quy định việc hưởng và thực thi các quyền theo Công
ước Berne độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm. Cụ thể, khoản
2 Điều 5 Công ước Berne quy định: “Sự thụ hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập
không phụ thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác
phẩm. Do đó, ngoài những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện
pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn do quy
định của luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm đó”. Vậy theo nguyên tắc, một tác
giả là công dân của một nước thành viên sẽ được hưởng hai loại quyền: các quyền theo quy
định của luật quốc gia nơi xuất xứ tác phẩm và các quyền theo quy định của Công ước
Berne. Khi tác phẩm này ở quốc gia gốc (nơi xuất xứ) thì sẽ được luật ở quốc gia gốc trao
quyền, hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Còn khi tác phẩm này ở các quốc
gia thành viên khác (ngoài quốc gia gốc) thì sẽ được các quốc gia thành viên của công ước,
dựa vào quy định của công ước và luật quốc gia mình để trao các quyền và các nghĩa vụ,
nó độc lập với những gì tác phẩm này được hưởng tại nơi xuất xứ tác phẩm. Ví dụ: Tại
nước A – nước xuất xứ của tác phẩm, tác giả được hưởng mức phí thù lao đối với việc xuất
bản tác phẩm khi bán bản quyền cho nhà sản xuất là 14% thì mức phí thù lao này cũng

không ảnh hưởng đến nội dung quy định về mức % được hưởng này ở quốc gia thành viên
B khác. Mức thù lao này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật của nước B và quy định của
Công ước. (Nếu Công ước Berne không có quy định thì mức thù lao này sẽ hoàn toàn do
nước B quyết định). Luật pháp của quốc gia đã tham gia công ước sẽ quy định về mức độ
và các thủ tục, phương thức bổ cứu nhằm thực hiện sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm được yêu cầu bảo hộ. Sự đãi ngộ đặc biệt hoặc sự hạn chế bảo hộ của một quốc gia là
thành viên của công ước đối với những tác phẩm của tác giả là công dân của quốc gia
không phải là thành viên sẽ không bắt buộc áp dụng tại các quốc gia thành viên khác. Đồng
thời, một tác phẩm không được bảo hộ ở quốc gia gốc nhưng nó vẫn có thể được bảo hộ ở
các quốc gia khác là thành viên của Liên hiệp Berne. 7 Ví dụ: Một tác phẩm không được
bảo hộ tại Việt Nam do có tính chất chống phá Nhà nước có thể vẫn được bảo hộ tại các
nước thành viên khác của Liên hiệp Berne. Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt lưu ý tính lãnh thổ
của QTG, tức là một tác phẩm ở nước ngoài thì không thể viện dẫn pháp luật nước mình để
7

Khoản 2, Điều 7 Công ước Berne

4|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

yêu cầu được hưởng bảo hộ như vậy tại quốc gia thành viên đó và tác phẩm ở trong quốc
gia xuất xứ của tác phẩm (quốc gia gốc) cũng không được viện dẫn Công ước Berne để bảo
hộ cho mình ở quốc gia gốc của tác phẩm. Ngoài ra, cũng cần chú ý ngoại lệ của nguyên
tắc được đề cập tại Khoản 8, Điều 7 Công ước: “Trong bất kỳ trường hợp nào thời hạn bảo
hộ sẽ do luật pháp của nước công bố bảo hộ quy định. Tuy nhiên, nếu luật pháp của nước
đó không có những quy định khác thì thời hạn bảo hộ sẽ không quá thời hạn được quy định
ở quốc gia gốc của tác phẩm.” Theo đó, về nguyên tắc thì thời hạn bảo hộ tại quốc gia sở
tại đối với tác phẩm không chịu ảnh hưởng bởi thời hạn bảo hộ của quốc gia gốc nhưng

