Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập nhóm tháng số 1 luật hôn nhân và gia đình đường lối xử lý các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.5 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt. Vì vậy, Nhà nước ta luôn quan tâm củng cố chế độ hôn
nhân và gia đình, song bên cạnh đó Nhà nước đề ra những biện pháp nhằm ổn
định quan hệ này. Nhà nước xây dựng và đưa những quy định về điều kiện kết
hôn, tuy nhiên, trên thực tế vẫn không tránh khỏi những tình trạng kết hôn trái
pháp luật và những bất cập còn tồn tại của pháp luật nước ta về chế độ hôn nhân.
Để làm rõ cũng như hạn chế tình trạng này, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật, nhóm em xin chọn đề bài tập "Đường lối xử lý các trường hợp
vi phạm điều kiện kết hôn và một số giải pháp".
NỘI DUNG
1. Cơ sở quyết định điều kiện kết hôn ở Việt Nam
Dựa vào điều kiện phát triển theo sinh lý:
Độ tuổi kết hôn căn cứ vào chỉ số phát triển tâm sinh lý của con người Việt
Nam. Kết hôn là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên, song con người chỉ ý thức
được việc kết hôn và có khả năng thực hiện các trách nhiệm của gia đình khi họ
phát triển đến một mức độ nhất định về thể chất và ý thức xã hội. Độ tuổi là
thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo đủ điều kiện để họ thực hiện
các trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội.
Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình của
vợ chồng: Con người khi phát triển đến độ tuổi nhất định thì mới có khả năng
tham gia lao động tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình, gánh việc trách nhiệm,
thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau và đối với xã hội.Tuổi trưởng thành của con
người là tuổi hoàn thiện về mặt tâm sinh lý, sức khỏe, có đủ điều kiện thực hiện
tốt trách nhiệm vợ chồng, cha, mẹ. Vì vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
đã quy định độ tuổi kết hôn của nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên và

1


thực tiễn đã chứng minh nam, nữ kết hôn ở độ tuổi này là phù hợp và có đủ khả


năng để thực hiện các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình.
Căn cứ vào điều kiện phát triển tự nhiên, pháp luật cũng cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tính ( cấm kết hôn giữa nam với nam, nữ với nữ).
Việc kêt hôn khác giới nhằm tạo ra sự cân bằng trong xã hội loài người,
thực hiện việc trao đổi giữa nam và nữ, tạo ra sự giao thoa về tình cảm, tư tưởng,
trong đó có chức năng sinh sản.
Tình hình thực tế về hôn nhân gia đình:
Dựa vào căn cứ này, pháp luật đưa ra một số điều cấm trong điều kiện kết
hôn:
Người đang có vợ hoặc có chồng là người đang tồn tại một quan hệ
hôn nhân hợp pháp, các bên vợ chồng đều còn sống và chưa ly hôn.Nhà nước chỉ
thừa nhận chế định hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng về hôn
nhân.
Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời. Theo khoa học, những người cùng huyết thống hoặc có
huyết thống gần nhau không đảm bảo việc thực hiện chức năng duy trì nòi giống
nếu họ là vợ chồng.Những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi
ba đời là vợ chồng của nhau con sinh ra sẽ bị biến dạng về di truyền, không lành
lặn về mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần. Vì lợi ích của gia đình, xã hội và nòi giống
pháp luật cấm những người nêu trên kết hôn với nhau.
Dựa vào mục đích xây dựng gia đình:
Hôn nhân chỉ có thể đạt được mục đích khi việc kết hôn tự nguyện.tự
nguyện trong kết hôn gắn liền với việc tự nguyện chung sống, xây dựng gia đình,
thực hiện các nghĩa vụ và quyền hôn nhân và gia đình. Sự tự nguyện là yếu tố