nếu thời hạn bảo hộ tại quốc gia gốc đã hết thì quốc gia thành viên có quyền từ chối bảo hộ
tác phẩm đó mặc dù theo pháp luật của nước này thời hạn bảo hộ tác phẩm vẫn còn.
2.2 Một số ý kiến bàn luận về nội dung và việc thực thi các nguyên tắc bảo hộ
của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
2.2.1 Bình luận về nội dung các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne
Nguyên tắc đối xử quốc gia: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan
trọng về bảo hộ QTG, không chỉ được ghi nhận trong Công ước Berne mà còn được quy
định trong rất nhiều điều ước quốc tế khác về SHTT như Công ước Rome 1961, Công ước
Geneve 1971, Hiệp định TRIPS…cũng như trong pháp luật SHTT của nhiều quốc gia trên
thế giới. Có thể nói, mục tiêu hàng đầu của nguyên tắc đó chính là xây dựng nền tảng cho
việc thiết lập cơ chế bảo hộ QTG bình đẳng về mặt pháp lý giữa công dân các nước thành
viên Liên hiệp Berne với công dân nước sở tại. Công dân nước thành viên có tác phẩm
được Công ước Berne bảo hộ sẽ được hưởng sự bảo hộ tại quốc gia thành viên khác về các
mặt như: xác lập quyền, thực hiện quyền, thời hạn bảo hộ…tương tự như công dân của
quốc gia đó là điều kiện để đảm bảo sự độc quyền của tác giả đối với “đứa con tinh thần”
của mình tại quốc gia khác (ngoài quốc gia gốc), hạn chế sự xâm phạm các quyền tài sản
cũng như các quyền nhân thân của người sáng tạo (chủ sở hữu tác phẩm) khi mà các đối
tượng của QTG hiện nay đã không còn được sử dụng hạn chế trong phạm vi lãnh thổ của
mỗi quốc gia và những vi phạm trong lĩnh vực này cũng theo đó vượt qua biên giới các
nước. Hoạt động bảo hộ QTG mạnh mẽ tại tất cả các quốc gia thành viên (trên 160 nước)
trừ quốc gia gốc là động lực cho những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học…tích cực cống
hiến sáng tạo, làm giàu thêm tri thức nhân loại, đóng góp vào tiến trình phát triển của xã
hội loài người. Đồng thời, việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ đảm bảo sự ổn định
của các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ QTG vì lẽ QTG của công dân một nước
thành viên sẽ được bảo hộ bởi pháp luật SHTT các nước thành viên khác mà bản thân các
quy phạm pháp luật lại có thuộc tính quan trọng đó là tính ổn định, qua đó góp phần tạo
nên một quá trình xử sự chung cho các quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả.
Nguyên tắc bảo hộ tự động: Đây vừa là nguyên tắc cơ bản trong Công ước Berne,
vừa là nguyên tắc đặc thù bảo hộ QTG. Qua nguyên tắc này có thể thấy Công ước Berne
5|Page



N08 – TL 03 – Nhóm 02

chủ trương dành sự tôn trọng, bảo hộ rất lớn cho các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm văn
học, nghệ thuật. Việc cho phép bảo hộ ngay lập tức, không cần thông qua các thủ tục phức
tạp, kéo dài phản ánh quan điểm bảo hộ cực kỳ mạnh mẽ, rộng và tương đối thoáng trong
mối tương quan với việc bảo hộ quyền SHCN. Tuy nhiên, hạn chế của nguyên tắc này
chính là việc không yều cầu thủ tục đăng ký sẽ khiến tình trạng sao chép, ăn cắp tác
phẩm… trở nên khó kiểm soát. Việc xử lý khi có vi phạm xảy ra cũng gặp nhiều khó khăn
bởi không yêu cầu đăng ký. Thực tế, tại một số nước phát triển, tiêu biểu là luật SHTT Hoa
Kỳ, mặc dù vẫn thừa nhận áp dụng nguyên tắc bảo hộ tự động nhưng nếu tác giả đăng ký
bảo hộ sẽ được hưởng nhiều sự bảo hộ hơn, hiệu quả bảo hộ qua đó được đảm bảo hơn.
Nguyên tắc bảo hộ độc lập: Nguyên tắc này chi phối toàn bộ các lĩnh vực của quyền
tác giả. Nguyên tắc hướng đến sự bảo hộ QTG sâu rộng trên phạm vi quốc tế bởi có những
tác phẩm có thể không được bảo hộ tại quốc gia gốc nhưng có thể được bảo hộ tại quốc gia
thành viên khác. Tương tự như nguyên tắc bảo hộ đương nhiên, nguyên tắc này phản ánh
sự tôn trọng rất lớn đối với cá nhân sáng tạo ra tác phẩm. Mặt trái của nguyên tắc này chính
là tạo ra sự không thống nhất giữa các quốc gia trong việc xác định tác phẩm có được bảo
hộ hay không? Bảo hộ như thế nào? Bởi điều này hoàn toàn do mỗi quốc gia xác định, theo
đó có thể dẫn đến một số mâu thuẫn giữa các nước. Đặc biệt, việc áp dụng nguyên tắc có
thể dẫn đến tình trạng có sự đãi ngộ đặc biệt hoặc sự hạn chế bảo hộ của một quốc gia là
thành viên của Công ước với những tác phẩm từ các quốc gia gốc khác. Nhược điểm này
của nguyên tắc bảo hộ độc lập sau này đã được Hiệp định TRIPS khắc phục bằng việc ghi
nhận nguyên tắc đối xử tối huệ quốc nhằm đảm bảo sự bình đẳng pháp lý giữa các tác giả
là công dân của các nước thành viên với nhau.
2.2.2 Bình luận hiệu quả thực thi các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne
Công ước Berne được ghi nhận trong lịch sử phát triển của lĩnh vực QTG thế giới
với vai trò của một điều ước quốc tế đa phương nền tảng lâu đời nhất. Thực tế tình hình
bản quyền trên thế giới kể từ khi Công ước Berne ra đời đã chứng minh: Công ước Berne