2


đảm bảo cho các thành viên trong gia đình chung sống với nhau, quan tâm, giúp
đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Con người có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, xây dựng gia đình
với người mà mình yêu thương, chia sẻ về mặt tình cảm cũng như thực hiện các
trách nhiệm với nhau. Mọi sự gắn bó không xuất phát từ sự cộng đồng ý chí
trong việc kết hôn đều là mầm mống của sự tan vỡ, là nguyên nhân của các xung
đột trong đời sống gia đình.
Pháp luật cũng cấm người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình không được kết hôn vì họ không thể thể hiện ý chí khi tham gia kết
hôn. Quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn nhằm bảo đảm
cho hôn nhân được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Người tham gia kết
hôn phải là người nhận thức được hành vi của mình, xác định được mục đích của
hôn nhân khi kết hôn.
Dựa vào phong tục tập quán và các giá trị đạo đức truyền thống:
Dựa vào căn cứ này, pháp luật đưa ra một điều cấm trong điều kiện kết
hôn: Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ
nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.Căn cứ vào truyền thống đạo đức
của dân tộc ta, không cho phép đánh đổi quan hệ cha mẹ và con trở thành quan
hệ vợ chồng hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để mưu cầu việc kết hôn trái với ý
nghĩa cao đẹp của sự tương than, tương ái trong quan hệ nuôi dưỡng.
2. So sánh điều kiện kết hôn với các nước khác trên thế giới
Do ảnh hưởng bởi kinh tế, chính trị, phong tục tập quán, truyền thống lịch
sử ở mỗi nước khác nhau nên Nhà nước ở mỗi nước cũng thiếu lập những quy
định khác nhau về kết hôn. Ví dụ

3


Luật gia đình của Cộng hòa Liên bang Đức quy định: Người chưa thành
niẻn và người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của

người đại diện trong việc kết hôn.
Dưới ảnh hưởng của Hồi giáo, một số nước trên thế giới thừa nhận chế độ
đa thê như một số nước ở Trung Đông, Trung Á và một số nước ở khu vực Đông
Nam Á. Cụ thể, Iran là nước cho phép được lấy tối đa 4 vợ
Những quy định khác nhau về kết hôn ở các quốc gia do đặc điểm phát
triển ở mỗi xã hội khác nhau, ảnh hưởng của phong tục tập quán, truyền thống
lịch sử khác nhau, nên vấn đề kết hôn cũng có những quy định mang nét đặc thù
riêng biệt của nhà nước ở mỗi quốc gia đó.
3. Thực trạng kết hôn ở Việt Nam hiện nay
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định rõ về điều kiện kết hôn,
các trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, trong thực tế việc kết hôn trái pháp luật
vẫn diễn ra nhiều trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi, nơi có
nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống.
Với nhiều quan điểm về phong tục tập quán, kết hôn với người cận huyết
tài sản của họ không bị chia sẻ với bất cứ ai, không thuộc sự quản lý của người
ngoài, sau khi chấm dứt kết hôn thì tài sản vẫn được bảo đảm, bảo vệ và k bị thất
lạc ra bên ngoài, bảo đảm cho tính ổn định của tài sản đó
Một trong các vi phạm về điều kiện kết hôn có thể kể đến vi phạm về độ
tuổi: Theo thống kê của ngành dân số năm 2008 hơn 12% vợ chồng mới cưới
thuộc tỉnh Cao Bằng là tảo hôn, năm 2006 tỷ lệ tảo hon ở cao bằng là 0,58% đến
năm 2008 tăng lên hơn 12%
Tại Lào Cai năm 2007 ban dân vận Lào Cai khả sát 44 xã của 9 huyện và
thành phố, trong 224 cặp kết hôn cận huyết thì 221 cặp là con bá lấy con dì, con
chị lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu, cháu lấy cô, có 3 cặp con anh trai
lấy con em trai.
4


Tại Hà Giang cứ 50 trường hợp kết hôn thì có 12 trường hợp kết hôn là
con cô, con cậu. Tại xã Hồng Trị tỉnh Hà Giang năm 2005 trong 22 trường hợp

kết hôn thì có tới 8 trường hợp là quan hệ hôn nhân con cô con cậu.
Người Brâu theo phong tục của họ hễ họ ưng nhau có tình cảm với nhau
thì dù trong hệ 3 đời họ vẫn có thể kết hôn với nhau bởi họ cho rằng nếu như lấy
người khác thì tài sản của họ sẽ bị chia sẻ
Tại Yên Bái, năm 2005 trong phạm vi 1 xã có tới 14 trường hợp, năm
2009 có 10 trường hợp và trong 8 tháng đầu của năm 2010 có 2 trường hợp kết
hôn cận huyết. Tại Đăk Lăk, ngoài tình trạng tảo hôn thì tình trạng kết hôn vẫn
còn tồn tại, theo như lời của 1 cán bộ chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình Đăk
Lăk cho hay: theo phong tục tập quan của người M’nong, Êđê thì con cô, con
cậu được phép lấy nhau. Thậm chí con trai cậu lấy con gái của cô được coi là
một điều lành, người cô có con gái khi gả đi thì đầu tiên trước hết phải gả cho
con cậu. Các em gái từ 15-16 tuổi đã óc thể chọn chồng, căn cứ vào hình dáng
bên ngoài, sức khỏe của cô gái ở độ tuổi dậy thì chứ không căn cứ vào tuổi tác.
Ở những miền núi, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa nhận thức về pháp
luật còn chưa đầu đủ, còn nhiều hành vi vi phạm pháp luật do đời sống thấp,
quan niệm hủ tục lạc hậu, phép vua thua lệ làng vì thế mà vẫn còn nhiều địa
phương ở các địa phương này còn có hủ tục “ bắt vợ” hay “ cướp vợ”. Nạn tảo
hôn đang là vấn đề nhức nhối gây ra xấu cho quan hệ hôn nhân.
Chẳng hạn, như theo thống kê của trường cấp I-II Vừ A Dính, xã Đắk
Som, huyện Đắc Glong, Đăk Lăk chỉ tính đầu năm 2009 đến nay. Trường đã có
hơn 10 học sinh lớp 6-7 bỏ học để lấy chồng cưới vợ. Trong đó có 4 cô bé đã
mang thai và chuẩn bị sinh con. Ở vùng này người dân cho con đi học muộn nên
tới lớp 6-7, học sinh đã 15, 16 tuổi. Số liệu vừa được ngành giáo dục Quảng
Ngãi thống kê và công bố. Theo đó khắp có vài huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà,
5


Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long hơn 500 trường hợp cưới vợ lấy chồng khi còn
đang học cấp hai từ năm 2009 đến năm 2011. Nhiều địa phương còn xảy ra tình
trạng nam nữ kết hôn cận huyết thống, kết hôn nhưng không đăng lý kết hôn.

Trong thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng ngày càng diễn ra rất phổ biến
được coi là bình thường nhất là ở các thành phố lớn. Theo kết quả điều cha từ đề
tài khoa học “ hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới trẻ độc thân tại
thành phố Hồ Chí Minh trong mối ổn định với gia đình trẻ” của sở khoa học và
công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thì chuyện chung sống như vợ chồng tập
trung chủ yếu ở giới công nhân lao động xa nhà ( 42,5%), giới văn phòng tri thức
( 33,8%), độ tuổi trung bình sống chung là 22-27 tuổi ( 62,3%). Đặc biệt, ở các
vùng núi, vùng sâu vùng dân tộc ít người trạng nam nữ cunhg sống như vợ
chồng xuất hiện và càng diễn biến phức tạp khó mà kiểm soát được . Như tỉnh
Điện Biên, từ năm 2001 đến năm 2006 sở tư pháp tỉnh đã rà soát hơn 66.000 cặp
hôn nhân thực tế và phát hiện gần 8.000 cặp không đăng ký kết hôn và không
đầy đủ điều kiện kết hôn
Không chỉ ở các tỉnh miền núi, hiện nay tình trạng này còn diễn ra ở các
thành phố lớn, tình trạng chung sống như vợ chồngvà tình trạng tảo hôn tồn tại
phổ biến: Tại thành phố Hồ Chí Minh, hai ấp Bến Đò1 và 2 của xã tân phú trung,
huyện Củ Tri hơn 5 cặp chưa đủ độ tuổi kết hôn nhưng vẫn tổ chức hôn lễ. Tại xã
Quảng Lâm thuộc tỉnh Quảng Ninh có gần 400 hộ gia đình thì có tới 31 cặp kết
hôn khi chưa đủ độ tuổi do luật đình... Ngay cả sinh viên, dù đang ngồi trên ghế
nhà trường nhưng tình trạng chung sống như vợ chồng diễn ra phổ biến đưa đến
một kết quả đáng tiếc xảy ra...
Ngoài tra tình trạng kết hôn do thiếu sự tự nguyện của 1 bên hay là của 2
bên, kết hôn trái pháp luật do có bên kết hôn là người đang có vợ có chồng là
người mất năng lực hành vi dân sự...
6