đã đưa ra được các quy định có sức điều chỉnh mạnh mẽ, sâu sắc và tương đối toàn diện
đến hoạt động bảo hộ quốc tế QTG dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia kết hợp với những
quy định về bảo hộ tự động và bảo hộ độc lập. Các quốc gia tham gia Công ước Berne phải
đảm bảo mức độ bảo hộ tối thiểu nêu trong Công ước, ba nguyên tắc cơ bản – tinh thần của
Công ước cần được đảm bảo tuân thủ tại tất cả các nước thành viên. Do vậy, kề từ ngày
mỗi quốc gia trở thành một phần của Liên hiệp Berne, việc thực hiện QTG và các quyền
liên quan tại quốc gia đã dành được sự tôn trọng nhất định. Tại Việt Nam – quốc gia thứ
156 của Liên hiệp Berne tình hình thực thi QTG đã có những chuyển biến tích cực là minh
chứng cho hiệu quả thực thi Công ước Berne nói chung, các nguyên tắc cơ bản nói riêng.
Tuy nhiên, thực tế cũng phản ánh: Việc các tác phẩm xuất xứ từ các nước phát triển
như Mỹ, Anh, Pháp… được hưởng sự bảo hộ tại các nước nghèo như Lào, Việt Nam,
6|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

Campuchia…như sự bảo hộ tác phẩm của công dân các quốc gia này sẽ khó đảm bảo hiệu
quả bảo hộ bởi tại các nước kém phát triển thì lĩnh vực bảo hộ QTG chưa thực sự được
quan tâm, cơ chế bảo hộ còn lỏng lẻo. Điều này là nguyên nhân cho sự xâm phạm tác
quyền vẫn chưa có hồi kết tại các nước đang phát triển. Ngược lại, đứng từ góc độ các
nước kém phát triển để đánh giá vấn đề thì mặc dù đã có những điều khoản dành sự ưu tiên
cho các nước đang phát triển, tuy nhiên nếu Công ước Berne được tuân thủ tuyệt đối chặt
chẽ thì liệu các nước nghèo có thể theo kịp trình độ phát triển của các nước phát triển hay
không khi cơ hội tiếp cận văn hóa nghệ thuật hiện đại, tiên tiến bị hạn chế? Công dân các
nước giàu vẫn tiếp tục giàu lên do thù lao tác phẩm, tiền bản quyền…được bảo vệ (thực tế,
nhìn vào lịch sử phát triển của các quốc gia, nhất là các nước phát triển, SHTT và đặc biệt
là QTG được đánh giá là loại tài sản chiếm vị trí quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng)
còn các nước nghèo tiếp tục đối mặt với những thách thức tài chính, trình độ để tiếp cận tác
phẩm tiên tiến của thế giới. Có lẽ cũng vì nguyên nhân này mà không ít học giả về SHTT
đánh giá: Luật QTG là luật mang tới nhiều đặc quyền đặc lợi cho các nước phát triển.