Tình trạng kết hôn giữa những người cùng giới tính ngày càng phổ biến và
công khai. Con riêng của chồng lấy con con riêng của vợ, hay con nuôi lấy con
đẻ xuất hiện ngày càng phổ biến hơn...
3. Đường lối xử lý các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn

Theo quy định của luật hôn nhân gia đình, nguyên tắc tòa án nhân có
quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật nhằm bảo
đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng có hậu quả rất
lớn đối với cuộc sống của hai người và con cái của họ, do vậy mà trong quá trình
xử lý cần cân nhắc để có quyết định phù hợp.
Theo nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì đường lối xử lý cụ thể đối với các trường
hợp kết hôn trái pháp luật như sau:
Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn
Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 với nội dung như
sau: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Theo đó, vi
phạm về độ tuổi kết hôn là trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ
chưa đạt đến độ tuổi quy định mà đã kết hôn, trường hợp kết hôn vi phạm về độ
tuổi còn được gọi là tảo hôn. Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề vi phạm về độ
tuổi chỉ diễn ra phổ biến ở các dân tộc thiểu số, vùng núi vùng cao. Căn cứ vào
tình hình thực tế có trường hợp pháp luật không hủy việc kết hôn trái pháp luật,
có trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật cụ thể:
theo quy định tại điểm d2, khoản d Điều 2 của Nghị quyết số 02/2000/NQHĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân
năm 2000 thì:

7


Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên
hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn.
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai
bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua không
có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng,thì quyết định hủy việc kết hôn trái
pháp luật.
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai

bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian qua họ chung sống bình thường, hạnh
phúc, đã có con chung, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn
trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giả quyết việc
ly hôn thì tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. anh A và chị B
kết hôn và năm 2000 khi chưa đủ tuổi kết hôn (anh A 19 tuổi, chị B 17 tuổi). Cả
hai người chung sống với nhau đến năm 2004 thì có một con và có tài sản chung
là ngôi nhà đứng tên cả anh A và chị B. Nhưng do hai người có mâu thuẫn sâu
sắc không thể hòa giải được đã đề nghị toàn án giải quyết cho hai người được
hủy hôn. Lúc này căn cứ vào tình hình thực tế, việc hòa giải cho hai người cũng
không có hiệu quả, tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung.
Đồng thời theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP
thì còn bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng. Hơn
nữa việc kết hôn vi phạm độ tuổi về kết hôn còn vi phạm vào Điều 148 Bộ luật
hình sự: “Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn”. Theo Nghị quyết số 02/200/NQHĐTP ngày 23/12/2000 thì xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội
phạm thì toàn án yêu cầu viện kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự
Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện

8


Khoản 2 Điều 9 Bộ luật hôn nhân (BLHN) quy định như sau: "Việc kết
hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối
bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở".Mặt trái của sự tự nguyện đó
chính là những hành vi ép buộc, lừa dối hoặc "cưỡng ép, cản trở" các bên nam
nữ xác lập quan hệ hôn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật về Hôn nhân và
gia đình. Kết hôn vi phạm sự tự nguyện là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến
trong xã hội phong kiến, nhất là đối với những gia đình có địa vị thấp kém trong
xã hội. Ngày nay, hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một số dân tộc miền núi điển
hình như tục "cướp vợ" của người H’mông.
Quy định tại điểm đ2 khoản đ điều 2 của nghị quyết, xử lý trường hợp vi

phạm về sự tự nguyện trong hôn nhân:
Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn mà cuộc sống không có hạnh
phúc, không có tình cảm vợ chồng thì tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái
pháp luật.
Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép, bị lừa dối
đã biết nhưng thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì không quyết định
bủy việc kết hôn. Nếu sau đó mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giả
quyết việc ly hôn, thì tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
Phạt cảnh cáo hoặc tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi
cưỡng ép người khác kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần
hoặc bằng các thủ đoạn khác. Hoặc còn có thể áp dụng các quy phạm pháp luật
hình sự để xử lý nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng, bởi việc kết hôn vi phạm sự
tự nguyện trong luật hôn nhân gia đình này nó còn vi phạm vào Điều 146 của
BLHS về “Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ”.
Kết hôn trái pháp luật do vi phạm các điều cấm về điều kiện kết hôn
9


Thứ nhất đối với các trường hợp vi phạm khoản 1 điều 10 luật hôn nhân
và gia đình: Khi có người yêu cầu huỷ việc kết hôn thì nói chung Toà án phải xử
huỷ việc kết hôn. Song hủy việc kết hôn cần chú ý:
Đối với những cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954,
đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý
theo Thông tư của Toà án nhân dân tối cao số 60/TATC ngày 22-2-1978 hướng
dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy
vợ, lấy chồng khác.
Cá biệt nếu có trường hợp vợ chồng chưa ly hôn xong nhưng một bên đã
đi lấy người khác. Nếu xét thấy hôn nhân trước trong thực tế đã không còn tồn
tại, hai bên không thể đoàn tụ được nữa mà một bên hoặc hai bên đã xin ly hôn
thì mặc dầu hôn nhân sau là không hợp pháp, nhưng không máy móc huỷ việc

kết hôn sau mà có thể chỉ xử ly hôn đối với hôn nhân trước.
Thứ hai, đối với trường hợp vi phạm tại các khoản 2,3,4,5 điều 10 luật
hôn nhân và gia đình:
Căn cứ vào Điều 7, Điều 8 Nghị định số 87/2001/ NĐ-CP ngày 21/11/2001
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình thì những trường hợp kết hôn vi phạm tại Điều 10 trừ khoản 2 điều này bị
phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Tại khoản đ khoản 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000
cũng quy định thêm: Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà
xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện
Kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện Kiểm sát cùng cấp không
đồng ý thì Toà án có thể kiến nghị với Viện Kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện
Kiểm sát cấp trên cũng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ

10


việc kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện Kiểm sát
đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 45 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quyết định hình
sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung
4. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trước sự thay đổi không ngừng của xã hội cũng như sự thay đổi của xã
hội. Pháp luật là công cụ phản ánh bản chất khách quan của những mối quan hệ
không ngừng của xã hội, cần phải nỗ lực hoàn thiện mình để theo kịp và có giá
trị điều chỉnh hợp lí những mối quan hệ đó. Vấn đề hoàn thiện luật hôn nhân gia
đình cần phải có trước tiên là những phương hướng đúng đắn để đưa ra những
giải pháp trong việc quy định về kết hôn trái pháp luật và xử lí việc kết hôn trái
pháp luật ở nước ta hiện nay

Phương hướng:
Quan điểm tiếp cận vấn đề hôn nhân và gia đình cần có sự điều chỉnh phù
hợp với xu thế lấy “quyền” là mục tiêu. Điều chỉnh pháp luật để hỗ trợ, thúc đẩy
quyền con người trong hôn nhân gia đình được đảm bảo tốt hơn, phát triển hơn
vì hạnh phúc của con người. Con người là trung tâm
Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống
pháp luật, thể chế hóa các quan điểm chủ trương của đảng về xây dựng chế độ
hôn nhân và gia đình Việt Nam
Quan điểm xây dựng chế độ hôn nhân gia đình phát huy truyền thống văn hóa
tốt đẹp của Việt Nam.
Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn ở Việt Nam
hiện nay.

11


Về độ tuổi kết hôn, cần xem xét có hạ độ tuổi kết hôn của nam và nữ
xuống hay không. Để từ đó phù hợp với quy định trong Bộ luật Dân sự về người
chưa thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Pháp luật Hôn nhân và gia đình cần có sự điều chỉnh về vấn đề này sao
cho phù hợp với điều kiện địa lí, đặc điểm dân cư, phong tục tập quán tốt đẹp
của từng vùng để có thể giảm độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với các vùng dan tộc
thiểu số, vùng sâu vùng xa và để đuổi kịp tốc độ phát triển của xã hội cũng như
tránh sự bất hợp lý trong khâu lập pháp và tư pháp.
Ngoài việc quy định về “lừa dối kết hôn”, “cưỡng ép kết hôn” Luật HN và
GĐ cần phải quy định rõ trường hợp “kết hôn giả tạo” hoặc một số trường hợp
khác và đương lối xử lý những trương hợp này. Kết hôn giả tạo là việc kết hôn
cả hai có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN và GĐ, không vi phạm
pháp luật nhưng việc kết hôn lại không nhằm mục đích xây dựng gia đình và
chung sống lâu dài mà vì mục đích khác như: để có nơi cư trú, được hưởng gia