NHẬN XÉT CHUNG:
Thành công rõ nét nhất của Công ước Berne đó chính là đã xây dựng được những
nguyên tắc bảo hộ rộng nhất và tương đối hiệu quả để bảo vệ quyền các tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm trên phạm vi quốc tế. Nếu so với các nguyên tắc bảo hộ trong các ĐƯQT đa
phương khác về QTG có thể thấy được sự kế thừa của các ĐƯQT này liên quan đến các
nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne 1886.
Tuy nhiên, việc áp dụng ba nguyên tắc bảo hộ kể trên đối với các nước đang phát
triển cũng có thể đem đến những bất lợi cho nhóm các nước này: Bản thân các nước đang
phát triển thường có những hạn chế trong việc sáng tạo các công trình khoa học, tác phẩm
kinh điển do điều kiện kinh tế, hạn chế về kinh nghiệm phát triển, năng lực của cán bộ
nghiên cứu…nên tại các nước này tồn tại số lượng lớn các tác phẩm nước ngoài (sách,
truyện…) nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân cũng như của đất nước khi khả năng tự
thân quốc gia chưa thể đáp ứng hết. Việc bảo hộ chặt chẽ các công trình, tác phẩm tại các
nước nghèo vô hình chung tạo thành rào cản khó vượt qua đối với các nước này khi muốn
tiếp cận, sử dụng các thành tựu trí tuệ của các nước phát triển. Trong kỷ nguyên công nghệ,
khi mà trình độ khoa học có những bước tiến từng ngày thì việc chậm cập nhật và áp dụng
công nghệ, tri thức mới sẽ đẩy các nước nghèo càng tụt hậu so với các quốc gia giàu mạnh
khác. Trong khi đó, các quốc gia phát triển với các tác phẩm được bảo hộ sâu rộng sẽ đem
đến nguồn thu lớn cho công dân các nước đó cũng như góp phần đáng kể phát triển đất
nước với những thành tựu khoa học, văn học, nghệ thuật. Điều này làm cho khoảng cách
giàu nghèo giữa nhóm nước công nghiệp phát triển với kém phát triển như càng rộng ra.
3. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGUYÊN TẮC
BẢO HỘ TRONG CÔNG ƯỚC BERNE 1886 VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
7|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

3.1 Hoàn thiện các quy định về nội dung các nguyên tắc.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung ba nguyên tắc cơ bản của Công ước, không khó để

có thể phát hiện ra một số nhược điểm tồn tại mà khi xây dựng các nguyên tắc cơ bản,
Công ước Berne chưa thể trù liệu hết. Tiêu biểu: Nguyên tắc bảo hộ độc lập tạo ra khe hở
cho việc đối xử bất bình đẳng giữa các quốc gia. Để bù lấp khe hở pháp lý này cần bổ sung
nguyên tắc Bảo hộ bình đẳng. Đây không chỉ là vấn đề ngoại giao quốc gia mà hơn cả là
quyền bình đẳng giữa các quốc gia với nền tảng là quyền bình đẳng của con người cũng
như hưởng các quyền xuất phát từ các tác phẩm nghệ thuật do con người sáng tạo ra.
Ngoài ra, điểm chính của nguyên tắc bảo hộ độc lập đó là sự không phụ thuộc, tách
biệt về bảo hộ QTG của tác phẩm giữa nước xuất xứ và nước sở tại. Liên hệ với pháp luật
Việt Nam sẽ thấy ngay khúc mắc phát sinh. Đó là một tác phẩm ra đời tại nước A nhưng bị
cấm lưu hành tại nước này, sau đó trôi nổi sang nước B và được bảo hộ, xuất bản. Giả thiết
nội dung tác phẩm có thiên hướng chống lại thể chế chính trị nước A thì việc nước B bảo
hộ và cho phép xuất bản sẽ tạo mâu thuẫn giữa hai nước. Vấn đề này khó có cách giải
quyết chung nhất mà chỉ có thể dựa vào mối quan hệ ngoại giao và thỏa thuận giữa các
quốc gia. Tuy nhiên, với vai trò định hướng pháp luật quốc tế về bảo hộ QTG, có chăng
nên thêm một lưu ý nhỏ trong phần nội dung nguyên tắc bảo hộ độc lập, đó là: Đối với
những tác phẩm bị cấm tại nước xuất xứ của nó, nước mà tác phầm hiện đang có mặt cần
thận trọng trong việc bảo hộ QTG nhằm tránh xâm phạm trật tự công của quốc gia khác.
3.2 Ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các nguyên tắc cơ bản
Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng nội dung các nguyên tắc cơ bản của Công ước tới
tình hình bảo hộ QTG quốc tế, một số biện pháp cơ bản sau có thể được cân nhắc:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về QTG: Đa số các nước khi tham gia vào công
ước Berne tuy đã có những hoạt động tích cực nhằm hệ thống hóa pháp luật bảo hộ QTG
nhưng chưa đủ, mà cần có sự sửa đổi đồng bộ giữa các luật có liên quan về vấn đề này.
Thứ hai, tăng cường tính hiệu quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi QTG.
Cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để chúng hoạt động có hiệu quả hơn.
Thứ ba, củng cố và tăng cường hoạt động của tổ chức quản lý tập thể QTG. Hầu hết các
nước trên thế giới chỉ mới có một số lượng khiêm tốn các tổ chức này. Trong tương lai, cần
khuyến khích sự phát triển thêm cả về chiều rộng cũng như chiều sâu để các tổ chức quản
lý tập thể QTG hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực bảo vệ QTG. Thứ tư, tăng cường hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực QTG bởi bản chất của việc bảo hộ quốc tế QTG là sự liên kết, phối

hợp cùng hành động mang tính liên quốc gia: Mỗi nước tham gia công ước cần tích cực
tham gia có hiệu quả hơn đối các chương trình hành động trong khuôn khổ WIPO; tranh
thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủc cho việc thực thi Công ước Berne.
KẾT LUẬN
8|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

Trên vòm tiền sảnh của trụ sở WIPO có khắc dòng chữ: “ Khả năng trí tuệ đặc biệt
của con người là nguồn gốc của tất cả các công trình nghệ thuật và sáng chế. Các công
trình này là sự đảm bảo cho một cuộc sống xứng đáng với con người. Trách nhiệm của nhà
nước là chăm lo, đảm bảo cho sự bảo hộ đối với nghệ thuật và sáng chế.” Nhờ có sản
phẩm trí tuệ của những con người sáng tạo tạo ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, đời
sống con người ngày càng được nâng lên. Do đó, việc tuân thủ và hài hòa hóa các quy định
của Công ước Berne – điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền tác giả trên
cơ sở tìm hiểu và vận dụng đúng những nguyên tắc nền tảng của Công ước là việc mà mỗi
quốc gia thành viên Công ước cần đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi các
nguyên tắc nói riêng, Công ước Berne về bảo hộ QTG nói chung trên phạm vi quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2011;
Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Ths Bùi Thị Thu (chủ biên), Nxb Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội, 2010;
3.
Văn phòng quốc tế của WIPO, Các khái niệm cơ bản về quyền tác giả và các quyền
liên quan, WIPO/CR/GE/00/1, Tháng 10/2000 (International Bureau of WIPO, Basic

Notions of Copyright and Related Rights WIPO/CR/GE/00/1, October 2000)
4.
Văn phòng quốc tế của WIPO, Các luật và hiệp định về quyền tác giả và các quyền
liên quan: />5.
Văn phòng quốc tế của WIPO, Quyền tác giả và các quyền liên quan trong kỷ
nguyên kỹ thuật số, WIPO/CR/JKT/02/4, Tháng 4/2002
6.
Tài liệu tập huấn về Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân tối
cao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008;
7.
Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ, TS Phùng Trung Tập, Nxb Tư pháp, HN, 2004;
8.
/>9.
/>
9|Page


N08 – TL 03 – Nhóm 02

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

4. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
4.1 Khái niệm quyền tác giả
1.2 Bảo hộ quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế.
5. CÁC NGUYÊN TẮC BẢO HỘ CỦA CÔNG ƯỚC BERNE 1886 VỀ
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ - NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ
2.1 Nội dung các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886.

2.1.1 Nguyên tắc Đối xử quốc gia (National Treatment)
2.1.2 Nguyên tắc Bảo hộ tự động (Automatic Protection)
2.1.3 Nguyên tắc Bảo hộ độc lập ( Independence of Protection)
2.2 Một số ý kiến bàn luận về nội dung và việc thực thi các nguyên tắc
bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả
2.2.1 Bình luận về nội dung các nguyên tắc bảo hộ của Công ước
2.2.2 Bình luận hiệu quả thực thi các nguyên tắc bảo hộ của
Công ước Berne
6. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÁC
NGUYÊN TẮC BẢO HỘ TRONG CÔNG ƯỚC BERNE 1886
6.1 Hoàn thiện các quy định về nội dung các nguyên tắc.
3.2 Ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các nguyên tắc cơ bản
KÊT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10 | P a g e

1
1
1
2
2
2
2
3
4
4
5
7
7

7



×