tài, được nhập hộ khẩu, để thuận theo ý của cha mẹ, để cho con chung được
hưởng tư cách con trong giá thú, để đáp ứng điều kiện đặt ra cho việc nhận một
tài sản được tặng cho, di tặng hoặc thừa kế theo di chúc,…
Về việc cưỡng ép kết hôn: Điều luật nhằm chủ yếu vào việc đấu tranh
chống tệ nạn cưới ép, gả ép trong các gia đình Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của
các hủ tục phong kiến trong hôn nhân, cũng như của chế độ hôn nhân xếp đặt. Vì
vậy, sau khi chắc chắn rằng giữa hai bên nam nữ thực sự có tình cảm với nhau và
cùng thống nhất đi tới hôn nhân thì mới xác nhận đơn đăng kí kết hôn của họ.
Trong trường hợp này pháp luật nên xác minh một cách nghiêm ngặt hơn lý do
dẫn đến hôn nhân của hai bên nam nữ. Việc xác minh lý do dẫn đến hôn nhân
của họ có thể được thực hiện bằng cách lấy lời khai. Nếu có sự cưỡng ép kết hôn
vì mục đích phi đạo đức như: cưỡng ép cưới, gả để thu tiền hoặc một lợi ích vật
chất nào đó, cho cá nhân người cưỡng ép thì đó là kết hôn trái pháp luật
12


Cần bổ sung việc kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ,
giữa những người con nuôi hoặc giữa những người con đẻ với con nuôi trong
một gia đình.
Đối với những trường hợp nhầm lẫn về giới tính, cần khuyến khích phẫu
thuật chuyển đổi giới tính, công nhận họ về mặt pháp lí.Nên công nhận việc kết
hôn giữa những người có cùng giới tính bởi họ cũng có những quyền và nghĩa
vụ ngang nhau về mặt pháp lý, không nên phân biệt đối xử và ngăn cấm họ kết
hôn với nhau, tạo mọi điều kiện để họ có thể đến được với nhau.
Việc cấm kết hôn trong phạm vi huyết thống bao nhiêu đời thì cần có sự
giải thích cụ thể để có một cách hiểu thống nhất trong quá trình áp dụng pháp
luật.
Ngoài ra, Luật HN và GĐ cũng cần phải có những quy dịnh cụ thể về điều
kiện kết hôn có yêu tố nước ngoài
Thay đổi phương thức quản lí từ hộ gia đình sang quản lí cá nhân theo

chứng minh thư nhân dân nhằm quản lí tốt hơn tình trạng hôn nhân của mỗi chủ
thể trong xã hội.
Pháp luật cần đặt ra chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa nhằm nâng cao ý
thức trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành đăng ký kết
hôn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký rườm rà. Cần tăng mức hình phạt đối với
trường hợp kết hôn trái pháp luật, tăng hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật với các tỉnh miền núi,
các vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số, giúp cho họ nhận thức được vi phạm
điều kiện kết hôn sẽ gây ảnh hưởng hậu quả như thế nào, đặc biệt là kết hôn cận
huyết và chưa đủ tuổi kết hôn...

13


KẾT LUẬN
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Việc tìm hiểu kĩ về đường lối
xử lý các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn là rất quan trọng để chúng ta
tránh mắc phải tình trạng hôn nhân trái pháp luật.
Bài làm của nhóm em tuy đã cố gắng tìm hiểu trên nhiều phương
diện và vận dụng những kiến thức học được để từ đó góp chút nhỏ để hoàn thiện
pháp luật, song không thể không có thiếu sót và sai lầm. Chúng em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn để giúp bài tập hoàn thiện tốt hơn.
Chúng em xin cảm ơn!

14




×